Gần đây, cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã chỉ trích Phòng 610, một tổ chức tương tự như Gestapo của Đức Quốc Xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trước đây, do Ủy ban Chính trị Pháp luật và ông Giang Trạch Dân dựng lên vào ngày 10/6/1999 và trực tiếp điều hành.
Theo một báo cáo phản hồi cho biết, những nhà điều tra nội bộ của chính quyền Trung Quốc gần đây đã chỉ trích Phòng 610 vì “có sự lệch lạc trong việc học tập và thực hiện đầy đủ tinh thần thượng tôn pháp luật” – câu này của Đảng Cộng sản Trung Quốc có ý ám chỉ cơ quan này thực hiện hành vi bất hợp pháp, không tuân thủ lời kêu gọi của lãnh đạo Tập Cận Bình về quản lý trong sạch và thiếu tính “nhạy cảm chính trị”.
Phản hồi chính thức này là động thái mới nhất mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực hiện đối với Phòng 610, có thể dẫn đến kết quả cuối cùng là khiến cơ quan này giải thể. Trong vài năm qua, Phòng 610 là mục tiêu của nhiều cuộc điều tra và các biến động chính trị, điều mà không ai tưởng tượng được dưới thời khi mà cơ quan này có quyền lực không bị kiểm soát do nhận được sự ưu ái từ cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân.
Phòng 610 hay còn gọi là Hệ thống 610 hoặc “Tổ Phòng chống và Xử lý Tôn giáo X”, được thiết kế ra với mục đích chủ yếu là để tiêu diệt Pháp Luân Công – một môn khí công tu Phật từng phát triển rất mạnh ở Trung Quốc trước tháng 7/1999.
Hợp tác với công an Trung Quốc, đặc vụ của Phòng 610 đột nhập vào nhà những người tu Pháp Luân Công để lục soát và bắt người. Thẩm phán sẽ kết án những người tập thiền ôn hòa này dựa vào lời khai của một đặc vụ Phòng 610. Tại các cơ sở giam giữ, chính những đặc vụ này sẽ giám sát việc chuyển hóa tư tưởng của những người tập Pháp Luân Công – một quá trình đầy bạo lực đã giết chết ít nhất hàng ngàn người, theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ.
Những người công khai phản đối tổ chức bí mật ngoài vòng pháp luật này đã bị trừng phạt dã man. Luật sư nhân quyền nổi tiếng Cao Trí Thịnh đã gọi Phòng 610 là một “tổ chức giống như Gestapo” và miêu tả chi tiết những tội ác của nó trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vào tháng 5/2005. Ông đã phải đối mặt với sự quấy rối dữ dội ngay sau khi thư được gửi và cuối cùng đã bị bắt, giam giữ và tra tấn ba lần.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh từng nói Phòng 610 là “tổ chức xã hội đen có lực lượng của chính quyền”.
Ngày càng có nhiều chứng cớ cho thấy Phòng 610 đang gặp rắc rối được lan truyền khắp Trung Quốc thông qua những phản hồi đưa ra gần đây nhưng đòi hỏi phải được phân tích cẩn thận.
Từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo Đảng, Phòng 610 phải đối mặt với nhiều trở ngại. Trong năm 2013, Giám đốc Phòng 610 Lý Đông Sinh đã trở thành mục tiêu trong chiến dịch “đả hổ”. Kể từ đó, lãnh đạo của tổ chức này đã thay đổi một cách thất thường. Vào tháng Bảy năm nay, cơ quan chống tham nhũng của Đảng đã chính thức công bố điều tra về Phòng 610 mà không cần nêu tên giám đốc của tổ chức này, đặt nghi vấn sâu hơn về lãnh đạo của nó.
Từ lúc ông Lý Đông Sinh “ngã ngựa”, vị trí chủ nhiệm Phòng 610 này trong 3 năm (2013 – 2015) đã thay đến 2 lần là việc chưa hề có tiền lệ.
Ông Hoạnh Hà (Heng He), một nhà phân tích chính trị Trung Quốc độc lập cho biết “hầu hết những lời chỉ trích Phòng 610 không khác nhau mấy so với các cơ quan nhà nước và các tổ chức đang bị điều tra”. “Tuy nhiên, ít nhất có một câu không bình thường: có sự lệch lạc trong việc học tập và thực hiện đầy đủ tinh thần thượng tôn pháp luật”.
Ngoài ra, ông này còn cho biết cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đang để mắt đến các đặc quyền ngoài vòng pháp luật mà Phòng 610 được hưởng ngay từ khi mới thành lập – ngay cả trong nhiệm kỳ của cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào, người kế nhiệm ông Giang Trạch Dân.
Ông Hoạnh Hà nói: “Việc tước đi quyền lợi và công khai phê bình Phòng 610 đã gửi đi một tín hiệu” rằng chính sách đàn áp Pháp Luân Công “có thể thay đổi trong tương lai”.
Một nhận định khác của nhà bình luận Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao) cho rằng “ông Tập Cận Bình đang trong quá trình giải quyết vấn đề Pháp Luân Công“. “Đây là loạt đạn mở đầu”.
Về nhận xét mới đối với Phòng 610, ông Lý cho biết nó có ý nói rằng các quan chức của phòng này đáng lẽ đã phải nhìn ra được sự thay đổi của ông Tập Cận Bình về vấn đề Pháp Luân Công trong những năm qua.
Theo Minghui.org, trung tâm thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công, một năm sau khi nhận chức, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố đóng cửa các trại lao động – nơi các học viên Pháp Luân Công chiếm từ 40 – 50% số lượng tại bất kỳ thời điểm nào sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Việc cải cách pháp lý vào tháng 5/2015 đã vô tình cho phép các học viên gửi đơn khiếu nại hình sự chống lại cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Đầu năm nay, ông Tập còn ủng hộ cách giải quyết nhẹ nhàng hơn khi xử lý vấn đề tôn giáo tín ngưỡng ở Trung Quốc: Cơ quan pháp lý và an ninh hàng đầu nước này đã tổ chức một cuộc họp cấp quốc gia, trong đó chủ đề về xét lại những sai lầm lịch sử đã được đem ra thảo luận.
Trong bối cảnh này, việc Phòng 610 tiếp tục tồn tại dường như đã trở thành một thứ lỗi thời và chính cuộc đàn áp đôi khi khiến người ta không lý giải được.
Thomas DuBois, một giáo sư nghiên cứu Trung Quốc hiện đại và tôn giáo tại Đại học Quốc gia Australia nói rằng chính sách của chế độ đối với Pháp Luân Công đã “khiến thanh danh của Trung Quốc bị ảnh hưởng rất lớn”.
Ông nói thêm: “Các nhà quan sát vẫn không chắc chắn được động thái chống lại Pháp Luân Công là nhằm đạt được điều gì”.
Hoàng Vũ
Xem thêm:
“Đấu trường sinh tử” giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình: Con át chủ bài
Theo ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đang bị giới truyền thông và trí thức hiểu lầm về động cơ quyền lực trong chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay.
Ông Tân Tử Lăng (Ảnh: mạng Apollo)
Ông Tân Tử Lăng được biết đến như là nhà phê bình sắc bén không sợ đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của cuốn sách bình luận được đánh giá cao “Mao Trạch Đông, ngàn năm công tội“, là người lên tiếng phản đối cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc. Ông cùng với các học giả và nhà báo khác kêu gọi chính quyền chấm dứt việc kiểm duyệt.
Gần đây, ông Tân đã có buổi phỏng vấn với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) trong một phân đoạn của chương trình về Phiên họp thứ 6 của ĐCSTQ. Mặc dù cuộc phỏng vấn diễn ra trước khi Phiên họp bế mạc, nhưng sự nhận định về các phe phái trong giới chính trị cấp cao vẫn còn khá tương quan. Trí Thức VN chuyển ngữ cuộc phỏng vấn có chỉnh sửa cho ngắn gọn và rõ ràng để quý độc giả tiện theo dõi:
Hỏi: Ông nghĩ gì về Phiên họp thứ 6 của ĐCSTQ?
Ông Tân: Cuộc họp này liên quan đến sự đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ. Ông Tập Cận Bình đang dẫn đầu một nhóm cải cách và họ bị phản đối bởi một nhóm do ông Giang Trạch Dân dẫn dắt.
Phiên họp thứ 6 sẽ mang đến giải pháp chung cho cuộc tranh đấu này và phải có một giải pháp toàn diện dọn đường cho Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 19; nếu không, Đại hội này không thể được tổ chức. Ví dụ như nếu ông Giang vẫn còn được phép can dự vào một số vấn đề thời sự, ông ta có thể chọn 3 thành viên thuộc ban Thường vụ Bộ Chính trị (tương tự như 3 ông Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ được biết đến là đồng minh của ông Giang). Điều đó làm sao có thể chấp nhận được? Trung Quốc rồi sẽ ra sao? Tôi cũng tin rằng ông Tập Cận Bình sẽ giải quyết dứt điểm những vấn đề về tổ chức tại Phiên họp thứ 6.
Hiện nay toàn Đảng cơ bản đã thông qua việc ông Tập Cận Bình đảm nhận vai tròlãnh đạo “hạt nhân”. Nói cách khác, vị thế “cốt lõi” của ông Giang Trạch Dân trong Đảng đang mờ nhạt dần; trước đó ông Giang vẫn còn có sự ảnh hưởng, nhưng bây giờ nhiều cán bộ đã nhận thức rõ ràng hơn về tình hình chung. Gần đây tôi đọc được rằng lãnh đạo của 28 tỉnh đã bị thay thế chỉ trong vòng khoảng 9 tháng. Nếu một cán bộ từ chối thay đổi suy nghĩ và lập trường chính trị của mình thì anh ta sẽ bị thay thế và bị xử lý bởi tổ chức Đảng.
Tôi lạc quan về viễn cảnh tương lai. Vì vậy tôi cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ chiến thắng, những nhà cải cách sẽ chiến thắng và người Trung Quốc sẽ hân hoan. Trung Quốc không thể phát triển mà không có sự thanh lọc các quan chức tham nhũng, những “hổ to”, “hổ vừa”, và “hổ già”.
Và Trung Quốc cũng sẽ không thể có tiến triển trong việc cải cách chính trị và những vấn đề như Thảm sát Thiên An Môn và giải oan cho Pháp Luân Công nếu ông Giang Trạch Dân vẫn còn ở đó. Với dãy “hổ to” ngán đường, không có cách nào giải quyết được các vấn đề này. Các điều kiện và thời điểm phải thích hợp để đi tới một giải pháp toàn diện, và điều gì đó có thể đến trong Phiên họp thứ 6 sẽ gây sốc cho nhân dân và trong Đảng.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng ông Tập Cận Bình sẽ giải quyết vấn đề Thiên An Môn và Pháp Luân Công khi trở thành lãnh đạo “hạt nhân”?
Ông Tân: Đây không phải là câu hỏi về tính khả thi; Ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ giải quyết những vấn đề này. Những người tập Pháp Luân Công có thể và đã nộp đơn khiếu nại hình sự ông Giang Trạch Dân lên Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Tối cao… Các cơ quan tư pháp này đã chấp nhận đơn khiếu nại. Vấn đề Pháp Luân Công và Thiên An Môn phải được giải quyết. Ông Tập Cận Bình không thể mang gánh nặng này tiến về phía trước được; ông ta hiểu rõ vấn đề này như lòng bàn tay.
Hỏi: Những luật sư nhân quyền đã bị bắt, những người khiếu kiện bị đàn áp, tự do ngôn luận bị hạn chế và nhiều người bị truy tố vì các nhận xét trên mạng internet. Những việc này lẽ nào có thể xảy ra nếu ông Tập Cận Bình không đồng ý?
Ông Tân: Để tôi làm rõ chỗ này. Hiện nay đang có 2 trung tâm quyền lực trong ĐCSTQ. Và ông Tập Cận Bình không có toàn quyền trước Phiên họp thứ 6. Lấy bộ máy chính trị và pháp lý làm ví dụ. Theo lý thuyết, sau khi ông Chu Vĩnh Khang bị thanh lý, ông Tập đã có thể lấy lại quyền kiểm soát bộ máy. Nhưng trên thực tế, định hướng của bộ máy có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều cách; nhiều quan chức vô tình hay cố ý vẫn đang thực hiện các chính sách của ông Chu Vĩnh Khang.
Gần đây có một người đàn ông tên là Vương Trị Văn (cựu liên lạc viên của Pháp Luân Công tại Bắc Kinh), người bị cấm rời khỏi Trung Quốc tại Quảng Châu. Chắc chắn một điều là ông Tập Cận Bình không đứng đằng sau việc này. Bởi vì người ngăn cản ông Vương vẫn còn một số quyền lực.
Ngày nay, người dân thường đổ lỗi cho ai mỗi khi họ không hài lòng về điều gì đó? Họ đổ lỗi cho người đứng đầu và nói rằng đó là do ông Tập Cận Bình làm thậm chí cả khi ông này không biết gì. Tình huống này xuất phát từ sự phỉ báng và cái gọi là bôi nhọ giới chức cấp cao.
Những “hổ già” và “hổ to” thuộc tàn dư phe Giang phải đối mặt với sự thanh trừng. Vì thế họ nghĩ: Nếu tôi là người phải ra đi, thì tôi sẽ kéo ông xuống theo. Họ sẽ cố phá hoại ông Tập và hủy hoại uy tín chính trị của ông này. Nhưng ông Tập không phải là người đứng sau nhiều sự cố; việc đóng cửa Viêm Hoàng Xuân Thu (nhà xuất bản cải cách được điều hành chủ yếu bởi các cán bộ cao tuổi trong Đảng) là tác phẩm của ông Lưu Vân Sơn (trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương).
Hiện nay ông Tập Cận Bình không thể từ bỏ kế hoạch của ông tại Phiên họp thứ 6 hoặc những mục tiêu tổng thể để xử lý những vấn đề cụ thể do phái Giang gây ra. Là một lãnh đạo cấp cao nhất, ông Tập cần xử lý tất cả những vấn đề này một cách triệt để về cả chiến lược, định hướng và chính sách. Ông ta cần tất cả cán bộ thực thi các chính sách của Trung ương Đảng; bắt một lãnh đạo hàng đầu khắc phục tất cả những vấn đề gây ra bởi những cán bộ không tuân thủ là điều không thể.
Trong bối cảnh nhiều người, bao gồm truyền thông và giới trí thức, hiểu lầm về ông Tập Cận Bình. Họ nhìn thấy sự kiểm duyệt trên truyền thông ngày một tăng lên và nhiều người bị bắt, nhưng nếu ông Tập không biết nhiều việc như vậy cho tới lúc nó diễn ra thì ông ta phải làm gì?
Hỏi: Ông Tập Cận Bình có biết danh tiếng và uy tín của ông bị tổn hại khi những việc như vậy xảy ra không?
Ông Tân: Dĩ nhiên là ông ta biết. Và đó là động lực để Tập giải quyết tất cả mọi vấn đề một lần dứt điểm vào Phiên họp thứ 6. Nếu ông ta không làm gì cả, thì cuối cùng ông sẽ đối mặt với chuyện các quan chức Trung Quốc kéo lê đôi chân của họ hoặc thậm chí biểu hiện chống đối lại những gì ông ấy muốn. Nhiều quan chức có thể nghĩ: Ông không cho tôi tham nhũng, cũng được thôi. Tôi sẽ không làm gì hết và khiến toàn bộ máy hành chính nhà nước bị đình trệ. Sau đó người ta sẽ đổ thừa là do ông Tập làm.
Vấn đề tổ chức có thể được giải quyết bằng cách bổ nhiệm cán bộ mới và giáng đòn mạnh vào các tảng băng cứng tại Đại hội 19. Ông Giang Trạch Dân đã xây dựng mạng lưới phe phái trong Đảng trong hơn 2 thập kỷ và chân rết của ông đã cắm sâu và dày đặc. Thật không dễ giải quyết nhưng ông Tập sẽ không thể thúc đẩy việc thông qua các chính sách của mình mà không sửa chữa lại vấn đề này. Nếu không thì việc mệnh lệnh ban ra không rời khỏi được Trung Nam Hải sẽ vẫn tiếp diễn.
Hỏi: Trong nhiều tháng, có nhiều sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao các tỉnh. Ông có tin rằng ông Tập là người chịu trách nhiệm của sự xáo trộn này?
