Một nền văn hóa của nghèo khó

0
255
   

Ta-Nehisi Coates, ngày 20 tháng 10 năm 2010

Translated from The Atlantic Article “A Culture of Poverty

Năm 2008, tôi được cử tới Hội nghị Dân chủ để thực hiện một bài viết cho tạp chí về Michelle Obama. Lúc đó, tôi vẫn còn đang ngây ngất vì vừa được thuê làm biên tập viên đóng góp. Có cả một cộng đồng các blogger trẻ ngoài kia – Christ Bodenner, Alyssa Rosenberg, Dayo Olapade, v.v… Thực sự là quá nhiều người tốt. Nhưng hầu hết các tuần, tôi chỉ hoặc viết blog, hoặc theo chân Michelle Obama, hoặc khám phá những con đường mòn tuyệt đẹp ở Denver. 

Cho đến cuối tuần, Alyssa mời tôi qua lều của National Journal nơi có hàng tá phóng viên đang làm vài li và ngồi xem các bài phát biểu. Tôi cũng làm vài cốc và nhìn chung là đã có quãng thời gian vui vẻ. Ngoài ra còn có cả người bạn thân của tôi David Carr, cách đó vài chiếc lều, đang phụ trách phần hội nghị cho tờ Times. Tôi dự định sẽ gặp anh ấy sau bài phát biểu và đi ăn tối. Nhưng khi ở trong khu vực của National Journal, một người mà tôi đã viết về (không phải nhân viên của Atlantic Media) đã xông vào lều và thô lỗ thách thức tôi về những điều tôi đã viết về anh ta. 

Chúng tôi đã dành ra mười phút ngượng ngùng thẳng thắn qua lại. Tốt thôi. Mọi người nên tích cực thử thách bạn. Cuối cùng, Carr, tự hỏi tôi đang ở đâu, bước vào và thấy tôi đang ở giữa một cuộc tranh luận có xu hướng căng thẳng thêm. Anh ấy ném cho tôi cái nhìn “đồ ngốc chết tiệt này” và nói: “Tớ sẽ đến đó, [bất kể nhà hàng nào], dù cậu có đến hay không. Nhưng điều này thật ngu ngốc mà.” Anh ấy rời đi, và chỉ một lúc sau tôi cũng cất bước cùng Alyssa và một vài blogger khác. Người đàn ông theo sau tôi ra khỏi lều, và đến lúc này, bắt đầu chế nhạo. 

Đến cửa lều, tôi nhìn vào ông ta và nói: “Ông thực sự nên dừng lại đi.”

Ông ta nhìn lại thách thức: “Không thì sao?”

Tôi tiến đến gần, lặng lẽ nhưng nghiêm túc trả lời: “Ông có chắc mình muốn biết?”

Ông ta bước trở lại vào bên trong. 

Tôi nghĩ khi còn trẻ, chắc hẳn mình sẽ rất tự hào về khoảnh khắc đó. Chắc chắn là tôi đã tuân thủ Điều 2 Bộ luật đường phố: “Ngươi sẽ không thể tìm thấy một kẻ ất ơ” Nếu như người đàn ông đó quyết định bước ra ngoài, tôi đã vẽ sẵn trong đầu một cú đấm. Tôi không tin vào việc đe dọa và rồi không thực hiện theo nó. Có lẽ khi 14 tuổi, trên những con đường West Baltimore, trở lại Mondawmin Mall, phản ứng đó có lẽ sẽ thành sự thật. Nhưng thực tế, tôi là một biên tập viên 33 tuổi của một tạp chí danh tiếng, người vừa mới ngấm ngầm đe dọa ai đó ngay trước mặt sếp mới của mình. 

Tôi đã nghĩ đến khoảnh khắc người đàn ông kia bước ra ngoài, nhưng chỉ đến đó không xa hơn. Tôi còn không nghĩ đến việc sẽ bị bắt. Tôi cũng chưa từng nghĩ đến ngụ ý đằng sau của việc một người đàn ông da đen cao 6’4 nặng 260 pound tấn công một người đàn ông da trắng 5’11 (có lẽ vậy). Tôi cũng chẳng tính đến những chuyện này diễn ra trong bối cảnh Obama đang tranh cử. Mất việc cũng không nằm trong suy xét lúc đó. Và quan trọng nhất, những thành viên trong gia đình tôi, những người phụ thuộc vào công việc này, chưa được tôi cân nhắc đến. 

Một vài phút sau, tôi bắt kịp Carr. Anh ấy đã nhìn thấy những con đường nhiều hơn bất cứ ai (gần như thế) mà tôi biết. Anh ấy cũng rất nhanh nắm được trọng điểm vấn đề. Khi tôi kể cho anh ấy nghe những gì đã xảy ra sau đó, phản ứng của anh ấy không phải là: “Cậu đã cho hắn biết tay.” Thay vào đó là: “Ôi thằng đần này chết tiệt này.” Cho đến tận lúc đó, nỗi sợ hãi những gì đã có thể xảy đến bao trùm lấy tôi. Chúng tôi đi ăn vào tối đó với một vài người bạn cũ chơi nhạc của Carr từ Minnesota, cùng Tom Morello tuyệt vời trong chiếc áo Dungeons & Dragons. Đến cuối cùng, Boots từ The Coup xuất hiện. Nhưng tôi không ở đó. Tôi đã dành cả buổi tối suy nghĩ về việc tại sao mình lại hành xử ngu ngốc bồng bột như vậy, gần như phá hủy tất cả những gì tôi biết, và cho đến bây giờ, tôi biết điều đó đã đưa cuộc đời tôi sang một ngã rẽ mới. 

