TRUNG QUỐC SẼ BUỘC NGỒI VÀO BÀN ĐÀM THẢO COC?

0
8

An Viên

Rõ ràng, khi ASEAN còn không đoàn kết, thì Bắc Kinh dễ dàng sử dụng tiềm lực quân sự, kinh tế để xé lẻ nhằm đạt mục đích “đường chín đoạn” của mình.

Tranh chấp và xung đột Biển Đông có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai, giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài áp lực quân sự của Mỹ trong gìn giữ “hòa bình và ổn định” khu vực, thì các quy tắc pháp lý là cực kỳ quan trọng, ở đây bao gồm Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Trước hết, phải đề cập đến DOC, vốn là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4.11.2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Hiện nay, đây được xem như căn cứ pháp lý mà các bên có liên quan đến vấn đề chủ quyền Biển Đông đang thúc đẩy để tìm kiếm hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Tuy nhiên, vì trong 10 điểm đồng thuận trong DOC cho thấy, “văn kiện này không có tính ràng buộc giữa các bên”, tức nó không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp mà chỉ tạo điều kiện cho các bên tìm kiếm giải pháp tranh chấp, trong đó kêu gọi các bên tạo ra một môi trường hợp tác, hòa bình, thân thiện thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin.

Do đó, ASEAN và Trung Quốc đã cho ra đời COC, vốn được coi là văn bản pháp lý cao hơn.

Cụ thể, COC là văn bản pháp lý tạo khuôn mẫu cho quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong bối cảnh ở Biển Đông đang tồn tại nhiều tranh chấp do lịch sử để lại và nhu cầu sử dụng biển của các quốc gia trong khu vực và quốc tế đang tăng lên; COC giúp phát huy được vai trò chủ đạo của ASEAN trong vấn đề an ninh trên Biển Đông.

Tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc ở gần Bãi Tư Chính hồi tháng 7/2019
Courtesy of Twitter Ryan Martinson

Quan trọng hơn, COC ra đời từ chính những tranh chấp mà Trung Quốc, với tiềm lực quân sự và kinh tế lớn hơn đã tạo thế “chủ động” cho nước này cướp chủ quyền của các nước có liên quan trên vùng Biển Đông. Cụ thể, sau sự kiện những năm 1990 sau khi căng thẳng ở Biển Đông dẫn đến một cuộc đình chiến đẫm máu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, trong đó hơn 60 thủy thủ Việt Nam đã thiệt mạng. Năm 1996, một năm sau khi Manila phát hiện ra rằng Bắc Kinh đã kiểm soát rạn san hô Đá vành khăn ở phía đông Trường Sa, ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý xây dựng bộ quy tắc ứng xử.

Sở dĩ phải nhắc đến văn bản này, xuất phát từ ba lý do.

Một là, Việt Nam luôn kêu gọi tuân thủ DOC và hướng tới hành xử theo tinh thần COC.

Hai là, tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gần đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết các cuộc đàm phán về một bộ luật (COC) đang diễn ra nhanh hơn dự kiến .

Ba là, Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte, khi được hỏi hỏi ai đang “trì hoãn” việc hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, đã khẳng định, “đó có thể là Trung Quốc. Không ai khác yêu cầu chúng tôi chờ đợi.” Bản thân khi đánh giá về COC, ông Duterte cũng cảnh báo rằng, COC càng không được hoàn thiện càng lâu thì khả năng xảy ra sự cố hàng hải và các “tính toán sai lầm” ở Biển Đông càng cao.

Philippines vào năm 2014, từng chỉ trích Trung Quốc là “có những hành động khiêu khích khiến quá trình này bị trì hoãn”. Một nguồn tin ngoại giao Malaysia chia sẻ với Reuters vào năm 2014 cũng nói Trung Quốc cố tình làm chậm tiến trình thảo luận về COC, “Trung Quốc thậm chí còn miễn cưỡng đối với việc đàm phán về COC, nói chi là soạn thảo”.

Ngoại trưởng Vương Nghị (Trung Quốc), trong cuộc họp báo ngày 12.6.2017 với người đồng cấp Singapore Vivian Balakrishnan, nói rõ rằng Bắc Kinh thậm chí chưa sẵn sàng thảo luận về chất của COC.

“Tôi nghĩ miễn là chúng ta tiếp tục tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, tăng cường hợp tác và loại bỏ sự can thiệp từ bên trong và bên ngoài khu vực, có thể có nhiều sự can thiệp từ bên ngoài và sau khi các bên chuẩn bị cần thiết, chúng ta sẽ có thể giữ vững tham vấn về các văn bản COC vào một thời điểm thích hợp cho đến khi chúng tôi đạt được các quy tắc quan trọng của khu vực.”