Ông Tân: Chắc chắn. Hiện nay, nhiều quan chức cấp tỉnh là do ông Tập bổ nhiệm. Sự thay đổi nhân sự này nhằm ngăn chặn một cuộc đảo chính sẽ diễn ra trong Phiên họp thứ 6 và Đại hội 19. Đó cũng là nguyên nhân cho sự xáo trộn nhân sự lãnh đạo hàng đầu của 18 tỉnh trong 9 tháng.
Hỏi: Sau khi cải cách quân đội, ông Tập có hoàn toàn kiểm soát được quân đội không?
Ông Tân: Có thể nói là vậy. Sự cải cách quân đội là một hoạt động lớn; thật lòng mà nói thì ngay cả Mao Trạch Đông cũng không dám làm và Đặng Tiểu Bình cũng vậy. Những gì Tập làm là chưa hề có nhưng rồi lần nữa, ông bị buộc phải làm vậy. 2 ông Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu điều khiển ông Hồ Cẩm Đào trong một thập kỷ; mọi người trong quân đội đều trung thành với họ. Nếu vấn đề này không được giải quyết tại cấp độ cơ bản, thì không thể lấy lại quyền kiểm soát quân đội.
Sự thật thì ông Tập bị buộc phải vật lộn để lấy lại quyền kiểm soát quân đội và cuộc đấu tranh tiếp tục leo thang. Gần đây, có nhiều sự thay đổi nhân sự trong quân đội để quét sạch tàn dư của 2 ông Quách và Từ. Vì sao cần làm như vậy? Bởi vì nhiều cấp dưới của 2 ông này vẫn còn đó và không rõ họ đứng về phe ai. Tuy nhiên, tình hình chung đã được giải quyết và ông Tập đã kiểm soát vững chắc quân đội. Không kiểm soát được quân đội, không có cách nào để ông Tập phản công trong tình huống gay go sắp tới. Vì vậy cũng hợp lý khi ông ta bắt đầu cải cách quân đội và thanh trừng ông Quách Bá Hùng và ông Từ Tài Hậu.
Bước ngoặt khiến cuộc vận động của sinh viên năm 1989 biến thành một cuộc vận động toàn dân trên quy mô lớn, có một phần nguyên nhân quan trọng, liên quan đến việc cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân chủ trì trấn áp tạp chí “Kinh tế Thế giới” tại Thượng Hải. Ngay trước sự kiện Lục Tứ, ông Giang đã giam lỏng Ủy viên trưởng Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc là ông Vạn Lý tại Thượng Hải để ép ông này đồng ý tiến hành thiết quân luật. Tư liệu giải mật của Nhà Trắng cho biết, trong thời gian sự kiện Lục Tứ, ông Giang Trạch Dân đã trực tiếp có mặt tại Bắc Kinh để tiến hành trấn áp.
Vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989
Ông Giang Trạch Dân ở Bắc Kinh vào ngày 4/6/1989
Tháng 6/2014, tờ “Next Magazine” (Hồng Kông) đã tìm thấy trong các tư liệu mật mới được tiết lộ của Nhà Trắng một tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải mà Washington có được thông qua một người đưa tin. Tài liệu này cho biết trong thời gian sự kiện Lục Tứ, ông Giang Trạch Dân đã trực tiếp có mặt tại Bắc Kinh để tham gia thảo luận và ra quyết sách.
Sự kiện Lục Tứ diễn ra trong thời gian Tổng thổng George Bush (cha) tại nhiệm. Theo luật pháp Mỹ, các tài liệu của Nhà Trắng có thể được phép giải mật trong thời gian từ 5 đến 12 năm trừ khi có liên quan đến bí mật an ninh quốc gia.
Tờ “Next Magazine” đã tìm được hơn 2.000 tài liệu các loại, tuy nhiên xung quanh sự kiện Lục Tứ, nhiều tài liệu vẫn chưa được Nhà Trắng giải mật với lý do có liên quan đến an ninh quốc gia.
Theo tư liệu tìm được, trước khi diễn ra sự kiện, Washington đã nắm được thông tin rằng ông Giang Trạch Dân sẽ là người kế nhiệm chức vụ tổng bí thư. Năm 1989, ông Giang đang là Bí thư thành phố Thượng Hải. Khi phong trào dân vận năm đó lan đến Thượng Hải, quần chúng đều nhắm vào chỉ trích ông Giang. Nguyên nhân chính vì ông này đã thanh trừng tờ “Kinh tế Thế giới” do có đăng bài tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang. Đây là một tờ báo thuộc phe cải cách.
Ngày 26/5, Tổng lãnh sự Mỹ tại Hồng Kông, Ma Cao là ông Anderson đã báo cáo về Washington rằng thông qua một doanh nhân người Hồng Kông có quan hệ mật thiết với gia đình ông Giang cho biết, ông này sẽ thay thế ông Triệu Tử Dương để làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Sau sự kiện Lục Tứ, phía Mỹ nhận được thông tin rằng việc thiết quân luật đã được thực hiện từ sớm vào ngày 20/5. Một tài liệu khác tiết lộ, khoảng 1 tuần trước sự kiện, ông Giang Trạch Dân đã gặp Thủ tướng Lý Bằng và Chủ tịch nước Dương Thượng Côn ở Bắc Kinh để thảo luận tình hình.
Thanh trừng báo chí làm phong trào sinh viên thăng cấp
Ngày 15/4/1989 khi ông Hồ Diệu Bang bị bệnh tim qua đời, tờ “Kinh tế Thế giới” cùng hợp tác với tờ “Tân Quan Sát” đã lập tức mở “Hội thảo tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang”, dự định sẽ đăng kỷ yếu của hội thảo lên báo. Tin tức này đến ngày 17/4 được truyền thông Hồng Kông tiết lộ. Đến ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Thượng Hải là bà Trần Chí Lập biết được.
Bà này ngay lập tức thông báo cho Bí thư Thượng Hải lúc đó là ông Giang Trạch Dân và Phó Bí thư Tăng Khánh Hồng. Ngày hôm sau, ông Tăng Khánh Hồng và bà Trần Chí Lập tìm Tổng biên tập của tờ “Kinh tế Thế giới” là ông Khâm Bản Lập để “nói chuyện”.
Ngày 22/4, lễ truy điệu ông Hồ Diệu Bang diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân. Nghi lễ được chủ trì bởi Chủ tịch nước Dương Thượng Côn. Hầu hết các quan chức cấp cao của Trung Quốc đều đến tham dự. Ông Giang Trạch Dân một mặt tìm cách phản đối việc thực hiện tưởng niệm tại Thượng Hải, một mặt lại gửi vòng hoa đến viếng.
Ngày 26/4, tờ “Nhân Dân Nhật Báo” đăng bài xã luận với tiêu đề “cần thể hiện thái độ rõ ràng chống phản loạn”. Ông Giang cho rằng đây là tín hiệu chuẩn, nhanh chóng thực hiện một buổi họp khẩn cấp kéo dài đến 1 giờ sáng. Sau đó, ông này đã cho tập hợp 14.000 đảng viên và tuyên bố đình chỉ chức vụ Tổng biên tập tờ “Kinh tế Thế giới” của ông Khâm Bản Lập, đồng thời ra quyết định thanh trừng đối với tờ báo này.
Sự việc nhanh chóng bị phản đối bởi truyền thông Thượng Hải cũng như toàn quốc. Ngày hôm sau, tại Thượng Hải đã diễn ra cuộc diễu hành quy mô lớn. Quần chúng yêu cầu phục hồi chức vụ cho ông Khâm Bản Lập và quyền tự do treo cờ và biển hiệu. Nhiều thành viên nổi tiếng của Hội Nhà văn Thượng Hải đã tham gia cuộc diễu hành. Nhiều người nổi tiếng và trí thức khác của Bắc Kinh cũng gọi điện cho ông Giang Trạch Dân yêu cầu thu hồi quyết định đối với ông Khâm Bản Lập và tờ “Kinh tế Thế giới”.
Khoảng 8.000 sinh viên ở trước Tòa thị chính Thượng Hải và Bến cảng Thượng Hải hô các khẩu hiệu. Cuộc kháng nghị này đã trở thành cuộc vận động sinh viên lớn nhất tại Thượng Hải. Rất nhiều người đã chỉ trích ông Giang Trạch Dân kích động và gây ra cuộc kháng nghị này. Trên thực tế, không chỉ làm dấy lên “cuộc diễu hành lớn nhất tại Thượng Hải“, nó cũng làm dấy lên nhiều cuộc diễu hành khác tại Bắc Kinh.
Theo cuốn “Sự thật về Giang Trạch Dân”, ngày 30/4 ông Triệu Tử Dương sau khi đi thăm Triều Tiên trở về, cùng đêm đó ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng cũng lên Bắc Kinh để báo cáo tình hình. Ông Triệu đã vô cùng thất vọng với cách xử lý vấn đề của ông Giang, biến chuyện nhỏ thành biểu tình trên diện rộng.
Sau đó, 600 người, chủ yếu là sinh viên của Đại học Bắc Kinh đã tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn làm truyền thông các nước đặc biệt chú ý và liên tục nhắc lại việc Bí thư Thượng Hải Giang Trạch Dân đã hành xử bất chấp pháp luật. Ở Thượng Hải, khoảng 4000 sinh viên đã tụ tập trước cửa Ủy ban Thành phố để yêu cầu Bí thư Giang phải có lời giải thích nhưng ông này không hề lộ diện. Sự việc càng làm các sinh viên vô cùng bất mãn.
Trong buổi họp của Bộ Chính trị Trung Quốc vào khoảng giữa tháng Năm, tranh đấu trong nội bộ ĐCSTQ bắt đầu tăng nhiệt. Ông Triệu Tử Dương cho rằng sự việc ở tờ “Kinh tế Thế giới” là sự thất trách của Thành ủy Thượng Hải, cần phải xử lý Bí thư Thượng Hải. Ông Triệu công khai chỉ ra rằng hai nguyên lão Trần Vân và Lý Tiên Niệm đã ủng hộ ông Giang Trạch Dân, làm những người này vô cùng tức giận.
Sau khi buổi họp đổ vỡ, ông Triệu Tử Dương tự mình đến quảng trường Thiên An Môn vào 4 giờ sáng ngày 19/5 để gặp các sinh viên đang tuyệt thực.
Video: Triệu Tử Dương phát biểu với sinh viên tại Thiên An Môn trước sự kiện “Lục Tứ”
10 giờ tối ngày 19/5, Thủ tướng Lý Bằng đã có bài diễn thuyết thể hiện lập trường của Trung ương rằng sẽ “có các biện pháp cứng rắn để chống phản loạn“. Hai tiếng sau vào lúc nửa đêm, tại quảng trường Thiên An Môn, một loa lớn được sử dụng để công bố việc thiết quân luật.
Ông Giang Trạch Dân giam lỏng ông Vạn Lý ở Thượng Hải 6 ngày
2 giờ sáng ngày 20/5, không lâu sau khi ông Lý Bằng phát biểu, ông Giang Trạch Dân đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với quyết định của Trung ương thông qua một bức điện. Trong bản tiếng Anh của quyển “Tiểu sử Giang Trạch Dân” có ghi rằng “từ sớm vào ngày 20/5, các nguyên lão của ĐCSTQ đã sớm quyết định rằng Giang Trạch Dân sẽ là Tổng Bí thư mới của ĐCSTQ”.
Ngay sau đó, ông Giang Trạch Dân được ông Đặng Tiểu Bình triệu lên Bắc Kinh. Ông Đặng Tiểu Bình khen ông Giang xử lý tờ “Kinh tế Thế giới” rất tốt và giao thêm một nhiệm vụ khác cho ông Giang. Ông Đặng yêu cầu ông Giang cản đường của Ủy viên trưởng Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc Vạn Lý đang đi thăm Canada. Kế hoạch là sẽ đưa máy bay của ông Vạn Lý về Thượng Hải thay vì Bắc Kinh và nhiệm vụ của ông Giang là thuyết phục ông Vạn Lý đồng ý với chủ trương cứng rắn.
Lúc đó, 57 vị Ủy viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc đã yêu cầu thảo luận về tính hợp pháp của tuyên bố thiết quân luật của Thủ tướng Lý Bằng. Ông Đặng Tiểu Bình e ngại rằng nếu ông Vạn Lý về được Bắc Kinh chủ trì buổi họp thì phương hướng triển khai hiện tại sẽ không thực hiện được.
Ông Đặng Tiểu Bình cũng gợi ý cho ông Giang rằng đây là một cuộc khảo nghiệm, nếu nhiệm vụ được hoàn thành tốt thì sự nghiệp chính trị của Giang sẽ có thay đổi lớn.
Ngày 23/5, ông Giang Trạch Dân quay lại Thượng Hải. 3 giờ chiều ngày 25/5, máy bay của ông Vạn Lý đáp xuống sân bay Thượng Hải. Ông Giang Trạch Dân tự thân ra đón và đưa cho Vạn Lý bức thư của viết tay của ông Đặng Tiểu Bình.
Ông Vạn Lý ở Thượng Hải 6 ngày thì cả 6 ngày đều vô cùng thống khổ vì ông Giang Trạch Dân quyết chơi lá bài rằng nếu không ủng hộ ông Đặng Tiểu Bình thì ông Giang nhất định giữ ông Vạn Lý lại Thượng Hải. Đến ngày 27/5, ông Vạn Lý đưa ra một thông điệp công khai rằng ủng hộ việc Trung ương tiến hành thiết quân luật. Như vậy, ông Giang Trạch Dân đã thành công trong việc cắt đi một cánh tay chiến lược của ông Triệu Tử Dương.
Sau sự kiện Lục Tứ, ông Giang Trạch Dân cũng lên nắm quyền chính thức làm Tổng Bí thư ĐCSTQ (đến năm 2002). Chính quyền Trung Quốc sau đó triệt để thi hành các chính sách tìm kiếm các sinh viên và những người tham gia ủng hộ phong trào dân chủ để thanh toán chính trị. Đồng thời, chính quyền cũng sử dụng các tuyên truyền sai sự thật và ngụy tạo chứng cứ để tạo ra sự sợ hãi của nhân dân đối với sự kiện Lục Tứ.
Trong một buổi họp báo tại nước ngoài, khi một nhà báo người Pháp hỏi về việc liệu có hay không việc một sinh viên tham gia biểu tình Lục Tứ đã bị hãm hiếp tập thể ở nhà tù Tứ Xuyên, ông Giang Trạch Dân đã buột miệng nói ra một câu làm cả thế giới kinh ngạc: “Cô ta xứng đáng bị như thế!”
Đến tận ngày nay, các chứng cứ và thông tin về sự kiện Lục Tứ vẫn bị che giấu cẩn mật tại Trung Quốc bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí quyền lực của ông Giang Trạch Dân và nhiều người khác. Rất nhiều nhà phân tích bình luận đã từng cho rằng, ông Giang Trạch Dân chính là người thu lợi nhiều nhất từ sau sự kiện này.
Tự Minh
Xem thêm:
Ghi chép về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6: “Đầu rơi máu chảy” (Phần 1)
Tân Tử Lăng: Tập Cận Bình chắc chắn sẽ giải quyết vấn đề cuộc Thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công
Hôm nay là ngày kỷ niệm 28 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh (4/6/1989 – 4/6/2017). Tại Trung Quốc Đại Lục, việc công khai đàm luận hay tiến hành kỷ niệm tưởng nhớ các nạn nhân đều bị nghiêm cấm gắt gao. Năm ngoái, bà Trần Tiểu Nhã đã công bố bộ sách “Lịch sử phong trào dân chủ năm 1989” tại Đài Loan, trong đó tường thuật chi tiết diễn biến của cuộc thảm sát ngày 4/6/1989.
Ngày 3/6/1989, Liên đoàn Học sinh Sinh viên Hồng Kông chụp ảnh xe tăng của Quân đoàn 38. (Ảnh theo bản thảo cuốn Lịch sử phong trào dân chủ năm 1989 của Trần Tiểu Nhã)
Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là lịch sử giết người, không thể cho rằng, thời gian qua đi thì điều đó sẽ dừng lại. Năm 1989, ĐCSTQ đã thảm sát học sinh sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn và sau đó tìm mọi cách che giấu. Đến năm 1999, ĐCSTQ lại tiếp tục trấn áp những người tập Pháp Luân Công, thậm chí bí mật mổ cướp nội tạng sống từ họ và cho đến nay tội ác này vẫn còn tiếp diễn.
