Thông điệp từ Trung Quốc: Băng qua ’lằn đỏ’ có thể khiến giao dịch thương mại gặp rủi ro

0
175
The Interpreter

Bắc Kinh đã lặng lẽ gửi một thông điệp tới Washington: Áp lực từ Hoa Kỳ đối với các vấn đề Trung Quốc cho rằng vượt quá quyền hạn của nước này có thể gây nguy hiểm cho các hợp đồng mua bán nông sản từ Trung Quốc và các mặt hàng xuất khẩu khác của Hoa Kỳ theo thoả thuận thương mại Giai Đoạn 1.

Lingling WeiBob Davis, ngày 26 tháng 6, 2020

Translated from The Wall Street Journal article China Message to U.S.: Crossing ‘Red Lines’ Could Put Trade Deal at Risk.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cáo buộc Washington can thiệp vào các lãnh vực như Hồng Kông, nơi Trung Quốc đang áp dụng luật an ninh quốc gia rộng rãi, và Đài Loan, đất nước mà Bắc Kinh xem là một phần của Trung Quốc. Hôm thứ Năm, Thượng Viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua một dự luật sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức, doanh nghiệp và ngân hàng Trung Quốc làm suy yếu quyền tự trị hạn chế của Hồng Kông.

Trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mike Pompeo tuần trước tại Hawaii, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Yang Jiechi, đã liệt kê những hành động này, theo lời tường thuật chính thức của Bắc Kinh về cuộc họp, cũng như sự bất mãn mạnh mẽ của Trung Quốc với một dự luật mà Tổng thống Trump đã ký tuần trước để thi hành các lệnh trừng phạt đối với các quan chức và thực thể Trung Quốc nào được coi là có trách nhiệm với việc giam giữ hàng loạt người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng tây bắc Tân Cương của Trung Quốc.

Trong khi ông Yang nhắc lại cam kết của Bắc Kinh về việc thực hiện thỏa thuận thương mại, ông nhấn mạnh rằng cả hai bên “phải làm việc cùng nhau,” những người quen thuộc với các cuộc trò chuyện kể lại. Một quan chức Trung Quốc nói rằng điều đó có nghĩa là bên phía Hoa Kỳ nên kiềm chế không đi quá xa với sự can thiệp của mình Quan chức này nói thêm: “Không nên băng qua những lằn đỏ.”

Ông Pompeo đã không đưa ra nhượng bộ nào, người đã nghe tóm tắt về cuộc đàm phán cho biết. “Những gì tôi nói rõ ngày hôm đó là những gì tôi đã nói rõ ở đây sáng nay,” Ông Pompeo nói tại một diễn đàn ở Copenhagen tuần trước. “Nước Mỹ đang phản ứng với sự gây hấn từ [Đảng] Cộng sản Trung Quốc một cách mà Mỹ đã quên làm trong 20 năm qua.” Một quan chức của Bộ Ngoại Giao cho biết ông Pompeo đã tới Hawaii trong mong đợi của “những viễn cảnh tươi mới và những hành động cụ thể,” nhưng đã thấy thất vọng. “Chúng tôi nhận được những điều khoản y chang lần trước. Ông Yang chẳng có đề nghị mới gì để truyền cảm hứng.”

Ngay sau khi các nhà ngoại giao gặp nhau, người thương quyết của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình về các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Phó Thủ Tướng Liu He, đã phản hồi. Ông cho rằng khả năng của Bắc Kinh trong việc thực hiện thỏa thuận thương mại đòi hỏi Hoa Kỳ phải giảm bớt áp lực ở các mặt khác. “Hai nước nên tạo điều kiện và bầu không khí và loại bỏ sự can thiệp, để cùng thực hiện thỏa thuận cho Giai Đoạn 1,” ông Liu nói trong một bài phát biểu bằng văn bản cho một diễn đàn tài chính cao cấp được tổ chức tại Thượng Hải vào ngày 18 tháng Sáu.

Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình ở Hồng Kông hồi đầu tháng này trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc. PHOTO: VINCENT YU/ASSOCIATED PRESS

Theo một số quan chức Trung Quốc, bằng cách sử dụng những từ ngữ như “bầu khí,” ông Liu đã đưa ra lời nhắc nhở với Hoa Kỳ về những định kiến cứng rắn đang gia tăng ở Trung Quốc và những khó khăn mà các nhà lãnh đạo của họ sẽ gặp phải khi biện giải cho việc mua số lượng hàng hóa lớn từ Mỹ trong bối cảnh của sự chỉ trích vô bờ từ Washington.

“Quý vị không thể liên tục yêu cầu chúng tôi mua hàng của quý vị và đồng thời tiếp tục đánh đập chúng tôi.” Mei Xinyu, một nhà phân tích tại một viện nghiên cứu liên kết với Bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết, “Đây không phải cách thương lượng.”

Hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ áp đặt các hạn chế thị thực của Hoa Kỳ đối với các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện tại và trước đây mà “được cho là chịu trách nhiệm, hoặc đồng lõa với việc làm suy yếu mức độ tự trị của Hồng Kông,” và cho biết gia đình của họ cũng có thể phải chịu những hạn chế này. Bộ Ngoại Giao từ chối xác định các cá nhân bị ảnh hưởng, với lý do bảo mật hồ sơ và hồ sơ xin visa.

Bắc Kinh đã cam kết tăng cường việc mua các mặt hàng nông sản và sản xuất, năng lượng và dịch vụ của Mỹ thêm $200 tỷ trong hai năm, một tốc độ nhanh chóng và lâu dài hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới năm 2001. Năm 2017, trước cuộc chiến tranh thương mại, Mỹ đã xuất khẩu $130 tỷ hàng hóa sang Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc gần đây đã tăng cường mua hàng, nó vẫn cần đi một chặng đường dài để đáp ứng với các mục tiêu, các nhà phân tích thương mại nói.

Đối với một số quan chức kinh doanh đã theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán thương mại, các cảnh báo của Trung Quốc làm họ liên tưởng đến mùa xuân năm 2019. Phía Hoa Kỳ sau đó đã tự tin rằng họ sắp hoàn thành một thỏa thuận và đã hiểu sai tình hình chính trị ở Bắc Kinh, nơi sự bất đồng thuận đang gia tăng. Vào tháng 5 năm 2019, thỏa thuận này đã sụp đổ, và Hoa Kỳ đã đáp trả bằng thuế quan và các lời đe dọa. Phải mất bảy tháng nữa để hai bên đưa ra một thỏa thuận khác với ít thay đổi sâu rộng hơn.

Dưới áp lực từ Trung Quốc, Hồng Kông đã từ từ khắc đi quyền phát ngôn tự do, là một trụ cột chính của bản sắc thành phố này. WSJ ghé thăm nơi dàn dựng của “Headliner,” một chương trình tin tức châm biếm phổ biến để tìm hiểu rằng luật an ninh quốc gia được đề xuất có thể thay đổi trung tâm quốc tế này như thế nào.

“Những “diều hâu thiện chiến” ở cả hai nước đều khá quyền lực,” Một giám đốc kinh doanh của Hoa Kỳ có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo Trung Quốc bình luận. “Đây là một cách để người Trung Quốc khôn khéo nhắc nhở người Mỹ rằng họ không vận hành trong một môi trường chân không (một nơi không có sự phản kháng ngược lại)”

Chính quyền Trump cũng không vận hành như thế. Họ thường kiêu hãnh với việc thỏa thuận thương mại, nhưng vẫn phải đối mặt với áp lực từ Quốc Hội về việc xử lý đại dịch coronavirus và khẳng định quyền lực trong vấn đề Hồng Kông, trong số những vấn đề khác. Trong chính quyền cũng có những quan điểm khác nhau về điều này.

Hôm thứ Tư, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien đã phê bình ông Tập, lãnh đạo Trung Quốc, gọi ông là người thừa kế Joseph Stalin, với đảng Cộng Sản mà đã mang vọng “kiểm soát hoàn toàn” đời sống mọi người và cố truyền bá thế lực của nó ra cả thế giới.

Nhà Trắng phải đôi co với một Quốc Hội vận hành với sự đồng tình hiếm hoi trong việc thống nhất chỉ trích Trung Quốc. Đạo luật được thông qua hôm thứ Năm đã thu hút sự phản đối từ các quan chức chính quyền Trump lo ngại rằng nó có thể cản trở các tương tác ngoại giao của họ với Bắc Kinh.

