BỘ CHÍNH TRỊ VÀ “NỒI CÁM LỢN”

0
69
   

Hoài Nam Trần

Hoàng Anh

Đang yên đang ổn chờ đến hết nhiệm kỳ, chờ ông Tổng giới thiệu Vương Đình Huệ vào ghế Tổng Bí thư ở nhiệm kỳ sau, thì bỗng nhiên, Tô Lâm tạo phản đã làm đảo lộn tất cả. Ông Võ Văn Thưởng viết đơn từ chức đã hơn 20 ngày, mà Bộ Chính trị vẫn chưa chọn được ai lên thay.

Nói là “chọn” cho đúng quy trình, chứ thực chất, Bộ Chính trị hiện nay như là võ đài, mạnh được yếu thua, chẳng có trọng tài, chẳng có luật lệ. Nhưng đấu hoài mà không ngã ngũ, vẫn chưa có người thắng kẻ thua rõ ràng, nên ghế Chủ tịch nước vẫn còn để trống.

Mà một khi, những trận đấu không theo luật lệ, không có trọng tài, nên Bộ Chính trị hiện nay chẳng khác gì “nồi cám lợn”, hỗn độn không ra thể thống gì. Cho nên, Đảng phải đóng cửa cho các đối thủ đánh nhau, mà không để lộ cho dân nhìn thấy.

Cho tới bây giờ, Bộ Chính trị đã rụng hết 4 trên tổng số 18 người ban đầu. Chưa có nhiệm kỳ nào mà Bộ Chính trị bị rơi rụng nhiều như vậy, và rất có thể, đó chưa phải là con số cuối cùng. Điều đó cho thấy, Bộ Chính trị nhiệm kỳ này ô hợp, tạp nham, so với các nhiệm kỳ trước đó.

Trong 18 thành viên của Bộ Chính trị khóa 13, chỉ có 5 người còn đủ điều kiện dưới 65 tuổi vào năm 2026. Đó là Võ Văn Thưởng sinh năm 1970, Trần Tuấn Anh sinh năm 1964, Trần Thanh Mẫn sinh năm 1962, Đinh Tiến Dũng và Trần Cẩm Tú cùng sinh năm 1961. Đến nay, Võ Văn Thưởng và Trần Tuấn Anh đã rụng.

Như vậy, nếu chiếu theo Điều lệ Đảng, thì trong nhiệm kỳ tới, chỉ có 3 người ngoài Tứ trụ được ở lại Bộ Chính trị. Đó là Trần Thanh Mẫn, Đinh Tiến Dũng và Trần Cẩm Tú. Cộng thêm 4 người Tứ trụ, nếu tất cả đều được hưởng suất đặc biệt, thì đến Đại hội 14 chỉ còn tối đa 7 người của khóa 13 được ở lại Bộ Chính trị. Vậy thì, Bộ Chính trị khoá 14 sẽ phải bầu mới khoảng 11 người. Đây sẽ là tiền lệ chưa từng có.

Có thể, khóa 14 sẽ phải phá luật giới hạn 65 tuổi, để những nhân vật quá tuổi được tiếp tục ngồi lại Bộ Chính trị. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Chính trị đang đánh nhau loạn xạ để tranh giành ghế. Họ vừa đánh, vừa chặn bổ sung người mới vào Bộ Chính trị, bởi không phe nào chịu phe nào. Phe này giới thiệu người thì phe khác sẽ phá.

Lẽ ra, ông Trần Lưu Quang – Phó Thủ tướng, và ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cần được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, bởi những vị trí mà họ đang nắm giữ, thuộc vai trò của uỷ viên Bộ Chính trị. Ở khoá 11, Trung ương Đảng cũng bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân vào Bộ Chính trị giữa nhiệm kỳ, dù nhiệm kỳ này không bị rụng một ai trong Bộ Chính trị. Vậy mà, Trung ương Đảng khóa 13 đã rụng đến 4 người, mà vẫn chưa bầu được ai để bổ sung. Bộ Chính trị chỉ mải mê đánh nhau, không bên nào chịu nhường bên nào.

Khi Bộ Chính trị rụng nhiều, thì nhóm Nghệ An – Hà Tĩnh có lợi nhiều nhất, bởi nhóm này có đến 4 uỷ viên Bộ Chính Trị. Trước đây, tỷ lệ là 4/18; nay là 4/14; như vậy, Bộ Chính trị càng ít người, thì tiếng nói của nhóm Nghệ Tĩnh càng có trọng lượng.

Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng yếu. Đã vậy, bộ máy dưới tay ông vốn hoạt động trơn tru bao lâu nay, giờ lại có kẻ tạo phản. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng không còn đủ quyền lực, đủ uy tín, để giữ ổn định trong Bộ Chính trị. Sức khỏe của ông càng yếu thì Bộ Chính trị càng loạn, bởi tất cả các phe phái hiện nay chăm chăm chực chờ đến khi ông nhắm mắt, để mạnh ai nấy tranh phần – như một lũ cướp.

Lúc đó, người dân sẽ có phim hay để mà xem.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here