THE INTERPRETER “Người Thông Dịch”

0
781
Cookie Dương Cookie Dương (trái) và Jady Chan, đồng sáng lập viên của trang của nhóm The Interpreter

THE INTERPRETER – nỗ lực tạo đối thoại của một nhóm trẻ gốc Việt, được giới thiệu trên báo Mỹ VOX & BBC Tiếng Việt

“Người Thông Dịch” (https://www.the-interpreter.org/) là một sáng kiến mới toanh của một nhóm bạn trẻ gốc Việt: xây dựng một cổng thông tin tổng hợp các bài viết từ nhiều nguồn đáng tin cậy như NPR, New York Times, Washington Post, Wall Street Journal… và dịch sang tiếng Việt, giúp cộng đồng có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về đời sống xã hội-chính trị Hoa Kỳ.

Vì sao nhiều người Việt cuồng/ sùng bái Trump? Một trong nhiều lý do có lẽ là rào cản ngôn ngữ.

Không chỉ người Việt ở Việt Nam mà ngay cả người Việt Hải ngoại, thậm chí cả báo giới nhiều khi cũng không tiếp cận được những nguồn thông tin đa dạng và chất lượng. Trong khi đó, nhiều trang “báo” tiếng Việt chỉ đưa tin một chiều, đưa tin thiếu kiểm chứng, thậm chí cố tình tung tin giả.

“Nạn cuồng Trump”, xét cho cùng, chỉ là một trong nhiều hệ quả của lỗ hổng thông tin ấy.

Tất cả các thành viên của “Người Thông Dịch” đều là tình nguyện viên, đa số là sinh viên đại học hoặc mới ra trường. Sứ mệnh mà các bạn gánh vác hết sức quan trọng nhưng không đơn giản, nên rất cần sự góp sức của cộng đồng. (My Do @The Interpreter)
•••••••••••

Trong bài viết của báo VOX giới thiệu một vài nhóm thế hệ trẻ gốc Việt mới thành lập & tương tác chung nhau gồm @Vietnamese Solil , có trang The Interpreter. Người sáng lập Cookie Dương (Dương Ca Dao) xuất hiện trong clip Tik Tok đến nay thu hút 1.3K likes.

Trích từ báo VOX:

Những người trẻ tuổi đang chống lại nạn phân biệt chủng tộc bài người Da Đen trong cộng đồng di dân của họ như thế nào?

Người Mỹ thế hệ thứ hai đang tổ chức hoạt động trên mạng để dịch thuật những tài nguyên với tính chất giáo dục, chống lại sự gây nhiễu thông tin và thể hiện tình đoàn kết với cộng đồng người Da Đen.
Sau khi bị rào cản ngôn ngữ làm khựng lại thảo luận về các sự kiện gần đây với người cha nhập cư của mình, người có xu hướng tiêu thụ tin tức thiên đảng phái, Cookie Duong đã sáng lập một trang web tổng hợp tin tức, The Interpreter, để dịch tin tức có uy tín từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Trước sự ngạc nhiên của cô, cô thấy nó đã giúp “xoa dịu một vết ngứa văn hóa” trong cộng đồng người Việt liên quan đến tin tức giả, phân biệt chủng tộc và khoảng cách giữa các thế hệ. Trang web này đã đạt được hơn 600 lượt Likes (cập nhật hôm nay trên 1.000 likes) trên Facebook trong vòng vài tuần và Dương hy vọng rằng công việc dịch thuật của cô có thể dẫn đến sự khích lệ và tham gia trong chính trị hơn từ cộng đồng.

Nguồn: https://www.vox.com/…/second-generation-immigrants-black-li…

••••••••••••
Gặp gỡ Cookie Dương & đội ngũ Người Thông Dịch qua bài viết của nhà báo Nhã Duy, đăng trên BBC:

‘The Interpreter’ – nỗ lực tạo đối thoại của một nhóm trẻ gốc Việt
Nhã Duy / Gửi đến BBC từ Dallas, Texas https://bbc.in/2ZtF6xZ
25 tháng 6 2020

Cookie Dương (trái) và Jady Chan, đồng sáng lập viên của trang của nhóm The Interpreter
Bản quyền hình ảnh COOKIE DƯƠNG

Tin về một giới trẻ thuộc thế hệ Z, trong đó có người yêu nhạc K-Pop, dùng mạng xã hội Tik-Tok ghi tên nhưng không tham dự cuộc vận động của tổng thống Donald Trump tại Tulsa là đề tài được bàn luận khá nhiều kể từ đầu tuần qua. Ủng hộ hay chỉ trích hành động này, thì có một sự thật chúng ta cần nhìn nhận là có một giới trẻ đang bày tỏ tiếng nói của mình và dự phần vào cuộc tranh luận xã hội theo phương cách và những phương tiện đang bắt đầu được chú ý.