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, Nhà Trắng đang theo dõi chặt chẽ các giao dịch mua bán của Trung Quốc. Ông Trump nói rằng thỏa thuận thương mại đang đi đúng hướng. “Giao dịch thương mại Trung Quốc hoàn toàn nguyên vẹn,” ông đã tweet vào thứ ba, sau khi cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro dường như có ám thị khác. “Hy vọng họ sẽ tiếp tục làm theo các điều khoản của Thỏa Thuận.”

Cảng Tacoma ở Tacoma, Wash. Với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đang đến gần, Nhà Trắng đang giám sát chặt chẽ việc mua hàng hóa của Trung Quốc. PHOTO: TED S. WARREN/ASSOCIATED PRESS

“Chưa nghe thấy đe dọa gì từ Trung Quốc,” một quan chức kinh tế cấp cao của Hoa Kỳ đã lặp lại. “Gần đây, họ đã đẩy mạnh trò chơi của họ về thương mại.”

Tổng thống đã chưa nhấn mạnh vấn đề như một số người trong nhóm an ninh quốc gia của ông đã muốn về Đài Loan hoặc Tân Cương. Một cuốn sách mới của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton tuyên bố rằng ông Trump đã thể hiện sự sẵn sàng làm giảm tầm quan trọng của các vấn đề nhạy cảm để đổi lấy sự giúp đỡ của ông Tập với cuộc tái bầu cử của ông.

Tổng thống đã bác bỏ những cáo buộc đó và chính quyền của ông đã bắt đầu một chiến dịch để mô tả Hoa Kỳ là một kẻ thù tư tưởng của Trung Quốc. Ông O’Brien nói trong bài phát biểu tại Arizona rằng những người khác trong chính quyền sẽ sớm đưa ra lý do tại sao Trung Quốc nên bị phản đối. Bài phát biểu đã được lên kế hoạch trước khi phát hành cuốn sách Bolton, một quan chức chính quyền cho biết.

Các quan chức an ninh quốc gia khác nói rằng ông Trump có hai ý nghĩ đối lập khi nhắc đến Đài Loan. Họ nói ông xoay hướng nhanh chóng, vừa bực mình khi Trung Quốc nhấn mạnh rằng Đài Loan là bất khả xâm phạm, vừa khó chịu với việc Đài Loan là trở ngại cho mối quan hệ kinh tế tốt hơn với Trung Quốc.

Nhưng Bắc Kinh vẫn có nguy cơ chơi quá tay mình, như đã xảy ra nhiều lần trong các cuộc đàm phán thương mại trong hai năm qua. Ví dụ, ngay từ đầu, các nhà đàm phán Trung Quốc đã nhận ra rằng việc mua bán nông sản, đặc biệt là đậu nành, là trọng tâm trong những yêu cầu của ông Trump đối với Trung Quốc, và đã tìm cách lợi dụng điều đó cho lợi thế của mình. Nhưng những thất bại liên tục liên quan đến những hứa hẹn mua hàng đã dẫn đến hàng loạt thuế quan mới từ chính quyền Trump.

Và chính quyền trước đây đã làm việc với Trung Quốc để giữ mạch sống của cuộc đàm phán khi nó đã thoi thóp.

Sau nhiều tháng ủng hộ biểu tình dân chủ ở Hồng Kông, Quốc Hội Hoa Kỳ vào cuối năm ngoái đã thông qua luật bắt buộc phải xem xét lại hằng năm cách đối xử của Bắc Kinh đối với quyền tự trị của thuộc địa cũ của Anh.

Ông Trump và đội ngũ thương mại đang trong quá trình đàm phán thỏa thuận thương mại Giai Đoạn 1 đã chọn đêm trước Lễ Tạ Ơn để ký dự luật thành luật và, theo những người quen thuộc với vấn đề này, các trợ lý của ông đã thông báo cho chính phủ Trung Quốc về kế hoạch của mình. Đàm phán thương mại từ cả hai bên giả tiếp tục hướng về phía trước.

Translation by Cookie Duong

Copy edits by Jessie Le