Thêm một người cùng đi bên lề trái , không chịu sống kiếp con cừu

0
209
People are silhouetted as they pose with laptops in front of a screen projected with a Facebook logo, in this picture illustration taken in Zenica October 29, 2014. Facebook Inc warned on Tuesday of a dramatic increase in spending in 2015 and projected a slowdown in revenue growth this quarter, slicing a tenth off its market value. Facebook shares fell 7.7 percent in premarket trading the day after the social network announced an increase in spending in 2015 and projected a slowdown in revenue growth this quarter. REUTERS/Dado Ruvic (BOSNIA AND HERZEGOVINABUSINESS LOGO - Tags: BUSINESS SCIENCE TECHNOLOGY LOGO TPX IMAGES OF THE DAY)
Tran Khai Thanh Thuy

Hôm nay là một ngày đặc biệt vui mừng, vừa nhận được tin tức của Huy qua một người đồng nghiệp đáng kính, vừa nhận được lời thăm hỏi chúc mừng của một cậu học trò cũ cách đây gần 30 năm ( thời gian trôi nhanh thật, loáng cái mà đã vơi ½ cuộc đời). Nếu ví cuộc đời như bông hoa 5 cánh thì 4 cánh tàn, một cánh sắp sửa rơi). Đầu tiên cậu ta gửi vào phần tin nhắn trên facebook của mình:
– Thưa cô, dạo này cô khỏe không?
Tưởng của một bác già đáng kính nào đó ở Hải ngoại mình lễ phép đáp :
-Dạ cũng bình thường ạ.
Ngay sau đó, một dòng tin được gửi tới làm mình giật nảy người:
– Thưa cô, cô làm ơn cho em hỏi: cô là cô giáo Trần Khải Thanh Thuỷ đã từng dạy học ở Trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Tây ạ?
Thái độ dửng dưng thờ ơ nguội lạnh của mình lập tức thay đổi hẳn,mình vội đáp, nửa thăm dò, nửa chọc giận:
– Ồ ai vậy? cô giáo Trần Khải Thanh Thuỷ đã biến thành phản động từ lâu rồi mà .
– Ồ không, Bên kia viết : Cô Trần Khải Thanh Thuỷ là Thần tượng của em!
Lúc này mình mới thở phào ra một hơi nhẹ nhõm…11 năm theo đuổi sự nghiệp giáo dục của nước nhà, mỗi năm “tay bế tay bồng” hàng trăm đứa học trò trên tay, làm sao mình nhớ nổi? Hơn nữa, dưới mắt tụi học trò xứ Mường thì mình là “phần tử nguy hiểm, đáng bị tiêu diệt” , nhưng đây lại là học sinh của trường Chương Mỹ A, trường điểm của huyện Chương Mỹ, nay đã trở thành Hà Nội. có lẽ sẽ khá hơn, vì thế mình đáp :
– Cám ơn em, là cô đây.
Dòng chữ lại hiện lên sau ít phút:
– Vâng, em biết cô dạy học ở Chương Mỹ A nhưng em không nhớ cô dạy môn gì. Vì hồi cô chuyển về thì em đã tốt nghiệp rồi ạ. Vì vậy cô có thể cho em biết được không ạ. Em rât cảm ơn cô!
– Lại còn thế nữa , mình thoáng chạnh lòng , nhưng lại nghĩ, mình chỉ dạy ở đó 5 năm thì có tới nửa thời gian là “mất dạy” rồi . Nếu không bị gia đình thúc ép, bạn bè, lãnh đạo cùng trường kéo tới nhà o ép, động viên, chắc gì mình đã đi dạy lại?
