Home Blog Page 1513

Truyền thông Thái Lan kêu gọi bỏ luật kiểm soát thông tin

30 tổ chức truyền thông tại Thái Lan hôm 3 tháng 5 lên tiếng kêu gọi chính phủ Thái bỏ điều luật nhằm thắt chặt kiểm soát thông tin.

Trước đó vài ngày, Ủy ban Đổi mới do chính phủ quân sự Thái chỉ định đã đưa ra một dự luật kiểm soát thông tin khiến nhiều tổ chức nhân quyền phản đối vì cho rằng dự luật này tăng cường quyền kiểm soát và can thiệp đối với hoạt động đưa tin tự do.

Bản tuyên bố của các tổ chức truyền thông Thái viết rằng dự luật được soạn ra để tạo điều kiện cho việc can thiệp chính trị vào truyền thông và hạn chế tự do báo chí.

Chính phủ quân sự Thái lên cầm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 2014. Kể từ đó chính phủ mới của Thái liên tục bị quốc tế chỉ trích vì những hoạt động hạn chế tự do phát biểu và đe dọa tự do báo chí.

Thủ tướng Thái Prayuth Chan-ocha nói chính phủ không có ý định sử dụng luật mới để khiến truyền thông im lặng nhưng những quy định là cần thiết để cải thiện chất lượng truyền thông.

Hoa Kỳ thảo luận với Trung Quốc về các biện pháp cấm vận Bắc Hàn

0

Hoa Kỳ đang thảo luận với Trung Quốc về những biện pháp cấm vận mới sẽ được áp dụng với Bắc Hàn, sau khi nhà cầm quyền Bình Nhưỡng phóng loạt tên lửa đạn đạo, vị phạm những quy định mà Hội Đồng Bảo An LHQ đã đặt ra.

Một viên chức ngoại giao Mỹ làm việc tại New York tiết lộ tin này với báo chí nhưng từ chối đi vào chi tiết, do đó, không biết những điều gì được phía Hoa Kỳ bàn luận với đối tác Trung Quốc, cũng như không rõ những điểm nào được Bắc Kinh đồng ý với Washington.

Thứ Sáu tuần trước khi trình bày vấn đề trước phiên nhóm đặc biệt của Hội Đồng Bảo An, Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi tất cả các nước thành viên phải có biện pháp đối với Bắc Hàn, để buộc Bình Nhưỡng ngưng chương trình chế tạo võ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và các hoạt động gây bất ổn cho bán đảo Triều Tiên.

Vài ngày trước khi Ngoại Trưởng Tillerson đưa ra lời kêu gọi này, tin từ Nhà Trắng cho hay Washington đề nghị Hội Đồng Bảo An thông qua một bản nghị quyết mới để lên án Bình Nhưỡng, và một số biện pháp cấm vận mới, trong đó có cả ý kiến không cho hãng hàng không Bắc Hàn hoạt động ở nước ngoài, và cấm ngân hàng nước ngoài giao dịch với Bình Nhưỡng.

Vẫn theo các viên chức Nhà Trắng, những biện pháp này được nói tới với mục đích ngân chận, không cho Bắc Hàn có ngoại tệ, nhưng sẽ gây khó khăn cho một số ngân hàng của Trung Quốc hiện đang giao dịch với Bình Nhưỡng.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Minh Thúy được trả tự do

RFA

Theo tin từ giới tranh đấu trong nước, tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Minh Thúy đã được trả tự do khỏi nhà tù số 5 Thanh Hóa vào sáng ngày 5/5/2017.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy là một cộng sự của ông Nguyễn Hữu Vinh, người phụ trách trang web AnhBaSam chuyên điểm tin, thu hút rất nhiều độc giả trong và ngoài nước quan tâm đến tình hình Việt Nam.

Cả hai người bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ công an bắt khẩn cấp vào ngày 5/5/2014 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”, theo điều 258 Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 23/3/2016, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù giam, bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù giam.

Đến ngày 23/3/2016, tòa sơ thẩm Tòa Án Nhân Dân Hà Nội quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm; tức ông Nguyễn Hữu Vinh bị y án 5 năm tù giam, và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù giam.

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, nhiều tổ chức bênh vực nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối các bản án này, chỉ trích Việt Nam vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia.

Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016. AFP photo

Riêng trường hợp bà Nguyễn Thị Minh Thúy, các tổ chức tranh đấu cho quyền của phụ nữ trên thế giới đã nhiều lần kêu gọi Hà Nội trả tự do cho bà cũng như các phụ nữ tranh đấu tại Việt Nam.

