LUẬN VỀ NGÔN LUẬN

0
92
Ông Hồ Tấn Phan và những số báo Tiếng Dân có chữ ký của ký giả.
   

Duy Anh Nguyen

Phàm con người sinh ra từ ngàn xưa, điều phân biệt với loài vật đó là chúng ta có thể nói, đọc, viết và suy nghĩ một cách độc lập. Ngôn ngữ không phải là đặc quyền của loài người, có nhiều loài vật cũng có thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp như cá voi dùng các ký hiệu bằng âm thanh để liên lạc và tìm kiếm bạn tình ở khoảng cách xa, vượn dùng những từ đơn giản để giao tiếp, dơi dùng thanh âm và là loài hữu nhũ có ngôn ngữ đa dạng nhất sau con người. 

Không một loài vật nào đạt được mức độ đa dạng về ngôn ngữ như con người. Theo nhiều nghiên cứu gần đây nhất, nhờ có ngôn ngữ phức tạp mà con người là loài chiến thắng cuối cùng trong công cuộc chinh phục tự nhiên. Nếu các loài vật chỉ có thể học từ vựng để chỉ những thứ đơn giản thì việc sáng tạo ra ngữ pháp đã giúp con người ráp nối các câu với nhau để trở thành những ngôn ngữ phức tạp hơn hẳn. Không có những miêu tả chiến thuật một cách phức tạp như :”A lao lên phía trước bắn vào bụng, B đu ngà con voi, C bắn vào mắt, D bẻ răng nó, E cắt đuôi nó” thì con người cũng không thể nào hợp tác với nhau để chống lại những con vật khổng lồ để vượt qua thời cổ đại. Ngôn ngữ loài người độc đáo ở chỗ nó còn có thể vẽ ra những thứ không có thật chỉ trong trí tưởng tượng và có khả năng quy tụ một nhóm người cùng tưởng tượng với nhau. Lấy ví dụ ở việc xây Kim Tự Tháp, trước khi có nó, người Ai Cập cổ đại không hề có ý niệm rằng phải xây dựng như thế nào. Việc có ngôn ngữ đã giúp cho việc này rất nhiều trong việc chuyển hoá suy nghĩ thành hành động. Ngoài việc nói thành những ngôn ngữ phức tạp, con người còn sáng tạo ra được chữ viết giúp cho lời nói và suy nghĩ được lưu truyền đến vạn đại nếu nó được lưu trữ tốt. 

TO GO WITH AFP STORY ‘Vietnam-society-propaganda-loudspeakers,FEATURE’ by Rachel O’Brien A loudspeaker hangs from an electrical pole in Hanoi on May 19, 2011. Loudspeakers are not the only tools of the surveillance-heavy state: Vietnam is rife with plainclothes police, demonstrations are filmed, most sensitive court trials are closed to the public and authorities regularly tap telephones. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam (Photo by HOANG DINH NAM / AFP)

Chúng ta đã thấy ngôn ngữ quan trọng với con người như thế nào, nhưng quyền nói và viết tự do chỉ được bảo vệ trong gần đây. Thời kỳ nở rộ nhất của triết học Trung Hoa là thời Xuân Thu-Chiến Quốc. Cái thời kỳ mà trăm nước đánh nhau để tranh giành đất đai, ngàn nước đánh nhau để giành quyền bá chủ cuối cùng đã sản sinh ra một thế giới hoàn hảo cho triết học, do sự tự do ngôn luận thành hình. Khổng Tử không bị cấm viết ra những chữ như :”cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân), Mạnh Tử không bị cấm nói ra những chữ như :”Dân vi quý, quân vi khinh”, Mặc Tử cũng không bị bắt vì thuyết Kiêm Ái. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa, việc gần như đầu tiên của ông ta thực hiện đó là Đốt sách chôn Nho, cấm người khác được nói khác những gì mà quân vương nói ra. Thời kỳ phong kiến của Trung Hoa từ Hán trở đi thì lại chứng kiến điều tương tự nhưng theo chiều ngược lại. Người ta đưa những lời của Khổng Tử, Mạnh Tử làm kim chỉ nam duy nhất trong việc duy trì đất nước. Trung Hoa trì trệ trong gần 2000 năm vì không luyện cho con người ta suy nghĩ, nói và viết ra ngoài khuôn khổ của Nho giáo, cũng như không được tự do ngôn luận, chỉ trích vua chúa vì việc làm vô đạo của họ. Vì việc này gần như là cái chết của ba họ nhà mình nên không ai dám lên tiếng, trừ khi ở giai cấp cầm quyền.

Ở châu Âu, sự hình thành của tự do ngôn luận đã có lịch sử từ thời đại triết học rực rỡ không kém của Hy Lạp. Những Homer, Aristophanes, Socrates, Plato, Aristotle đã có những di sản lớn nhất thời đại, để đến 2500 năm sau chúng ta vẫn còn nhắc đến họ. Người dân Hy Lạp được thoải mái chỉ trích chính quyền của họ mà không bị kiểm duyệt, không người nào bị bức hại vì tự do ngôn luận. Thời đại ngắn ngủi này sau đó bị che mờ bởi việc Hy Lạp bị các quốc gia chuyên chế như Macedonia và La Mã. 

