Nâng cấp quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ không có nghĩa là Mỹ mở mọi cách cửa giúp cho VN.

0
63
Tổng thống Joe Biden gặp mặt Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hôm 11/9. Ảnh Reuters
   

Nhân Tuấn Trương

Mỹ chống TQ vì mô hình phát triển “độc tài, tư bản nhà nước” của TQ đe dọa mô hình “tự do dân chủ, kinh tế thị trường” của Mỹ và các quốc gia Châu  Âu.

Tại một diễn đàn kinh tế thuộc LHQ nhiều năm trước, các học giả đã bàn luận về chủ đề “Tại sao phương Tây giàu trước Trung Quốc và tại sao Trung Quốc bắt kịp phương Tây từ năm 1949” ? 

Các học giả nhìn nhận rằng lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, TQ đã thành công ”phát triển kinh tế quy mô dựa trên mô hình bản địa” chứ không phải mô hình kinh tế kiểu phương Tây. 

Mô hình phát triển TQ (độc tài, tư bản nhà nước) đã hấp dẫn nhiều quốc gia LX cũ như Nga, Châu Á (như VN), Châu Phi (các quốc gia Bắc Phi), thậm chí các quốc gia thuộc Châu Mỹ. 

Việc này không chỉ đưa mô hình phát triển Mỹ- Âu xuống hàng thứ hai mà còn đe dọa vị thế thống trị thế giới của Mỹ. 

Năm 2015 TQ trình ra trước thế giới dự án “Made in China 2025”. Nội dung đến năm 2025 TQ sản xuất các sản phẩm khoa học, kỹ thuật có giá trị cao. 

Đồng thời với “giấc mộng Trung hoa” của Tập Cận Bình, đến năm 2045 TQ vượt qua Mỹ về mọi phương diện, trở thành quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Để thực hiện, TQ đề ra các đại dự án “Vành đai, con đường” và Ngân hàng phát triển hạ tầng cơ sở… Về quốc phòng, TQ đẩy mạnh năng lực của “Quân đội giải phóng” qua việc hiện đại hóa về mọi mặt hải quân, không quân, không gian mạng… với ngân sách khổng lồ, chỉ thua kém Mỹ. 

Nước Mỹ cảm thấy bị đe dọa. Năm 2018 TT Trump đã có các biện pháp chống trả. Tuy nhiên, các trả đũa nhắm vào quan thuế cho thấy không hữu hiệu. Chỉ đến những năm gần đây, thời TT Biden, ta thấy Mỹ đã vạch rõ đâu là các điểm yếu của TQ.

Hiện thời Mỹ “đánh” TQ, qua nhiều hình thức. 

Thứ nhứt là “bao vây”, qua sách lược “Ấn độ Thái bình dương”. Liên kết QUAD (tứ giác kim cương Mỹ – Nhật – Úc và Ấn), báo công an VN gọi là NATO Châu Á. Qua việc “nâng tầm quan hệ” với Mỹ, VN có thể là một thành phần và liên kết  QUAD có thể trở thành liên kết QUINT (tiếng Hy lạp, hay PENTA, nói theo tiếng latin). Ngoài ra còn có liên minh AUKUS (Mỹ – Anh – Úc)… 

Thứ hai, chính sách “hồi hương” về mẫu quốc, hoặc “chuyển địa bàn”, các cơ sở công nghệ của Mỹ (và các quốc gia Châu  Âu) qua các quốc gia thân thiện khác. VN hy vọng khi thân cận với Mỹ sẽ thay thế TQ để trở thành “cơ sở sản xuất của thế giới”.

Thứ ba, ta thấy các điểm yếu trong các mặt hàng “Made in China” là tất cả, không ngoại lệ, đều lệ thuộc vào công nghệ của Mỹ (như các microprocesseurs – cách gọi khác là các sản phẩm semiconducteurs – gọi sai là “chất bán dẫn”). Hiện thời Mỹ đang tấn công vào điểm yếu chết người này của TQ. 

Ta thấy sự phát triển thành công của mô hình TQ không phải “tự tại”. Qua ba năm khủng hoảng do Covid-19, nay thêm đòn “tấn công” của Mỹ qua việc hạn chế cung cấp các sản phẩm bán dẫn, ta thấy rõ kinh tế TQ đang “hạ cánh cứng”. 

Theo tôi VN không nên “ảo tưởng” rằng Mỹ sẽ dễ dàng “chuyển giao công nghệ” cho VN, nhứt là các bí mật công nghệ về chất bán dẫn. VN cũng không nên ảo tưởng rằng Mỹ sẽ giúp một VN phát triển, nếu VN vẫn giữ nguyên mô hình TQ “độc tài, tư bản nhà nước”. 

Giúp VN phát triển, với hệ thống chính trị nguyên trạng, có khác gì Mỹ đang quảng cáo cho mô hình phát triển của TQ ?

Mỹ chỉ giúp một VN, như những quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật, Nam Hàn, Đài loan… nếu VN có mô hình chính trị tương đồng với Mỹ.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here