Vậy, tại sao Bắc Kinh lại không mặn mà với COC? Bởi thực chất, thái độ cố trì hoãn COC kéo dài trước đó. Bởi lý do, COC sẽ được ràng buộc về mặt pháp lý. Điều này đồng nghĩa, COC dù không có giải quyết triệt để các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, thì nó cũng gián tiếp gây áp lực đóng băng việc xây dựng đảo Trung Quốc, và hữu ích như một cơ chế xây dựng lòng tin để giúp cải thiện lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau để giúp nhau – tạo điều kiện hợp tác. Ngoài ra, COC cũng có thể hoạt động như một cơ chế quản lý và ngăn chặn khủng hoảng trong khu vực, với các quy định ngăn ngừa và quản lý sự cố trên Biển, làm Biển Đông an toàn hơn cho tất cả.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ thích đối phó với các bên tranh chấp để tận dụng lực lượng quân sự và kinh tế. Và chừng nào Trung Quốc còn nhu cầu xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các bãi cạn thì Bắc Kinh càng tìm cách trì hoãn COC để thúc đẩy các dự án xây dựng trên các đảo khai hoang trong khu vực. Đặc biệt, khi trong bản dự thảo COC, Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy lệnh cấm đối với bất kỳ Khu vực nhận dạng phòng không mới nào – điều mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên Biển Đông năm 2013.

Vậy bao giờ COC sẽ trở thành hiện thực?

Asean từ lâu đã biết mong muốn biến COC thành một thỏa thuận quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý. Điều này có nghĩa là 10 chính phủ thành viên Asean và chính phủ Trung Quốc, sau khi ký, sẽ phê chuẩn. Sau khi có hiệu lực, COC sẽ được đăng ký với Ban thư ký Liên hợp quốc. COC sẽ trở thành hiện thực khi và chỉ khi có một ASEAN đủ đoàn kết, và một áp lực đủ mạnh để buộc Bắc Kinh ngồi “ngay ngắn” hơn trong bàn đàm thảo.

Lý do, sau tháng 7.2016, Trung Quốc đã có những động thái tích cực trong thúc đẩy COC, nhưng lý do chính của hành động tích cực này lại xuất phát từ việc tìm kiếm một sự tuân thủ nhất định để tránh làm xói mòn hình ảnh nước lớn, một láng giềng tốt đối với ASEAN, nhất là khi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình đang được “chào hàng” tại khu vực này. Tuy nhiên, phán quyết trọng tài về Biển Đông có lợi cho Manila thời điểm này đã bị bỏ dở, và tiến trình thúc đẩy Trung Quốc nghiêm túc hơn với COC bị gián đoạn. Cụ thể, không lâu sau phán quyết tháng 7.2016, Bắc Kinh tuyên bố chấm dứt một cuộc phong tỏa đánh cá xung quanh bãi cạn tranh chấp, trao quyền ra vào đánh bắt hải sản cho ngư dân Philippines.

Bằng cách quay trở lại bàn đàm phán, Bắc Kinh đang mở rộng một nhánh ô liu cho các nước láng giềng ASEAN. Tuy nhiên, khi nhận được “cành ô liu”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chọn cách từ bỏ phán quyết trọng tài, điều gần như hoàn toàn có lợi cho đất nước này, để đổi lấy sự hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn với Trung Quốc. Quyết định này ngay lập tức được thưởng bằng lợi ích hữu hình khổng lồ về các thỏa thuận thương mại lên tới 13,5 tỷ USD trong chuyến thăm của Duterte tới Trung Quốc vào tháng 10.2016.

Kết quả từ năm 2017-2018-2019, Bắc Kinh liên tục có những động thái xâm phạm trắng trợn chủ quyền trên Biển Đông của các quốc gia ASEAN có liên quan, đặc biệt là Việt Nam với sự kiện Bãi Tư chính gần đây.

Rõ ràng, khi ASEAN còn không đoàn kết, thì Bắc Kinh dễ dàng sử dụng tiềm lực quân sự, kinh tế để xé lẻ nhằm đạt mục đích “đường chín đoạn” của mình.

Tuy nhiên, giả thuyết vẫn còn một quốc gia ASEAN bị “mưu chuộc” bởi Bắc Kinh, thì còn có một yếu tố thứ hai buộc Bắc Kinh ngồi vào bàn đàm phán. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói rõ trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8.2016 rằng, bất kỳ cuộc đàm phán thực sự nào về COC chỉ có thể xảy ra trong trường hợp không có sự xáo trộn bên ngoài , rõ ràng ám chỉ đến các động thái của Mỹ. Như vậy, Bắc Kinh lo ngại rất lớn sự can thiệp của Mỹ vào Biển Đông, và ở hướng tích cực nào đó, với việc chính quyền Washington cứng rắn gần đây thông qua sự kiện Bãi Tư Chính với Bắc Kinh đã cho thấy, Bắc Kinh sẽ buộc phải ngồi vào ghế đàm phán COC, bất chấp một ASEAN đang chia rẽ.

Nguồn. VNTB