Luật sư trả thẻ nếu phải tố giác thân chủ

0
56
   

Các luật sư và nhiều người Việt Nam đang phản đối dự thảo sửa đổi một điều trong luật hình sự đòi luật sư tố cáo thân chủ nếu biết người đó phạm tội nghiêm trọng. Có những luật sư nói sẽ trả thẻ hành nghề cho liên đoàn luật sư nếu điều khoản sửa đổi được thông qua.

Dự thảo sửa đổi khoản 3 của điều 19 trong Bộ luật Hình sự 2015 viết: “…Người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự do không tố giác khách hàng về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điều 389”. Có tới 80 tội danh trong danh sách những tội đặc biệt nghiệm trọng.

Vấn đề này được đưa ra thảo luận ở Quốc hội Việt Nam cách đây hơn một tuần, từ đó đến nay đã có nhiều phản ứng bức xúc từ giới luật sư lẫn nhiều người trong công chúng.

Sau khi nhiều luật sư đã bày tỏ quan điểm riêng trên cả báo chí chính thống lẫn trên mạng xã hội, hôm 4/6, khoảng 40 luật sư đã tổ chức tọa đàm tại trụ sở Liên đoàn Luật sư Việt Nam ở Hà Nội.

Nó cũng không phù hợp với bản Hiến pháp 2013 của Việt Nam. Mục tiêu của Hiến pháp là bảo vệ quyền con người. Quyền bào chữa và quyền được bào chữa là quyền của con người. Trên góc độ về khoa học pháp lý, chưa bao giờ vai trò của người bào chữa lại đi làm cùng một hướng với người thú tội. Và chúng tôi cũng có tìm hiểu luật của những nước đi trước, đã hoàn thiện, thường thường người ta chỉ điều chỉnh vai trò luật sư chỉ đưa vào quy tắc mẫu về đạo đức, chứ điều chỉnh hẳn bằng luật hình thức của hình sự thế này thì rõ ràng là không phù hợp

Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng ở Hà Nội, cho VOA biết cuộc tọa đàm có mục đích thu nhận các ý kiến để gửi một kiến nghị “một cách tích cực” lên quốc hội, đề nghị xem lại dự thảo về khoản 3 điều 19 Bộ luật Hình sự.

Theo ông Hướng, việc buộc luật sư tố cáo thân chủ là “hoàn toàn không đúng với tôn chỉ, mục đích của nghề”. Ông phân tích thêm về những điểm bất hợp lý:

“Nó cũng không phù hợp với bản Hiến pháp 2013 của Việt Nam. Mục tiêu của Hiến pháp là bảo vệ quyền con người. Quyền bào chữa và quyền được bào chữa là quyền của con người. Trên góc độ về khoa học pháp lý, chưa bao giờ vai trò của người bào chữa lại đi làm cùng một hướng với người thú tội. Và chúng tôi cũng có tìm hiểu luật của những nước đi trước, đã hoàn thiện, thường thường người ta chỉ điều chỉnh vai trò luật sư chỉ đưa vào quy tắc mẫu về đạo đức, chứ điều chỉnh hẳn bằng luật hình thức của hình sự thế này thì rõ ràng là không phù hợp”.

Tại cuộc tọa đàm, luật sư Đinh Việt Thanh, cũng thuộc Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, đã yêu cầu những luật sư đang là đại biểu quốc hội và lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt nam “tìm mọi cách thuyết phục” quốc hội không thông qua điều luật dự thảo đang gây tranh cãi

Nếu đoàn không bảo vệ được tôi thì tôi trả lại cho đoàn cái thẻ đoàn đã cấp cho tôi. Phản ứng của tôi là phản ứng đối với tổ chức nghề nghiệp của tôi. Đương nhiên khi nhà nước thông qua [điều 19.3], tôi thấy không phù hợp với tôi.

Ông Thanh tuyên bố nếu quốc hội vẫn thông qua điều luật được gọi tắt là 19.3, ông sẽ trả thẻ hành nghề cho liên đoàn vì ông không muốn “làm điều thất đức”. Những người có mặt tại buổi tọa đàm cho VOA biết rất nhiều luật sư đã vỗ tay sau khi ông Thanh phát biểu. Có những luật sư cũng khẳng định sẽ làm như ông.

Luật sư Thanh nói rõ thêm về chính kiến của ông:

“Đoàn luật sư đại diện cho tôi. Nếu đoàn không bảo vệ được tôi thì tôi trả lại cho đoàn cái thẻ đoàn đã cấp cho tôi. Phản ứng của tôi là phản ứng đối với tổ chức nghề nghiệp của tôi. Đương nhiên khi nhà nước thông qua [điều 19.3], tôi thấy không phù hợp với tôi. Nếu pháp luật bắt buộc phải tham gia một đoàn luật sư thì mới được hành nghề luật sư, thế thì bây giờ tôi trả lại cho đoàn, có nghĩa là thôi. Nếu như vậy thì tôi hoạt động làm gì nữa, bởi vì cái điều đó mang lại rất là nhiều rủi ro cho tôi. Vì là luật sư, tôi nghĩ rằng mình phải có ý chí của mình. Mình không thể im lặng”.

Giới luật sư cho rằng nếu điều 19.3 được thông qua, đó sẽ là một “bước thụt lùi” trong nền tư pháp Việt Nam, dù trong hơn một thập niên trở lại đây hệ thống pháp luật Việt Nam được giới luật sư đánh giá là “đã hoàn thiện tương đối tốt”.

Không thiết thực vì ở Việt Nam chưa có tòa Hiến pháp. Chắc chắn là không làm được. Không có phương pháp tài phán đối với cái vi hiến như thế này

Trong các thảo luận trên mạng xã hội, một số người nêu ý kiến các luật sư có thể nộp đơn kiện chống lại điều luật mới, nếu nó được thông qua, với lập luận rằng nó trái Hiến pháp.

Tuy nhiên, luật sư Hoàng Văn Hướng không lạc quan về khả năng này:

“Không thiết thực vì ở Việt Nam chưa có tòa Hiến pháp. Chắc chắn là không làm được. Không có phương pháp tài phán đối với cái vi hiến như thế này”.

Theo các luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần đăng ký một cuộc gặp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thậm chí có thể mời các nhà khoa học tham gia, để phân tích và thuyết phục phía Quốc hội cân nhắc.

Các luật sư khẳng định nếu so sánh với hầu hết các hệ thống luật pháp trên thế giới hiện nay, sẽ thấy việc ép luật sư phải tố cáo hành vi phạm tội của thân chủ là “lạc lõng” và “phi lý”.

Họ nhấn mạnh rằng trong rất nhiều hệ thống tư pháp nước ngoài, việc trao đổi thông tin giữa luật sư và thân chủ được bảo vệ bởi “đặc quyền của mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ”. Đặc quyền này bắt buộc luật sư phải bảo vệ thông tin của thân chủ một cách tuyệt đối.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here