Người dân ở các quốc gia cổ trung đại có tỉ lệ biết đọc biết viết rất thấp. Giáo dục nằm độc quyền trong tay của nhà cầm quyền và tầng lớp quý tộc. Thỉnh thoảng họ sẽ tặc lưỡi chép miệng:”Ông vua này ác quá” nhưng họ cũng không hiểu căn nguyên tại sao ông ấy ác mà không bị trừng phạt. Các vị vua thời đại này cấm hẳn việc nói, viết và suy nghĩ khác với chính quyền. Chỉ cần một lời nói bất kính với quan lại hoặc vua chúa thì người nói sẽ nhận hậu quả rất nặng nề. Thậm chí có cả những cái chết vô lý vì :”cho dù không nói nhưng cũng thoáng có ý nghĩ phản loạn”. 

Magna Carta là văn kiện đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa trong việc hạn chế quyền của vua, tôn trọng quyền cá nhân. Mặc dù không được đề cập vào trong văn kiện, nhưng quyền tự do ngôn luận cũng được ngầm phát triển trong lòng xã hội nước Anh. Phần cốt lõi của Magna Carta, vốn được viết ra vào năm 1215 sau cuộc chiến tranh giữa quý tộc Anh và nhà vua đã quy định :”Mọi người, kể cả nhà Vua đều phải sống dưới luật pháp. Vua cũng không được đứng trên pháp luật và không được tùy tiện tăng thuế, bắt người”. 

Thoát thai từ Magna Carta, hàng loạt các văn kiện quan trọng trong thời đại Ánh sáng đã nêu những ý niệm quan trọng trong việc tự do ngôn luận. Năm 1688, vua William xứ Orange đã lậ.t đổ vua James II ở Anh sau khi vua này bức hại nghị viện và ra lệnh tự do ngôn luận tại nghị viện. 

Đỉnh cao của lý luận về tự do ngôn luận nằm ở câu của Evelyn Beatrice Hall :” Thưa ông, tôi không đồng ý với những gì ông viết, nhưng tôi sẽ có thể hy sinh mạng sống của mình để ông có thể viết tiếp”. Theo các nhà triết học Ánh sáng, tự do ngôn luận nằm ở chỗ con người được quyền nói, quyền viết, quyền suy nghĩ những gì mà họ quan sát được dựa theo kinh nghiệm, thế giới quan, ý thức hệ của họ. Con người có thể nói sai, nói không hay, nói không đúng vấn đề, nhưng quyền được lên tiếng về các vấn đề của họ cần được đề cao. 

Tự do ngôn luận đã có đất sống ở Hiến pháp Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền ở Cách mạng Pháp. Tu Chính Án số I quy định :”Quốc hội không được làm luật liên quan đến bất cứ tôn giáo nào, hoặc ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, hoặc ngăn cản sự tự do ngôn luận, báo chí, hoặc ngăn cản sự hội hợp ôn hòa, hoặc cấm đoán sự khiếu nại của dân về việc làm của chính phủ”. Đây là điểm quan trọng bậc nhất trong xã hội Hoa Kỳ, người ta có quyền biểu đạt, quyền thực hành báo chí và quyền khiếu nại nếu chính quyền làm sai. Việc tự do biểu đạt, tự do tìm kiếm thông tin giúp người ta ngăn chặn được tình trạng lạm quyền, không sợ hãi trong việc nói và viết ra điều trái với quan niệm thông thường đồng thời giúp con người tham gia vào các hoạt động giám sát chính quyền mà không bị ngăn cản. Nói không ngoa, chính Tu chính án số I này là nền tảng của việc phát triển như ngày nay của Hoa Kỳ, giúp nước này phát triển được nhiều trào lưu khác nhau, giúp báo chí trở thành quyền lực thứ Tư kiểm soát được những sai phạm của chính quyền. Những vụ Watergate, Irangate, bê bối tình dục của ông Clinton đều được báo chí phanh phui và từ đó sự vi phạm pháp luật và đạo đức của tổng thống mới được phơi bày. 

