Gần đây KN nhận biết bao tin tức trên các status của mình. Không biết những mẫu tin đó xuất xứ từ đâu, nhưng người gửi luôn kèm theo những kết luận, mà phải đúng với câu ví von lưu truyền trong nhân gian, gọi là “phán như Thánh”. Khi mình khác quan điểm với một số người, họ nhục mạ mình bằng những lời lẽ “thật đẹp” không tiếc lời. Chưa hết, họ sợ mình chưa đủ “thấm đòn” sao đó, còn ráng quay lại “đá” mình thêm cái nữa, bằng cách tấn công vào status mình hàng trăm mẫu tin “fake news”. Có lẽ chỉ để chứng minh là KN “dốt đặc cán mai” : )? Hoặc cũng có thể là chiêu trò chia rẽ của dư luận viên thì KN không rõ.
Nói chung, FB có nhiều chuyện cười chảy ra nước mắt. FB có thể chia sẻ rất nhiều thông tin tích cực mà cũng sinh ra lắm chuyện bon chen và luôn cả thói bày đàn.
Được ăn học và lớn lên tại Úc, KN luôn được dạy, tất cả chúng ta đều có quyền tự do phát biểu ý kiến một cách có trách nhiệm mà chẳng phải lo sợ gì. Muốn thuyết phục ai thì chúng ta cứ thoải mái đưa ra những lý luận dẫn chứng, không có việc gì phiền lòng mà phải đi chà đạp nhân phẩm cá nhân người khác. Nếu thấy ai nói dở thì mình cứ lo phần nói hay của mình. Thấy ai làm dở thì mình cứ làm phần mình tốt hơn chứ không có việc gì mà phải đi giật sập nhà hàng xóm để cho thấy nhà mình cao lớn hơn.
Lúc học trường tiểu học tại Úc, hàng tuần KN cùng các bạn trong lớp được thầy cô dẫn vào thư viện của trường tập xem tin tức trên Tivi. Tại Úc, Behind The News (BTN, https://www.abc.net.au/btn/) là một chương trình Tivi dành riêng cho các bạn nhỏ. Chương trình này có đủ mọi thể loại khác nhau, từ các vấn đề thời sự đến văn hóa, khoa học, tôn giáo, môi trường, công dân toàn cầu (global citizehship, đề cao tinh thần trách nhiệm của mọi người trên quả đất này) v.v… Thủ Tướng Úc hiện nay là Scott Morrison cũng cho biết đây là chương trình ông thích nhất hồi bé.
Một trong các điều kiện căn bản nhất của một thể chế dân chủ là đa số các công dân phải có sự hiểu biết (informed citizen). Những công dân hiểu biết mới có thể bầu chọn những người xứng đáng và thích hợp nhất vào các cơ quan hành pháp và lập pháp, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia. Vì vậy, ở các nền dân chủ hàng đầu thế giới thì ngay từ bé, các học sinh đã được khuyến khích theo dõi tin tức trên Tivi.
Hiện nay các nền dân chủ đang gặp thử thách rất lớn. Đó là các thông tin giả (fake news). Tin giả bao gồm tin dựa vào một hay nhiều phần đã xảy ra, tức có thật, nhưng được lồng theo những nội dung không thật hay bị bóp méo để làm cho người khác nghĩ là thật. Tin giả bao gồm tin được dàn dựng để cố tình gây thiệt hại (disinformation) hoặc tin tuy không gây thiệt hại nhưng gây hiểu lầm (misinformation). Nó đã và đang gây tác hại đáng kể lên các nền dân chủ hàng đầu thế giới. Hai nước chính đứng đàng sau chủ trương này là Trung Quốc và Nga.
KN rất quan tâm đến vấn đề này hiện nay. Hiểu rằng, cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu các thể chế độc tài, phi dân chủ dùng công cụ này để phá hoại nền dân chủ.
Khi chúng ta đọc tin tức, chúng ta cần phải biết nguồn tin đó từ đâu, có thể kiểm chứng được không, cơ quan truyền thông đó có khả tín hay không v.v…
Nay KN mong muốn được chia sẻ với các bạn một số cơ quan truyền thông khả tín mà các bạn nên theo dõi. Trong số các cơ quan truyền thông liệt kê ở đây thì có bốn cơ quan mà KN đề nghị trên hết là:
– ABC/BTN: chương trình thông tin hữu ích cho trẻ em lẫn người lớn, miễn phí.
– The Guardian: báo Online, có giá trị, tuy miễn phí nhưng nhận ủng hộ/donation.
– The Economist: tạp chí chính trị kinh tế hàng đầu thế giới, cần đăng ký.
– Foreign Affairs: tạp chí về bang giao quốc tế/ngoại giao hàng đầu thế giới, cần đăng ký.
Tiếng Việt:
– VOA Tiếng Việt (https://www.voatiengviet.com/)
– BBC Tiếng Việt (https://www.bbc.com/vietnamese)
– RFA Tiếng Việt
(https://www.rfa.org/vietnamese)
– RFI Tiếng Việt (https://www.rfi.fr/vi/)
– Nhật báo Người Việt (https://www.nguoi-viet.com/)
– Nghiên Cứu Quốc Tế (https://nghiencuuquocte.org/)
Tiếng Anh
Các cơ quan truyền thông giá trị miễn phí:
– ABC News (https://www.abc.net.au/)
– The Guardian (https://www.theguardian.com/au)
Các tạp chí nghiên cứu giá trị miễn phí:
– The Lowy Institute (https://www.lowyinstitute.org/)
– The Australian Strategic Public Institute (ASPI)
– Psychology Today (https://www.psychologytoday.com/, nếu muốn biết về tâm lý)
Các nhật báo/tạp chí giá trị cần đăng ký định kỳ:
– The New York Times (https://www.nytimes.com/)
– The Washington Post (https://www.washingtonpost.com/)
– The Diplomat (https://thediplomat.com/)
– The Atlantic (https://www.theatlantic.com/world/)
– The Economist (https://www.economist.com/)
– Foreign Affairs (https://www.foreignaffairs.com/)
– Foreign Policy (https://foreignpolicy.com/)
– Harvard Business Review (https://hbr.org/)
Hy vọng các bạn thấy status này bổ ích và xin đa tạ các bạn giúp phổ biến.