TÔ LÂM SẼ ĐIỀU TRA VIỆC TỔNG TRỌNG BAO CHE VIỆC CHÍNH BIẾN CỦA PHÙNG QUANG THANH?

0
101
Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình.
   

Trà My

Cách đây chưa lâu, mạng xã hội rộ tin đồn Chủ tịch Ngân hàng Sacombank Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh. Lập tức, đại gia Dương Công Minh và Ngân hàng Sacombank nhảy dựng lên, gửi công văn cầu cứu một số cơ quan chức năng, nhờ can thiệp. Tin đồn này đã gây thiệt hại không nhỏ cho Tập đoàn Him Lam và cá nhân ông Dương Công Minh.

Giới kinh doanh tài chính ngân hàng đã và đang so sánh ông Dương Công Minh với bà “trùm” Trương Mỹ Lan. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, cách làm ăn của Minh “xoài” không khác gì bà Lan. Tập đoàn Him Lam Group của ông Minh cũng phát hành trái phiếu, cũng huy động vốn ồ ạt, đồng thời cũng vi phạm quy định về sở hữu chéo, vi phạm quy định cho vay, và việc ngân hàng là sân sau của doanh nghiệp.

Cách điều hành của Minh “xoài” hết sức phức tạp, tinh vi, nhằm thao túng, lũng đoạn, để tránh né các quy định pháp luật, nhằm thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt tiền của ngân hàng, đồng thời trốn tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng.

Theo cáo buộc, Tập đoàn Him Lam và ông Dương Công Minh là sân sau của nhóm lợi ích quân đội, bao gồm của các tướng lĩnh đang tại chức và đã nghỉ hưu. Minh “xoài” có mối quan hệ chặt chẽ với Tướng Phạm Văn Trà – Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 8 và 9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 1997 – 2006; và cố Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ bài viết, “Bắt Dương Công Minh, tức Minh “xoài”, tại sao không?” của tác giả Phạm Vũ Hiệp, một cây bút thạo tin cung đình. Bài viết này xuất hiện trong bối cảnh cuộc chiến quyền lực cung đình đang diễn ra hết sức quyết liệt, giữa Tổng Trọng và Tô Lâm.

Việc ông Tô Lâm cho điều tra Dương Công Minh và Tập đoàn Him Lam, có liên quan gì đến những tàn dư của cố Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hay không?

Hai tướng quân đội Phạm Văn Trà (trái) và Phùng Quang Thanh từng bảo kê cho Minh “xoài”. Ảnh chụp năm 2015. Nguồn: Báo Dân Trí

Đặc biệt, trước Đại hội Đảng lần thứ 12, Tướng Thanh đã thực hiện một âm mưu đảo chính, dưới sự giật dây của Bắc Kinh, nhằm gây áp lực lên Ban lãnh đạo Việt Nam, trước chuyến thăm Mỹ của Tổng Trọng, từ ngày 6 đến ngày 10/7/2015.

Được biết, thông tin ông Phùng Quang Thanh tiến hành chính biến bị lộ, là do Tổng cục Tình báo (Tổng cục V) Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Đại Quang phát hiện, qua thông báo của cơ quan tình báo Mỹ.

Âm mưu bắt nguồn từ chuyến đi khác thường của Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm Trung Quốc, từ ngày 16 đến 18/10/2014, do ông Phùng Quang Thanh dẫn đầu, cùng 16 sĩ quan cao cấp khác. Phía Trung Quốc tham gia đón tiếp có Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, gặp Tướng Thanh vào ngày 17/10/2014. Ngày 18/10, một sự việc rất khác thường là việc 2 bên ký kết Bản ghi nhớ kỹ thuật, về việc thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Quốc phòng 2 nước.

Theo gới phân tích, có khả năng, Trung Quốc tạo dựng một tài liệu tình báo, làm kịch bản cho cuộc đảo chính của Tướng Thanh. Các tài liệu này có gắn với cái tên của ông Ba Dũng. Tuy nhiên, tại thời điểm trước Đại hội 12, thế và lực của Thủ tướng Dũng ở thế áp đảo so với Tổng Trọng. Vì vậy, việc cáo buộc ông Ba Dũng có liên quan tới vụ đảo chính là “gắp lửa bỏ tay người”. Ông Dũng không dại gì tự bắn vào chân mình.

Sau khi bị lộ, ngày 3/7/2015, Trung tướng Tư lệnh Phí Quốc Tuấn và Trung tướng Chính uỷ Lê Hùng Mạnh của Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô đã nhận quyết định của “thủ tưởng cơ quan”, yêu cầu bàn giao công việc tức khắc cho Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh – Phó Tư lệnh, và Thiếu tướng Nguyễn Thế Kết – Phó Chính uỷ. Hai ông Phí Quốc Tuấn và Lê Hùng Mạnh được cho nghỉ chờ về hưu.

Sau đó, từ ngày 16 đến ngày 18/7/2015, Phó Thủ tướng kiêm Uỷ viên Ban Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Trương Cao Lệ bất ngờ sang thăm Việt Nam. Hai ngày sau, Bộ Quốc phòng công bố, Tướng Phùng Quang Thanh trở về nước ngày 25/7/2015, sau khi chữa bệnh ở Pháp. Từ đó, Tướng Thanh tái xuất hiện sau một thời gian vắng bóng, nhưng chỉ được ở trong khuôn viên Bộ quốc phòng, không được về nhà.

Âm mưu chính biến bất thành, song điều đáng ngạc nhiên là, ông Thanh lại hoàn toàn bình an và vô sự. Tại Đại hội Đảng 12, ông Thanh vẫn ngồi ghế Chủ tịch đoàn. Điều đó cho thấy, ông Thanh phải “làm tốt vai diễn để chứng thực cho sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ Đảng”.

Giới quan sát cho rằng, tương tự như câu thành ngữ “mọi con đường đều trở về Jerusalem”, thì chính trường Việt Nam hiện nay, mọi việc cũng đều xuất phát từ Tổng Trọng.

Những dấu hiệu kể trên có liên quan việc Bộ Công an của Đại tướng Tô Lâm muốn lật lại hồ sơ về âm mưu đảo chính, để làm rõ trách nhiệm của Tổng Trọng trong việc bao che, bỏ lọt hành vi phạm tội hết sức nghiêm trọng của cố Bộ trưởng Phùng Quang Thanh hay không?

Chúng ta hãy chờ xem./.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here