Lừa đảo

0
36
   

Nguyen Leanh

Lãi suất tiết kiệm hiện nay là 4%, một năm trước là 12%. Ngân hàng không cho vay được. Như vậy toàn bộ hệ thống ngân hàng đã vô tình trở thành công cụ buôn đất. Do có sự tham gia của hệ thống các ngân hàng nên giá bất động sản đã tăng liên tục trong thời gian qua.

Bản chất sâu xa của sự việc lừa đảo là bất động sản liên tục tăng giá trong nhiều chục năm qua đã dẫn tới hoạt động đầu cơ bất động sản. Phần lớn giới đầu cơ cũng như nhà thầu xây dựng đều thuộc loại doanh nghiệp tay không bắt giặc 

“Lấy tiền từ huy động trong dân & vay ngân hàng -> đầu cơ bất động sản -> Bán thu hồi vốn -> Trả lãi tiền gửi -> …”. 

Vòng lặp kinh doanh này quoay vòng liên tục và một khi bất động sản còn tăng giá thì chưa có doanh nghiệp bất động sản nào bị phá sản. Tuy nhiên bất động sản không thể tăng giá mãi được, bởi người sử dụng phải trả được lãi suất ngân hàng cho khoản tiền mua nhà bằng lương của mình. Nếu giá một căn hộ 2 phòng ngủ là 3 tỷ, và lãi suất kinh doanh của ngân hàng là 12% năm, thì mỗi tháng chủ nhà phải chi ra 30 triệu chỉ để trả lãi cho khoản tiền mua nhà mà chưa tính khấu hao. Chi phí tiền nhà chiếm khoảng 30% thu nhập, vậy người mua phải có mức lương là 100 triệu/tháng. Gần như toàn bộ giới làm công ăn lương chưa thể có mức thu nhập như vậy.

 

Song song với đà phát triển kinh tế là sự phân tán cơ sở sản xuất. Ở các thành phố, nhất là ở các khu vực nông thôn xuất hiện nhiều công ty sử dụng lao động phổ thông. Người dân không còn lao vào các thành phố lớn để tìm việc làm. Ngoài ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, cũng là tác nhân dẫn tới sự phân tán không gian sống. Các nguyên nhân nói trên khiến cho quá trình tăng giá bất động sản phải dừng.

Thời điểm giá bất động sản dừng tăng có thể được coi là khi giá đất Thủ Thiêm lên đến 2.4 tỷ/m². Đây là đòn thổi giá do các doanh nghiệp bất động sản tạo ra để gây sốc nhằm mục đích nâng giá bất động sản trong cả nước. Giá bất động sản lao dốc, không thể trả lãi được các khoản vay, khiến cho các doanh nghiệp lừa đảo lộ mặt. Hiện tại là FLC, Vạn Thịnh Phát. Trong khi FLC mới chỉ ở tầm “dựng ra các dự án ma phát hành lên sàn chứng khoán bán lấy tiền của người dân”, thì Vạn Thịnh Phát sử dụng ngân hàng SCB để huy động vốn. Thời gian qua, ngân hàng SCB đã nâng khống các tài sản thế chấp để Trương Mỹ Lan rút tiền. Hàng triệu tỷ đồng đã bị rút, ngân hàng SCB chỉ còn là cái bị rỗng pháp nhân vay nợ của người dân. 

Dù cho là doanh nghiệp bất động sản lớn tới đâu thì cũng không thoát khỏi khủng hoảng bất động sản lần này. Nguyên nhân của nó là sự tăng giá bất động sản phải đi đôi với sự gia tăng của mức lương trung bình. Rất ít người có thể mua được chung cư giá 5 tỷ/căn hộ, như thế việc tiếp tục triển khai xây dựng các khu chung cư như vậy sẽ dẫn tới thảm họa tài chính. Xét về mặt tổng thể các doanh nghiệm Hàn Quốc đóng góp tới 30% vào GDP của Việt Nam. Thuật toán đầu tư vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc là tạo điều kiện cho người dân có tiền trước khi kinh doanh dịch vụ gia tăng trên mức sống. Rõ ràng đây là thuật toán đầu tư ổn định và có đạo đức, không kiểu cắt lúa non ăn xổi như VinHome. 

Việc âm thầm thu mua đất như Hòa Phát hay VinHome, Sun Group  … để gây áp lực lên người dân đều thuộc hạng bất nhân.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here