“Lịch sử phong trào dân chủ năm 1989” là một bộ sách tường thuật toàn bộ về phong trào dân chủ 1989. Tác giả Trần Tiểu Nhã, sinh vào tháng 10/1955 tại Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Bà tốt nghiệp Khoa Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hồ Nam, đã từng làm công nhân, cán bộ và phóng viên, biên tập viên báo. Năm 1996, bà công bố bộ sách “Lịch sử phong trào dân chủ năm 1989” tại Đài Loan và đã bị sa thải khỏi Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
ĐCSTQ triệu tập cuộc họp khẩn của giới lãnh đạo cấp cao: Xác định “bạo loạn phản cách mạng”, tiến đến quyết định thanh trừng
Ngày 3/6/1989, lúc 4 giờ chiều, một cuộc họp khẩn đã được triệu tập tại Cần Chính điện ở Trung Nam Hải. Tham gia hội nghị có Dương Thượng Côn, Lý Bằng, Kiều Thạch, Diêu Y Lâm, Trì Hạo Điền, Lý Tích Minh, Chu Y Băng, La Cán, v.v.. Tại đó, ông Đặng Tiểu Bình, Lý Đặng và những người khác đã nhận định Bắc Kinh phát sinh “bạo loạn phản cách mạng”. Trong “Nhật ký Lý Bằng” ngày 3/6 có ghi lại: “Hội nghị nhất trí đồng tình rằng, tình thế hiện tại mười phần cấp bách, ngày hôm nay quân đội và đám đông biểu tình đã xảy ra va chạm trực diện, không thể chờ đợi hay cho họ thêm cơ hội nữa. Hôm nay nếu như chúng ta không kịp thời hành động, ngày mai là Chủ nhật sẽ càng có nhiều người đổ về quảng trường Thiên An Môn, hoạt động thanh trừng sẽ càng khó khăn hơn. Hội nghị quyết định từ tối nay sẽ dàn quân từ các phía của Bắc Kinh, đến đêm sẽ tiến về Thiên An Môn, huy động cả quân đội đang đóng ở ngoại ô tiến vào bao vây tứ phía Thiên An Môn. Sau khi dẫn đạo kiểm soát nhóm người biểu tình, sẽ tiến hành thanh trừng Thiên An Môn.”
Hội nghị quyết định, đến 9 giờ tối ngày 3/6 sẽ bắt đầu “dập tắt bạo loạn phản cách mạng phát sinh ở thủ đô”. Quân đội đến 1 giờ sáng ngày 4/6 sẽ tiến vào quảng trường Thiên An Môn, đến 6 giờ sáng phải hoàn tất toàn bộ nhiệm vụ thanh trừng, quyết không được trì hoãn hay chậm trễ thời gian. Sau khi quân đội tiến quân, không ai được phép cản trở. Trong trường hợp có người cản trở, thì quân đội có thể dùng mọi cách để loại trừ.
Động viên kích động thù hận – Quân đội tiến vào, xe tăng bọc thép san phẳng dòng người
Sau khi quyết định phát lệnh thanh trừng, Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã hạ lệnh khẩn cấp cho quân đội, yêu cầu các đơn vị quân đội lập tức triển khai các phương án hành động. Quân khu ra mệnh lệnh cho Quân đoàn 38 dẫn đầu, quân trưởng Từ Cần Tiên do kháng cự chấp hành mệnh lệnh nên đã bị bắt giữ. Quân đoàn 40 tiếp đó điều động 50 xe tăng và binh lính tiến vào, nhưng đã bị người dân chặn lại ở cửa phía Đông. Hai lữ đoàn thuộc Quân đoàn 15 quân khu không quân Quảng Châu đóng tại phi trường Nam Uyển cũng từ phía đường Nam Uyển tiến vào cổng phía đông Đại lễ đường nhân dân. Sư đoàn 58, 60 thuộc Quân đoàn 20 đóng quân tại quân khu Tế Nam ở Đại Hưng vùng ngoại ô phía nam Bắc Kinh tiến về phía cổng trước. 70 chiếc xe tải quân sự của sư đoàn 115 thuộc Quân đoàn 39 ở Thẩm Dương bị người dân chặn chặn thành một hàng từ cầu vượt Kiến Quốc Môn tới ngoài đường lớn Kiến Quốc Môn.
Cùng lúc đó, trước khi tiến vào Đại lễ đường nhân dân, Quân đoàn 27 đã tổng động viên binh lính trước trận chiến. Lực lượng vũ trang cũng nhận được mệnh lệnh của quân khu Bắc Kinh. 8 giờ tối hôm đó, khi 50 cảnh sát phòng chống bạo động mang mũ bảo hiểm, khiên, dùi cui điện, còn có 1.000 quả lựu đạn hơi cay tới phòng tác chiến của bộ tư lệnh quân khu, có rất nhiều tướng 2 sao, 3 sao cũng tập trung dày đặc tại đây. Bản đồ quân sự lớn gắn đầy các tam giác màu đỏ đánh dấu hướng đi của quân đội từ phía đông, tây, nam, bắc tiến thẳng đến quảng trường Thiên An Môn nơi xảy ra sự kiện tự phát tổ chức của học sinh, sinh viên và công nhân. Chính ủy quân khu đích thân ra tổng động viên: “Các đồng chí, hiện nay, cuộc vận động của học sinh sinh viên tại thủ đô đã phát triển thành bạo loạn.” Chúng ta cần phải “tiến vào Thiên An Môn,… bảo vệ đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền quốc gia, bảo vệ thủ đô Bắc Kinh.”
Quân đoàn 38 đảm nhận nhiệm vụ chủ công, tổng động viên trước cuộc chiến vô cùng kích động. Binh sĩ mang súng xếp thành hàng, sĩ quan cao giọng quát hỏi: “Có dám đánh hay không?” “Dám đánh!”“Đánh như thế nào?”“Đánh chết!”
Ngay sau đó, hơn mười chiếc xe quân đội chứa đầy quân binh vác súng trên vai, đạn đã lên nòng, hô to khẩu hiệu: “38 vạn tuế! 38 vạn tuế!” đằng đằng sát khí tiến đến phía sau đại viện. Chiếc xe thứ nhất tiến đến cổng chính, một binh sĩ trên xe không kiềm chế được lửa giận “mối thù giai cấp”, bóp cò súng, lia một đường hình “cánh quạt”. Ngay lập tức, một lính gác đứng canh ở bên trái cổng bị trúng đạn vào chân, kêu thất thanh lên và ngã lăn xuống đất.
6 giờ tối hôm đó, Chính phủ Bắc Kinh và Bộ chỉ huy thiết quân luật đã nhiều lần phát tin “thông báo khẩn cấp”. Chính phủ càng không cho dân chúng ra ngoài thì người dân lại càng ra đông hơn.
Theo “Tổ chức Ân xá Quốc tế” đưa tin, mâu thuẫn xung đột giữa quần chúng và quân đội xảy ra bắt đầu ở Công Chủ Phần (nơi giáp ranh giữa đường Phục Hưng và đường phía Tây vành đai 3 Bắc Kinh). Lúc quân đội từ phía đông tiến vào là dùng đèn pin nhắm về phía mọi người. Sau khi một cô gái trẻ tuổi bị đánh, một thanh niên đã nói với binh lính rằng không nên đánh phụ nữ. Nhưng lập tức người thanh niên trẻ tuổi này đã bị một trận đánh dữ dội. Lúc ấy, binh lính còn chưa dùng súng nhắm vào mọi người, chỉ nổ súng xuống mặt đất. Hơn nữa, mọi người cũng cho rằng súng mà binh lính sử dụng là không có đạn.
Phóng viên lưu trú tại Bắc Kinh của tờ “Văn Hối báo” (Hồng Kông) ghi lại, khoảng 9 giờ đêm, một đơn vị ước chừng khoảng hơn 700 quân nhân vũ trang hạng nặng mang theo súng trường bán tự động có gắn lưỡi lê, từ phía bắc Hòa Bình Môn chạy tới khẩn cấp. Có khoảng gần 100 người dân tiến lên chặn lại. Những binh lính này vừa nhìn thấy có người tiến lên, lập tức giơ súng nhắm thẳng vào đầu mà bắn. Chỉ trong nháy mắt, khoảng hơn 30 người dân đã “đầu rơi máu chảy”, không ít người vì không thể chống cự nổi mà ngã xuống đất. Những người khác nhìn thấy đội quân hung tàn như vậy đã lập tức chạy đi tránh né. Đội quân này tiến thẳng một mạch vào cửa phía Tây Trung Nam Hải.
Tưởng Tử Đan, biên tập viên của tờ “Hải Nam kỷ thật” bấy giờ, có một người bạn nhà ở khu vực đường Ngọc Tuyền và một người bạn chứng kiến tận mắt là Thang Học Bình, đêm đó đều nhìn thấy 5 chiếc xe tăng bọc thép đi qua đoạn đường ấy. Một chiếc sau khi chèn ép vẫn còn dính lại máu thịt và quần áo trên bánh xe. Theo miêu tả của bà Đinh Tử Lâm, người thành lập “Hội những người mẹ Thiên An Môn”, bộ phận duy nhất của phần xác còn lại có thể nhận ra được chỉ là mấy cái răng.
Nhà bảo tàng quân sự: Đã chính thức đổ máu
Quân đoàn 38 do chuyên trách chống bạo động và xử lý sự cố nên đi trước dẫn đường, chia thành 4 cánh quân tiến vào. Ở khu vực Bắc Phong Oa, phía đông của nhà bảo tàng quân sự, quần chúng hợp thành một bức tường người với ý định ngăn cản binh lính tiến vào. Đứng đầu là Đại học Bắc Kinh, Viện Nông học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân Trung Quốc, nghiên cứu sinh của Viện Y học Nam Kinh. Cảnh sát vũ trang dùng gạch, dây thắt lưng có khóa kim loại và gậy có đinh dài khoảng 1m đánh quần chúng. Những người bị thương, chảy máu được đưa đến bệnh viện.
Đúng 10 giờ ở bùng binh Công Chủ Phần vang lên những tiếng nổ mạnh, binh lính ném đạn hơi cay vào đoàn người. Đoàn xe chỉ huy của quân khu Bắc Kinh đi theo Quân đoàn 38 đôn đốc tác chiến. Học sinh và người dân đặt các chướng ngại vật trên đường để ngăn cản. Giữa quần chúng và đội quân phòng ngừa bạo động đã xảy ra cuộc chiến kịch liệt, ném đá vào nhau, phòng tuyến của quần chúng thất thủ…
Lúc quân đội đi đến Kiều Tây, trên đường đã có đầy xe bọc thép, xe tăng, xe quân đội đông như kiến. Trên xe là hai hàng binh sĩ tay ôm súng trường đứng thẳng, mặt hướng về phía nam và phía bắc đường. Trước xe bọc thép còn là “ma trận” binh sĩ vũ trang nhắm về hướng đông. Đứng đầu “ma trận” là những quân nhân đằng đằng sát khí cầm trong tay gậy lớn khua về phía đám người. Liên tục có học sinh bị thương được người dân đưa lên xe ba gác chở đi. Trong đám người, những tiếng gào thét “Không được đánh người! Không được đánh người!” vang lên trong bầu trời đêm.
Lúc này, gần như không có ai tin rằng “đội quân con em của nhân dân” sẽ thật sự hướng về phía người dân nổ súng.
Hồng Ngọc
(Còn tiếp Phần 2)
Xem thêm:
Phong trào dân chủ Gwangju và thảm sát Thiên An Môn có gì khác nhau?
Di chứng đau thương của vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 lên xã hội Trung Quốc
Tân Tử Lăng: Tập Cận Bình chắc chắn sẽ giải quyết vấn đề cuộc Thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công
Page 2 of 2
Tại nhà bảo tàng quân sự, quân đội đằng đằng sát khí cầm trong tay gậy lớn khua về phía học sinh sinh viên, liên tục có người bị thương phải đưa lên xe ba gác chở đi và những tiếng gào thét trong đêm “Không được đánh người! Không được đánh người!”. Lúc này, gần như không có ai tin rằng “đội quân con em của nhân dân” sẽ thật sự hướng về phía người dân nổ súng.
Mộc Tê Địa (nằm ở phía tây khu Phục Hưng Môn ngoại ở Bắc Kinh): “Họ đã nổ súng rồi!” – Bắt đầu giết người
Không lâu sau đó, tình hình chuyển biến ngược lại. Sau khi đứng xếp thành hai hàng song song đến 11 giờ, nhóm binh sĩ này nhận được một mệnh lệnh mới không thể kháng cự, và tiếng súng đột nhiên vang lên. Một số sinh viên của trường Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh tận mắt nhìn thấy quá trình thay đổi này, “các sinh viên đối mặt với binh lính đang tiến vào, mục đích là ngăn cản họ vào trong.”“Lý Bình, một sinh viên Đại học Bắc Kinh tiến lên phía trước rồi đi đến khu vực trống giữa binh lính và người dân thường để chuẩn bị đối thoại với họ, một loạt đạn bay đến trúng vào anh. Lý Bình chưa kịp nói câu nào liền ngã xuống đất. Khi tôi cùng hai sinh viên khác xông lên dìu anh ấy về, lại một loạt đạn nữa bay đến trúng vào cánh tay một trong ba người chúng tôi. Chúng tôi dìu người bị thương đến bệnh viện Phục Hưng. Do Lý Bình bị trúng đạn ở đầu, lại mất máu quá nhiều nên không lâu sau đã tử vong. Khi đó các sinh viên vô cùng phẫn nộ.”
Theo hồi ức của một thành viên trong “Nhóm phóng viên nước ngoài đến phỏng vấn”, khi phóng viên này vừa mới tới Mộc Tê Địa: “Nhóm đông người hét lớn với chúng tôi ‘Họ đã nổ súng rồi!’ Khi lái xe đến Mộc Tê Địa, chúng tôi nghe thấy một hồi súng tự động dài. Tại giao lộ Mộc Tê Địa, xuất hiện một số xe cứu thương, chúng tôi vội vàng đi theo một chiếc xe cứu thương đến bệnh viện Phục Hưng. Trung bình mỗi phút lại có xe đạp hoặc xe ba bánh đưa một người bị thương đến.”
Cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989
Khi đó, tòa nhà chính của bệnh viện Phục Hưng đang được thi công, vào phòng cấp cứu phải đi qua một con hẻm dài khoảng 20 – 30m, rộng hơn 1m, hàng trăm người bị thương và nhân viên cứu hộ đều phải đi qua con hẻm nhỏ này, máu của người bị thương và dấu chân của người đưa đi cấp cứu khiến con hẻm này trở nên giống vũng bùn lầy. Trong phòng cấp cứu ngổn ngang người bị thương cũng như người chết.
Vương Khánh Nguyên, một cư dân ở Bắc Lý, khu Mộc Tê Địa nhớ lại: “Do người bị thương quá nhiều, nên các bác sĩ và y tá vô cùng bận rộn, nghiêm trọng hơn là huyết tương trong kho máu chẳng mấy mà hết, nên nhiều người do không được cứu chữa kịp thời đã tử vong. Ấn tượng nhất là có một người đàn ông trung niên, trông khỏe mạnh, dáng vẻ giống như công nhân, tay trái có một vết thương to như đầu đũa do bị trúng đạn, máu chảy ròng ròng, nhưng sắc mặt không chút sợ hãi, anh ta để máu tự chảy khắp đất, ai nhìn thấy cũng đều kinh sợ và giục anh mau chóng cầm máu. Vẻ mặt anh tràn đầy hào khí nói: ‘Không sao, thù này sớm muộn cũng phải trả’. Khoảng nửa tiếng đồng hồ, tôi lại đi qua đây lần nữa, nhìn thấy một thi thể bên đường, xem kỹ lại thì đã tắt thở, vết thương to như đầu đũa trên cánh tay trái vẫn còn, đây chính là người đàn ông ban nãy với vẻ mặt tràn đầy hào khí.”
Có thực sự là binh lính nhận được lệnh bất khả kháng trước thời điểm 11 giờ? Sự thật vẫn cần đợi hồ sơ giải mật. Nhưng thời gian đó, đúng lúc Phó quân trưởng Quân đoàn 38 Trương Mỹ Viễn vừa đi tham dự cuộc họp tại bảo tàng trở về doanh trại. Ngoài ra, trong hồi ức của thiếu tướng Ngô Gia Dân, Quân trưởng Quân đoàn 40 quân khu Thẩm Dương cũng đã củng cố thêm cho phỏng đoán này. Lúc đó, quân đội của ông đang bị ngăn trở tại khu cầu Tam Nguyên và cửa Đông Trực ở Bắc Kinh.
