Nhân chuyện ông Đoàn Ngọc Hải phó chủ tịch quận 1 TPHCM xin từ chức

    0
    27
       

    Nhân chuyện ông Đoàn Ngọc Hải phó chủ tịch quận 1 TPHCM xin từ chức, mình lại nhớ đến một câu chuyện thế này:
    Đó là hồi mình còn phổ thông ( năm lớp 10). Vào một ngày đẹp trời, cả cái lớp 10D nghịch như quỉ ấy đã ” đồng tâm hiệp lực” trêu cô giáo về thực tập. Kết quả là cô giáo thì khóc lóc báo cáo ban GH, thầy chủ nhiệm thì ” nổi trận lôi đình” dành cả 1h sinh hoạt lớp chỉ để nói về …chuyện ấy. Ngày hôm sau, lớp trưởng viết đơn xin từ chức.
    Lần đầu tiên cái tập thể lớp ấy biết đến văn hoá từ chức, và rồi cũng coi đó là cái lẽ thuận tự nhiên. Bởi không làm tròn trách nhiệm, bởi lòng tự trọng, bởi cần bảo vệ một nhân cách, bởi chúng ta là con NGƯỜI. Sự trong sáng của con trẻ đã hướng đến cái thiện theo cái cách như vậy đó. Và rồi kể từ ngày đó đến nay, mình không được chứng kiến thứ văn hoá từ chức thêm một lần nào nữa. Một XH mà đã có quan thì không có từ chức, có sai phạm tày đình vẫn cố kiết, trơ trẽn tại vị đến khi hưu, hưu rồi mới làm người tử tế.
    Ông Hải từ chức, đó là một hành động hiếm hoi, là một chút le lói cái thiện trong ” cái đám ” quan chức hiện thời ( xin phép mượn cụm từ của chị Đoàn Hương ), ông đã chạm vào một thứ xa xỉ trong XH này. Xin được bày tỏ lòng trân trọng tới ông.
    Với 9 tháng tuyên chiến với nạn ” văn hoá vỉa hè” ,ông đã thất bại. Đó là bị kịch của một thể chế, bị kịch của cuộc chiến không cân sức khi phải đối đầu với những lợi ích lớn nhỏ. Một XH mà không thể giải quyết được những tồn tại bởi xung đột lợi ích. Nghịch lý vỉa hè tồn tại quá lâu trong đời sống XH, tuyên chiến với nó, nghĩa là tuyên chiến với những quán bia hơi, nơi trông giữ xe, những quán ăn đường phố, nơi buôn bán vặt …, tất nhiên đã được “chống lưng”.
    ” ăn không chừa một thứ gì ” đó là lời bà Doan ( phó CT nước ) nói về nạn tham nhũng, thì đây, với ” vấn nạn ” vỉa hè, đó là sự nối dài cánh tay của các nhóm lợi ích lớn nhỏ.
    Cũng phải công nhận rằng, cuộc chiến vỉa hè của ông Hải cũng có sức lan tỏa nhất định. Nhớ lại thời kỳ đó, Hà Nội cũng rất quyết liệt. Những cuộc ra quân rầm rộ, đường có thông, hè có thoáng, nhưng rồi khi ” bắt cóc bỏ đĩa” xong thì kết quả là…ta vẫn phải đi bộ dưới lòng đường.
    Có rất nhiều cách ( cũng đơn giản thôi) để lập lại trật tự hè phố. Có rất nhiều giải pháp để đảm bảo cuộc sống của người lao động khi họ không còn nương tựa vào hè phố nữa. Nhưng đã chẳng thể làm được. Có vẻ như đã thiếu một hành lang pháp lý, và cuộc chiến vỉa hè là cuộc chiến của những người cô đơn.
    Ông Hải từ chức, có thể là một vụ việc rất nhỏ so với hàng loạt đại án đang và sẽ xét xử. Nhưng có điều nó cho chúng ta thấy rằng hình như Đất Nước này chỉ của một số ít người, Đất Nước không thuộc số đông, nó được đem ra xâu xé và chia chác.

    Trong hình ảnh có thể có: 3 người, văn bản
    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, ô tô và ngoài trời
    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời

    Advertisement
       

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here