Học giả Lê Hồng Hiệp mới trả lời phỏng vấn trên BBC. Cái gì cũng đổ thừa cho ASEAN và TQ là không đúng.

0
73
   
Nhân Tuấn Trương

Học giả Lê Hồng Hiệp mới trả lời phỏng vấn trên BBC. Theo tôi, cái gì cũng đổ thừa cho ASEAN và TQ là không đúng.

Lãnh đạo TQ, cũng như những lãnh đạo các nước trong ASEAN, đều có những vận động riêng của họ, phục vụ cho lợi ích của đất nước họ. Điều này không ai có thể phản đối.

Vấn đề là, trong hồ sơ Biển Đông, lãnh đạo VN luôn “xé lẻ”, “đi đêm” với TQ, không thèm đếm xỉa gì tới khối ASEAN.

Bằng chứng là bản Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC), ký kết giữa TQ và các nước ASEAN năm 2002 thường xuyên bị VN “bỏ xó”.

Lãnh đạo VN, qua các bản tuyên bố chung ký kết với TQ từ 1991 đến nay, cho thấy họ đã đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước. Và cũng từ những bản tuyên bố này ta thấy phía VN, một bên của khối ASEAN, chủ động đàm phán riêng với TQ về Biển Đông, ký kết những thỏa thuận đi ngược lại tinh thần DOC.

Dĩ nhiên các việc này tiềm tàng những nguy cơ, không chỉ cho VN (về toàn vẹn lãnh thổ) mà còn làm cho khối ASEAN bị phân rẽ sâu sắc.

Bây giờ VN bị “lép về” trước TQ, “học giả” trách khối ASEAN không có tiếng nói chung về Biển Đông.

Theo tôi, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Sự việc (nếu tồi tệ xảy ra) hoàn toàn là do đảng CSVN gây ra. Qui trách nhiệm cho khối ASEAN là việc làm thiếu tự trọng của một người làm công tác khoa học.

Bằng chứng VN “xé lẻ”, bỏ qua ASEAN để đi đêm với TQ:

Xét Tuyên bố VN-TQ 2008, giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào :

“Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động cùng khảo sát ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình Biển Ðông; tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp”.

Xét thêm Tuyên bố chung 2011, giữa Nguyễn Phú Trọng và Hồ cẩm Đào:

“Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển”; cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này.”

Câu hỏi đặt ra (cho ông Nông Đức Mạnh và bộ sậu BCT cùng thời), từ đâu có cái gọi là “nhận thức chung của lãnh đạo về Biển Đông” ? Những “nhận thức” này là gì ?

Và cho Nguyẽn Phú Trọng và bộ sậu BCT, vì sao VN ký kết riêng với TQ về cái gọi là “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển” ?

“Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển” gồm có những thứ gì ?

Đã có DOC rồi, làm gì thì cũng dựa theo tinh thần đó mà làm. Điều này cho thấy VN đã không coi ASEAN và DOC ra cái gì.

Còn về phán quyết của tòa CPA về vụ kiện Phi-TQ. Nhà “học giả” cũng không thể qui trách nhiệm cho Phi, hay cho nước nào đó trong ASEAN.

Từ lâu, ngay cả trên BBC, tôi có viết rằng phán quyết của Tòa CPA, về “pháp thể” của các đá ở TS cũng như hiệu lực biển các đá này, là “LUẬT”.

Lý ra VN phải vận động hết mình để phán quyết (luật) này được áp dụng cho Biển Đông. Không, VN lại “đi đêm”, hết với TQ đến Mỹ; hết Phi lại đến Nhật.

Chuyện của mình mà mình không lo. Lại “đổ thừa” cho nước này nước nọ làm cản trở. Theo tôi, việc này nặng về tính cách tuyên truyền hơn là một “học thuật”.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here