Tôi nghĩ về điều đó suốt ngày hôm qua khi đọc một bài viết của tờ Times về sự trở lại của văn hóa nghèo đói. Khi nhắc đến “văn hóa,” thường liên quan đến người Mỹ gốc Phi, chúng ta hay giả định một thứ khác biệt và thậm chí là phi logic. Số liệu thống kê đã bị xóa sạch (70 phần trăm trẻ em da đen là con ngoài giá thú) và sau đó các yêu sách được đưa ra một cách ung dung, (văn hóa của người da đen không coi trọng hôn nhân.) Vấn đề ở đây không phải là “văn hóa” không tồn tại, hay là những yếu tố của “nền văn hóa” đó có thể làm giảm thiểu khả năng phát triển tiến lên. 

Nó khá phi logic để nghĩ rằng bất kỳ nhóm nào, ở vị trí cố thủ từ thế hệ này sang thế hệ khác, sẽ không phát triển để để tồn tại. Người Mỹ gốc Phi, bản thân họ, từ nghèo khó đến dư giả của ăn của để, đều là những người chỉ trích gay gắt nhất về tâm lý đường phố. Tất nhiên, hầu hết những người da trắng chỉ chú ý khi Bill Cosby hoặc Barack Obama đang đưa ra lời chỉ trích đó. Vấn đề là, hiếm khi những người phản đối thực sự ngồi xuống và tự hỏi tại sao mọi người lại nắm lấy các giá trị như thế. Hơn nữa, họ có xu hướng cho rằng có một cái gì đó mang chất “đen”, độc nhất, khi nói về những giá trị đó, và họ tiếp tục làm vậy. 

Nếu bạn lớn lên trong một môi trường nơi bạo lực diễn ra thường xuyên và ngẫu nhiên, sự sẵn sàng dựa vào bạo chế bạo sẽ là một lá chắn. Một số học được điều này nhanh hơn số còn lại. Khi còn bé, tôi ghét đánh nhau – không chỉ đơn giản là phải chịu đau đớn, mà thực tế là tôi không muốn nó. (Nếu bạn theo phong cách lập luận của tôi, bạn có thể thấy cho đến giờ nó vẫn đúng.) Nhưng một khi tôi học được bài học đó, một khi tôi bị cuốn theo khái niệm cách nhanh nhất để đón đầu những trận đánh chính là vung nắm đấm, tôi trở thành tín đồ của nó. Và có lẽ nói điều này là sai, nhưng nó đã làm quãng thời gian còn lại ở Baltimore của tôi dễ thở hơn. Bởi lẽ, sẵn sàng đánh nhau không chỉ là về bản thân bạn, nó còn là một thông điệp gửi đến đám bạn. 

Với những thanh niên trong khu phố của tôi, tình bạn chính là hỗ trợ bao bọc lẫn nhau. Bằng cách này, những lá chắn cá nhân, những khao khát bạo lực đối bạo lực, kết hợp để trở thành một lá chắn tập thể, một đại diện khu phố. Và vì thế, nó được biết đến trong thời của tôi, ví dụ như: “North và Pulaski” hoặc “Walbrook Junction” hay “Cherry Hill” không phải là nơi để táy máy tới. 

Tôi nghĩ người ta có thể tạm gọi đó là một yếu tố của văn hóa đường phố. Nó cũng là yếu tố khiến cho một người rời khỏi vòng tay đó gặp trở ngại lớn. “Tôi không phải là tên ất ơ” có thể sẽ che chắn bạn khỏi bạo lực khu phố. Những nó sẽ chẳng thế bảo vệ bạn khỏi đa số, khi giáo viên đang cố gắng sửa gáy bạn. Nó cũng không thể che chắn bạn khỏi mất hàng tiếng đồng hồ, khi người giám sát kiểm tra công việc. Và chắc chắn nó không thể ngăn tôi khỏi thất nghiệp, sau khi tôi lạnh lùng với một anh chàng qua bài đăng trên blog. 

Tôi ngờ rằng một phần lớn của vấn đề khi chúng ta nói về văn hóa chính là khả năng không thể chuyển đổi, ví dụ như hiểu rằng ngôn ngữ của Rohan không phải là ngôn ngữ của Mordor. Tôi không nói điều này để giảm thiểu văn hóa, đối lập lại, tôi đề cập đến vấn đề này để chỉ ra sự khó khăn khi người ta loại bỏ những hành động cần thiết ở nơi này, nhưng sẽ cản chân họ phát triển ở nơi khác. Và sau đó sẽ là nỗi sợ hãi về thế giới khác, và rằng nếu loại bỏ những hành vi đó, bạn sẽ mất đi một phần của chính mình và sẽ lại chập chững trong một guồng quay mới.

Đường phố cũng như những thế giới – chúng ta coi như đó là áo giáp, một vỏ bọc phù hợp với bên ngoài. Và sự thật là, mỗi thế giới đều sẽ có những người mặc lên bộ giáp tốt hơn những người còn lại, và coi đó như một phần thưởng. Nó dễ dàng với tôi để cởi bỏ bộ áo giáp ở West Baltimore, bởi tôi không hề giỏi mặc nó. Thế nhưng, tôi vẫn rất chật vật để thoát ra. Nhưng tôi biết những người khác thành thạo trong nó. (Ví dụ như chính anh trai tôi.) Dụ dỗ họ, và cả những người trung gian, thay đổi giai cấp tầng lớp, trao đổi đĩa để lấy áo choàng, đổi kiếm để lấy sách chính tả, thực sự là một thách thức. 

Translated by Duong Nguyen

Copy edits by Tuan Nguyen

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here