Nói với Đài Á Châu Tự Do nhân kỷ niệm Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 vừa qua, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch cho rằng:

“Các nhà hoạt động nữ ở Việt Nam rất dũng cảm. Họ đang phải đối mặt với những đe dọa, hành hung từ lực lượng công an mặc sắc phục và thường phục, bao gồm cả những nhóm côn đồ tấn công họ, đánh đập họ. Những nhà hoạt động nữ dù dũng cảm không kém những đồng nghiệp nam của mình nhưng họ lại dễ bị tổn thương hơn khi đối mặt với những đe dọa truy bức từ chính quyền.”

Cũng theo ông Phil Robertson thì: “Họ là những người đóng vai trò người đi đầu. Cho nên theo tôi đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận vai trò quan trọng của họ không kém các đồng nghiệp nam trong việc đấu tranh thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.”

Được biết, ngoài trang BaSam, bà Nguyễn Thị Minh Thúy còn cùng với ông Nguyễn Hữu Vinh phụ trách các trang Dân Quyền và Chép Sử Việt.

HÃY NGHE GIA ĐÌNH ANH NGUYỄN HỮU TẤN TỐ CÁO CỘNG SẢN.

 

 

 

 

 

Lê Công Định
video của Luong Thanh.

Xin xem video clip người nhà anh Nguyễn Hữu Tấn lên tiếng sau cái chết oan của anh trong đồn Công an Vĩnh Long. Trong khi đó nhà cầm quyền giải thích ngược lại rằng gia đình anh Tấn đã được xem băng ghi hình anh tự cắt cổ trong đồn công an và đồng ý nguyên nhân cái chết.
Tóm tắt vụ anh Nguyễn Hữu Tấn
Anh Nguyễn Hữu Tấn, sinh năm 1979 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Việt Nam). Gia đình anh là tín đồ PGHH, cha anh là cư sỹ tu học theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Anh đang mưu sinh bằng việc bán các món thức ăn chay.
Vào khoảng 17 giờ ngày 2/5/2017, công an thị xã Bình Minh và công an tỉnh Vĩnh Long đã đưa khoảng 200 người bắt anh Nguyễn Hữu Tấn và khám xét nhà. Lý do là công an nghi ngờ anh có hành vi “lật đổ chế độ và tuyên truyền chống nhà nước” qua việc làm cờ Vàng (của chế độ VNCH, trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam).
Đến 11 giờ ngày 3/5/2017, gia đình anh Tấn đến công an tỉnh Vĩnh Long hỏi thăm về anh, công an cho biết anh Tấn đã chết vì tự sát (dùng dao cắt cổ). Đến 18 giờ cùng ngày, công an chở xác anh Tấn về giao cho gia đình anh.
Gia đình anh Tấn cho biết, có thấy vết may trên cổ anh Tấn, gần như vết cắt đứt lìa, đầu có những nơi bị mềm ra.
Gia đình anh rất bàng hoàng về cái chết bất ngờ của anh, những người hàng xóm đau xót khi nghe tin anh qua đời, họ nói rằng: anh Tấn là người hiền lành, có hiếu với Cha Mẹ và chăm sóc cho gia đình nhỏ của anh rất chu đáo, mặc dù anh không giàu có chỉ là một người bán hàng rong.
Gia đình anh cho biết, muốn nhờ cộng đồng người Việt giúp đỡ gia đình tìm lại công lý cho anh Tấn và không còn biết sợ là gì, nếu cả gia đình có chết để đòi công lý cho anh, họ cũng sẵn sàng.
https://www.facebook.com/100011574636415/videos/368446793551139/?pnref=story

MỘT CÁI CHẾT BẤT THƯỜNG TẠI VĨNH LONG!

 

Lê Nguyễn Hương Trà

Trưa ngày 2.5, anh Nguyễn Hữu Tấn (1979) một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ngụ tại Tổ 7 Khóm 2 Phường Thành Phước, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh (Vĩnh Long), bị Công an Thành Phước bắt giữ sau khi tiến hành khám xét nhà và tìm thấy một tấm vải màu vàng + cọng dây màu đỏ trong hộp nước yến và một cái gối để gác chân màu vàng. Tấn được đưa về trụ sở với nghi ngờ phát tán tài liệu chống chính quyền và lưu giữ cờ VNCH.

