Ông Biden phải sửa chữa sai lầm của Trump với Trung Quốc?

0
12

Van Pham

  • Ông Biden đề xuất chi tiêu quốc phòng 715 tỉ USD chống lại ‘thách thức hàng đầu’ Trung Quốc

Trung Quốc đang chơi “ván bài cường quốc” một cách khôn ngoan hơn Mỹ, và người ta dường như có đủ lý do để tin rằng Trung Quốc một lần nữa đã tỏ ra khéo léo hơn Mỹ trong cuộc gặp cấp cao tại Alaska.

Mặc dù lúc đương nhiệm, ông Donald Trump chỉ trích Trung Quốc một cách rõ ràng hơn nhiều so với một số người tiền nhiệm (trừ một đôi lần ông ca ngợi Tập Cận Bình và gọi ông là một “người bạn lớn”, một nhà lãnh đạo tuyệt vời), nhưng những hành động của ông không hề làm giảm đi sức mạnh của Bắc Kinh.

Ông Trump làm mất đồng minh

Theo tác giả Fred Kaplan – nhà bình luận trên báo Slate, phản ứng duy nhất của Donald Trump đối với các hành vi thương mại không công bằng của Tập Cận Bình là tiến hành một cuộc chiến thương mại, khiến các nông dân và các nhà công nghiệp Mỹ bị thiệt hại không kém gì các doanh nghiệp Trung Quốc.

Điều tệ hại hơn là Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một hiệp ước thương mại giữa các đồng minh châu Á và Bắc Mỹ, vốn sẽ tạo thành một bức tường thành vững chắc chống lại sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc – và khiến ông mất đi các đồng minh này, tạo cho Bắc Kinh một phạm vi hoạt động rộng lớn để lấp vào khoảng trống.

Những việc làm của ông Biden hiện chủ yếu để sửa chữa những sai lầm của người tiền nhiệm. Vào giữa tháng 3, như một khúc dạo đầu cho cuộc họp ở Anchorage, Alaska, Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản, để đảm bảo với các đồng minh này về tình đoàn kết của Mỹ.

Quan trọng hơn, Tổng thống Biden đã đích thân gặp các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Nhật Bản và Úc thông qua hội nghị trực tuyến để vạch ra các chính sách chung nhằm thu hút các nước đang phát triển, bao gồm việc cung cấp cho họ hàng triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 hiệu quả nhất. 

Đây là liên minh Bộ tứ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chính sách trợ giúp cụ thể cho các nạn nhân của suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 được ông Biden hi vọng truyền cảm hứng cho người Mỹ bỏ phiếu cho ông và các đảng viên Dân chủ khác trong các cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ, được ông áp dụng trong đối ngoại nhằm tạo sự hỗ trợ tương tự có thể khiến các nước ngoài xa lánh Trung Quốc.

“Thay vì chỉ phản ứng trước các sáng kiến của Trung Quốc, chúng ta cần có một chiến lược của riêng mình giống như Con đường tơ lụa mới, với việc xác định những mục tiêu rõ ràng”

Khó tìm đồng minh

Từ lâu, ông Biden đã khẳng định rằng cách duy nhất để đánh bại Trung Quốc là liên kết với các đồng minh, nhưng cách tiếp cận này có những giới hạn.

 cv 

– Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hồi tháng 2-2021 – Ảnh: AP

Một số đồng minh của Mỹ, ở châu Á và các nơi khác, không muốn một cuộc đối đầu với Trung Quốc mà họ không coi là mối đe dọa trực tiếp; họ quá phụ thuộc vào thị trường và lao động giá rẻ, hay thậm chí cả hai.

Chẳng hạn, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố rằng bà không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu.

Về phần mình, Hàn Quốc không muốn làm Tập Cận Bình phật ý vì họ cho rằng Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong một thỏa thuận hòa bình với Triều Tiên.

Ông Trump thậm chí đã không làm gì trong lĩnh vực này, theo nhà bình luận Fred Kaplan – cựu nhà báo của tờ Boston Globe. Ông Trump đã thu hẹp các ngân sách dành cho viện trợ và đầu tư quốc tế, nên Tổng thống Biden có thể đạt được tiến bộ vượt bậc nếu ông gia tăng những ngân sách đó.