Theo trí nhớ của ông Ngô Gia Dân: “23 giờ ngày 3 tháng 6, có một người mặc thường phục nói muốn gặp tôi, nói có chỉ thị quan trọng cần truyền đạt. Tôi gặp anh ta, anh ta lấy ra giấy chứng nhận công tác, anh ta là thứ trưởng một cơ quan, đến để truyền đạt chỉ thị của cấp trên, ra lệnh trong đêm quân đội phải đến được vị trí chỉ định. Khi cần thiết có thể xử lý quyết đoán.” Vừa truyền đạt xong, cựu chỉ huy quân khu cũng đưa chỉ thị đến, thông báo quân đội giới nghiêm 37 đường Vạn Thọ bắn cảnh cáo để giải tán nhóm người tụ tập, nhanh chóng khai mở tình hình.” Những lời này, quả thực rõ ràng không lẫn vào đâu được đã chứng thực rằng, tại thời điểm đó, cấp trên quả thực đã chính thức đưa ra ám hiệu “có thể nổ súng”.
Hồi ức sau sự kiện của những người tận mắt chứng kiến
Cuốn sách “Trung Quốc: Cuộc thảm sát tháng 6 năm 1989 và dư âm” của Tổ chức Ân xá Quốc tế, xuất bản tháng 4/1990 đã ghi chép lại những hồi ức của rất nhiều nhân chứng trong cuộc thảm sát.
“Khoảng 11 giờ 20 phút đêm, quân đội bắt đầu lia đạn bắn vào nhóm người tại Mộc Tê Địa. Một người phụ nữ đứng cạnh tôi sau khi trúng đạn chỉ kịp kêu ‘hự’ một tiếng rồi ngã xuống, máu tươi từ chỗ trúng đạn phun ra, có lẽ cô đã chết.”
“Khi chúng tôi (từ bệnh viện Phục Hưng) trở lại Mộc Tê Địa, quân đội lại tiến lên phía trước vài mét. Binh sĩ đã dừng bắn vào sinh viên và người dân… Chúng tôi có được danh tính của 19 người đã chết tại bệnh viện Phục Hưng.”
“Khoảng nửa đêm, chúng tôi dừng xe ven đường, đi đến nơi cách chướng ngại vật trên đường khoảng 100m, các binh lính đang xả súng loạn lên. Tử thi và người bị thương nằm khắp trên đường….tôi phát hiện được vỏ đạn của 2 loại vũ khí rơi trên mặt đất súng AK-47 và súng trường tấn công kiểu 58 (còn gọi là AK Bắc Triều Tiên).”
“Đến 2 giờ 45 phút sáng sớm ngày 4 tháng 6, riêng tại bệnh viện Phục Hưng đã có 26 người chết… một số nhân viên cứu hộ mặc áo khoác trắng có chữ thập đỏ cũng bị thương, và được đưa đến bệnh viện Phục Hưng.”
Sinh viên Chung La Bạch nhớ lại; “Khi chúng tôi đến Mộc Tê Địa, thì thấy có hàng ngàn người đang tập trung tại giao lộ, trong đó có sinh viên, cũng có người dân thành phố, rất nhiều người đã rơi những giọt nước mắt căm phẫn…” có mấy trăm người đi theo sau binh lính. “Tiếng súng ngắn nhưng gấp gáp vang lên đã khiến mọi người dừng lại, lần lượt nằm dưới đất.” Chúng tôi cũng đi theo đám đông, cũng nằm bò xuống, khi tay tôi chạm đất, tôi có cảm giác dính dính, nhìn kỹ lại, thì ra là một vũng máu, vạt áo của tôi đã bị nhuộm thành màu đỏ. Lúc này tiếng súng đã dừng lại, tôi và Diệp Phó Liên nhanh chóng chụp ảnh vũng máu lại… cuối cùng không cách nào chụp lại được nữa bởi vì có quá nhiều người. Cứ cách 3 – 5m lại có một vũng máu, có chỗ máu rất dày. Dưới ánh đèn mờ mờ, có thể nhìn thấy trên đường nhựa lưu lại dấu chân màu đỏ thẫm do có người dẫm lên máu.”
Cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989
“Những người quá sợ hãi đã tập trung lại, họ hô lớn ‘Đả đảo phát xít!’ ‘Người dân muốn hỏi tội các ngươi!’ và tiếng súng lại vang lên, mọi người lại bắt đầu nằm xuống, lại bắt đầu cứu hộ những người bị thương nằm dưới đất, những người phía sau lại tiến lên phía trước. Cứ như thế, mỗi hàng tiến 10m , phải đến 5 phút và trong 5 phút này có ít nhất 4 – 5 người ngã xuống.”
1 giờ sáng ngày 4 tháng 6, sau khi Quân đoàn 38 đi qua, Vương Hiểu Minh chạy xe đến Mộc Tê Địa, nhìn kỹ tình hình các vết máu: “Tại ngã ba Mộc Tê Địa, tôi nhìn thấy 8 vũng huyết tương lớn, mỗi vũng huyết tương có đường kính khoảng 1m. Huyết tương này là hỗn hợp của máu và thịt, sền sệt giống như tương thịt, không đông được. Ngoài ra, từ giao lộ hướng về phía Tây có một con đường máu dài khoảng 30m. Con đường máu chỗ giao lộ rộng khoảng 3m, dần dần hẹp về hướng tây, máu trên con đường máu đã đông lại thành màu đen.” (Trích từ “Ghi chép những gì tận mắt chứng kiến” của Vương Hiểu Minh đăng trên “Hoa Hạ văn trích” kỳ 38 ngày 4/6/1994)
Tòa nhà Bộ trưởng: Ở trong nhà không ra ngoài cũng chết vì trúng đạn
Gần 12 giờ đêm ngày 3 tháng 6, phòng Tổng biên tập tờ Nhân Dân Nhật báo nhận được điện thoại của phóng viên từ Mộc Tê Địa gọi về: “Quân đội nổ súng vào người dân, thương vong vô cùng nghiêm trọng!” Tiếp đó là điện thoại từ Tòa nhà 22 (thường gọi là Tòa nhà bộ trưởng) người nhà của ông Quan Sơn Phục, Phó kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, nói con rể của ông là Doãn Kính đang công tác tại Bộ Luyện kim (một bộ trước đây thuộc Quốc vụ viện), chỉ có vào nhà bếp lấy nước, vừa mới bật đèn lên liền bị trúng đạn do quân đội bên ngoài bắn. Doãn Kính chết ngay tại chỗ, lúc đó mới 36 tuổi.
Tối ngày 3 tháng 6, người bảo mẫu quê Tứ Xuyên trong nhà cựu Thứ trưởng Trung liên Bộ Lý Sơ Lê trú tại tầng 14 một tòa nhà, vì ló dạng ra ngoài ban công nên cũng bị trúng đạn vào bụng tử vong. Một cụ ông cũng ở cùng tòa nhà đó, vì tường sát ngay mặt đường nên cũng bị một vết thương to như miệng bát ăn cơm. Cụ ông này chính là “cha đẻ của bom Hydro Trung Quốc” Vương Cam Xương. Cũng cùng ở tại tòa nhà đó, bà Lý Sa – vợ của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Lập Tam, bị viên đạn bay qua cửa sổ va vào tường và rơi xuống trước mặt bà.
Phục Hưng Môn: Binh lính cầm súng truy sát dân chúng
Mộc Tê Địa bị xông phá xong, quân đội bắt đầu đến Phục Hưng Môn. Đinh Nhất Lam nhớ lại: “Lúc này có hai nhóm sinh viên đến, một nhóm 20 người, cầm cờ đi vào khu vực giữa binh lính và người dân. Phía sinh viên đàm phán với quân đội, yêu cầu quân đội không được vào thành. Phía quân đội từ chối yêu cầu. Binh lính bắn súng khiến hai sinh viên trong nhóm đàm phán bị trúng đạn chết.”
Khu gần nhà hàng Yến Kinh, phía nam giao lộ có rất nhiều người trốn trong bóng tối quan sát, nhưng không có ai dám đứng ra vì tiếng súng nơi đây vang lên liên hồi. Không có ai dùng gạch đá tập kích binh lính, cũng không có ai hô khẩu hiệu, nhưng chỉ cần binh lính nhìn thấy có người đang quan sát họ, họ liền lập tức bắn. Tòa nhà cao tầng đang thi công bên cạnh cũng bị đạn bắn thủng lỗ chỗ khắp nơi.
Trần Huy, một cư dân Mộc Tê Địa kể lại, tối ngày 3/6, anh trốn trong bụi cây ven đường tại Tam Lý Hà và tận mắt nhìn thấy binh lính cầm súng truy sát một thanh niên, họ nhắm vào luống hoa mà người thanh niên đang trốn để bắn quét. Sau đó anh lại thấy binh lính truy sát một cô bé bán thuốc lá trên phố gần nhà hàng Yến Kinh, họ đuổi đến khi cô bé chui xuống gầm bàn bằng sắt, và đánh cô bé tới chết mới dừng tay. Sinh viên Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh Lý Tương đã xác nhận những gì Trần Huy kể: “Có một bé gái 14 tuổi bán thuốc lá, xoay lưng về phía sạp hàng, ngồi xổm cúi đầu xuống dưới sạp, nhưng có một nửa đầu không cúi xuống. Kết quả nửa đầu bị đánh trúng… rõ ràng đang ngồi xổm, đầu không cúi xuống. Mọi người đều bàn luận, đây là loại ‘côn đồ’ gì vậy?”
Sau việc này, một vị y tá trưởng của bệnh viện nhi tham gia cấp cứu nói với phóng viên Tân Hoa Xã Dương Kế Thằng, binh lính đã đến Phục Hưng Môn, bệnh viện nhi nhanh chóng đầy người bị thương: “Máu trong phòng cấp cứu cũng hết. Giường bệnh và bàn mổ trong bệnh viện nhi có kích thước rất nhỏ, nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ cũng chỉ biết cứu người là quan trọng. Mới đầu bệnh viện còn tiến hành đăng ký cho những người bị thương được đưa đến để sau này có thể thu lại tiền viện phí. Đến 12 giờ, truyền thông phát đi một bức thư thông báo toàn quốc của trung ương, nói Bắc Kinh xảy ra bạo loạn phản cách mạng. Phía bệnh viện biết được ngay rằng những người bị thương có khả năng sẽ bị bức hại, nên họ lập tức xé bỏ tờ danh sách nhằm bảo vệ người bị thương.”
“Bệnh viện nhi này chủ yếu cấp cứu những người bị thương trong phạm vi 300-400m, khoảng 200-300 người bị thương được đưa đến bệnh viện, số người chết hơn 20 người.”
Dương Kế Thằng đi theo con đường phía đông song song với con đường bên ngoài Phục Ngoại để đi đến bệnh viện nhân dân ở Phụ Thành Môn: “Phòng cấp cứu ở đây cũng là một phòng họp, người bị thương rất nhiều, họ không cho phóng viên vào trong. Tôi hỏi một bác sĩ về số lượng người tử vong. Một nữ y tá từ bên trong đi ra, thấy tôi hỏi, cô kéo tôi ra chỗ không có ai rồi nói, hiện giờ có 2 người đã chết, một nam một nữ. Một người bị bắn trúng màng tim, một người bị bắn trúng phổi, hai người này đều khoảng 20 tuổi. Trong cặp sách của người nữ còn đựng sách vở. Y tá vừa nói vừa khóc, 2 tay ôm lấy mặt…”
Theo ghi chép của giảng viên khoa triết học, đại học Nhân Dân Trung Quốc, cùng một khoảng thời gian, quân đội bắt đầu tiến vào và dùng súng đánh chết người, trong đó có sinh viên, học sinh, giảng viên đại học, công nhân, sinh viên thực tập khoa sản, người phụ trách cơ quan đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, tòa án, đầu bếp, v.v.. Trong những người bị nạn này, người nhỏ nhất là Lã Bằng, mới có 9 tuổi. Trong số họ, có người vì cứu hộ người khác mà mất mạng, có người chết vì không được kịp thời cứu chữa.
Tại nhà bảo tàng quân sự, quân đội đằng đằng sát khí cầm trong tay gậy lớn khua về phía học sinh sinh viên, liên tục có người bị thương phải đưa lên xe ba gác chở đi và những tiếng gào thét trong đêm “Không được đánh người! Không được đánh người!”. Lúc này, gần như không có ai tin rằng “đội quân con em của nhân dân” sẽ thật sự hướng về phía người dân nổ súng.
Mộc Tê Địa (nằm ở phía tây khu Phục Hưng Môn ngoại ở Bắc Kinh): “Họ đã nổ súng rồi!” – Bắt đầu giết người
Không lâu sau đó, tình hình chuyển biến ngược lại. Sau khi đứng xếp thành hai hàng song song đến 11 giờ, nhóm binh sĩ này nhận được một mệnh lệnh mới không thể kháng cự, và tiếng súng đột nhiên vang lên. Một số sinh viên của trường Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh tận mắt nhìn thấy quá trình thay đổi này, “các sinh viên đối mặt với binh lính đang tiến vào, mục đích là ngăn cản họ vào trong.”“Lý Bình, một sinh viên Đại học Bắc Kinh tiến lên phía trước rồi đi đến khu vực trống giữa binh lính và người dân thường để chuẩn bị đối thoại với họ, một loạt đạn bay đến trúng vào anh. Lý Bình chưa kịp nói câu nào liền ngã xuống đất. Khi tôi cùng hai sinh viên khác xông lên dìu anh ấy về, lại một loạt đạn nữa bay đến trúng vào cánh tay một trong ba người chúng tôi. Chúng tôi dìu người bị thương đến bệnh viện Phục Hưng. Do Lý Bình bị trúng đạn ở đầu, lại mất máu quá nhiều nên không lâu sau đã tử vong. Khi đó các sinh viên vô cùng phẫn nộ.”
Theo hồi ức của một thành viên trong “Nhóm phóng viên nước ngoài đến phỏng vấn”, khi phóng viên này vừa mới tới Mộc Tê Địa: “Nhóm đông người hét lớn với chúng tôi ‘Họ đã nổ súng rồi!’ Khi lái xe đến Mộc Tê Địa, chúng tôi nghe thấy một hồi súng tự động dài. Tại giao lộ Mộc Tê Địa, xuất hiện một số xe cứu thương, chúng tôi vội vàng đi theo một chiếc xe cứu thương đến bệnh viện Phục Hưng. Trung bình mỗi phút lại có xe đạp hoặc xe ba bánh đưa một người bị thương đến.”
Cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989
Khi đó, tòa nhà chính của bệnh viện Phục Hưng đang được thi công, vào phòng cấp cứu phải đi qua một con hẻm dài khoảng 20 – 30m, rộng hơn 1m, hàng trăm người bị thương và nhân viên cứu hộ đều phải đi qua con hẻm nhỏ này, máu của người bị thương và dấu chân của người đưa đi cấp cứu khiến con hẻm này trở nên giống vũng bùn lầy. Trong phòng cấp cứu ngổn ngang người bị thương cũng như người chết.
Vương Khánh Nguyên, một cư dân ở Bắc Lý, khu Mộc Tê Địa nhớ lại: “Do người bị thương quá nhiều, nên các bác sĩ và y tá vô cùng bận rộn, nghiêm trọng hơn là huyết tương trong kho máu chẳng mấy mà hết, nên nhiều người do không được cứu chữa kịp thời đã tử vong. Ấn tượng nhất là có một người đàn ông trung niên, trông khỏe mạnh, dáng vẻ giống như công nhân, tay trái có một vết thương to như đầu đũa do bị trúng đạn, máu chảy ròng ròng, nhưng sắc mặt không chút sợ hãi, anh ta để máu tự chảy khắp đất, ai nhìn thấy cũng đều kinh sợ và giục anh mau chóng cầm máu. Vẻ mặt anh tràn đầy hào khí nói: ‘Không sao, thù này sớm muộn cũng phải trả’. Khoảng nửa tiếng đồng hồ, tôi lại đi qua đây lần nữa, nhìn thấy một thi thể bên đường, xem kỹ lại thì đã tắt thở, vết thương to như đầu đũa trên cánh tay trái vẫn còn, đây chính là người đàn ông ban nãy với vẻ mặt tràn đầy hào khí.”
