PHÂN TÍCH TRỞ LẠI LÃI SUẤT ÂM THỤY SĨ VÀ KHÍ CỤ ĐẦU TƯ TIỀN TỆ ĐỒNG CHF THỤY SĨ

    0
    942
       

    Thơ Phương 

    PHÂN TÍCH TRỞ LẠI LÃI SUẤT ÂM THỤY SĨ VÀ KHÍ CỤ ĐẦU TƯ TIỀN TỆ ĐỒNG CHF THỤY SĨ (BÀI NÀY ĐÃ CŨ, NHƯNG NÓ NHẬN RA LÀ CHỈ CÓ NHÀ PHÂN TÍCH WALL STREET MỚI PHÂN TÍCH ĐƯỢC NÓ).

    Trong bài phân tích này không có gì mới, vì tôi đã phân tích nhiều lần về lãi suất âm đồng JPY của Nhật rồi, tôi bỏ qua yếu tố lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Tôi chỉ phân tích những cú sốc sợ hãi liên quan đến giá cước lãi suất âm tiêu cực, khiến nhiều người lo lắng không có nguồn thu từ việc hưởng giá cước lãi suất dương như xưa, nhưng nó không là điều quan trọng mang tính nền kinh tế bị rủi ro vào đó mà quan trọng là phải biết sự lợi hại trong đầu tư của giá cước âm đó. Và về tỷ giá hối đối đồng USD so với đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), bạn đọc nghiên cứu về tài chính xem thêm ở đây: www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_sz.htm

    Nếu ta đặt câu hỏi rằng một quốc gia nhỏ bé như Thụy Sĩ mà tiền nhiều lại có giá, dự trữ ngoại hối và vàng lớn thì ta cần gì khi đầu tư tài sản cho an toàn, kể cả mua đồng Franc Thụy Sĩ như hình thức mua trái phiếu, cổ phiếu kể cả gửi tiền ký thác bằng lãi âm đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) đó.

    Đối với nghiệp vụ phân tích tài chính (đồng tiền, lãi suất quốc gia ấy chẳng hạn), hay các khí cụ đầu tư khác như cổ phiếu, vàng,…thì ta cần tóm lược qua hệ thống kinh tế, tài chính và dự trữ ngoại hối của quốc gia đó đặt lên hàng đầu trước đã, ta không nhất thiết phải phân tích mấy nghìn trang tài liệu ghi chép tóm tắt vớ vẩn WikiLeaks, Wikipedia,…vì họ cũng chỉ ghi lại sự kiện xẩy ra thôi, và chép lại của các nhà phân tích.

    Đầu tiên tôi nhấn mạnh yếu tố khá chuyên môn là trên thế giới hiếm quốc gia nào như Thụy Sĩ, một quốc gia dư thừa tiền bạc. Các đánh giá tín nhiệm về trái phiếu mà chính phủ Thụy Sĩ phát hành đồng tiền $, hay CHF mà các cơ quan thẩm định tài chính như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch xếp hạng ở mức tuyệt đối cao nhất là AAA đi kiểm cụm từ ổn định hay stable. Thụy Sĩ là quốc gia có mức nợ chính phủ trên GDP hết năm 2015 chỉ ở mức 34,4%. Thụy Sĩ có khối dự trữ ngoại hối (ta hiểu như tiền đô la tổ chức của nước ngoài, nó như là các khoản dự phòng được tích trữ bằng vàng hoặc đồng tiền USD, JPY, EUR,… và thị trường và giới đầu tư có thể được quyền rút vốn đặc biệt như bằng hình thức ngoại tệ như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán và cho vay ngoại tệ nhiều đồng tiền khác).

    Về định nghĩa khối dự trữ ngoại tệ. Đó là nếu một quốc gia đó tích trữ khối dự trữ ngoại tệ gần như là bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hay khả năng về tài nguyên lớn lao của đất nước thì thị trường và giới đầu tư hay kể cả ngân hàng trung ương nước đó họ có thể ghi dự trữ ngoại tệ bằng chính đồng tiền của họ vẫn được thị trường tài chính chấp nhận chứ không nhất thiết phải ghi là bằng đồng USD.