Giới trẻ thế hệ Z gốc Việt tại Hoa Kỳ cũng có một số người quan tâm đến chính trường. Những em này không chỉ bày tỏ thái độ mà còn có hành động cụ thể, như nhóm The Interpreter – Người Thông Dịch, của những em gốc Việt tuổi ngoài đôi mươi, hoặc sinh ra hay trưởng thành tại Mỹ.

Sinh hoạt của nhóm có thể được dùng như một điển cứu (case study) để chúng ta tìm hiểu một trong những khuynh hướng của giới trẻ gốc Việt trong bối cảnh chính trị hiện nay.

Trang tin tức của nhóm The Interpreter do Cookie Dương, tên tiếng Việt là Dương Ca Dao và Jady Chan, một sinh viên gốc Việt-Hoa đồng sáng lập, vừa được trình làng đầu tháng Sáu. Cookie Dương là một tân cử nhân 22 tuổi vừa tốt nghiệp chuyên ngành Đối Ngoại tại đại học University of Southern California (USC) trong niên học 2020 vừa qua và Jady Chan là sinh viên, đang theo học ngành Thuật Toán Thần Kinh Học cũng tại USC.

Với sự giúp đỡ và tiếp tay của một số bạn đồng ý hướng như Evelyn Leong, Ashley Dương, Nhân Nguyễn, Terry Nguyễn, Cookie Dương trong vai trò biên tập, dịch thuật và Jady Chan chịu trách nhiệm thiết kế trang mạng, đã lập ra trang The Interpreter, với mục đích mang các kiến thức, thông tin thời sự đến thế hệ gốc Việt lớn tuổi và bị trở ngại ngôn ngữ, trong việc tiếp cận thông tin dòng chính, cũng như nhằm chống lại các tin tức giả mạo, ngụy tạo đang lan tràn trong cộng đồng người Việt hiện nay.

Qua phương châm “Chuyển dịch kiến thức, tăng sức mạnh cộng đồng” (Translating Knowledge, Empowering Community), nhóm trẻ có khả năng sử dụng lưu loát song ngữ này, điều khá thú vị và hiếm ở lứa tuổi các em, để thực hiện những mẩu phim Tik-Tok ngắn, chuyển dịch tin tức, bài viết từ các hãng thông tấn uy tín thế giới sang tiếng Việt một cách khá chính xác về cách dùng chữ, để cung cấp cho cộng đồng những thông tin xác thực.

Evelyn Leong (trái) và Nhân Nguyễn, hai trong số các thành viên chủ chốt của The Interpreter

Quy tụ khoảng gần 20 em đã tốt nghiệp các đại học Mỹ hay là những chuyên gia trẻ, có cả thành viên đang làm cho tờ báo VOX, nhóm thiện nguyện trẻ gốc Việt này tìm đến nhau và khởi đầu từ những bức bối cá nhân trong gia đình. Cookie Dương bảo rằng cha mẹ, người thân lớn tuổi trong gia đình các em đã đọc những thông tin và có cái nhìn khá thiên lệch về một số vấn đề xã hội chính trị đang xảy ra hiện nay, dẫn đến tình trạng tranh cãi, xung đột trong gia đình giữa cha mẹ và con cái.

Từ những kinh nghiệm cá nhân mà nhiều em gốc Việt sinh ra hay lớn lên tại Mỹ đang gặp phải trong gia đình, The Interpreter ra đời không chỉ để nối lại khoảng cách với cha mẹ, tụ họp giới trẻ gốc Việt mà còn mang cả với ý hướng tích cực, nhằm giúp đỡ và phát triển cộng đồng bằng những tri thức và trải nghiệm mà các em đã được thụ hưởng từ một nền giáo dục khai phóng, luôn cổ súy những giá trị dân chủ và bác ái của xã hội.

Chỉ sau vài tuần hoạt động, Facebook của The Interpreter đã có hơn 800 người thích và theo dõi. Cookie Dương cho biết là hiện có khoảng 500-700 lượt người đọc tin tức mỗi ngày. Hầu hết những ủng hộ và chia sẻ khá tích cực, dù không thiếu những lời chỉ trích, bài bác.

Vào xem, bên cạnh các vấn đề thời cuộc như dịch bịnh, chủng tộc, chính trường…, trang The Interpreter còn có một số bài dịch khá thú vị về cách để đối thoại với cha mẹ và người thân gia đình trước các vấn đề gây tranh cãi. Cũng có không ít những người trẻ đồng lứa của các em đang có chung xung đột với gia đình, cũng đã vào để chia sẻ vấn đề, suy nghĩ và chuyển tin tức cho người thân.