Năm 1991 nghỉ ốm cả học kỳ vì chửa ngoài dạ con, suýt gõ cửa Diêm vương. Sau đó đi dạy được ít bữa lại nghỉ chế độ 4 tháng vì sinh con, đến ngày 11-4-1993 thì chuyển về Hà Nội làm báo cựu chán binh… Ngẫm ra từ cuối 1988 về trường , có đi dạy được bao nhiêu đâu, đã thế còn dạy môn phụ, không làm chủ nhiệm lớp bao giờ( vì mầm mống nổi loạn, thích chống lại những lề lối giáo điều, bảo thủ, ngu đần đã có từ khi ấy, nên hiệu trưởng xếp cho 22 tiết một tuần , nói khô miệng rồi về, đồng lương chả có, nên mình cũng chán, chẳng thiết quan tâm đến nghề nghiệp, trường lớp gì, nên chắc gì học sinh nhớ được mình, vì thế mình trả lời:
-Cô đam mê văn học từ nhỏ, sẵn sàng đổi nhan sắc mình cho nhan sắc của những câu chữ, nhưng bị đảng và chính phủ Việt Nam đặt nhầm chỗ Xuân à, vì thế mà phải học khoa Sinh- Nông tại Đại học Sư Phạm I Hà Nội, ra trường phải dạy sinh vật và kỹ thuật nông nghiệp.
Phép thử dường như đã có lời giải, dòng chữ trong ô nhắn tiếp tục hiện lên:
– Vâng, em xin cảm ơn Cô. Em là học trò cũ của Cô. Người ta bảo: Thầy nào, trò đó. Em rất tự hào về Cô, em sẽ cố gắng đi theo Cô trên con đường khai sáng cho dân tộc Việt nam.
OK, mình đáp : – Nhưng đảng thích ngu dân, xứ mù thằng chột làm vua, nên nó sẽ tìm mọi cách chọc mù những người sáng mắt, sáng lòng,
– Không sao Cô ạ. Cô khai sáng bằng Văn học. Em sẽ khai sáng bằng Triêt học.
Ra vậy, hóa ra là tư tưởng lớn gặp nhau đây, nhưng đã là cô trò mà mình chẳng biết mặt mũi cậu ta ra sao, nghe mịt mù qúa, vì thế mình bảo:
– Nếu không ngại, em có thể cho cô một tấm ảnh chân dung không?
-Vâng, em sẵn sàng.
Thế là cậu ta gửi cho mình tấm ảnh từ thời mới tốt nghiệp đại học, trẻ măng, kèm cả đường Linh dẫn vào trang dân luận nơi chuyên đăng những bài viết của cậu ta nữa
https://www.danluan.org/tu-khoa/ha-huy-toan
Bức ảnh chẳng giúp được gì vì gần 30 năm qua rồi, làm sao mình nhớ nổi Cậu ta là ai, ngồi Bàn thứ mấy, học khóa nào, chỉ mừng vì cậu ta cũng cầm bút như mình, mà không phải lề phải. Thêm một người cùng đi bên lề trái , không chịu sống kiếp con cừu dù là một con cừu thông thái trong chuồng cừu đi chăng nữa. Đúng là “rau nào sâu ấy” rồi, vì vậy mình vui vẻ hỏi: -Ồ nhận được rồi, Em học triết ở đâu vậy? Phải là người có chỉ số IQ cao mới hiểu biết về lĩnh vực này. Hồi học Đại học Sư Phạm, cô cũng rất thích triết, trong khi mọi người lại sợ vì nó khô khan qúa.
-Dạ, Em học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Kèm theo bức ảnh là một bài viết “cần minh định phương pháp đấu tranh” mình đọc lướt qua các đề mục, thấy cậu ta trích dẫn câu nói của phan Chu Trinh thì nể qúa, một bài viết rất công phu, lý luận sắc bén, mỗi tội hơi dài. Với những người lười đọc, không chuyên về lĩnh vực đấu tranh này thì bị chê khô là cái chắc.
Chát qua chát lại, sốt ruột trong khi có sẵn điện thoại trên facebook, thế là mình nhấc máy gọi: Hóa ra cậu ta cũng là giáo viên trường làng như mình 30 năm trước. Chỉ khác trường mình dạy khi ấy được coi là trường điểm của huyện, đặt ngay trung tâm thị xã, có bến xe buýt, có bưu điện, có trụ sở ủy ban và một khu chợ buôn bán sầm uất. Còn cậu ta là phân hiệu B lùi sát tít trong làng nên không “oách” bằng. Tuy nhiên cậu ta cũng theo nghề được16 năm rồi, mức lương cơ bản cũng được 7 triệu/tháng. Không đến nỗi nhăn răng như thời kỳ 80-90 bọn mình, nhưng cũng chưa qua khỏi giai đoạn “qúa độ” xã hội chủ nghĩa “ăn cơm rau vật nhau với trẻ”. Hỏi về chuyên môn cậu ta ậm ừ thú nhận là giáo viên dạy giáo dục công dân, dạy để có chỗ đứng trong lòng xã hội kèm xuất lương còm thôi , chứ tâm trí để hết vào Internet, và rất mong ngày nào đó được thoát khỏi căn lều giáo dục chật hẹp, hôi hám, lắm điều tiếng này. Từ Nghề cao quý trong những nghề cao quý trước 75, đến bọn mình đã thành nghề cau có trong những nghề cau có. Bây giờ nghề giáo dục cũng như bao nhiêu ngành nghề ở Việt Nam khác đều xứng đáng với câu nói bất hủ của thời đại: Nghề dan giối trong những nghề gian dối, nghĩa là buộc phải dối như cuội để nhận về đồng lương chết đói.
