Người Việt ‘ganh tị’ vì Campuchia có bầu cử đa đảng

0
707
Cambodia residents line up before voting in local elections in Chak Angre Leu on the outskirts of Phnom Penh, Cambodia, Sunday, June 4, 2017. Cambodians are voting in local elections that could shake longtime ruler Hun Sen's grip on power. (AP Photo/Heng Sinith)
   

Nhiều người Việt trong những ngày qua chia sẻ trên mạng xã hội tin tức về cuộc bầu cử đa đảng ở Campuchia, kèm theo là những lời bình tỏ ý ghen tị về việc Việt Nam chưa được như vậy.

Các hãng tin quốc tế nói các cuộc bầu cử hội đồng xã ở Campuchia diễn ra hôm 4/6. Tuy kết quả chính thức chỉ được công bố vào cuối tháng này, nhưng thông tin sơ bộ cho thấy Đảng Cứu quốc Campuchia đối lập đã giành được 487 ghế, so với hơn 1.100 ghế của Đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hunsen.

Đây là bước tiến lớn đối với đảng đối lập. Hồi năm 2012, đảng này chỉ giành vỏn vẹn có 40 ghế.

Nhận xét trên mạng xã hội về cuộc bầu cử ở Campuchia, một số người Việt nói người dân Campuchia được lựa chọn giữa những ứng cử viên của các đảng khác nhau, trong khi ở Việt Nam “có duy nhất 1 đảng, bỏ phiếu hay không bỏ phiếu cũng vậy thôi”. Có người còn tỏ ý nghi ngờ về gian lận bầu cử ở Việt Nam khi viết rằng “‘người ta’ bỏ phiếu dùm dân hết rồi”.

Một số người khác so sánh rằng nước láng giềng phía tây nam từng là “chư hầu của Việt Nam” song nay lại cho Việt Nam “ngửi khói” về mặt dân chủ, tự do.

Mong muốn Việt Nam có thể một ngày học hỏi được cách chính trị của Campuchia đang hoạt động là mong ước của những người đang hoạt động cho dân chủ như Thành, và mình nghĩ là tất cả những người khác họ cũng khao khát có được một thể chế tôn trọng quyền tự do như vậy

Về không khí bầu cử ở Campuchia, nhiều người đánh giá nó “tự do, đầy sôi động và hấp dẫn”, khác hẳn với quy trình “đảng [cộng sản] chọn người lãnh đạo” ở Việt Nam, và họ bày tỏ ước vọng là Việt Nam rồi cũng sẽ có tranh cử, bầu cử dân chủ.

Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành ở thành phố Hồ Chí Minh lý giải với VOA về tâm lý này:

“Được tự do chọn người đại diện cho mình trong các vấn đề quốc gia là một cảm giác mà bất cứ người nào có ý thức công dân đều ham muốn. Và hơn hết đó là sự thể hiện trách nhiệm vào vấn đề cộng đồng. Mong muốn Việt Nam có thể một ngày học hỏi được cách chính trị của Campuchia đang hoạt động là mong ước của những người đang hoạt động cho dân chủ như Thành, và mình nghĩ là tất cả những người khác họ cũng khao khát có được một thể chế tôn trọng quyền tự do như vậy”.

Anh Thành chỉ ra rằng không chỉ trong lĩnh vực bầu cử, mà các sinh hoạt khác của xã hội Campuchia cũng rất “cởi mở, tự do”. Điều này truyền cảm hứng và là động lực để người dân đóng góp vào việc sáng tạo, phát triển đất nước.

Đây cũng là một khía cạnh được nhiều người bình luận. Liên hệ từ chính trị sang kinh tế, không ít người nhận định nhờ có dân chủ đa đảng, Campuchia đang ngày càng phát triển và sẽ qua mặt Việt Nam.

Trong tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, về nhiều mặt, người dân Campuchia đã hơn hẳn người Việt. Cho nên cái chuyện tụt hậu là nhìn thấy rõ ràng. Không cần phải so sánh rằng ngày hôm nay người dân Campuchia được bao nhiêu tiền, ngày mai được bao nhiêu tiền nữa. Nói tóm lại, người dân Campuchia đã được tôn trọng hơn, và giá trị của người dân Campuchia cao hơn giá trị của từng công dân Việt Nam

Các con số thống kê thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia đạt trên 7% trong suốt 25 năm trở lại đây, so với mức trung bình 5,7% của Việt Nam trong 20 năm qua. Từ năm 2014, các nhà phân tích quốc tế đã cảnh báo Campuchia sẽ sớm vượt Việt Nam về năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và thu nhập của người dân.

