Ôi, Trần Long Ẩn!

    0
    584
    Nhạc sĩ Trần Long Ẩn
       

    FB : Thịnh Nguyễn Lương

    Tụi tui ở miền Nam này, ở Sài gòn này, rành Anh, quê Bình Định, học Văn khoa Sài gòn. Tôi sẽ nói chuyện với Anh, với tư cách mỗi chúng ta đã thụ hưởng nền giáo dục “Dân tộc-Nhân bản-Khai phóng”. Nhưng bây giờ thì chưa, bởi đó là đề tài chính luận, cần văn phong và từ ngữ chuẩn mực, phù hợp với tầng văn hóa của mỗi người.
    Bửa nay, tôi trưng hình, ghi kèm phát biểu của Anh. Tôi chưởi bằng lời lẽ bộc trực vỉa hè, tương thích với phát biểu “mất dạy” của Anh. Bởi, đang từ con tắc kè biến màu dễ thương, khiêm cung, trong bóng cây đường phố Sài gòn, anh em người nào việc nấy. Giờ đây, với chức danh Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHVHNT-TP.HCM, Anh tự mãn xuống cống, cao ngạo trở thành con cá sấu đen đúa bền màu, mượn nanh chủ thuyết mà miệt thị cái nôi văn hóa của mình. Tôi thông cảm Mai Quốc Liên, Nguyễn Lưu…những “học giả” cực đoan của hệ giáo dục XHCN, miệt thị Bolero. Nhưng với Anh, một người SVSG thì khác. Tôi chưởi Anh, ghịch Anh ra khỏi não trạng nhiễm thói mất dạy. Tiếp đó, nếu Ạnh muốn, tụi mình nói chuyện đàng hoàng sau.
    Con tắc kè biến màu lần thứ nhất:
    -1970. Phẩn hận đám Lon Nol tàn sát Việt Kiều, Sinh viên Sài gòn đã tập kích chiếm Tòa Đại sứ Kampuchia, tại góc đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng, nay là CMT 8- Nguyễn Đình Chiểu. Các Bà Cụ, Người Chị tiểu thương chợ Bàn Cờ, đã tiếp tế thức ăn, nước uống cho Sinh viên, trong vòng vây của Cảnh sát. Xúc động trước ngữ cảnh này, Sinh viên Nguyễn Kim Ngân, ĐH Văn khoa, đã sáng tác những câu thơ: “ Có Bà Mẹ Bàn Cờ, Tay gầy tóc bạc phơ, Chuyền cơm qua vách cấm, Khi ngoài trời đổ mưa”. Năm 1971, Anh đã phổ nhạc bài thơ này.
    Sau 1975, trả lời báo chí về nguồn gốc bài hát, tự tách mình ra khỏi hùng khí của SVSG, anh kể rằng: Năm 1970, trong một lần ghé nhà Má Hai Nguyễn Thị Xuân, “Bà má phong trào”, bí mật tổ chức giỗ Bác Hồ, xúc động trước tình cảm của Má suốt đời kính yêu Bác, Anh đã phổ nhạc bài thơ cùng tên.
    Nguyễn Kim Ngân, Cử nhân Triết Tây, Đại học Văn khoa Sài gòn. Nhà thơ bị Trần Long Ẩn phẩu thuật đánh cắp cảm xúc, ghi lý lịch visa, mon men tiếp cận bệ rồng đương đại, giờ ở đâu !? Anh ấy đang là Lão nông ở Phú Yên, trồng rau, nuôi cá và vẫn làm thơ: “Về vườn xưa cứ thương nhớ hoa cau/Sau chiến tranh mẹ không trồng lại nữa/… Ngôi nhà trống dột cả trước cả sau/Bữa cơm chiều một mình ngồi trên đất.”
    Con tắc kè biến màu lần thứ 2:
    Thời Trịnh Công Sơn và một vài Nhạc sĩ sau 75, tụ hội Nhóm Những Người Bạn. Đất nước dạo đó còn buồn bi tráng, chưa hân hoan uế tạp như bây giờ. Những cảm xúc nhân văn trầm sóng, vỗ thầm tín hiệu tri âm. Thầm thì về cái đói của nhân dân, về tiếng thở dài của trí thức. Trần Long Ẩn triển kế hai mang, trích lời nhạc “Đi qua vùng cỏ non”, một chuổi cảm xúc nhân văn hiếm quí thời đó, tự gắn mác Thành ủy phê bình “xúi dục dân vượt biên” , để tiếp cận Anh Em:
    “…Em phải đi đến nơi,
    Dù muộn cũng phải nói với nhau
    Những dòng sông đã lâu, không ra được biển rộng
    Là… những dòng sông lạc loài,
    muộn phiền quanh vách núi, như gương không người soi…”
    Một số người lầm thật.
    Nhiều lần biến màu nữa, nhưng dung lượng Phây không đủ chứa.
    Và, đến bữa nay, với phát biểu mất dạy này, Trần Long Ẩn đã hiện nguyên hình Con tắc kè hóa đen vĩnh cửu, Con cá sấu già gá nanh chủ thuyết …

    Advertisement
       

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here