Nhìn nhận về dự án, chủ trương và cách thức hoạt động của nhóm The Interpreter có thể khác nhau theo nhãn quan chính trị xã hội của một số người, nhưng phải ghi nhận rằng, đây là một tín hiệu tích cực và đầy hy vọng khi nhìn vào một giới trẻ gốc Việt biết dấn thân, đang nhắm đến ích lợi cộng đồng và tìm kiếm sự thông hiểu giữa hai thế hệ qua việc chia sẻ thông tin.

Khoảng cách thế hệ do những trải nghiệm, quá khứ cho đến sự giáo dục, nhận thức khác biệt luôn hiện diện trong mỗi gia đình và càng cách biệt hơn trong các gia đình di dân. Là một thế hệ trẻ đã được thụ hưởng nền giáo dục khai phóng để trở những con người trưởng thành độc lập trong suy nghĩ, ý thức trong hành động và có tri thức trong vấn đề, việc đối thoại trên tinh thần tôn trọng cùng thái độ lắng nghe, thông hiểu với các em không chỉ là một sự cần thiết mà còn là lợi ích lớn lao trong mỗi gia đình. Cho chính các em và cả những bậc cha mẹ.

Dù theo khuynh hướng nào, chắc hẳn sinh hoạt của nhóm The Interpreter cũng góp phần vào sự suy nghĩ và đánh giá của cộng đồng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, khi cảm xúc bênh chống các ứng viên ngày càng mạnh mẽ, đến độ trở nên kích động. Những chiến lược gia và ban tranh cử của các bên xem ra đang tìm cách tốt nhất để tìm sự ủng hộ từ mỗi nhóm cử tri khác nhau.

Nói về bầu cử thì không thể không nói đến tầm quan trọng của lá phiếu của cử tri trẻ tuổi, đặc biệt với những thiếu niên vừa đúng 18 tuổi để bỏ phiếu lần đầu trong năm nay, ước tính sẽ vào khoảng bốn triệu em theo như số liệu từ Đại Học Florida.

Vẫn theo nghiên cứu trên, nhóm này có xu hướng nghiêng về đảng Dân Chủ, với 61.6 % bỏ phiếu cho TT Barack Obama vào năm 2008, chỉ thua kỳ bầu cử năm 1960 cho TT Kennedy là 63.8 %. Tuy nhiều số liệu và quan sát chung cho thấy xu hướng và thái độ chính trị của người gốc Việt tại Hoa Kỳ nghiêng về đảng Cộng Hòa, vẫn chưa có những thăm dò và con số chính thức riêng về giới trẻ gốc Việt. Ắt cũng không khác mấy nếu dựa theo thăm dò từ tổ chức Quỹ Pháp Lý và Giáo Dục người Mỹ gốc Á (AALDEF), cho thấy nhóm cử tri trẻ gốc Á 18-29 tuổi hầu như đã dồn phiếu cho các ứng viên đảng Dân Chủ với tỉ lệ 89%.

Sẽ không phải các em trao quyền cho cộng đồng qua việc tạo đối thoại như nhóm The Interpreter nói trên, mà chính cộng đồng cùng những bậc cha mẹ gốc Việt cần đặt niềm tin và trao quyền cho các em. Để các em sẽ thay mặt thế hệ đi trước, dự phần và đáp trả cho xã hội những gì mà chúng ta đã được thụ hưởng đầy đặc ân, trong tư cách là những công dân có trách nhiệm, đồng thời là những di dân xứng đáng của những quốc gia đang sinh sống.

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một chuyên viên Công nghệ Thông tin, và là một nhà báo tự do từ Dallas, Texas.
ND
=======

Trang Facebook chính thức của nhóm là https://www.facebook.com/theinterpreter.viet/ và trang thông tin là https://www.the-interpreter.org/ . Like Page để đón đọc thêm.

My Do (thành viên Người Thông Dịch):

Các độc giả trân trọng nỗ lực và tin vào sự cần thiết của “Người Thông Dịch” có thể giúp sức bằng cách:

– Đăng ký nhận tin và chia sẻ các bài viết chất lượng cho bạn bè người thân: https://www.the-interpreter.org/

– Đóng góp tài trợ cho chi phí vận hành và quảng cáo: https://www.patreon.com/the_interpreter

– Tham gia vào đội ngũ biên dịch, biên tập hoặc đóng góp tin bài (bao gồm bài viết gốc tiếng Việt) : https://www.the-interpreter.org/contact

– Giới thiệu các bài viết đáng đọc, đáng chia sẻ: https://www.the-interpreter.org/contact

Tuấn Nguyễn (ban biên tập):

Là những công dân của một đất nước dân chủ, chúng ta có trách nhiệm kiểm chứng những gì chúng ta đọc, nghe, và thấy nếu chúng ta sẽ mang mảnh thông tin đó vào kiến thức và chính kiến chính trị của chúng ta. Tin giả và hình ảnh sai phá hoại quá trình dân chủ vì chúng ảnh hưởng đến thái độ và lá phiếu bầu của chúng ta. Khi chúng ta quý trọng nền dân chủ, chúng ta vẫn có thể tách biệt được những đặc điểm nổi bật và có ích ra khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của việc dùng thông tin sai lệch. Thông tin giả không phải là đặc trưng của một nền dân chủ.