Trước đó, tại khu vực phường Thành Phước xuất hiện nhiều truyền đơn và cờ vàng 3 sọc, Công an nghi ngờ Nguyễn Hữu Tấn đứng sau vụ này!

Khoảng 17:00 ngày 3.5, gia đình được thông báo Tấn tự cắt cổ chết, lên nhận xác về chôn cất. Quan sát bên ngoài cho thấy, thi thể Tấn bị nhiều vết thương một bên đầu và vết cắt sâu 2/3 cổ họng.

Nguyễn Hữu Tấn được dân địa phương đánh giá là người hiền lành. Anh tu tại gia, ăn chay trường, không tiền án tiền sự. Tấn và vợ có một con trai nhỏ, mưu sinh bằng xe bán hủ tíu chay.
—-

Theo đại tá Phạm Văn Ngân, Phó giám đốc CA Vĩnh Long, toàn bộ quá trình Tấn dùng dao tự sát đều được camera ghi lại. Cơ quan công an đã cho gia đình Tấn xem toàn bộ dữ liệu camera và chứng kiến công tác khám nghiệm tại hiện trường.

Tuy nhiên, chiều nay 4.5, phía gia đình Tấn và các đồng đạo PGHH đã bác bỏ việc này. Ba anh Tấn là ông Nguyễn Hữu Quang cho hay, có được cơ quan CA cho xem 1 bản video, nhưng rất khó xem và không thấy gì cả. Ông bảo, mọi việc không ổn, từ vấn đề là làm sao tự cắt cổ dài như vậy. Và quan trọng là một bên đầu Tấn vết thương bầm và mềm như trái chuối!
—-

Cập nhật tin từ Vĩnh Long tối 4.5: Gia đình Nguyễn Hữu Tấn đã quyết định để thi hài anh lại nhiều ngày nữa để làm rõ cái chết, chứ không hỏa táng sớm như dự kiến. Ngoài ra, Hội đồng Liên Tôn sẽ làm đơn gửi Liên Hiệp Quốc báo cáo về cái chết của Tấn!

 

https://www.facebook.com/cogaidolongvn/videos/10207504439523827/

Bình Nhưỡng và Bắc Kinh khẩu chiến trên truyền thông

0

mediaNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về hồ sơ Bắc Triều Tiên ngày 28/04/2017.REUTERS/Stephanie Keith

Hôm qua, 03/05/2017, truyền thông Bắc Triều Tiên bất ngờ lên án mạnh mẽ Trung Quốc, đồng minh chính và quốc gia hỗ trợ lớn của Bắc Triều Tiên. Báo chí Trung Quốc hôm nay đáp trả với những lời lẽ gay gắt.

Trong một bài bình luận đăng trên KCNA chiều tối hôm qua, tác giả có bút danh “Kim Chol”lên án “những lời phê phán vô trách nhiệm” của Bắc Kinh, đồng thời khẳng định không có gì làm cho Bình Nhưỡng lay chuyển về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ hy sinh chương trình hạt nhân để đổi lấy tình hữu nghị của Trung Quốc. Chương trình phát triển vũ khí cũng không kém phần quý giá như chính “mạng sống” của đất nước này.

Bài viết còn cho rằng lẽ ra Bắc Kinh phải cảm ơn Bình Nhưỡng đã giữ vai trò vùng đệm cho Trung Quốc và Hoa Kỳ kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh Trung Quốc.

Cuối cùng, tác giả bài viết cảnh báo Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, nếu vẫn tiếp tục thách thức sự kiên nhẫn của Bắc Triều Tiên.

Trước những lời lẽ quá khích, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, hôm nay đã phản hồi rằng bài bình luận trên KCNA chẳng khác gì một bài viết “cực kỳ hung hăng chứa đầy thiên kiến chủ nghĩa dân tộc“. Báo Trung Quốc còn đánh giá Bắc Triều Tiên bị giam hãm trong “một kiểu lập luận phi lý khi nói về chương trình hạt nhân của nước này”.

Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo:  “Nếu Bình Nhưỡng tiếp tục một vụ thử hạt nhân mới, Trung Quốc sẽ phải làm cho Bắc Triều Tiên thấy nước này sẽ có phản ứng ra sao”.

Từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng, Mỹ không tuần tra Biển Đông

0

media

Nhật báo New York Times ngày 02/05/2017, trích lời một số quan chức bộ Quốc Phòng, nhận định kể từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống, chưa có bất kỳ chuyến tuần tra nào được tiến hành trong khu vực 12 hải lý xung quanh một số các đảo có tranh chấp tại Biển Đông.