    Trên thị trường tài chính quốc tế thì những nước được xét vào dạng đặc biệt là họ có thể ghi dự trữ ngoại tệ của họ bằng chính đồng nội tệ của họ, nó bao gồm các quốc gia sau đây: Thụy Sĩ, Australia, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Saudi Arabia,…

    Chẳng hạn tổng kết năm 2015 — Thụy Sĩ có khối dự trữ ngoại hối lên đến 603 tỷ $, đó là xếp thứ xếp thứ 4 sau TQ, Nhật, Saudi Arabia, Hiện nay tính đến thời điển hết tháng 9/2016 này thì khối dự trữ ngoại hối của Thụy Sĩ 679 tỷ CHF (mức cao kỷ lục của họ, và cứ thế tính ra tỷ giá đồng USD, hay EUR đều được thị trường chấp nhận cả, và không nhất thiết phải quy đổi ra đồng $).

    Trong khi dự trữ vàng thì đạt mức 1.040 tấn vàng, đó là đứng hạng 7 sau Mỹ, Đức, Ý, Pháp, TQ, và Nga. Trong khi tài sản tích trữ bằng đồng $ qua khí cụ đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ thì Thụy Sĩ nắm trong tay 237,9 tỷ $ (hết tháng 8/2016). Đó là đứng hạng 6 các quốc gia nắm giữ tài sản lớn nhất của Mỹ chỉ xếp sau TQ – 1.185,10 tỷ $, Nhật – 1.144,00 tỷ $, Ireland (thiên đường trốn thuế)- 266,40 tỷ $, Quần đảo Cayman (thiên đường trốn thuế) – 264,20 tỷ $, và Brazil – 256,10 tỷ $.

    Hãy nhớ rằng dù so sánh trên có vẻ Thụy Sĩ thấp hơn các nước đó, nhưng nếu xét theo số dân chỉ có 8,24 triệu dân (WB thống kê năm 2015) thì nó cho thấy đất nước Thụy Sĩ mới là những người sở hữu nhiều tài sản nhất nếu chi đều ra cho dân chúng xài (không tính Mỹ).

    Về lãi suất âm, có vẻ nó là cái gì đó mang hình thức “bóc lột tài chính”, và chủ yếu đánh vào túi tiền của giới tiết kiệm người già về hưu hay giới trung niên. Thực tế lãi suất âm nó chỉ được áp dụng tại một số nước dư giả tiền bạc, không phải là hình thức in tiền dư giả như VN, Venezuela, Argentina, Angola, Zimbabwe,…

    Lãi suất âm (hình thức lãi suất ngắn hạn), thậm chí là lãi suất âm dài hạn (hình thức trái phiếu) gọi chung là “không hưởng lãi suất” (not earning interest), nó chủ yếu được áp dụng tại một số nước có mức thu nhập cao, và nạn giảm phát.

    Có vẻ như đối với cụm từ “giảm phát”, nó có thể dễ hiểu về lý thuyết, nhưng chắc chắn sẽ rất khó diễn giải đối với các quốc gia họ quen bị nạn lạm phát. Giảm phát được hiểu đơn giản theo nghĩa tài chính, đó là sự tăng giá của một đồng tiền, điều này thường khiến người dân và các doanh nghiệp họ tích trữ tiền mặt thay vì chi tiêu và đầu tư. Điều này nó làm giảm nhu cầu mua sắm chi tiêu, gây áp lực làm giảm giá hàng hóa. Nếu giá cả bán quá thấp có thể dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp sút giảm và làm tăng trưởng kinh tế yếu đi, việc này khiến người tiêu dùng tích trữ tiền mặt nhiều hơn, hoặc do tâm lý người tiêu dùng chờ đợi giá cả xuống thấp hơn nữa họ mới chi tiêu.

    Nếu phân tích về chuyên môn thì khí cụ đầu tư lãi suất âm chủ yếu được thiết kế để chống giảm phát bằng cách khuyến khích người dân và doanh nghiệp vay nhiều và chi tiêu nhiều hơn nữa. Hoặc người ta khuyến khích lãi suất âm tiêu cực gây chán nản cho giới đầu tư và dân chúng, khiến họ phải tẩu tán chuyển tiền gửi ra nước ngoài, nó cũng là giải pháp làm giảm giá đồng nội tệ của quốc gia đó mà không cần phải dùng biện pháp kinh tế cổ điển như tăng chi, hạ lãi suất, in thêm tiền để giảm giá đồng tiền cho rẻ nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa dễ cạnh tranh nhờ đồng tiền được định giá thấp.