Mình làm một phép so sánh, vì con gái mình ở Mỹ đang theo học nghề này, ra trường mức lương khởi điểm là 40.000 USD/ năm. Nếu có số thâm niên dạy học như cậu ta chắc chắn mức lương phải ngất ngưởng gần gấp hai, nghĩa là tròm trèm 78.000 USD 1 năm rồi. Còn nếu là hiệu trưởng , mức lương là 94 nghìn USD/ năm. Không bao giờ phải lo chuyện cơm áo gạo tiền gì hết. Tất cả đã có đồng lương bảo đảm, chế độ chính sách của chính phủ lo. Trong khi cậu ta nhìn nhận :
-Em ra trường 1990, học Đại học tổng hợp rồi bắt đầu đi dạy từ năm 1996, lập gia đình muộn nên hai cháu còn bé tí. Vợ chạy chợ buôn bán vặt vãnh trong làng ngoài xóm nên cũng chẳng ăn thua. Tất cả vẫn trông vào xuất lương của anh giáo làng, hệt như thời sống mòn của Nam Cao cô ạ.
Cuộc vui nào cũng đến lúc tàn, do múi giờ khác nhau nên 10 giờ ở Sacramento bên mình đã là 12 giờ đêm của Việt Nam rồi. Phút chia tay cũng thật bịn rịn quyền luyến vì cậu ta thú nhận : Em rất vui vì tìm lại được cô, từ khi biết cô đi trên con đường lớn, bọn em càng yêu thương quý trọng cô nhiều hơn. Chính vì thế, em mới quyết định dùng triết học để khai sáng văn minh cho dân tộc mình, đặc biệt là bọn mao ít , mác nhiều ở Việt Nam. Em vẫn thường xuyên gặp anh Nguyễn Việt Khoa, người quyết định nói không với bệnh thành tích trong giáo dục , từng bị đuổi khỏi trường vì dám chống tiêu cực, tố cáo lãnh đạo bao che bè cánh, ăn chia theo kiểu nhóm lợi ích. Bây giờ được dạy lại rồi, nhưng rất cô đơn trong môi trường của mình, nếu không vì gạo tiền níu thân sát đất , dạ dày vợ con co thắt trong đầu , chắc thầy cũng thành “mất dạy” và “vô lương” từ lâu rồi.
-Ờ chuyện Việt Nam còn dài, em đi nghỉ đi. Mai còn lôi các công dân tương lai ra mà giáo dục , nhưng nhớ đừng theo lề đảng đấy nhé. Việc đầu tiên em phải khai sáng cho học sinh của mình là: “Bám vào lề là việc của những con cừu, không phải của con người”. Phải động não, tư duy, mở tầm nhìn ra khắp thế giới qua mạng internet mới hy vọng lớn nổi thành người. Nếu không chỉ là những con vật biết mặc quần áo và biết nói tiếng người thôi em ạ.
-Vâng! Em hiểu chứ. Em vẫn nhớ lời cô nói trong lễ hiến chương các nhà giáo “Gậy và quả đấm không phải khoa học giáo dục, nó chỉ làm cho con người ta xấu xa và tồi tệ hơn mà thôi”.Tiếc rằng khi đó em đã ra trường, nên chỉ được nghe kể lại. Mọi người còn gọi cô là “chiến sĩ thi đùa” thay vì chiến sĩ thi đua đầy khiên cưỡng và gượng ép nữa…
– ok! Good night, see you again.
TKTT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here