Có thực sự là binh lính nhận được lệnh bất khả kháng trước thời điểm 11 giờ? Sự thật vẫn cần đợi hồ sơ giải mật. Nhưng thời gian đó, đúng lúc Phó quân trưởng Quân đoàn 38 Trương Mỹ Viễn vừa đi tham dự cuộc họp tại bảo tàng trở về doanh trại. Ngoài ra, trong hồi ức của thiếu tướng Ngô Gia Dân, Quân trưởng Quân đoàn 40 quân khu Thẩm Dương cũng đã củng cố thêm cho phỏng đoán này. Lúc đó, quân đội của ông đang bị ngăn trở tại khu cầu Tam Nguyên và cửa Đông Trực ở Bắc Kinh.
Theo trí nhớ của ông Ngô Gia Dân: “23 giờ ngày 3 tháng 6, có một người mặc thường phục nói muốn gặp tôi, nói có chỉ thị quan trọng cần truyền đạt. Tôi gặp anh ta, anh ta lấy ra giấy chứng nhận công tác, anh ta là thứ trưởng một cơ quan, đến để truyền đạt chỉ thị của cấp trên, ra lệnh trong đêm quân đội phải đến được vị trí chỉ định. Khi cần thiết có thể xử lý quyết đoán.” Vừa truyền đạt xong, cựu chỉ huy quân khu cũng đưa chỉ thị đến, thông báo quân đội giới nghiêm 37 đường Vạn Thọ bắn cảnh cáo để giải tán nhóm người tụ tập, nhanh chóng khai mở tình hình.” Những lời này, quả thực rõ ràng không lẫn vào đâu được đã chứng thực rằng, tại thời điểm đó, cấp trên quả thực đã chính thức đưa ra ám hiệu “có thể nổ súng”.
Hồi ức sau sự kiện của những người tận mắt chứng kiến
Cuốn sách “Trung Quốc: Cuộc thảm sát tháng 6 năm 1989 và dư âm” của Tổ chức Ân xá Quốc tế, xuất bản tháng 4/1990 đã ghi chép lại những hồi ức của rất nhiều nhân chứng trong cuộc thảm sát.
“Khoảng 11 giờ 20 phút đêm, quân đội bắt đầu lia đạn bắn vào nhóm người tại Mộc Tê Địa. Một người phụ nữ đứng cạnh tôi sau khi trúng đạn chỉ kịp kêu ‘hự’ một tiếng rồi ngã xuống, máu tươi từ chỗ trúng đạn phun ra, có lẽ cô đã chết.”
“Khi chúng tôi (từ bệnh viện Phục Hưng) trở lại Mộc Tê Địa, quân đội lại tiến lên phía trước vài mét. Binh sĩ đã dừng bắn vào sinh viên và người dân… Chúng tôi có được danh tính của 19 người đã chết tại bệnh viện Phục Hưng.”
“Khoảng nửa đêm, chúng tôi dừng xe ven đường, đi đến nơi cách chướng ngại vật trên đường khoảng 100m, các binh lính đang xả súng loạn lên. Tử thi và người bị thương nằm khắp trên đường….tôi phát hiện được vỏ đạn của 2 loại vũ khí rơi trên mặt đất súng AK-47 và súng trường tấn công kiểu 58 (còn gọi là AK Bắc Triều Tiên).”
“Đến 2 giờ 45 phút sáng sớm ngày 4 tháng 6, riêng tại bệnh viện Phục Hưng đã có 26 người chết… một số nhân viên cứu hộ mặc áo khoác trắng có chữ thập đỏ cũng bị thương, và được đưa đến bệnh viện Phục Hưng.”
Sinh viên Chung La Bạch nhớ lại; “Khi chúng tôi đến Mộc Tê Địa, thì thấy có hàng ngàn người đang tập trung tại giao lộ, trong đó có sinh viên, cũng có người dân thành phố, rất nhiều người đã rơi những giọt nước mắt căm phẫn…” có mấy trăm người đi theo sau binh lính. “Tiếng súng ngắn nhưng gấp gáp vang lên đã khiến mọi người dừng lại, lần lượt nằm dưới đất.” Chúng tôi cũng đi theo đám đông, cũng nằm bò xuống, khi tay tôi chạm đất, tôi có cảm giác dính dính, nhìn kỹ lại, thì ra là một vũng máu, vạt áo của tôi đã bị nhuộm thành màu đỏ. Lúc này tiếng súng đã dừng lại, tôi và Diệp Phó Liên nhanh chóng chụp ảnh vũng máu lại… cuối cùng không cách nào chụp lại được nữa bởi vì có quá nhiều người. Cứ cách 3 – 5m lại có một vũng máu, có chỗ máu rất dày. Dưới ánh đèn mờ mờ, có thể nhìn thấy trên đường nhựa lưu lại dấu chân màu đỏ thẫm do có người dẫm lên máu.”
Cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989
“Những người quá sợ hãi đã tập trung lại, họ hô lớn ‘Đả đảo phát xít!’ ‘Người dân muốn hỏi tội các ngươi!’ và tiếng súng lại vang lên, mọi người lại bắt đầu nằm xuống, lại bắt đầu cứu hộ những người bị thương nằm dưới đất, những người phía sau lại tiến lên phía trước. Cứ như thế, mỗi hàng tiến 10m , phải đến 5 phút và trong 5 phút này có ít nhất 4 – 5 người ngã xuống.”
1 giờ sáng ngày 4 tháng 6, sau khi Quân đoàn 38 đi qua, Vương Hiểu Minh chạy xe đến Mộc Tê Địa, nhìn kỹ tình hình các vết máu: “Tại ngã ba Mộc Tê Địa, tôi nhìn thấy 8 vũng huyết tương lớn, mỗi vũng huyết tương có đường kính khoảng 1m. Huyết tương này là hỗn hợp của máu và thịt, sền sệt giống như tương thịt, không đông được. Ngoài ra, từ giao lộ hướng về phía Tây có một con đường máu dài khoảng 30m. Con đường máu chỗ giao lộ rộng khoảng 3m, dần dần hẹp về hướng tây, máu trên con đường máu đã đông lại thành màu đen.” (Trích từ “Ghi chép những gì tận mắt chứng kiến” của Vương Hiểu Minh đăng trên “Hoa Hạ văn trích” kỳ 38 ngày 4/6/1994)
Tòa nhà Bộ trưởng: Ở trong nhà không ra ngoài cũng chết vì trúng đạn
Gần 12 giờ đêm ngày 3 tháng 6, phòng Tổng biên tập tờ Nhân Dân Nhật báo nhận được điện thoại của phóng viên từ Mộc Tê Địa gọi về: “Quân đội nổ súng vào người dân, thương vong vô cùng nghiêm trọng!” Tiếp đó là điện thoại từ Tòa nhà 22 (thường gọi là Tòa nhà bộ trưởng) người nhà của ông Quan Sơn Phục, Phó kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, nói con rể của ông là Doãn Kính đang công tác tại Bộ Luyện kim (một bộ trước đây thuộc Quốc vụ viện), chỉ có vào nhà bếp lấy nước, vừa mới bật đèn lên liền bị trúng đạn do quân đội bên ngoài bắn. Doãn Kính chết ngay tại chỗ, lúc đó mới 36 tuổi.
Tối ngày 3 tháng 6, người bảo mẫu quê Tứ Xuyên trong nhà cựu Thứ trưởng Trung liên Bộ Lý Sơ Lê trú tại tầng 14 một tòa nhà, vì ló dạng ra ngoài ban công nên cũng bị trúng đạn vào bụng tử vong. Một cụ ông cũng ở cùng tòa nhà đó, vì tường sát ngay mặt đường nên cũng bị một vết thương to như miệng bát ăn cơm. Cụ ông này chính là “cha đẻ của bom Hydro Trung Quốc” Vương Cam Xương. Cũng cùng ở tại tòa nhà đó, bà Lý Sa – vợ của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Lập Tam, bị viên đạn bay qua cửa sổ va vào tường và rơi xuống trước mặt bà.
Phục Hưng Môn: Binh lính cầm súng truy sát dân chúng
Mộc Tê Địa bị xông phá xong, quân đội bắt đầu đến Phục Hưng Môn. Đinh Nhất Lam nhớ lại: “Lúc này có hai nhóm sinh viên đến, một nhóm 20 người, cầm cờ đi vào khu vực giữa binh lính và người dân. Phía sinh viên đàm phán với quân đội, yêu cầu quân đội không được vào thành. Phía quân đội từ chối yêu cầu. Binh lính bắn súng khiến hai sinh viên trong nhóm đàm phán bị trúng đạn chết.”
Khu gần nhà hàng Yến Kinh, phía nam giao lộ có rất nhiều người trốn trong bóng tối quan sát, nhưng không có ai dám đứng ra vì tiếng súng nơi đây vang lên liên hồi. Không có ai dùng gạch đá tập kích binh lính, cũng không có ai hô khẩu hiệu, nhưng chỉ cần binh lính nhìn thấy có người đang quan sát họ, họ liền lập tức bắn. Tòa nhà cao tầng đang thi công bên cạnh cũng bị đạn bắn thủng lỗ chỗ khắp nơi.
Trần Huy, một cư dân Mộc Tê Địa kể lại, tối ngày 3/6, anh trốn trong bụi cây ven đường tại Tam Lý Hà và tận mắt nhìn thấy binh lính cầm súng truy sát một thanh niên, họ nhắm vào luống hoa mà người thanh niên đang trốn để bắn quét. Sau đó anh lại thấy binh lính truy sát một cô bé bán thuốc lá trên phố gần nhà hàng Yến Kinh, họ đuổi đến khi cô bé chui xuống gầm bàn bằng sắt, và đánh cô bé tới chết mới dừng tay. Sinh viên Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh Lý Tương đã xác nhận những gì Trần Huy kể: “Có một bé gái 14 tuổi bán thuốc lá, xoay lưng về phía sạp hàng, ngồi xổm cúi đầu xuống dưới sạp, nhưng có một nửa đầu không cúi xuống. Kết quả nửa đầu bị đánh trúng… rõ ràng đang ngồi xổm, đầu không cúi xuống. Mọi người đều bàn luận, đây là loại ‘côn đồ’ gì vậy?”
Sau việc này, một vị y tá trưởng của bệnh viện nhi tham gia cấp cứu nói với phóng viên Tân Hoa Xã Dương Kế Thằng, binh lính đã đến Phục Hưng Môn, bệnh viện nhi nhanh chóng đầy người bị thương: “Máu trong phòng cấp cứu cũng hết. Giường bệnh và bàn mổ trong bệnh viện nhi có kích thước rất nhỏ, nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ cũng chỉ biết cứu người là quan trọng. Mới đầu bệnh viện còn tiến hành đăng ký cho những người bị thương được đưa đến để sau này có thể thu lại tiền viện phí. Đến 12 giờ, truyền thông phát đi một bức thư thông báo toàn quốc của trung ương, nói Bắc Kinh xảy ra bạo loạn phản cách mạng. Phía bệnh viện biết được ngay rằng những người bị thương có khả năng sẽ bị bức hại, nên họ lập tức xé bỏ tờ danh sách nhằm bảo vệ người bị thương.”
“Bệnh viện nhi này chủ yếu cấp cứu những người bị thương trong phạm vi 300-400m, khoảng 200-300 người bị thương được đưa đến bệnh viện, số người chết hơn 20 người.”
Dương Kế Thằng đi theo con đường phía đông song song với con đường bên ngoài Phục Ngoại để đi đến bệnh viện nhân dân ở Phụ Thành Môn: “Phòng cấp cứu ở đây cũng là một phòng họp, người bị thương rất nhiều, họ không cho phóng viên vào trong. Tôi hỏi một bác sĩ về số lượng người tử vong. Một nữ y tá từ bên trong đi ra, thấy tôi hỏi, cô kéo tôi ra chỗ không có ai rồi nói, hiện giờ có 2 người đã chết, một nam một nữ. Một người bị bắn trúng màng tim, một người bị bắn trúng phổi, hai người này đều khoảng 20 tuổi. Trong cặp sách của người nữ còn đựng sách vở. Y tá vừa nói vừa khóc, 2 tay ôm lấy mặt…”
Theo ghi chép của giảng viên khoa triết học, đại học Nhân Dân Trung Quốc, cùng một khoảng thời gian, quân đội bắt đầu tiến vào và dùng súng đánh chết người, trong đó có sinh viên, học sinh, giảng viên đại học, công nhân, sinh viên thực tập khoa sản, người phụ trách cơ quan đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, tòa án, đầu bếp, v.v.. Trong những người bị nạn này, người nhỏ nhất là Lã Bằng, mới có 9 tuổi. Trong số họ, có người vì cứu hộ người khác mà mất mạng, có người chết vì không được kịp thời cứu chữa.
(Còn tiếp)
Hồng Ngọc
Xem thêm:
Ghi chép về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6: “Đầu rơi máu chảy” (Phần 1)
Tóm tắt lịch sử giết người của đảng Cộng sản Trung Quốc
Tân Tử Lăng: Tập Cận Bình chắc chắn sẽ giải quyết vấn đề cuộc Thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công
Cùng một khoảng thời gian, quân đội bắt đầu tiến vào và dùng súng đánh chết người, trong đó có sinh viên, học sinh, giảng viên đại học, công nhân, sinh viên thực tập khoa sản, người phụ trách cơ quan đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, tòa án, đầu bếp, v.v.. Trong những người bị nạn này, người nhỏ nhất là Lã Bằng, mới có 9 tuổi. Trong số họ, có người vì cứu hộ người khác mà mất mạng, có người chết vì không được cứu chữa kịp thời.
Rạng sáng ngày 4/6/1989, hàng xe đầu tiên gồm 3 chiếc xe tăng do La Cương dẫn đầu, tại Tân Hoa Môn gần Lục Bộ Khẩu đã theo sau truy đuổi nhóm sinh viên sơ tán khỏi quảng trường Thiên An Môn, kết quả đã khiến 11 người bị chết, vô số người bị thương
Cung Văn hóa Dân tộc: Trung bình mỗi phút đưa đi một người, nạn nhân tử vong nhỏ nhất mới có 9 tuổi
Khi quân đoàn 38 đi qua Phục Hưng Môn họ không ngờ được rằng, phía trước Cung Văn hóa Dân tộc chỉ cách đó một trạm không xa, lại một lần nữa họ gặp sự phản kháng dữ dội. Trước khi lực lượng vũ trang chống bạo động đến đây, thì người dân và học sinh sinh viên đã “chiếm cứ” gần 1 giờ đồng hồ. Lúc đó, nữ sinh viên Tiểu Lộc ở Đại học Bắc Kinh đạp xe đến đó đã nhớ lại: “Binh lính liên tục xịt khí gas độc. Sau khi dùng hết lựu đạn hơi cay, hai bên bắt đầu dùng gạch đá để ném vào nhau. Đoạn Xương Long, một sinh viên tốt nghiệp khoa Hóa chất trường đại học Thanh Hoa đã tận mắt chứng kiến cuộc xung đột giữa người dân và quân đội đang diễn ra vô cùng nguy cấp, liền chạy lên hàng trên cùng để thuyết phục một sĩ quan. “Không ngờ rằng người sĩ quan ấy không nói một lời, đã giơ súng lục lên nhắm thẳng vào động mạch tim chính bên ngực trái của Xương Long mà bắn, ngay lập tức anh ngã gục xuống mặt đất. Một sinh viên đại học Y Bắc Kinh thấy vậy vội vàng cõng anh ấy tới bệnh viện Bưu điện gần đó để cấp cứu, nhưng cuối cùng vết thương quá nặng không thể chữa trị và anh đã qua đời.”
Tại Bệnh viện Bưu điện, “Những người bị thương được đưa vào không ngừng, vội vội vàng vàng từng người từng người một, quả thực vô cùng đáng sợ. Người bị thương có khi là do xe cứu hộ hay là các loại xe khác chở đến, như xe kéo hàng hay xe đạp, có lúc thì dùng thang máy, có lúc thì phải nhờ người khác dìu hoặc cõng đến, trung bình cứ mỗi phút có một người đến. Sàn xi-măng phía trước cửa bệnh viện dính đầy máu, rất nhiều người đều bị dính máu.”
“Chỉ riêng ở tầng 1 đã có đến 9 trường hợp tử vong… Một phóng viên ảnh nói rằng, ông nhất định phải dùng máy ảnh ghi lại hết hình ảnh thảm án này, để người đời sau có thể tận mắt thấy sự thật.”