    Thật bất hạnh, đối với những nước có mức thu nhập cao mà đồng tiền được định giá thấp đó không phải là cách hay, nó rất tốn kém, vì nó đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá thì luôn đi cùng sự sút giảm về đồng lương. Mà cho dù có xuất cảng bán được hàng hóa quá rẻ thì cũng không bù đắp chi phí tài trợ về lãi suất, hay phí tổn đồng lương phải tăng theo đà mất giá của đồng tiền, nó không phải là cách hay và cực kỳ tốn kém nếu kéo dài.

    Thực tế kinh nghiệm về đầu tư tài chính thì dễ nhận ra rằng, những nước cố tình giảm giá đồng bạc qua hình thức hạ lãi suất âm đó là bởi vì họ đang bù đắp một khoản chi phí quá lớn về đầu tư tài chính vì đồng tiền họ bị mắc kẹt do tăng giá quá cao.

    Cụ thể tinh vi nhất, đó là Thụy Sĩ. Đó là bởi vì kể từ đầu tháng 1/2006, giá trị trái phiếu kỳ hạn 10-năm phát hành thì 1 $ = 1,2938 Franc Thụy Sĩ (CHF), bây giờ có lúc 1 USD = 0,989916 CHF, thì rõ ràng người ta phải tính toán làm sao cho cân bằng, vì các nghiệp vụ giao dịch ngắn hạn, giơi đầu tư nào nắm giữ nhiều tài sản niêm yết bằng đồng CHF thì có lời lớn, họ chốt lời bán đi tài sản niêm yết bằng đồng $ hay EUR để vét hết kho dự trữ ngoại tệ của Thụy Sĩ niêm yết bằng đồng $, EUR và trả ra bạc mặt là đồng CHF thì không có lợi cho Thụy Sĩ, vì Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) họ vẫn có khả năng in tiền CHF nhưng bị kẹt là nạn lạm phát tiền tăng mất kiểm soát, vì lạm phát ở các nước tư bản này mà cao trên 4% là nguy ngập rồi chứ đừng mơ mức lạm phát lý tưởng 2%.

    Hiện nay trên thế giới có những nước đang thi hành chính sách lãi suất âm, nó bao gồm, dẫn đầu danh sách là Thụy Sĩ. Về khi cụ đầu tư tài chính Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) cắt hạ lãi suất suất huy động về giữ ở mức thấp kỷ lục là âm -0,50% vào ngày 18/12/2014 (từ mức 0,125% vào ngày 03/8/2011), nó gây rúng động thị trường tài chính thế giới, và gây khó hiểu cho các nhà đầu tư và giới phân tích kinh tế. Đến ngày 15/1/2015 — SNB tiếp tục gây ngạc nhiên thị trường tài chính thế giới khi họ cắt hạ lãi suất tiếp đến 25 điểm âm cơ bản xuống tới mức -0,75%. Đã thế vào ngày 15/09/2015 — SNB tuyên bố chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ (CHF) = 1 EUR, và thả nổi đồng CHF.

    Thật không may, ngọn lửa lại cháy sang một xứ giàu có khác là Thụy Điển, vào ngày 12/2/2015 — Ngân hàng trung ương Thụy Điển, đây là ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới gọi là Sveriges Riksbank bất ngờ thi hành lãi suất âm tiêu cực từ mức 0.00% xuống mức -0,10%, rồi Sveriges Riksbank liên tục cắt hạ lãi suất đến 4 lần kể từ ngày 12/2/2015 tới ngày 11/2/2016 xuống còn -0,50%. Cụ thể ngày 18/3/2015 — Sveriges Riksbank cắt hạ lãi suất từ mức âm -0,10% xuống mức âm tiêu cực -0,25%, đến ngày 02/7/2015 — Sveriges Riksbank tiếp tục cắt hạ lãi suất từ mức âm tệ hại là -0,35%, rồi vào ngày 12/2/2015 — Sveriges Riksbank đưa lãi suất xuống đáy -0,50% và duy trì cho tới nay.

