Diễn biến mới vụ tướng Trung Quốc ‘đột ngột bỏ về’

0
258
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long
VOA

Việc ông Phạm Trường Long, quan chức quân sự đầy quyền lực của quốc gia láng giềng phương Bắc, mới đột ngột cắt ngắn chuyến thăm “quốc gia cộng sản anh em” tiếp tục gây ra nhiều đồn đoán.

Ông Nguyễn Vinh Quang, cựu Phó đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng đây là một chuyện “chưa từng có”: “Chưa có trường hợp tiền lệ. Tôi cũng cảm thấy đột ngột về chuyện này”.

Với một chuyến đi như vậy, phải tổ chức, sắp xếp từ trước, có thể hàng năm trời rồi, nhưng mà bây giờ thay đổi thì chắc nó có vấn đề nào đó trong quá trình trao đổi giữa hai bên. Cũng có thể liên quan đến ý kiến khác nhau của hai bên về Biển Đông, một trong những vấn đề căng thẳng và phức tạp.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ra thông cáo ngắn gọn, trong đó nói rằng vị tướng của họ phải hủy sự kiện giao lưu trên biên giới với phía Việt Nam vì lý do “sắp xếp lịch làm việc”.

Tuy nhiên, ông Trần Công Trục, Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho rằng gốc rễ của vấn đề có thể xuất phát từ chuyện tranh chấp lãnh hải.

Ông nhận định tiếp: “Với một chuyến đi như vậy, phải tổ chức, sắp xếp từ trước, có thể hàng năm trời rồi, nhưng mà bây giờ thay đổi thì chắc nó có vấn đề nào đó trong quá trình trao đổi giữa hai bên. Cũng có thể liên quan đến ý kiến khác nhau của hai bên về Biển Đông, một trong những vấn đề căng thẳng và phức tạp”.

Phát ngôn viên Cảnh Sảng hôm 22/6 trả lời câu hỏi về vụ ông Phạm Trường Long.

Phát ngôn viên Cảnh Sảng hôm 22/6 trả lời câu hỏi về vụ ông Phạm Trường Long.

Khi được hỏi liệu có thể xác nhận rằng việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến đi vì bất đồng về Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/6 không trả lời thẳng vào câu hỏi.

Các nước liên quan cần phải kiềm chế không có các hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình tại vùng biển tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan cùng làm việc với Trung Quốc để cùng duy trì quan hệ song phương và bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực.

Ông Cảnh Sảng nói: “Với nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước trong khu vực, tình hình Biển Đông đang nguội đi và tiến triển theo chiều hướng tích cực. Đó là một thành tựu đạt được sau nhiều nỗ lực và nên được tất cả các bên trân trọng”.

“Các nước liên quan cần phải kiềm chế không có các hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình tại vùng biển tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan cùng làm việc với Trung Quốc để cùng duy trì quan hệ song phương và bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực”, người phát ngôn Trung Quốc nói.

Trong khi đó, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong hôm 22/6 dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc nói rằng “một lý do trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể vì Bắc Kinh cho rằng Việt Nam đã phá vỡ cam kết không khai thác dầu tại các vùng tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông). Việt Nam gần đây cũng đã liên hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật”. Đầu năm nay, tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ đã ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với Việt Nam.

Tin nói ông Phạm Trường Long nói với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (ảnh) rằng Biển Đông là “lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”.

Tin nói ông Phạm Trường Long nói với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (ảnh) rằng Biển Đông là “lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”.

Tới ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa hồi đáp email của VOA Việt Ngữ về thông tin mà vị tướng chỉ đứng sau Chủ tịch Tập Cận Bình trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc tuyên bố trước Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch rằng Biển Đông là “lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”.

Tiến sĩ Trục cho rằng tuyên bố như vậy từng được Trung Quốc nêu ra, nhưng đáng chú ý là nó phát ra từ ông Phạm Trường Long, trong cuộc gặp với quan chức cấp cao của nước chủ nhà.

… Những người có thiện chí, có ý muốn rõ ràng cùng nhau ngồi đàm phán giải quyết tranh chấp thì không vì quan điểm khác nhau đó mà tự ái, hay có thái độ bất bình thường.

Cựu quan chức từng xử lý vấn đề biên giới của Việt Nam nói thêm: “Trong cuộc gặp với các lãnh đạo Việt Nam, ông ta là người đại diện cho Trung Quốc nêu ra chuyện này, thì rõ ràng, một lần nữa thể hiện lập trường hết sức cứng rắn của Trung Quốc”.

Ông nói tiếp: “Trong quá trình hai bên đàm phán với nhau, việc mỗi bên thể hiện lập trường của mình là chuyện bình thường để rồi từ đó hai bên bàn bạc với nhau để có được thỏa thuận cần thiết. Những người có thiện chí, có ý muốn rõ ràng cùng nhau ngồi đàm phán giải quyết tranh chấp thì không vì quan điểm khác nhau đó mà tự ái, hay có thái độ bất bình thường”.

Tới tối ngày 22/6, báo chí do nhà nước kiểm soát của Việt Nam không đưa bất kỳ thông tin nào về việc ông Phạm cắt ngắn chuyến công du, cũng như không có lời giải thích từ phía Hà Nội.

Trong cuộc gặp với ông Ashton Carter năm 2015 ở Lầu Năm Góc, ông Phạm cũng tuyên bố rằng Nam Hải (Biển Đông) thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa.

Trong cuộc gặp với ông Ashton Carter năm 2015 ở Lầu Năm Góc, ông Phạm cũng tuyên bố rằng Nam Hải (Biển Đông) thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa.

​Một số nhà phân tích cho rằng việc Việt Nam xích lại gần với Hoa Kỳ và Nhật, nhất là chuyến thăm mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với các tuyên bố về Biển Đông sau đó, đã làm mếch lòng Trung Quốc.

Bản thân tướng Phạm Trường Long, trong cuộc gặp với người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2015, đã thúc giục quân đội Hoa Kỳ “giảm bớt các hoạt động hải quân và không quân ở Biển Đông cũng như duy trì quan điểm không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp tại đó nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Trong cuộc gặp với ông Ashton Carter khi đó, ông Phạm cũng tuyên bố rằng Nam Hải (Biển Đông) thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa, cũng như tuyên bố rằng Bắc Kinh có quyền xây dựng và thiết lập các cơ sở quân sự trên đó, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Bộ này năm ngoái cũng đưa tin rằng Phó Chủ tịch Quân ủy Phạm Trường Long đã tới quần đảo Nam Sa, tức Trường Sa, và đã gặp các sĩ quan cũng như binh sĩ đồn trú trên đó. Tin cho hay, quan chức quân sự này cũng đã được cập nhật về tiến độ xây dựng đảo.

Mời quý vị xem thêm:

Diễn biến mới vụ tướng Trung Quốc ‘đột ngột bỏ về’

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here