“Tôi đề nghị mọi người lật tấm vải trắng phủ lên các thi thể, lấy ra chứng minh nhân dân hoặc ghi lại danh tính và tình huống từng người, sau đó ghi chép lại.”
“Lưu Kiến Quốc, nam, 35 tuổi, Số 50 khu Hoàng Nhị, Tây Thành.”
“Phú Nhĩ Khắc, nam, 19 tuổi, sinh viên dự bị Học viện Dân tộc Trung ương Trung Quốc khóa 88.”
“Ngô Quốc Phong, nam, sinh viên khoa Công nghiệp Kinh tế Đại học Nhân dân Trung Quốc khóa 86, số thẻ sinh viên: 6070115.”
‘Cố Lệ Phân, nữ, khoa Giáo dục, Đại học Sư phạm Bắc Kinh khóa 88.”
“Lưu Trung, nam, 19 tuổi, sinh viên khoa chính trị Đại học Chính trị Pháp luật, người Thượng Hải.”
“Đoạn Xương Long, nam, sinh viên khoa Hóa chất, Đại học Thanh Hoa.”
“Mã Phượng Hữu, nam, sinh năm 1962, công nhân xí nghiệp công nghiệp, chết cùng với con là Mã Tuấn Phi.”
“Hứa Thụy Hòa, nam, bộ đội xuất ngũ.”
“Còn có một sinh viên khoa Kinh tế Nông nghiệp của Học viện Nông nghiệp Bắc Kinh. Có 10 người nam và 1 người nữ không rõ danh tính (vì không mang theo CMND).”
Khi quay lại tầng 1, Tiểu Lộc nhìn thấy một nữ sinh vô cùng đau khổ khi tìm thấy bạn trai mình. “Bạn trai cô ấy bị trúng một vết đạn bắn vào phía lưng bên trên, vết thương to và dài như ngón tay cái, chảy máu đầm đìa. Bác sĩ không cầm được máu, chỉ có thể dùng tay ấn bông thấm thuốc vào để cầm máu ở vết thương. Người thanh niên đó đau đớn đến mức không ngừng la hét thảm thiết, nữ sinh phải áp sát mặt vào đầu anh ấy để an ủi, chẳng mấy chốc mà đau khổ đến khóc không ra nước mắt. Tôi hỏi thăm nữ sinh ấy thì biết rằng họ đều là sinh viên Đại học Thanh Hoa, trong tâm mình lại càng cảm thấy buồn hơn.”
Ngày hôm sau, tờ “The Guardian” của Anh đăng tải một bài báo do Trần Tiểu Nhã viết, mô tả lại tình cảnh ở phía Bắc Nhà khách Dân tộc: “Nơi đó trông giống như một lò giết mổ, trên ghế băng chờ, trên giường bệnh, và ngay cả ở dưới sàn nằm la liệt những bệnh nhân mà toàn thân đẫm máu, nhiều người có những vết thương ở ngực, ở chân hay ở đầu đều là vết thương há miệng do đạn bắn. Một vị bác sĩ đã nói với chúng tôi, có khoảng 300 người bị thương đã được đưa vào đó. Trong đó có khoảng 35 người trọng thương và 70 người thương tật ở các mức độ khác. Có 4 người đã tử vong, trong đó có một bé gái 9 tuổi bị chết do đạn bắn vào cổ họng.”
Tây Đan: Người ngã xuống không ngừng, nhưng những người còn sống không chùn bước
Tình hình ở xung quanh khu vực đường Tây Đan và bệnh viện (Hình ảnh do Trần Tiểu Nhã đánh đấu)
Tại Tây Đan, binh lính giới nghiêm tiến vào tạo thành phòng tuyến cuối cùng của quảng trường Thiên An Môn. Theo sau binh sĩ tấn công chính là xe bọc thép, sau xe bọc thép là xe tải quân dụng, xe chỉ huy, xe thông tin liên lạc, các đơn vị bộ binh… kéo dài như đến vô tận. Khi tiếng súng ngừng lại, đám người từ trong ngõ hẻm, từ sau bức tường của công trình xây dựng gần đó tiếp tục bước ra, số lượng người cũng không hề ít hơn so với những người đã bị thương ngã xuống.
Sau khi đoàn xe quân đội đi khỏi, học sinh sinh viên lại đến tập kết ở đường Trường An, vẫn nắm tay nhau, mau chóng theo sát xe quân sự. Chung La Bạch hồi tưởng lại: “Binh lính không ngừng bắn vào họ, nhưng người ta đều không quan tâm. Có một cô gái ở hàng trước, bị đạn bắn vào một bên chân, máu chảy đầm đìa nhưng vẫn không hề dừng bước, hai tay nắm chặt tay người đi bên cạnh, từng bước từng bước liên tục tiến về phía trước.”
Một trinh sát về hưu đã viết: “Tinh thần can đảm không sợ hãi của nhân loại xuất phát từ phụ nữ, chính phụ nữ đã khiến nam giới dũng cảm hơn.” Nhưng lần này, “không sợ hãi” không chỉ dành cho một số người nhất định. “Tiếng súng vẫn nổ, đám đông vẫn thẳng lưng tiến bước, từng hàng từng hàng đến gần xe quân sự, rồi từng người từng người ngã xuống.”“Tiếng súng đột nhiên ngừng lại, một số binh sĩ chứng kiến cảnh tượng do quá kinh hãi mà dừng lại, họ ngây người ra nhìn những người đang ‘tự sát tập thể’ này, nhìn họ từng bước lại gần không biết đến sợ hãi. Đột nhiên, một sĩ quan hét lên ‘Nổ súng mau!’ Mấy chục binh sĩ lại nhất loạt giương cao súng nhắm bắn trực tiếp vào đám đông người. Tiếng súng, tiếng khóc, tiếng la hét, tiếng gào thét đau đớn của mọi người hòa lẫn vào nhau. Một thanh niên cao lớn quá giận dữ chửi lớn một câu, rồi ném gạch về phía xe tăng quân sự. Anh ấy chưa đi được thêm vài bước thì đã bị bắn ngã gục xuống.”
Chung La Bạch tiếp tục mô tả: “… tiếng súng đã ngừng lại, lúc đó, một thanh niên trẻ khi thấy người bị thương vong quá nhiều, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, đã đột nhiên xé toang chiếc áo sơ mi trắng của mình, vỗ ngực hét lớn: ‘Các người giết tôi đi! Các người giết tôi đi!’ Đám đông phía sau vỗ tay một tràng dài, còn những người lính thì trầm mặc không nói.”
“Có lẽ do được truyền cảm hứng từ người thanh niên này, con người vốn nhút nhát yếu hèn của tôi đã trở nên đầy dũng khí, tôi cũng tiến thêm vài bước về phía trước và nói lớn: “Tôi nói cho các người biết, đây không phải mặt trận miền núi, đây là thủ đô Bắc Kinh…; Lúc đó, chân của tôi đã bị đạp mạnh một cái khiến tôi ngã khụy xuống đất, ‘tằng tằng’ một loạt đạn lại bắn đến. ‘Aaa!’, một nữ sinh phía sau lưng tôi hét lên, rồi ngã xuống đất. Hiệp Phó, không hổ thẹn là lớn lên trong quân doanh (cha của anh ấy là sĩ quan cấp cao trong giải phóng quân), vô cùng tỉnh táo, đã kéo tôi từ phía sau giúp tôi thoát khỏi làn mưa đạn của binh lính, đã cứu sống tôi. Nhưng nữ sinh phía sau tôi thì đã bị trúng ba phát đạn vào tay và bụng, máu nhuộm đỏ quần áo của cô. ”
Bà Tinh Quang, một nữ bác sĩ nổi tiếng y đức tận tâm cứu người, cũng tận mắt chứng kiến cảnh Quân đoàn 38 tiến vào Tây Đan: “Tôi rất lo lắng cho tình cảnh ở Thiên An Môn, vội vàng chạy về phía cửa đông. Tôi nhanh chóng đến Lục Bộ Khẩu, và thất kinh khi thấy một vài thanh niên toàn thân dính máu đang nằm trên mặt đất, ngay phía trước Học viện Âm nhạc Trung ương. Có một sinh viên trong trạng thái nửa nằm nửa ngồi, máu từ đùi không ngừng chảy xuống đất, đã thuật lại sự việc phát sinh một cách đầy đau khổ cho những người quanh đó. Anh nói khi quân đội đến, đám đông họ cố chạy tới một cái hẻm, có một vài nữ sinh vì chạy chậm nên đã bị binh lính chặn lại, khi họ vẫn cố để chạy thoát, thì bị một trận mưa đạn bắn ngã xuống…. Rất nhiều người khiêng những người bị thương đi đã không kìm nén được mà bật khóc, toàn bộ con hẻm đều chìm trong tiếng khóc bi thương.”
Cảm xúc của bác sĩ Tinh Quang chùn xuống hơn bao giờ hết vì đến lúc đó vẫn có những người dân lương thiện hỏi bà: “Bác sĩ, những người bị thương này đều là do bị đạn bắn phải không?” Nhìn vô số người bị đạn bắn đến chết và những người bị thương toàn thân đẫm máu trước mắt, những người dân không còn dám tin rằng, cái gọi là “quân đội giải phóng quân” lại có thể nổ súng vào những người dân tay không tấc sắt.
Người vẫn không ngừng ngã xuống, nhưng những ai còn sống thì vẫn quyết tâm trụ vững đến cùng. Chung La Bạch tiếp tục nhớ lại: “Khi đám đông người tiếp tục đi đến Thiên An Môn, ngay lập tức binh lính đứng xung quanh quảng trường bắn quét một làn đạn, đám đông bị giải tán, chạy về phía sau. Nhưng không biết từ đâu xuất hiện một cảnh sát vũ trang trong tay cầm một cây gậy lớn, chặn đường chúng tôi chạy. Sau cùng thì chúng tôi chạy vào một ngõ hẻm, do người đông mà con hẻm thì hẹp, nên chạy rất chậm, khi chạy về phía trước mới phát hiện ra rằng con hẻm đã tạm thời bị chặn lại để thi công. Lúc đó, trong hẻm lại nổ ra một trận hỗn tạp giữa tiếng súng và tiếng la hét thất thanh, khi dứt tiếng súng và những kẻ giết người rời đi, thì vài chục người đã ngã xuống, trong đó ít nhất 5 người tử vong.”
Lúc 1:30 phút sáng ngày 4/6, Quân đoàn 38 với danh nghĩa binh lính giới nghiêm đã là “đội quân đầu tiên” hoàn tất thanh trừng và tiến vào Thiên An Môn từ phía tây, quân đội cũng hoàn thành việc bao vây quảng trường. Quân đoàn 38 này đã di chuyển suốt 4 giờ đồng hồ qua quãng đường 8,1 km từ Bảo tàng Quân sự. Theo hồi ức của La Vũ, con trai của cố Đại tướng La Thụy Khanh, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung Quốc khi đó, “Khi binh lính tiến vào đã bị dân chúng chặn lại, hỏi ý kiến cấp trên xem nên làm thế nào, thì ‘bên trên’ có người nói: ‘Cái thứ đồ trong tay các cậu chẳng lẽ chỉ là que đánh lửa thôi sao?’”
(Còn tiếp)
Hồng Ngọc
Xem thêm:
Ghi chép về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6: “Họ đã nổ súng” (Phần 2)
Tài liệu Mỹ: Ông Giang Trạch Dân liên quan đến thảm sát Thiên An Môn
Phong trào dân chủ Gwangju và thảm sát Thiên An Môn có gì khác nhau?
Lúc 1:30 sáng ngày 4/6, Quân đoàn 38 với danh nghĩa binh lính giới nghiêm đã là “đội quân đầu tiên” hoàn tất thanh trừng và tiến vào Thiên An Môn từ phía tây. Theo hồi ức của La Vũ, con trai của cố Đại tướng La Thụy Khanh, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung Quốc: “Khi binh lính tiến vào đã bị dân chúng chặn lại, khi hỏi ý kiến cấp trên xem nên làm thế nào thì ‘bên trên’ có người nói: ‘Cái thứ đồ trong tay các cậu chẳng lẽ chỉ là que đánh lửa thôi sao?’”
Sáng ngày 4/6 tại phía Đông đường Trường An
4:30 sáng: Thanh trừng bắt đầu trên quảng trường
Khoảng từ 2:00 – 2:30 sáng ngày 4/6, một chiếc xe buýt đi từ đại lộ Nam Trì Tử về phía quảng trường Thiên An Môn theo hướng từ đông sang tây. Trước khi đến phía đông cầu Kim Thủy, nó rẽ phải đi ngang qua khu vực của binh linh đang dàn đội ngũ và rời khỏi đường Trường An hướng về phía sinh viên và người dân tập trung. Đúng lúc đó, chiếc xe bị súng bắn hạ, tài xế chết ngay tại chỗ. Sau đó, quân nhân kéo 5, 6 người còn sống ra khỏi xe. Người bị kéo ra khỏi xe cuối cùng là một nghiên cứu sinh tại Đại học Bắc Kinh tên Quách Hải Phong. Tại hiện trường còn có một người tên là Trương Kiện. Người này cố gắng tiến về phía trước, định kéo bạn của mình tách ra khỏi chỗ những người lính. Một viên sĩ quan rút súng và bắn về phía anh này 5 phát đạn. Một phát bắn trúng đùi phải, xuyên qua một phần ba đùi phải và làm gẫy xương đùi. Do viên đạn không xuyên qua nên đầu đạn nằm ở trong xương đùi, phần còn lại nằm trong cơ chân. Đến tận ngày 22/11/2008, Trương Kiện mới đến được Pháp để phẫu thuật gỡ viên đạn. Viên đạn đã nằm trong người anh suốt 19 năm.
Ảnh bên phải: Trương Kiện ở quảng trường giống như một vị đội trưởng; Ảnh dưới bên phải: Trương Kiện trúng đạn nằm tại bệnh viện Đồng Nhân để điều trị; Ảnh dưới bên trái: Ảnh chụp X Quang Trương Kiện bị thương ở đùi (Ảnh do Trương Kiện cung cấp)
Sau đó, để che đậy vụ bắn chết người vô cớ, quân giới nghiêm đã ngụy tạo vụ việc “Đốt thành Thiên An Môn” và đổ cho chiếc xe buýt định tiến vào Thiên An Môn phóng hỏa.
Theo tờ “Văn Hối Báo” (Hồng Kông), “Trong thời gian này, trừ phía bắc của quảng trường là hoàn toàn do quân đội chiếm giữ, còn có một số lớn xe có vũ trang và xe tăng trải dài theo hướng từ tây sang đông ở phía ngoài quảng trường. Phía tây quảng trường, phía đông Đại lễ đường Nhân dân đều xuất hiện rất nhiều binh lính. Hàng ngàn binh lính đóng tại khoảng trống trước cửa thành, đồng loạt hô lớn yêu cầu dân chúng phải rời khỏi. Không bao lâu sau đó, cục diện đã biến thành binh lính nổ súng về phía người dân.”
Lúc này, các sinh viên vốn trước đó bị phân tán ra nhiều nơi trong quảng trường Thiên An Môn, đi theo lá cờ của trường mình và tập trung ở gần Bia tưởng niệm Anh hùng Nhân dân, sau đó ngồi hết ba tầng bình đài của bia tưởng niệm và các bậc thang, họ ngồi hết cả khoảng trống ở phía bắc Bia tưởng niệm. Sinh viên chuẩn bị sẵn sàng cho lần phản kháng phi bạo lực cuối cùng.
4:00 sáng, đèn trên quảng trường đột ngột tắt. Sau đó, Phó Chính ủy Quân đoàn 27 giải thích rằng đây là tín hiệu thống nhất báo hiệu cho việc dọn dẹp quảng trường. Một tác dụng khác là đánh đòn tâm lý lên những dân có mặt tại hiện trường. Sau đó ở phía đông nam, tây nam của quảng trường, Quân đoàn 15, Quân đoàn 39 và Quân đoàn 54 hướng từ phía nam lên phía bắc để chia cắt người trong quảng trường. Toàn bộ phía nam quảng trường bị bao vây, chỉ chừa lại phía đông nam để cho các sinh viên có thể rời khỏi theo một lối đi hẹp.
4:30 phút, hành động thanh trừng bắt đầu. Cảnh sát có vũ trang ở phía trước, bộ binh ở giữa, xe cơ giới ở sau, từ từ tiến từ phía bắc xuống phía nam. Binh lính kiểm tra kỹ từng khu vực, sau đó xe cơ giới mới đi qua.