    Đối với Thụ Sĩ, thực tế là Thụy Sĩ đã từng duy trì mức lãi suất dương cao hơn lãi suất Federal Funds Rate thấp nhất của Mỹ là 0,25%, khi FED thi hành vào tháng 12/2008, so với mức lãi suất của Thụy Sĩ duy trì là 0,50% cũng trong tháng 12/2008. Trước đó vào ngày 14/6/2007 — Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) duy trì lãi suất của họ lên tới 2,50%, đó là bởi vì lạm phát của Thụy Sĩ cao, đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) mất giá, khi đó 1 EUR có giá bằng 1,66550 CHF vào tháng 9/2007.

    Vì đồng EUR giảm giá quá sâu so với đồng USD, có lúc vào cuối tháng 11/2015, có lúc 1 EUR chỉ còn đổi được 1,0565 USD, đây là mức mất giá tệ hại của đồng EUR, vì vào tháng ngày 16/4/2008, khi đó 1 EUR = 1,5978 $. Hiện nay bây giờ nó còn có Nhật Bản -0,10%.

    Hãy thận trọng, các nước dùng chung đồng Euro đang thi hành lãi suất 0.00% chứ không âm. Một cách cụ thể ECB chỉ hạ tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn ở mức 0.00% vào ngày 2/6/2016, nhưng lãi suất huy động âm ở mức -0,4%, trong khi lãi suất cho vay là 0,25%. Nhưng thực tế nó vẫn được hiểu là lãi suất âm tiêu cực.

    Về hình thức khí cụ đầu tư lãi suất dài hạn của trái phiếu, ở đây ta lấy lãi trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10, ta cũng có thể gọi nó là lãi suất trái phiếu có chủ quyền bằng ngoại tệ, vì nhà đầu tư nước ngày hay sử dụng khí cụ loại trái phiếu này thì hiện nay những nước đang có mức lãi suất dài hạn âm tiêu cực, ta gọi là sản lượng hay lợi suất trái phiếu.

    Tính đến thời điểm giao dịch trái phiếu (lãi suất dài hạn) áp dụng cho kỳ hạn 10-năm thì trên thị trường tài chính thế giới có duy nhất hai quốc gia đang niêm yết mức lãi suất trái phiếu này âm tiêu cực. Tức là của Thụy Sĩ thì âm -0,53%, Nhật thì -0,07%, tính luôn cho đồng EUR thì âm -0,07%.

    Điều đó có nghĩa là giới đầu tư khi đầu tư vào các khí cụ lãi suất âm này không được trả tiền lời mà còn phải trả phí bằng ấy phần trăm vì tiền CHF tăng giá.

    Trước đây, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã quyết định neo chặt tỷ giá cố định đồng CHF với đồng EUR với khí cụ đầu tư để ngăn chặn sự tăng giá đồng CHF nhằm trợ giúp đỡ các nhà xuất khẩu của Thụy Sĩ dễ cạnh tranh trong thị trường ngoại thương quốc tế. Hãy nhớ rằng vào tháng 9/2011, đồng CHF khi đó được giao dịch dưới 1 EUR = 1,10 CHF. Sau đó SNB điều chỉnh tỷ giá là neo 1,20 CHF = 1 EUR, tuy nhiên đến ngày 15/09/2015 – SNB đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ = 1 EUR, vì nhiều lý do đồng EUR giảm giá quá sâu so với đồng USD, trong khi đồng Franc Thụy Sĩ lại neo vào đồng EUR lại gặp rắc rối tăng giá quá mạnh so với đồng $.

    Điều này cũng dẫn đến đồng CHF nhảy nhót linh tinh mất kiểm soát nếu EUR sút giảm quá sau thì không có lợi, nếu tăng quá mạnh thì bị kẹt nhiều thứ. Cụ thể vào ngày 22/4/2008 – Tỷ giá hối đoái đồng EUR/USD là 1,6010 $, hiện nay thì 1 EUR = 1,09514 $, nên không có gì ngạc nhiên mà Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ họ buộc phải duy trì lãi suất âm đồng CHF chẳng mong muốn này, và tuyên bố từ bỏ việc neo tỷ giá cố định đồng CHF vào đồng EUR và thả nổi đồng CHF.

    Advertisement
       

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here