Ở các chính thể cs và phát xít, quyền tự do ngôn luận luôn bị ngăn cản như kim chỉ nam của chính quyền. Chính quyền Xô Viết coi luật pháp là vũ khí chính trị và toà án là công cụ của chính quyền. Quyền tự do ngôn luận và tự do về dân sự bị coi là di sản của chế độ tư bản và không được phép diễn ra ở Liên Xô. Hệ thống mật vụ rất phát triển và mạng lưới an ninh nhân dân, nghe lén đã làm cho người dân sợ hãi về việc bất cứ một lời nói hớ hênh của mình nào về lãnh đạo hay chế độ cũng sẽ dẫn đến một bản án lưu đày tại Siberia. Tự do ngôn luận cũng không được phép xảy ra ở trong quốc hội Xô Viết. Hầu hết các bộ luật do Stalin đưa ra đều được bật đèn xanh trước và tỷ lệ giơ tay tán thành luôn ở tầm mức cao. Bất kỳ một biểu đạt nào chống đối chính phủ, hay phản ánh sự lạm quyền của quan chức đều có nguy cơ bị phạm vào điều 58 của bộ luật hình sự Liên bang Nga (các nước cộng hoà khác cũng có luật tương tự) :”Một hành động phản cách mạng là bất kỳ hành động nào nhằm lật đổ, phá hoại hoặc làm suy yếu quyền lực của Liên Xô công nhân và nông dân … và các chính phủ của Liên Xô và Liên Xô và các nước cộng hòa tự trị, hoặc phá hoại hoặc làm suy yếu an ninh bên ngoài của Liên Xô và những thành tựu chính về kinh tế, chính trị và quốc gia của cách mạng vô sản”. Hình phạt là 10 năm tù đến tử hình. Tất cả các hình thức biểu đạt như văn học, nghệ thuật, nghiên cứu xã hội học, thậm chí cả các ngành tự nhiên học, di truyền học, điều khiển học đều nằm dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik. Bất kỳ hình thức đi chệch hướng nào có hình phạt là cái chết hoặc lao động ở Gulag. Thời đại này chứng kiến các tác phẩm nổi tiếng của Nga không vượt ra ngoài khuôn khổ và các ngành khoa học tự nhiên tuy phát triển nhưng hoàn toàn nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền. Ngăn cản tự do ngôn luận làm nước Nga ngày càng nghèo nàn lạc hậu cả trong tâm hồn lẫn vật chất. Điều này thể hiện rõ ở cả nước Nga sau năm 1991.

Các nước xhcn khác cũng học theo bậc thầy của mình trong việc kiểm soát tư tưởng. 

Người học trò xuất sắc của Nga Xô là Trung Quốc. Một thời gian dài, dân Trung Quốc bài trừ hết toàn bộ sách vở cổ đại, tư bản, phản động, chỉ chấp nhận sách Mao Tuyển. Mao còn lập ra Trăm Hoa đua nở để diệt hết đối lập, chấm dứt tự do ngôn luận từ đó, tạo nên một xã hội chỉ biết khen ngợi và báo cáo láo. Đó là tiền đề của Đại nhảy vọt làm 40 triệu người chết và Đại Cách mạng Văn Hoá làm lung lay tận gốc rễ văn hoá Trung Hoa.

Tất cả những sự cấm đoán này tạo nên sự “sợ hãi vô hình” của con người, luôn sợ những phát ngôn chống lại đảng hoặc quá đà, luôn sợ mất kiểm soát trong việc viết lách, luôn sợ những con người dám ăn dám nói hay còn gọi là lũ phản động suy thoái tư tưởng. Thế hệ lớn tuổi luôn sợ hãi khi nói sự thật với con cháu. Thế hệ con cháu thì hăng máu tìm hiểu một chiều mà không biết suy nghĩ đúng sai. Tất cả tạo nên một dạng con người xhcn mà bạn Xuân có nói trong một bài viết của bạn. Thiếu tự do ngôn luận tạo nên một không khí đen tối trong xã hội, nơi mà phản biện luôn bị coi là thứ tà đạo.

Con người từ khi biết nói luôn có những suy nghĩ của riêng mình về vạn vật chung quanh. Tuy nhiên giáo dục, gia đình và cơ chế xung quanh đã góp phần kiềm hãm hay thúc đẩy nhưng suy nghĩ độc lập đã có từ thuở ấu thơ. Việc thúc đẩy suy nghĩ độc lập cũng có một phần từ gia đình có cho con trẻ được nói trái chiều với mình hay không, có được quyền hỏi những câu hỏi mà đôi khi mình ngớ người không trả lời được hay không? Giáo dục cũng vậy, càng cấm con trẻ nói lên suy nghĩ của mình, giáo dục càng thất bại trong việc tạo nên một thế hệ có suy nghĩ độc lập và nhân bản. Về cơ chế thì mời mọi người đọc link bên dưới để biết thêm chi tiết.

link : http://baohagiang.vn/…/ve-quyen-tu-do-ngon-luan-tren…/

Link : http://m.cand.com.vn/…/Khong-the-loi-dung-quyen-tu-do…/

Tôi xin bổ sung về cái nhìn của tôi về ngôn luận riêng trong group. Không có cái khái niệm tô hồng bôi đen khi chúng ta đưa ra luận điểm. Sự thật là sự thật và anh phải tôn trọng nó, anh có quyền đưa ra bài viết để bài bác luận điểm của tôi nhưng tôi sẽ không can thiệp vào cách anh viết lách và anh suy nghĩ. Chúng ta là những cá thể độc lập với nhau, anh có suy nghĩ của anh, tôi có suy nghĩ của tôi, hãy bác bỏ nhau bằng luận điểm, không thì hãy chấp nhận luận điểm của nhau bằng cách win win, đừng cố tỏ ra thắng lợi trong mọi tình huống.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here