Cách đây 6 tuần, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đề nghị tiến hành tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough, Lầu Năm Góc đã từ chối và đề nghị không được chuyển đến văn phòng của tổng thống Donald Trump.

Vẫn theo New York Times, dường như cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đã làm thay đổi những quan điểm trước đây của chính quyền Trump về Trung Quốc. Khi còn vận động tranh cử, ông Donald Trump từng cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ và dọa xem xét lại trao đổi mậu dịch với Trung Quốc.

Quyết định không phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông được cho là chiều theo ý Bắc Kinh, tìm sự ủng hộ của chủ tịch Tập Cận Bình trong việc giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên. Từ ba tháng nay, Bình Nhưỡng không ngừng gia tăng các hành động thách thức khi cho tiến hành 6 vụ thử tên lửa kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống. Vì vậy, Washington đã tỏ thái độ hòa hoãn hơn với Bắc Kinh để tìm sự hỗ trợ từ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng.

Dười thời tổng thống Obama, các đề nghị tuần tra của Hải Quân Mỹ trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo có tranh chấp tại Biển Đông vẫn thường xuyên bị từ chối. Chính quyền Obama cũng từng bị đảng Cộng Hòa chỉ trích vì đã tạm ngừng trong vòng hơn 2 năm các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải tại khu vực do e ngại leo thang căng thẳng với Bắc Kinh.

Tháng 10/2015, chính quyền Obama đã điều khu trục hạm Lassen trang bị tên lửa dẫn đường đến gần bãi đá Xu Bi (Subi Reef), một trong các hòn đảo có tranh chấp, tại quần đảo Trường Sa. Vào thời kỳ đó, Nhà Trắng đã hạn chế thông tin về chiến dịch này và yêu cầu quan chức bộ Quốc Phòng không phát biểu rộng rãi để tránh gây xung đột với Trung Quốc.

Vụ người chết trong đồn công an: Chính quyền nói gia đình đồng ý ông Tấn tự sát, thân nhân tố cáo công an giết người

0

RFA

Trong lúc dư luận xôn xao về trường hợp ông Nguyễn Hữu Tấn chết khi đang bị công an bắt giữ và điều tra cáo buộc “có hành vi phát tán tài liệu chống phá Nhà nước”, chính quyền tỉnh Vĩnh Long hôm thứ Năm 4/5/2017 đã tổ chức họp báo để trình bày về sự việc.

Tường thuật của báo Thanh Niên, tại cuộc họp báo, phía chính quyền cho biết “nhân lúc cán bộ điều tra ra khỏi phòng lấy nước cho Tấn uống, nghi phạm đã lấy con dao rọc giấy được cất trong cặp riêng của cán bộ điều tra để tự sát”.

Chủ trì cuộc họp báo, các ông Nguyễn Hoàng Học, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Vĩnh Long, ông Phạm Văn Giàu, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Vĩnh Long, nói rằng: “Sau khi có thông tin về cái chết của ông Tấn, nhiều trang mạng đã thông tin không chính xác về vụ việc. Cơ quan chức năng cũng đã xác minh có một số trang mạng ở nước ngoài điện thoại về phỏng vấn gia đình nghi phạm Tấn, và đăng tải nhiều tình tiết không đúng sự thật, có ý đồ kích động”.

Tại buổi họp báo, Phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long, đại tá Phạm Văn Ngân cho biết:

“Tối 2/5/2017, Cơ quan An ninh điều tra đã bắt khẩn cấp nghi phạm Nguyễn Hữu Tấn (38 tuổi, ngụ phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) vì có hành vi phát tán tài liệu chống phá Nhà nước. Khám xét nơi ở của Tấn, công an phát hiện nhiều tài liệu, chứng cứ có liên quan nên đã tiến hành đưa Tấn về tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long.

Đến sáng 3/5, các cán bộ điều tra đến làm việc với Tấn, trong phòng có trang bị camera theo dõi. Đến khoảng 10:55 phút, Tấn xin cán bộ điều tra thuốc hút và 1 chai nước uống.

Khi điều tra viên vừa ra ngoài thì nghi phạm Tấn đến cặp của cán bộ điều tra lục lấy ra 1 con dao dùng để rọc giấy rồi tự cắt liên tiếp vào vùng cổ để tự sát. Chỉ trong 3 phút, khi điều tra viên vào thì nghi phạm Tấn đã bị choáng vì mất nhiều máu và tử vong sau đó.”

