KẾT HÔN XIN THẺ XANH Ở LẠI MỸ

0
236

Sang Mỹ Du lịch hoặc du học, bất ngờ bạn tìm được ý trung nhân và muốn xây dựng hạnh phúc gia đình. Bạn có thể xin thẻ xanh ở Mỹ luôn không ???
———

Đầu tiên cần giải thích “Xin thẻ xanh” có nghĩa là những anh chị đang có mặt tại Mỹ theo dạng không định cư (như du lịch, du học, làm việc hoặc trao đổi văn hóa), trong thời gian đó họ kết hôn với một công dân Mỹ và họ muốn xin thẻ xanh ngay tại Mỹ thay vì phải trở lại nước để làm thủ tục bảo lãnh qua Mỹ trở lại.

Để có thể xin thẻ xanh, các anh chị cần phải :

– Việc đầu tiên đó là đăng ký kết hôn để có giấy hôn thú trước khi nộp hồ sơ xin thẻ xanh. Lưu ý một số tiểu bang còn yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước khi làm lễ kết hôn.
– Thời gian chờ đợi cho hồ sơ xin thẻ xanh từ 3 – 5 tháng.
– Phí nộp đơn thay đổi tình trạng di trú: $1,070
– Phí nộp hồ sơ bảo lãnh: $420
– Hồ sơ nộp đơn xin thẻ xanh bao gồm tất cả các thủ tục bảo lãnh, bảo trợ tài chánh giống như đơn xin bảo lãnh cho một người từ Việt Nam.

PHỎNG VẤN TẠI MỸ
Sau khi nộp đơn xin thẻ xanh tại Mỹ, vài tháng sau Sở di trú sẽ mời hai vợ chồng lên để phỏng vấn. Mục đích là để xác định hai người có phải là vợ chồng thực sự không.

Nếu bạn đang bị tình nghi kết hôn giả nhằm mục đích xin thẻ xanh, bạn sẽ được sắp xếp 1 buổi gặp mặt với bộ phận chống gian lận. Một viên chức sẽ tiến hành phỏng vấn riêng bạn và chồng/vợ của bạn với những câu hỏi hết sức chi tiết. Cho dù kết hôn thật bạn cũng có thể bị nghi ngờ nếu như không cung cấp đủ bằng chứng thuyết phục hay có những mâu thuẫn trong lời khai hồ sơ.

Những câu hỏi trong buổi thẩm tra thường mang tính thăm dò và rất gay gắt. Vợ chồng bạn sẽ được đưa vào 2 phòng riêng biệt, được hỏi những câu hỏi giống nhau. Sau đó các viên chức sẽ so sánh câu trả lời của 2 vợ chồng. Những câu hỏi sẽ được đưa ra liên tục cho đến khi có 1 người trả lời sai, thừa nhận đang làm hôn nhân giả hoặc cuối cùng có thể chứng minh được tính chân thật của cuộc hôn nhân đó. Nên nhớ nếu bạn đang làm hôn nhân giả, dù cho bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu đi nữa thì bạn vẫn rất dễ mắc lỗi ở những câu hỏi tưởng chừng hết sức đơn giản và hiển nhiên.

Nhân viên thẩm tra rất nguy hiểm. Đôi khi họ giả vờ nói rằng người kia đã thú nhận hôn nhân giả để ép người còn lại buộc phải thú nhận không phải vợ chồng thật. Thậm chí họ còn đe dọa, ví dụ nhắc cho bạn về mức án tù giam cũng như số tiền phạt đối với các vụ kết hôn giả. Họ có thể yêu cầu bạn ký vào đơn xin rút hồ sơ hoặc đơn khai rằng mình kết hôn giả. Lưu ý cực kỳ quan trọng: Nếu cuộc hôn nhân của bạn là thật, đừng ký bất kỳ giấy tờ nào có nội dung như trên. Bạn có thể yêu cầu dừng buổi nói chuyện và xin dời sang lần sau cùng với sự có mặt của người đại điện.