Một nhân chứng đã cung cấp cho Tổ chức Ân xá Quốc tế thông tin, một nhân viên cứu hộ y tế khi đó đã thấy nhiều rất nhiều binh lính ngồi trước bậc thang của Bảo tàng Lịch sử nhiều giờ đồng hồ. Có khoảng 15 đến 20 người bị thương được sinh viên đưa đến nằm trên trạm cấp cứu. Phía tây nam của Bia tưởng niệm liên tục có tiếng xả súng. Sau một loạt súng nổ, có 3 sinh viên bị thương được đưa đến trạm cấp cứu, họ đều bị trúng đạn. Mỗi lần có tiếng của loạt súng nổ, các binh lính trên bậc thang của Bảo tàng Lịch sử đều hô to: “Làm tốt lắm”...
Có người còn thấy binh lính trên các xe vũ trang khi thấy sinh viên chạy khỏi quảng trường ở đường phía đông nam, đã không hề bắn chỉ thiên cảnh cáo mà nhắm bắn thẳng vào người. Một thành viên của Hội Liên hiệp Sinh viên Hồng Kông nhìn thấy một sinh viên Đại học Sư phạm Bắc Kinh “Khắp đầu đầy máu, gần như cả đầu bị nổ tung” mà chết. Một phóng viên của Đài truyền hình Quốc gia Ba Lan cho biết, ông nhìn thấy một binh lính giống như là đang đùa cợt, tùy tiện nhằm vào hướng sinh viên đang bỏ chạy mà nổ súng. Một sinh viên đứng cách ông này 1 mét, sau khi lên tiếng về việc binh lính lạm dụng súng đạn đã bị bắn chết ngay tại chỗ. Phó chủ biên kiêm phụ trách tin nước ngoài của tờ “Thời báo Trung Quốc” (Đài Loan), Từ Tông Mậu, vào khoảng 6:00 sáng đã bị trúng đạn, viên đạn xuyên từ sau cổ, qua cổ họng, làm gãy một chiếc răng, sau đó xuyên qua miệng ra ngoài.
Nơi từng xảy ra các vụ bắn người ở phía Đông Nam quảng trường Thiên An Môn sáng ngày 4/6/1989.
Nam Trì Tử: “Lần đầu tiên tôi thấy cảnh giết người như bắn chim”
Theo một nhân chứng tại hiện trường kể lại: “Ở đường Trường An, cách khoảng 100 mét về phía đông của đài quan sát đông Thiên An Môn, có một khu phố bị rào chắn tạo ra một đường dài hẹp. Một nhóm binh lính khoảng hơn 100 người có vũ trang đứng hướng về phía đông. Những người này tùy lúc lại tiện tay bắn một vài phát súng về phía cuối con đường.”
Phía đông của con đường này chính là khu vực Nam Trì Tử, đi qua là đến cửa chính của Bộ Công an, có vài trăm người dân đang đứng lập thành một hàng rào ngăn những người muốn chạy về phía Thiên An Môn, cho họ biết nếu đi qua thì sẽ bị bắn, rằng có nhiều người đã bị bắn chết. Đồng thời, họ cũng hô to về phía quân đội thiết quân luật rằng “Bộ đội giải phóng không bắn nhân dân”, “Sinh viên vô tội”, v.v.. Sau đó, có người trong số họ cũng bị bắn, khẩu hiệu mới đổi thành: “Binh lính giới nghiêm là hung thủ giết người!”
“Chỉ trong thời gian ngắn ngủi vài giờ đồng hồ, ở khu vực Nam Trì Tử này, tôi đã nhìn thấy hơn 40 người bị bắn. Trong số họ có một phụ nữ hơn 50 tuổi bị trúng đạn ở bụng, một em bé cỡ 7-8 tuổi trúng đạn ở tay trái. Hàng trăm người (có thể trên ngàn người), cơ bản đều là những người dân bình thường của Bắc Kinh. Trong số đó có cả phụ nữ và trẻ em, tay họ còn đang cầm quạt.”
Tổ chức Ân xá Quốc tế còn nhận được một lời xác minh khác cho biết, tuyến cảnh giới được thiết lập vào khoảng 2:00 sáng: “Họ lập thành ba hàng. Một hàng lính quỳ phía trước, hàng sau đứng cao hơn, hàng thứ ba đứng ở trên trạm gác. Họ hướng về phía đám đông ở phía đông bắc quảng trường nổ súng vài phút thì ngừng lại. Sau đó một giờ đồng hồ, họ từng bước chậm tiến về phía đông của đường Trường An, rồi nổ loạt súng thứ hai. Đám đông chạy trốn khi súng nổ nhưng sau đó lại quay lại quảng trường.”
Một thông tin khác kể rằng vào khoảng 3:30 sáng, có người nhìn thấy “khoảng 36 đến 38 người bị thương được đưa đi”, ngực, lưng, bụng bị thương, thậm chí có người “đỉnh đầu bị vạt hẳn một phần”.
Một người lính trinh sát sau khi giải ngũ cho biết: “Lần đầu tiên tôi thấy người ta giết người như bắn chim”, “Bị bắn đều là những người dân tay không tấc sắt, giống như là bắn chim vậy. Một sĩ quan cấp úy cầm khẩu súng lục 54, hướng về phía những người dân trốn ở phía sau thùng rác xả súng, bắn từng người một, cứ hét một câu thì bắn 1 phát, lại có một người dân ngã xuống đất,” “Một người đàn ông đi xe đạp, nói rằng ông chỉ đi làm, vừa thò tay vào ngực để lấy giấy chứng nhận thì đã bị bắn một phát vào ngực, cả xe cả người đều đổ nhào.”
Câu chuyện của “Bạch y thiếu nữ”
10 năm sau, một nhân chứng tên Hình Thôn kể lại: “Vào khoảng 3:00 sáng, tôi ngồi ở trên con đường đi vào phía bắc đường Trường An thì đột nhiên nghe thấy có người lớn tiếng. Tôi mới đi về phía nam xem thử thì chỉ nhìn thấy một cô gái tóc dài mặc bộ đồ trắng đang bước những bước dài về phía binh lính giới nghiêm. Sau đó, ngay lập tức có một loạt đạn nổ, những người trúng đạn đều ngã xuống đường. Ở khoảng giữa binh lính giới nghiêm và đám đông, có khoảng 6, 7 người trúng đạn đang nằm lại. Tuy nhiên, cô gái mặc đồ trắng không bị trúng đạn và tiếp tục một mình tiến về phía binh lính. Khi cô chỉ còn cách vài mét thì một loạt đạn khác lại nổ và lần này cô gục xuống. Sau đó cô được cứu. Viên đạn trúng vào đùi của cô.”
Một nhà báo khác có mặt tại hiện trường cho biết, lúc đó ông này trốn ở gần khu vực của Bộ Công an và nhìn thấy một thanh niên mắng binh lính là “Lũ khốn!” và bị bắn chết ngay tại chỗ.
Nhà xác bệnh viện Hiệp Hòa, phòng lạnh không thể đóng được cửa
Theo một vị bác sĩ, cô giúp đưa người chết đến nhà xác của bệnh viện nhưng phòng lạnh đã đầy đến mức không đóng được cửa.
Một vị bác sĩ trên 50 tuổi của Bệnh viện Đại học Bắc Kinh cho biết, sau khi binh lính nổ súng, những người bị thương trên quảng trường Thiên An Môn đều chủ yếu được đưa đến Bệnh viện Đại học Bắc Kinh và Bệnh viện Hiệp Hòa. Nhiều lúc, xe cứu thương chở lẫn cả người bị thương và người chết. Sau đó, khi số xác người gặp nạn ở Bệnh viện Hiệp Hòa “đến hơn một trăm” thì họ quyết định rằng những người nào đã chết rồi thì không cho lên xe nữa.
Theo điều tra của bà Đinh Tử Lâm, trong số những người thương vong có một số người tra được danh tính thật như sau:
Vu Địa, 32 tuổi, kỹ sư của Sở Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời của thành phố Bắc Kinh. Anh này bị bắn lúc khoảng 2:00 sáng ở Nam Trì Tử trong lần xả súng đầu tiên. Đạn xuyên qua sườn bên trái, đâm thủng thận và gan. Lúc được đưa đến bệnh viện Hiệp Hòa, các bác sĩ đã mổ 4 lần để tìm cách cứu chữa nhưng anh này không qua khỏi.
Dương Minh Hồ, 42 tuổi, cán bộ phòng Pháp chế của Hội Xúc tiến Giao dịch Quốc tế Trung Quốc. Anh này bị bắn ở trước cửa Bộ Công An, bụng bị trúng đạn xé toạc bàng quang, được đưa đến Bệnh viện Đồng Nhân và qua đời tại đó.
Nam Hóa Thông, 31 tuổi, công nhân xây dựng ở Bắc Kinh, khoảng 5:00 sáng ngày 4/6 đi từ nhà tới đường Trường An, người nhà sau đó tìm thấy thi thể tại Bệnh viện Hiệp Hòa và thấy đạn bắn xuyên từ phía sau bả vai trái, lồng ngực bị xé toạc.
Lạc Nghi Vy, 35 tuổi, kỹ sư của Viện Nghiên cứu và Thiết kế sắt thép Bao Đầu, bị bắn ở Nam Trì Tử vào lúc rạng sáng, chết ở bệnh viện Hiệp Hòa.
Ngoài ra còn có một sinh viên Đại học Đường Sơn, Hà Bắc, bị trúng đạn tại Nam Tử Trì ở giữa đùi, sau đó được đưa đến Bệnh Viện Tích Thủy Đàm chữa trị.
(Còn tiếp)
Hồng Ngọc
Xem thêm:
Ghi chép về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6: “Không chùn bước!” (Phần 3)
Tài liệu Mỹ: Ông Giang Trạch Dân liên quan đến thảm sát Thiên An Môn
Phong trào dân chủ Gwangju và thảm sát Thiên An Môn có gì khác nhau?
Kinh nghiệm với hãng Du Lịch của Trung Hoa Lục Địa ngay trên đất Mỹ .
Cuối tháng 5 vừa qua, sau khi chúng tôi tham dự một buổi Họp Mặt Thường Niên của một số Cựu Học Sinh một Trường Trung Học ở Saigon xưa kia, chúng tôi, 2 cặp bạn thân, đã tham gia với 18 cặp khác một chuyến đi chơi 8 ngày thăm những công viên lớn ở Trung Mỹ gồm Yellowstone, Mt Rushmore, Antelope Canyon, Arches National Park và một số công viên khác.
Tour này do một người trong nhóm đứng ra tổ chức và ghi tên đóng tiền cho một hãng Tours Mỹ có tên là TakeTours, có trụ sở ở Cambridge, Massachusetts.
Hình 1 : Trang website của TakeTours
Nếu vào trang quảng cáo của TakeTours(1) mà không đọc những lời phản ảnh (reviews) (2) của những du khách đã đi trước thì không hay rằng TakeTours là một công ty du lịch cẩu thả, làm ăn bê bối, chỉ mong kiếm tiền nhiều mà không để ý gì tới quyền lợi của du khách. Hơn nữa, TakeTours mập mờ đánh lận con đen không nói rằng họ chỉ là một công ty môi giới, đứng trung gian thu tiền rồi giao hành khách cho những công ty khác có xe bus, có tài xế, tour guide, đứng ra tổ chức những chuyến đi.
Golden International Travel, có trụ sở bên Mỹ tại El Monte, California
Riêng ở California, hãng du lịch mà TakeTours làm ăn cùng là một công ty của ba tầu có trụ sở chính bên Trung Hoa Lục Địa. Hãng du lịch này có tên là Golden International Travel, có trụ sở bên Mỹ tại El Monte, California (3) .
Nếu vào xem những lời phản ảnh của những du khách đã đi hãng này thì đố ai dám bỏ tiền ra mua vé đi !
Những lời phản ảnh trên trang review của Trip Advisor (Hình 4)
Sau này vào đọc những lời phản ảnh trên trang review của Trip Advisor (4) và (5) tôi tá hỏa tam tinh thấy mình quá ngây thơ, quá khờ dại, đã nhắm mắt đóng tiền đi tour với bạn bè chỉ vì ham đi chơi với họ mà không xem xét kỹ lưỡng hãng du lịch mình đi là hãng thế nào, có tốt hay không.
Ngay ngày đầu tiên chúng tôi đến Anaheim khu chợ 99 chờ từ 6:30 am để được những xe bus nhỏ dùng làm taxi chở chúng tôi đi loanh quanh mấy tiếng đồng hồ qua nhiều tỉnh khác nhau ở Nam Cali bốc thêm khách từ những hotels, sau cùng đưa chúng tôi đến sân bên ngoài một tiệm ăn ỡ một thành phố ngoại ô cùa Los Angeles – mà giờ đây tôi đã quên tên -, nơi đây một chiếc bus lớn cả trăm chỗ ngồi trờ tới đậu lại để lấy hành khách từ những taxis.
Vì vô tổ chức nên việc xếp chỗ ngồi trên xe không được tính trước, tour guide là một anh ba tầu trung niên không được huấn luyện tại một trường dạy hướng dẫn du khách nên ăn nói xỗ xàng, không biết tiếp đón du khách một cách lịch sự, nói năng cử chỉ vô lễ, vô giáo dục.
Tên này nói lên xe bus ngồi vào bất cứ ghế nào trong những hàng ghế mà hắn qui định. Nhưng vì hắn nói tiếng Anh không thành thạo và nói theo giọng ba tàu lục địa nên hành khác leo lên xe không biết hàng ghế hắn bảo ngồi là chỗ nào, người thì đứng chờ cho hắn nhận hết hành lý của mọi người xong rồi lên xe sẽ chỉ cho biết, người thì ngồi đại và hàng ghế trống mình ưng ý.
Khi tên tour guide – tên Matt Lee – lên xe, hắn thấy nhóm người Việt chúng tôi không làm theo lời hắn dặn nên bực mình thô lỗ đuổi một số người ngồi không đúng chỗ hắn qui định trước. Hoá ra tên tour guide muốn dành những hàng ghế phía trên cho bọn ba tầu từ Trung Cộng qua nên để 40 anh em người Việt chúng tôi ngồi những hàng ghế phiá sau. Ngay cả những người Mỹ gốc Tầu cũng phải ngồi phía sau.
Tất cả hành khách trên chuyến xe đều là người Á châu, nên tên tour guide tha hồ lên mặt, suốt chuyến đi hắn nói tiếng tầu còn tiếng Anh hắn nói phụ thêm không ai hiểu được vì hắn vừa nói cà lăm, vừa nói với cái giọng nói ba tầu ồ ồ, vừa không biết cách diễn đạt ý tưởng.
Những tên Tour Guides toàn là Ba Tầu vì Golden Internatinal Travel là một hãng có bản doanh từ Trung Hoa Lục Địa nên những người làm công cho hãng này như tài xế và tour guides đều là công dân Trung Hoa Lục Địa với bản tính con người thiếu giáo dục và ít học, ít hiểu biết, vô ý thức và mất dạy làm càn, như tên Matt Lee trên chuyến xe chúng tôi đi.
Nếu vào xem những reviews trên Internet chúng ta thấy tất cả những tour guides của hãng này đều giống nhau, vô tư cách và vô giáo dục:
-1. Chúng không có khả năng chuyên môn: Chúng nói tiếng Anh không ai hiểu, không có đầu óc tổ chức, không có kiến thức về hướng dẫn du lịch, không biết cách diễn tả khi trình bầy về những nơi viếng thăm
-2. Không chuyên nghiệp: Không hoạch định chuyến đi rõ ràng, làm tùy tiên, không có lịch trình, không ấn định giờ giấc nên không cho du khách biết trước chương trình trong ngày…
Chúng ăn nói sỗ sàng, không lịch thiệp như những tour guides bình thường khác, coi khách hàng như cỏ rơm, muốn làm gì thì làm, ví dụ chúng ngăn cấm không cho du khách uống nước ngọt cà phê trên xe vì sợ đổ làm dơ xe, chúng không cho khách dùng toilet vì sợ phải chùi rửa mệt thân xác (theo tôi nghĩ Công ty Golden International Travel như vậy đã vi phạm luật lệ làm ăn ở Hoa Kỳ vì đúng ra những qui định quái gở như vậy phải thông báo cho khách hàng biết trước (disclosures) để để khách có thể quyết định nên đi hay không trước khi mua vé.
