Nghiên cứu hiệp ước Thiên Tân 9 tháng 6 năm 1885 1 .

    0
    221
       

    Theo tôi, các sử gia và nhà nghiên cứu VN nên có một cái nhìn khách quan về lịch sử, nhứt là trong giai đoạn Pháp xâm lược VN.

    Theo tôi, nếu không “nhờ” Pháp chiếm Bắc kỳ (Tonkin) thì miền Bắc đã thuộc về TQ. Biên giới giữa Pháp và Thanh triều có thể là Quảng Bình, có thể là vĩ tuyến 21 với tất cả các tỉnh thượng du thuộc về Trung hoa. Ngay ở nội dung Hiệp ước Thiên tân 1885 cũng đã để một “cơ hội” cho TQ chiếm hai tỉnh Lạng sơn và Cao Bằng. Bài nghiên cứu của tôi kèm theo dưới đây ghi lại những dữ kiện lịch sử là bằng chứng không thể phản biện.

    Về “vai trò” của chữ quốc ngữ. Theo tôi, nếu mấy ông cố đạo không “chế” ra được “chữ quốc ngữ”, thì quan lại cai trị VN sẽ là người Hoa và người Ấn độ. Nhờ “chữ quốc ngữ” mà lớp “sĩ phu Bắc hà” được Pháp đào tạo cùng với Hà nội (Petit Paris – tiểu Paris) được xây dựng “hoành tráng hơn cả miền Nam (với đủ thứ các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học v.v…) Lớp người này trở thành “gạch nối” giữa người bảo hộ và dân bản xứ. Cũng lớp người này trở thành lớp lãnh đạo đầu tiên của miền Nam.

    Trường hợp Campuchia và Lào, cũng là đất bảo hộ, nhưng hầu hết viên chức hành chánh ở đây đều là người VN. Điều này đã tạo cho VN một “thế mạnh tự nhiên” ở hai vùng lãnh thổ này. Pháp trả lại Nam kỳ cho VN, thay vì trả lại cho Campuchia. Các công cuộc phân định biên giới giữa VN và Campuchia trong thời kỳ bảo hộ phần thuận lợi nghiêng về phía VN. Tất cả đều do yếu tố “con người”.

    Và Pháp giữ được Bắc kỳ (hay VN giữ được miền Bắc, tùy theo cách nhìn) là nhờ vào tầng lớp sĩ phu “hoài Lê” và lớp giáo dân. Dẫn một đoạn trong bài nghiên cứu kèm theo:

    “vào thời điểm Pháp xâm lăng Việt Nam, dưới triều vua Tự Ðức (1848-1877) trong nước gặp nhiều khó khăn, nhất là miền Bắc. Tinh thần « hoài Lê » nơi đây rất mạnh, do ảnh hưởng tinh thần nho gia « tôi trung không thờ hai chúa » ở sĩ phu Bắc hà. Các vụ khởi nghĩa của những hậu duệ nhà Lê, được sự ủng hộ của dân chúng như : Lê Duy Minh năm 1858, Lê Duy Huân năm 1859, Lê Duy Phụng năm 1862 v.v… Cuộc khởi loạn quan trọng nhất là của Lê Duy Phụng, triều đình Tự Ðức chỉ dẹp được vào năm 1865. Cùng lúc có thêm Lê Uẩn (1862-1863) và Trương Công Bằng (cũng tự xưng là hậu duệ nhà Lê) vào năm 1866 tại Cao Bằng.

    Ðất Bắc cũng là nơi tập trung nhiều người theo Thiên Chúa Giáo. Con số giáo dân theo hồ sơ của chính quyền Pháp năm 1879 là 500.000 người. (Con số này bị cho là thổi phồng quá lố, hợp lý vào khoảng 300.000 người). Vai trò của tầng lớp dân chúng này rất quan trọng về chính trị ở Việt Nam. Họ sống tập hợp lại thành từng làng và do chính sách đàn áp tôn giáo khắc nghiệt của Tự Ðức (cũng như của những vị vua trước và sau), đã làm họ chống lại triều đình Huế. Trong những cuộc khởi nghĩa của hậu duệ nhà Lê đều có sự trợ giúp của giáo dân.

    Chúng ta cũng không quên là một trong những yếu tố Pháp và Tây Ban Nha đánh Việt Nam năm 1858 là do việc triều đình Tự Ðức đàn áp khắc nghiệt đạo Thiên Chúa, qua vụ giết chết Ðức Ông Diaz (giám mục Tây Ban Nha). Việc thiên đô từ Thăng Long (Hà Nội) về Huế cũng đã tạo một làn sóng bất bình. Dân Bắc Hà vì thế càng xa lạ với nhà Nguyễn.”

    https://drive.google.com/file/d/1MS7Okw51zfUSCPUOo9PUvHekFjviVbEm/view?fbclid=IwAR1s7oNjWdd1sdywKVeVk2yhEeZiHKmRinqeqs3577gUK1AcyjsQ0v2031M

    Advertisement
       

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here