Đừng nên nóng giận trong bất kỳ trường hợp nào. Đối với những điều mình không biết hoặc không nhớ, hãy trả lời lịch sự và chân thành, tuyệt đối không đoán hay nói dối.
Nếu đang sống chung ở Mỹ, 2 bạn nên mang theo cặp chìa khóa nhà. Nếu không sống chung với nhau vì bạn đang đi học, bạn hãy mang theo học bạ và các giấy tờ chứng minh bạn thường xuyên gọi điện và về thăm vợ/ chồng mình. Nếu 2 bạn đang tạm thời li thân, hãy mang theo thư từ luật sư hay chuyên gia tư vấn để chứng minh rằng họ thường xuyên gặp bạn và đang giúp bạn giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ của mình.

Cố gắng hỏi tên của người thẩm tra ngay khi bắt đầu buổi nói chuyện. Nếu họ không nói, bạn có thể tìm tên họ trên bàn. Điều đó sẽ hữu ích khi bạn cần khiếu nại, thảo luận với cấp trên của họ hay trao đổi với đại diện của mình.
Ngoài ra Sở di trú sẽ xem những bằng chứng để chứng minh hai người đang chung sống bao gồm:
– Hình ảnh chụp chung với nhau
– Tài khoản Ngân hàng chung của 2 người
– Bill hóa đơn tiền điện , nước chung
– Bảng khai thuế chung của 2 người
– Bảo hiểm chung
– Hợp đồng thuê nhà chung
– Di chúc chung
– Tài sản đứng tên chung như xe cộ, nhà, đất …

TRƯỜNG HỢP PHẢI PHỎNG VẤN Ở NƯỚC NGOÀI
Có những trường hợp không được phép phỏng vấn tại Mỹ mà phải trở về quê hương của mình để nộp đơn xin visa qua Mỹ theo diện định cư, đó là những người có hồ sơ bảo lãnh mà đã đến ngày visa đáo hạn. Riêng trường hợp này cần lưu ý, nếu thời gian ở Mỹ bất hợp pháp trên 6 tháng sẽ bị cấm nhập 3 năm. Nếu ở Mỹ bất hợp pháp trên 1 năm sẽ bị cấm nhập 10 năm. Vì vậy trong những trường hợp này anh chị có thể nộp đơn xin ân xá trước khi rời nước Mỹ để trở về quê quán để phỏng vấn.

The Supreme Court Building is seen in Washington, Tuesday, April 4, 2017, as Senate Republicans work to confirm President Donald Trump’s nominee Judge Neil Gorsuch to take the seat of the late Justice Antonin Scalia. (AP Photo/J. Scott Applewhite)
The Capitol is framed amid the columns of the Supreme Court building in Washington, Tuesday, April 4, 2017, as Senate Republicans work to confirm President Donald Trump’s nominee Judge Neil Gorsuch to take the seat of the late Justice Antonin Scalia. (AP Photo/J. Scott Applewhite)

Có một tin vui đó là ngày 20 tháng 11 năm 2014 vừa qua,
Tổng thống Obama đã ký đạo luật mở rộng cho những trường hợp ở Mỹ bất hợp pháp có thể xin ân xá đối với cha, mẹ, con cái của công dân Mỹ. Còn trước đây chỉ có vợ chồng mới được nộp đơn xin ân xá mà thôi.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC XIN THẺ XANH
– Những người qua Mỹ theo visa đặc biệt như tiếp viên hàng không, thuyền viên
– Những người qua Mỹ bất hợp pháp ( đến Mỹ không có giấy tờ ).
– Những người qua Mỹ theo diện Fiance mà không kết hôn với người đã bảo lãnh mình qua Mỹ.
– Những người làm việc bất hợp pháp ở Mỹ.

( Tổng hợp )

Sưu tầm từ Facebook ” Chuyện của Julie”