-3. Có tinh thần kỳ thị chủng tộc: Chúng coi thường những khách hàng không phải là Ba Tầu giống như chúng, kể cả những người trung hoa không xuất phát từ lục địa như chúng.
Riêng đối với du khách trong nhóm 40 người Việt chúng tôi, chúng miệt thị ra mặt, nói như chửi người ta. Đòi gì chúng cũng làm ngơ hay từ chối thẳng thừng.
Chúng lại còn có thái độ khiêu khích, khinh người, muốn làm gì thì làm bất kể đúng hay sai.
Trong khi đó thì chúng lại để cho bọn du khách ba tầu lục địa tự do ăn nhồm nhoàm trên xe, nói chuyện với nhau bô bô cái miệng bằng tiếng tầu, nghe nhức tai, gai mắt thì chúng phục vụ bọn này tử tế, cười đùa vui vẻ….
Hai sự kiện làm chúng tôi quá bực mình nên bỏ chuyến đi hai ngày sau:
Ngày đầu tiên sau cả một ngày ngồi trên xe – dừng 20 phút tại Barstow – cho tới khoảng 5 giờ chiều mới tới Utah, tên tour guide cho xe bus ngừng tại một tiệm ăn tầu bán thức ăn theo lối buffet và bảo mọi người xuống xe vào ăn. Một số nhỏ trong đám người Việt nghe theo vào ăn trong khi những người kia không thích ăn đồ ăn tầu, nhất là đồ ăn buffet, và vì còn sớm quá – mới 5 giờ chiểu – không vào, nhưng không biết đi đâu vì nơi đây giữa một vùng sa mạc nắng cháy da thịt nhiệt độ hơn một 100 độ F mà không có một bóng mát. Chúng tôi đề nghị với tên tour guide là đưa những người không muốn ăn về hotel nghỉ ngơi, tên tour guide thẳng thừng nói không được vì tên tài xế và hắn đã đói bụng, cần phải ăn ngay. Chúng tôi bèn nói với hắn cho chúng tôi ngồi chờ mọi người trên xe có máy lạnh, hắn cũng nói không được. Thế là chúng tôi phải đứng ngoài trời chờ gần một tiếng đồng hồ, trời nóng như thiêu như đốt, chúng tôi chịu hết nổi, nên sau khi tên tài xế ăn xong, chúng tôi lớn tiếng phản đối bắt hắn mở cửa xe cho chúng tôi lên xe ngồi thì hắn mở cửa xe mà không chịu mở máy lạnh, lại phải lớn tiếng phản đối nữa thì hắn mới chịu mở máy xe cho có máy lạnh.
Khi mọi người ăn xong lên xe thì xe chạy chưa tới 5 phút đã tới khách sạn, vậy mà tên tour guide đã không chiụ đổ khách xuống khách sạn cho khách được nghỉ ngơi rồi đi ăn sau! Thái độ của hắn đã làm cho chúng tôi bắt đầu mất thiện cảm với hắn.
Ngày thứ hai, chiếc xe bus chạy tới chạy lui đưa chúng tôi đi từ Arizona tới Utah coi ba công viên trong một ngày – Glen Canyon Dam, Antelop Canyon và Bryce Canyon – đi tổng cộng trên 300 miles, mỗi nơi chỉ dừng lại chừng một tiếng đồng hồ. Quá tham lam nên tới chiều tối vẫn chưa tới gần nơi nghỉ qua đêm, tên tour guide thấy đã 7 giờ tối rồi nên cho xe dừng ở một quán Kentucky Fried Chicken trên đường đi để cho hắn và tên tài xế vào ăn vì chúng quá đói bụng.
Tên tour guide bảo chúng tôi xuống xe vào ăn trong vòng ½ tiếng đồng hồ vì còn phải đi tiếp cả ba tiếng nữa mới tới nơi nghỉ qua đêm. Chúng tôi nói ½ tiếng sao ăn kịp, hắn làm thinh không thèm trả lời, bỏ mặc hành khách chạy lẹ vào quán ăn kêu đồ ăn ra ngồi ăn nhồm nhoàm, trong khi gần 100 hành khách nối đuôi nhau chờ một hàng dài để kêu thức ăn. ½ tiếng trôi qua, hai tên tài xế và tour guide ăn đã xong mà 1/3 số hành khách vẫn chưa tới phiên gọi thức ăn, nói gì ăn? Thấy vậy tên tour guide bảo chúng tôi mua thức ăn rồi mang lên xe ăn, nó nói tiếng Anh không ai hiểu nên nhiều người hỏi lại hắn thì hắn hét lên “To go! To go!” và thúc mọi người mua cho lẹ rồi trở lên xe bus. Nhiều người order thức ăn được sớm đang ăn cũng phải lè lẹ ôm thức ăn ăn dở mang theo lên xe bus. Vừa lên xe bus hắn thấy nhiều người cầm ly nước ngọt trên tay, hắn cầm ngay micro hét lớn: “food only, no drink!”. Thấy hắn cho ăn mà không được uống là vô lý, nhiều người trong nhóm bất bình nhưng không dám mở miệng phản đối mà lại dấu ly nước đi.
Tên tour guide bèn đi lòng vòng tịch thu những ly nước, có người đành phải đưa ra cho hắn, có người không chịu đưa thế là có một sự giành giật giằng co, trông thật là thảm thương chướng mắt.
Chúng tôi cáu tiết bèn nói với hắn để chúng tôi trở lại tiệm ăn ngồi ăn cho xong rồi hãy đi. Hắn không chịu, nói nếu chúng tôi xuống xe thì hắn sẽ bỏ chúng tôi lại. Tôi đề nghị cả nhóm 40 người chúng tôi xuống xe xem hắn có dám bỏ cả bọn chúng tôi mà đi không, nhưng nhóm chúng tôi toàn là cụ ông cụ bà trên 70, không ai có gan làm liều nên không ai nhúc nhích. Thật là một thảm cảnh đáng buồn vì tuổi già đã làm cho con người trở nên hèn hạ, phải cúi đầu ngậm miệng chịu bị một tên ranh con ba tầu làm nhục.
Trước mặt cả nhóm đang ngồi im thin thít, anh bạn tôi nói anh không thể nhịn nhục vì thấy cái cảnh khốn nạn này và anh quyết định sẽ bỏ chuyến đi chơi này, không đi tiếp nữa. Tôi cũng tuyên bố đồng lòng bỏ với anh. Đến khi tên tour guide tới ghế chúng tôi ngồi, hắn đòi chúng tôi đưa ly nước cho hắn. Tôi trả lời chúng tôi chỉ có một chai coca và bảo hắn chúng tôi sẽ không uống, Hắn nằng nặc đòi tích thu chai nước, tôi cáu tiết nói lớn tiếng: “Tao đã bảo chúng tao không uống! Mày muốn cái gì?”
Cả xe bus im phăng phắc, hồi hộp chờ đợi xem chuyện gì sẽ xẩy ra. Tên tour guide đi về phiá đầu xe kêu tên tài xế cùng trở lại chỗ chúng tôi ngồi, tính làm áp lực. Hắn lại đòi tôi đưa chai coke cho hắn.
Tôi cáu tiết nói giọng hùng hổ, “Tao không nói chuyện với mày! Cút đi ngay trước khi tao nỗi nóng!”
Thấy mấy người ngồi gần đó xầm xì to nhỏ, hắn bèn rút lui về chỗ đầu xe, hắn cầm chiếc microphone xin lỗi, nói rằng sở dĩ hắn tịch thu những ly nước là vì nếu ai đó đánh đổ thì tên tài xế tối hôm ấy sẽ phải dọn dẹp mà đã gần đêm tối hắn không muốn tên tài xế phải làm công việc đó vì tên tài xế phải được nghỉ ngơi đế sáng ngày hôm sau tiếp tục lái xe….
11 giờ đêm chiếc xe bus mới tới một khách sạn hạng bét mang tên America’s Best Value trên con đường Main St của một tỉnh lẻ ở vùng sa mạc của Utah mang tên Green River. Đêm đó chúng tôi nhất quyết sẽ bỏ chuyến đi chơi vào sáng hôm sau nhưng vấn đề là phải tìm phương tiện vận chuyển để về Santa Ana.
Trước tiên chúng tôi tính thuê xe lái trở về Nam Cali, nhưng quãng đường đi quá xa, khoảng 700 miles, không thể đi thẳng về phải dừng lại ít nhất một đêm nơi đâu đó nghỉ ngơi mà như thế cũng vẫn quá sức đối với tuổi của chúng tôi.
Sau đó chúng tôi thử xem vé máy bay: vé một chiều đi từ thành phố Grand Junction cách Green River hơn một tiếng lái xe về Los Angeles hơn $500 một người vì đi gấp ngày hôm sau, quá mắc mà không sao đi kịp vì phải đi thuê xe lái tới Grand Junction rồi trả xe rồi đi ra phi trường, quá rắc rồi.
Cuối cùng chúng tôi đành vào xem vé xe bus Greyhound thì thấy có chuyến đi từ Green River về Santa Ana với chặng đổi xe ở Las Vegas chờ 4 tiếng đồng hồ. Không còn cách nào hơn, chúng tôi quyết định đi bằng Greyhound.
Kết Luận: Vạn bất đắc dĩ chúng tôi mới quyết định bỏ cuộc đi chơi cùng những bạn bè, nhiều người lâu lắm mới gặp. Khi chia tay với họ ngày hôm sau, chúng tôi thấy ái ngại, khó nói nhưng vì thấy tiếp tục đi chuyện đi này cũng không thể vui vẻ mà có thể lại thêm bực mình khó chịu vì cứ phải “nhịn nhục” nên chúng tôi không có cách nào hơn là bỏ cuộc nửa chừng.
Tên tour guide thấy chúng tôi quyết định như vậy đã cố xin lỗi, nài nỉ chúng tôi ở lại với nhóm, nhưng một lời nói như đính đóng cột, chúng tôi không thể đổi ý.
Mục đích kể lại câu chuyện “riêng tư” này là để cho các bạn đọc biết mà tránh không đi những tours do bọn ba tầu lục địa như Take Tours và nhất là Golden Inernational Travel tổ chức , và nếu có đi một hãng tour nào khác thì ít nhất cũng phải vào Google tra cứu, tìm hiểu về hãng du lịch mình tính đi – bằng cách đọc những reviews của những du khách đã từng đi trước mình viết lại.
Sáng 19/06, bà Nguyễn Tuyết Lan đã đến TAND tỉnh Khánh Hoà để hỏi về việc tham dự phiên toà xét xử công khai con gái mình (tức blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) diễn ra vào 8h sáng 29/6.”Đây là phiên toà đặc thù nên bà không được tham dự”- Đó là câu trả lời chính thức từ cô Trịnh Thị Biên, thư ký toà án.
Vậy:
– Theo thông báo từ toà án, đây là phiên toà công khai thì sao không cấp giấy cho mẹ tham dự phiên toà của con?
– “Phiên toà đặc thù” là phiên toà kiểu gì?
– Sự nhân đạo ở đâu khi cấm cản người mẹ được nhìn thấy con, 2 đứa trẻ được nhìn thấy mẹ sau hơn 8 tháng tình mẫu tử bị chia cắt?
Các nhà phân tích kinh tế nói nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy một khía cạnh tích cực của chiến dịch đàn áp thành phần bất đồng chính kiến ở Việt Nam, và qua đó cảm thấy an tâm vì kỳ vọng vào tính ổn định của môi trường kinh doanh tại quốc gia với chế độ độc đảng này.
Nhân viên chính quyền mặc thường phục đánh đập những nhà tranh đấu cho nhân quyền và blogger trong 36 vụ hành hung khác nhau từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2017, gây thương tích nghiêm trọng, theo Human Rights Watch. Vẫn theo tổ chức này, một số nạn nhân trong số này từng tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường hoặc vì nhân quyền.
Các nhà phân tích trong nước nói giới đầu tư ngoại quốc và những người khác làm ăn ở Việt Nam, hoặc là nhắm mắt làm ngơ trước chiến dịch đàn áp đó, hoặc coi đây như chỉ dấu cho thấy chính quyền đang triệt tiêu dần những mối đe dọa có thể có đối với chương trình thúc đẩy kinh tế – một nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ông Adam McCarty, kinh tế gia trưởng của Viện Mekong Economics ở Hà Nội, nói:
“Hiện nay hầu như ai cũng hiểu ngầm rằng chế độ độc đảng Việt Nam sẽ tồn tại vô hạn định, và vì vậy, chỉ trích chế độ một cách công khai là kể như rước họa vào thân.”
Ông McCarty nói: “Giới doanh nhân thích sự ổn định theo lối ấy. Họ có thể phản đối nó về phương diện đạo đức, hoặc các giá trị dân chủ, nhưng trên phương diện kinh doanh, thì đó là một môi trường ổn định để làm ăn.”
Các nhà quản lý doanh nghiệp thuộc các phòng thương mại Mỹ và châu Âu tại thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Tư không bình luận khi được hỏi các doanh nghiệp thành viên nghĩ gì về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Các nhà phân tích nói chính quyền Cộng sản Việt Nam muốn kiểm soát thành phần bất đồng chính kiến trước hội nghị thượng đỉnh APEC – tức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương mà Việt Nam sẽ tổ chức vào tháng 11 năm nay. Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức APEC là năm 2006.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo từ 20 quốc gia khác có thể dự APEC trong năm nay.
Ông Frederick Burke, chuyên gia luật của công ty luật quốc tế Baker & McKenzie tại thành phố Hồ Chí Minh, nói Việt Nam muốn tránh bất kỳ tình huống nào có thể làm họ mất mặt vì các cuộc biểu tình chống đối, trong khi đang tìm cách trưng ra một hình ảnh về một Việt Nam “cởi mở và sẵn sàng” dưới con mắt của các quan khách nước ngoài đến dự APEC.
Ông McCarty nói:
“Không có gì nhiều để than phiền, tôi nghĩ APEC sẽ là cơ hội lớn để giới thiệu Việt Nam với thế giới. Chính quyền Việt Nam không muốn sự kiện này trở thành một hậu cảnh cho một cuộc biểu tình.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, các nhân viên mật vụ Việt Nam đánh đập các nhà hoạt động và các blogger mà “không bị truy cứu.” Hôm Chủ Nhật, Tổ chức này yêu cầu chính phủ phải chấm dứt các cuộc tấn công và truy cứu trách nhiệm thủ phạm các vụ đánh đập. Ông nói thêm rằng các nhà tài trợ cho chính phủ Việt Nam nên lên tiếng yêu cầu Hà Nội chấm dứt hành động này.
Các công tố viên Việt Nam cũng đã chính thức ra cáo trạng buộc tội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger được biết đến với tên gọi Mẹ Nấm, về nghi ngờ “tuyên truyền chống nhà nước.” Blogger Mẹ Nấm, người được đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump trao Giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế vào tháng 3 nhưng đã vắng mặt vì đang bị giam cầm, phải đối mặt với khung hình phạt đến 12 năm tù nếu bị kết án.
Tuy vậy, ông Burke cho biết, Việt Nam vẫn cho phép đăng các lời bình luận, mở cửa mạng truyền thông Internet vì lợi ích của sự phát triển kinh tế và xã hội.
Ông Burke nói: “Luôn luôn có nhiều bình luận chính trị nóng bỏng trên mạng và mọi người đổ xô vào internet. Vẫn có rất nhiều sự cởi mở trên internet của Việt Nam. Bạn có thể muốn đăng gì thì cứ đăng, quan trọng là Facebook, Google, bị đóng cửa ở Trung Quốc, nhưng ở đây thì vẫn cho hoạt động và nó giúp hỗ trợ nền kinh tế.
“Nhưng như thường lệ, luôn luôn có một số nhạy cảm trong các lĩnh vực khác nhau về những gì được mang ra bàn luận, bàn về ai và bàn làm thế nào.”
Theo ông Oscar Mussons, chuyên gia cao cấp của Tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại thành phố Hồ Chí Minh, các thành viên của Nghị viện Châu Âu có thể tìm kiếm những cải thiện về nhân quyền trước khi phê chuẩn một hiệp ước thương mại tự do với Việt Nam, được ký vào tháng 12/2015.
Vào tháng 2, khi một tiểu ban nhân quyền của Nghị viện châu Âu thăm Việt Nam, các thành viên đã lên tiếng về tình hình nhân quyền tại đây.