Trang The Interpreter đã có hơn 1,000 lượt thích và theo dõi. Tuấn rất vinh dự được làm việc với ban biên tập của người đã sáng lập ra trang Cookie Duong, nhóm thành viên nồng cốt, và tất cả các thành viên đóng góp khác. Khi Tuấn lần đầu cộng tác với The Interpreter, Tuấn biết tầm nhìn chống tin giả của nhóm là đúng đắn. Nhưng mình không ngờ trang vượt qua con số 1,000 người thích chỉ trong 3 tuần. Chân thành cảm ơn từng độc giả và sự ủng hộ. Chúng tôi tiếp tục lắng nghe những lời đóng góp xây dựng và cải thiện chất lượng tin tức cho cộng đồng chúng ta. Hãy ủng hộ tại the-interpreter.org

As citizens of a democratic country, we have the responsibility to fact-check what we read, hear, and see if we are going to include that piece of information for knowledge and political opinion. False news and images hurt our democratic process as they influence our attitude and voting behavior. While we appreciate freedom, we can still distinguish the highly-functioning democratic features from the intrinsic ethical flaws of misinformation. Misinformation isn’t a democratic feature. #NoMisinformation

Congratulations  to everyone at The Interpreter on this special occasion. It’s been an honor to work as one of the copy editors with the founder Cookie Duong, her core team, and all other contributors. When I first joined The Interpreter, I was sure that our anti-misinformation vision was the right one. However, I didn’t expect the 1,000th like would come within only 3 weeks of operating. Thank you, every reader and supporter in this journey. We continue to listen to constructive feedback and improve the quality of information for our community.

========
Trích một bài viết được chia sẻ trên trang Người Thông Dịch:

Kính thưa ba mẹ, trong lớp lịch sử, chúng con được dạy rằng xã hội được tạo ra bởi một hợp đồng: chúng ta tự nguyện rời bỏ bạo lực để tạo một chính phủ, và ngược lại, chính phủ phải bảo vệ mình. Thế nhưng, trong suốt lịch sử của người Mỹ da đen, chính phủ Mỹ đã chưa bao giờ vinh dự hợp đồng này. Thay vì tôn trọng quyền lợi và nhân tính của họ, họ đã liên tục phi nhân hóa cộng đồng Da Đen, từ chối họ những phẩm giá , đe dọa họ khi họ đấu tranh cho quyền bình đẳng, bỏ tù họ với số lượng không cân xứng so với những người da trắng đã phạm các tội y chang, phá hủy cộng đồng của họ và giết chết họ mà không phải đối mặt với hậu quả.

Khi họ phản đối một cách hòa bình, họ đã bị sa thải và đe dọa. Khi họ cố gắng đối thoại với chính quyền, họ đã bị phớt lờ. Con không nói rằng bạo loạn là hợp pháp hay đúng đắn. Tuy nhiên, những gì chính phủ Mỹ đã gây ra với cộng đồng Da Đen qua nhiều thế kỷ, không ai có thể gọi đó là hợp pháp hay đúng đắn. Bạo loạn và cướp bóc chỉ là những triệu chứng nhỏ của một căn bệnh hiểm nghèo ở Mỹ: kỳ thị chủng tộc. Đến từ Việt Nam là một đất nước với vô số bất công, con hiểu rằng ba mẹ chú bác có thể hiểu được sự thất vọng và giận dữ khi lòng dân trở nên vô hình, không được đại diện trong hành pháp, lập pháp, hay tư pháp, liên tục bị răn đe là phải im lặng, nếu không thì sự trừng phạt sẽ đến.

Nếu chúng ta thất vọng với bạo loạn đang diễn ra trong xã hội Mỹ, chúng ta CŨNG PHẢI trở nên thất vọng với guồng máy chính phủ Mỹ vì nó đã gây bạo loạn và cướp bóc từ cộng đồng Da Đen mòn mỏi cho vài trăm năm. Nếu một bên không vinh dự một hợp đồng xã hội mà đáng lẽ phải là tối cao như vậy, không bảo vệ dân chúng, tại sao chúng ta lại mong đợi bên kia sẽ vinh dự nó?