Một trong những điểm quan trọng nhất của nghị quyết là đã chốt phạm vi xử lý nợ. Theo đó, Quốc hội nhất trí phương án chỉ cho phép các ngân hàng được xử lý nợ xấu phát sinh trước thời điểm 15.8.2017. Sau thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, ban hành và áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro cao hơn, hợp lý theo thông lệ quốc tế để giảm thiểu phát sinh nợ xấu mới.
Trước đó, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu nội bảng trên toàn hệ thống vẫn ở dưới mức 3% tổng dư nợ (mức an toàn). Tuy nhiên, nếu tính cả nợ ngoại bảng, nợ bán cho VAMC, nợ tiềm ẩn…, tổng mức nợ xấu lên tới 10,8% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Con số tuyệt đối khoảng 600.000 tỉ đồng.
Nghị quyết thông qua được kỳ vọng sẽ phá tan được “cục máu đông” nợ xấu. Trong đó, cho phép các ngân hàng được áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm; được quyền chủ động hơn trong thanh lý, bán tài sản của con nợ.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi). Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020; Biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3…
tin liên quan
Xử lý nợ xấu, không có đặc quyền cho ngân hàngHôm qua 12.6, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về việc ban hành Nghị quyết xử lý nợ xấu.
Anh Vũ