Cựu chỉ huy nhà tù Romania ra tòa

0
875
Bản quyền hình ảnhAFP Image caption "Nuremberg của Romania" là từ được một số người dùng để mô tả trong phiên xử ông Visinescu
   

AFP
“Nuremberg của Romania” là từ được một số người dùng để mô tả trong phiên xử ông Visinescu

Một cựu chỉ huy nhà tù thời Cộng sản ra tòa tại Romania với cáo buộc phạm tội chống nhân loại trong phiên tòa đầu tiên về loại tội phạm này ở Romania.

Alexandru Visinescu, 88 tuổi, từng quản lý nhà tù khét tiếng Ramnicu Sarat trong thời gian 1956 đến 1963, nơi bị cho là thường tra tấn và bỏ đói tù nhân.

Ít nhất 12 người được cho là đã chết vì các hành vi đó.

Ông Visinescu là người đầu tiên trong số 35 người đàn ông bị nhà nước Romania lên kế hoạch xét xử về các tội danh tương tự.

Ông đã bác bỏ mọi cáo buộc và nói ông bị đưa ra làm vật tế thần.

Từ căn hộ riêng tại thủ đô Bucharest, ông nói với hãng tin AFP: “Tôi không chịu trách nhiệm về các quy tắc áp dụng trong nhà tù. Tôi tuân theo mệnh lệnh của các chỉ huy.”

“Nếu như tôi thực sự có lỗi lầm, thì tại sao họ lại giữ tôi ở đó trong tám năm?” ông nói thêm.

Phiên tòa hiện đã được hoãn và sẽ mở lại trong tháng tới.

‘Nhà tù im lặng’

Các công tố viên nói ông Visinescu chịu trách nhiệm giám sát một “chế độ hủy diệt” tại nhà tù ở miền đông đất nước.

Được đặt biệt danh là “nhà tù im lặng” bởi tù nhân bị nhốt trong các phòng cấm cố, đây là nơi giam giữ các học giả, các nhà bất đồng chính kiến, các giáo sỹ và những đối tượng bị coi là kẻ thù của Đảng Cộng sản.

Theo phóng viên Nick Thorpe của BBC, Viện Điều tra Các tội ác Cộng sản, là đơn vị thuộc nhà nước Romania, đã thu thập bằng chứng về tội phạm của những người chịu trách nhiệm từ năm 2006, gồm cả khai quật các nấm mồ và tìm kiếm nạn nhân còn sống sót từ một số nhà tù.

Các cựu chỉ huy nhà tù khác, từ 81 đến 99 tuổi, cũng sẽ ra hầu tòa, phóng viên chúng tôi nói.

Chừng 500 ngàn người Romania đã trở thành các tù nhân chính trị trong thập niên 1950, khi chính quyền Cộng sản tại nước này đàn áp những người bất đồng ý kiến.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here