Phó giám đốc công an tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm là: “Sau khi sự việc xảy ra, Công an tỉnh Vĩnh Long đã mời gia đình Nguyễn Hữu Tấn đến xem lại camera an ninh và chứng kiến toàn bộ quá trình khám nghiệm tử thi. Phía gia đình cũng đã hiểu rõ về cái chết của nghi phạm Tấn là do tự sát, chứ không có tác động gì khác.”

NguyenHuuTan-400.jpg
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn để quan tài nạn nhân trước nhà, tố cáo công an giết người khi điều tra phản động. Hình trích từ video clip

Tuy nhiên, thông tin từ phía gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn thì hoàn toàn khác biệt với thông báo của công an Vĩnh Long.

Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn cũng công khai tố cáo trước dư luận là ông Tấn đã bị cán bộ điều tra sát hại chỉ vì một mảnh vải màu vàng mà phía công an cho là cờ Việt Nam Cộng Hòa.

Trong một video clip được đăng tải trên các trang mạng xã hội, gia đình ông Tấn để quan tài người chết trước nhà, trước sự chứng kiến của rất nhiều người, mẹ và em trai của ông Nguyễn Hữu Tấn khẳng định nạn nhân đã chết vì bị công an bức hại chứ không phải tự cắt cổ tự tử.

Ông Nguyễn Hữu Quân, thân phụ của anh Nguyễn Hữu Tấn, vào khuya ngày 3/5 nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bản thân ông không tin con trai ông cắt cổ tự vẫn với lập luận:

“Khoảng 11 giờ trưa ngày hôm sau, trước sau có một bữa một, báo là con tôi cắt cổ tự vẫn, nhưng cắt cổ gì mà cái đầu móp,  cuốn họng cắt hết trơn luôn vòng ra phía sau chỉ còn có một chút. Nếu nó tự vận thì đâu có lụng lỗ đầu rời cuốn họng rời ra hở ra chừng năm sáu phân, nằm dưới gạch mà máu văng tung tóe hết trơn tui thấy tui xỉu luôn. Tôi nhờ chính quyền làm rõ vụ này nếu không thì tôi không đồng ý.”

Ông Nguyễn Hữu Tấn chết đi để lại một vợ và một con trai. Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo; còn người cha Nguyễn Hữu Quân là cư sĩ tu học theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Trước khi qua đời, ông Nguyễn Hữu Tấn mưu sinh bằng nghề bán các món ăn chay.

Ân xá Quốc tế tìm cách thúc đẩy đối thoại nhân quyền Việt -Mỹ

mediaLuật sư Nguyễn Văn Đài, Phó giám đốc văn phòng Ân xá Quốc tế Frank Jannuzi và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại Hà Nội hôm 27/2/2013 DR

Ngày 27/02/2013 lần đầu tiên chính phủ Hà Nội cho phép đại diện một tổ chức nhân quyền quốc tế công khai gặp các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Frank Jannuzi, phó chủ tịch tổ chức Ân Xá Quốc tế ( Amnesty International), cùng với hai đại diện của đại sứ quán Mỹ đã gặp luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại một khách sạn ở Hà Nội.

Chuyến đi của ông Jannuzi là nhằm thúc đẩy đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam với Mỹ, cũng như đối thoại về nhân quyền ở Việt Nam qua các kênh khác. RFI Việt ngữ phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài về chuyến đi này của phó chủ tịch Ân xá Quốc tế.

Ls.Nguyễn Văn Đài-Hà Nội 10/03/2013 Nghe

Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt 2017

Lê Công Định

Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt sắp diễn ra, nhưng có vẻ không thuận buồm xuôi gió lần này. Lại thêm chuyến công du dự Hội nghị APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11 năm nay của Tổng thống Donald Trump, người vốn không quan tâm phát triển quan hệ Mỹ-Việt trong tương lai gần.

Hồ sơ nhân quyền của cộng sản ngày một tồi tệ, hết hành hung phụ nữ vô cớ, đến cắt cổ người bất đồng chính kiến, bấy nhiêu đủ để biết cái giá phải trả về thương mại và chính trị quốc tế thế nào.

Liệu mà giải quyết mấy thằng côn đồ chó chết đi, đừng vì mạng súc vật của chúng mà giới ngoại giao phải tìm cách uốn lưỡi nguỵ biện vô ích. Nói ít, hiểu nhiều. Đó là lời nhắn nhủ, không phải của tôi.