Nhưng ông Trump không phải là tổng thống duy nhất không có những tính toán đúng để đối phó với Trung Quốc. 

Nhiều cố vấn hiện tại của ông Biden, những người từng làm việc cho chính quyền Bill Clinton và Barack Obama, giờ đây nhận ra rằng họ đã sai khi tin rằng việc thu hút Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu sẽ đưa nước này trở thành một nền dân chủ tôn trọng các quy tắc. 

Rõ ràng là Trung Quốc – cụ thể là dưới thời ông Tập Cận Bình – có mục tiêu định hình lại thế giới theo những lợi ích của riêng họ.

Chắc chắn Mỹ và phần lớn phương Tây phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều chuỗi cung ứng trong lĩnh vực công nghiệp, thuốc men và điện tử tiêu dùng. 

Êkip của ông Biden đang cố gắng tạo ra các chuỗi cung ứng mới trong nội địa nước Mỹ hoặc với các nước đồng minh đáng tin cậy, ít nhất là trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng. Sẽ mất nhiều năm để đảo ngược xu hướng này và Mỹ khó có thể thoát khỏi nó hoàn toàn.

Khó khăn lớn nhất của Tổng thống Biden không phải là tìm ra cách nào để chống Trung Quốc, mà là tìm cách định hình lại chính sách đối ngoại của Mỹ trên quy mô lớn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

– Ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden (khi làm phó tổng thống Mỹ) trong buổi chiêu đãi tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington tháng 9-2015 – Ảnh: REUTERS

– Bà Elizabeth Economy (chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại – Mỹ)

*******

Ông Biden đề xuất chi tiêu quốc phòng 715 tỉ USD chống lại ‘thách thức hàng đầu’ Trung Quốc

Đề xuất chi tiêu quốc phòng sắp tới của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ yêu cầu chi đến 715 tỉ USD cho Lầu Năm Góc trong năm 2021, nhằm chống lại “thách thức hàng đầu” từ Trung Quốc.

Theo báo South China Morning Post, đề xuất này là tín hiệu mới nhất cho thấy chính quyền ông Biden coi sự cạnh tranh với Trung Quốc là ưu tiên cấp bách.

Bản tóm tắt đề xuất ngân sách do Nhà Trắng công bố ngày 9-4 khẳng định đề xuất ưu tiên “sự cần thiết của việc chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ”.

Chính quyền ông Biden vẫn chưa công bố danh sách đầy đủ và chi tiết các yêu cầu chi tiêu của ông trong gói ngân sách này. Tuy nhiên, bản tóm tắt dài 58 trang có bao gồm các khoản đầu tư vào hạm đội Hải quân Mỹ, vào “chương trình hiện đại hóa hạt nhân hiện nay” và để “tăng cường khả năng tấn công tầm xa hiện có”.

Bản tóm tắt cũng đề cập đến “phát triển và thử nghiệm năng lực tấn công siêu thanh” bên cạnh việc đầu tư vào “các công nghệ đột phá giúp thúc đẩy sự đổi mới và làm nền tảng cho sự phát triển năng lực quốc phòng thế hệ tiếp theo”.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ Ro Khanna của bang California, thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện, nói đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng cho Lầu Năm Góc của ông Biden là “đáng thất vọng”. Ông Khanna cho rằng không nên đổ tiền vào các dự án gây lãng phí.

×

Nghị sĩ Mike Turner, thành viên Đảng Cộng hòa tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện, cho rằng đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng là điều cần thiết để “đảm bảo an toàn cho Mỹ và đồng minh của chúng ta”.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ Anthony Brown, cùng Ủy ban Quân vụ Hạ viện, nhận định đề xuất của ông Biden “phản ánh thực tế về an ninh toàn cầu”.

Quốc hội sẽ là nơi cuối cùng quyết định Lầu Năm Góc nhận bao nhiêu ngân sách và phần còn lại của chính phủ liên bang sẽ nhận bao nhiêu.

– Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hồi tháng 2-2021 – Ảnh: AP