Nhà bất đồng chính kiến J.B Nguyễn Hữu Vinh ở Hà Nội khẳng định với VOA vì đảng cộng sản vẫn cố duy trì độc quyền chính trị ở Việt Nam nên điều đó hiển nhiên dẫn đến đất nước bị tụt hậu:

“Như bây giờ thì ta phải nhìn thấy rằng Campuchia rõ ràng quyền con người của họ được đảm bảo hơn. Họ được tự do hơn. Trong tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, về nhiều mặt, người dân Campuchia đã hơn hẳn người Việt. Cho nên cái chuyện tụt hậu là nhìn thấy rõ ràng. Không cần phải so sánh rằng ngày hôm nay người dân Campuchia được bao nhiêu tiền, ngày mai được bao nhiêu tiền nữa. Nói tóm lại, người dân Campuchia đã được tôn trọng hơn, và giá trị của người dân Campuchia cao hơn giá trị của từng công dân Việt Nam”.

Trong nhiều dịp khác nhau, các nhà lãnh đạo Việt Nam phát biểu công khai rằng do những đặc thù của đất nước và mặt lịch sử, văn hóa, thậm chí cả về dân trí, nên hệ thống chính trị đa đảng không phù hợp với Việt Nam.

Sau các cuộc bầu cử Campuchia, nhiều người cho rằng giới cầm quyền Việt Nam cần xem lại lập luận của họ, xét đến thực tế rằng các yếu tố dân trí, văn hóa, lịch sử của hai nước láng giềng không có chênh lệch lớn.

Nhà bất đồng J.B Nguyễn Hữu Vinh đưa ra quan điểm:

“Cái gọi là dân trí thấp là luận điệu tuyên truyền của đảng đưa ra mà thôi. Vấn đề ở chỗ là không phải vì người dân dân trí thấp mà người ta không làm. Đó là cách nói ngụy biện. Cuối cùng, tất cả những ngụy biện đó cũng chỉ để bảo vệ sự độc tài của mình mà thôi. Chứ còn nói do người dân dân trí thấp không thể đa đảng, không thể có thể chế dân chủ hơn, thì tôi nghĩ có lẽ cũng không thể có một đất nước nào có nền dân chủ”.

Đến khi mà 1% dân số Việt Nam họ ý thức được quyền của mình, và họ thực hiện quyền đã được quy định trong Hiến pháp thành một quyền cụ thể ngoài đời sống thì lúc đó ở Việt Nam nó có thể là một áp lực để mà thay đổi. Thành hy vọng nó đến trong vòng 10 năm, mong muốn thế hệ con mình nó được hưởng cái cảm giác mà mình đang khao khát hiện tại chưa được

Mặc dù có những ý kiến không mấy lạc quan cho rằng không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể có dân chủ đa đảng như nước láng giềng phía tây nam, song nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành nhận định kiểm soát chính trị đã được nới lỏng trong vài năm gần đây, cho phép người dân nuôi hy vọng.

Từ quan sát cá nhân, anh Thành nói hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự hiện tự do hơn so với cách đây 3 năm. Anh dẫn chứng rằng nhiều tổ chức XHDS được hoạt động độc lập, nhiều diễn đàn, hội thảo về những vấn đề “gai góc”, kể cả về nhân quyền, đã diễn ra trong khi cách đây 2 năm không được phép.

Nhận định đó là “sức ép từ dưới lên” ngày càng lớn dẫn đến “bên trên” buộc phải nới rộng các hạn chế, nhà hoạt động 31 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ hy vọng dân chủ sẽ đến sớm với Việt Nam:

“Đến khi mà 1% dân số Việt Nam họ ý thức được quyền của mình, và họ thực hiện quyền đã được quy định trong Hiến pháp thành một quyền cụ thể ngoài đời sống thì lúc đó ở Việt Nam nó có thể là một áp lực để mà thay đổi. Thành hy vọng nó đến trong vòng 10 năm, mong muốn thế hệ con mình nó được hưởng cái cảm giác mà mình đang khao khát hiện tại chưa được”.

Anh Thành cho rằng khi người dân thực sự có ý thức về tự do và luôn hoạt động để bảo vệ nó, điều đó sẽ tạo ra đủ áp lực đem lại sự thay đổi “từ dưới lên”. Thay đổi theo cách này sẽ bảo đảm cho nền dân chủ được bền vững, anh nói.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here