Hôm nay ngày ‘chiến thắng Phát xít Đức’.

0
263
   

Hôm nay ngày ‘chiến thắng Phát xít Đức’. Sáng trên đường đi làm, mình đã giỏng tai nghe hết đài nọ đến đài kia trên ô tô, chỉ thấy họ nhắc nhở rằng, 9/05 là ngày châu Âu (Dzień Europy), tịnh không một câu nào nói tới chiến thắng này.

Tối về ngó TV, bản tin thời sự quốc tế thấy, duyệt binh rầm rập ở quảng trường Đỏ. Các nước Tây Âu hôm qua 8/5 kỉ niệm ngày ‘Kết thúc chiến tranh’, Pháp nghe nói được nghỉ lễ. Như vậy, còn lại Nga bơ vơ với chiến thắng Phát xít Đức.

Nước Nga đã mất 20 triệu sinh mạng trong cuộc chiến, họ đã từng ‘giải phóng’ Ba Lan nhưng người dân Ba Lan hiện nay không mấy ai nhỏ lấy dù chỉ 1 giọt nước mắt về chuyện này nữa.

Lý do ư?

Ngoài ‘ân oán giang hồ’ của một ngàn năm đô hộ, Nga đã thảm sát 22 ngàn binh sĩ, trí thức yêu nước của Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 ở rừng Katyń và đổ vấy cho Đức.

Những thập niên sau đó, chính quyền CS ở Ba lan đã vào hùa với quan thầy để bóp méo lịch sử. Có những thầy cô giáo đã chấp nhận vào tù, khi hé lộ cho học sinh những sự thật đó.

Người Ba Lan cũng ko quên chuyện, Stalin đã ‘mượn gió bẻ măng’ để cuộc khởi nghĩa của nhân dân Warszawa (1944) bị Đức Quốc Xã dìm trong bể máu với 220.000 người thiệt mạng, thành phố Warszawa bị phá hủy tới hơn 80%.

Hồng quân Liên Xô khi đó đứng bên kia bờ sông Wisła (Vistula), dù là đồng minh, nhưng đã án binh bất động, thậm chí còn tham gia giải giáp vũ khí của du kích quân Ba Lan.

Tại sao Hồng quân lại làm thế? Vì đây là cuộc khởi nghĩa được lãnh đạo bởi chính quyền tư sản, bởi quân đội Quốc gia Ba Lan. Nếu họ thành công, Stalin khó có thể thiết lập chế độ cộng sản ở đất nước này.

Những người tham gia khởi nghĩa sau đó đã tiếp tục bị đàn áp khủng bố, truy lùng bởi Liên Xô và chính quyền CS Ba Lan. Nhiều người bị bỏ tù, đầy ải ở Siberia xa xôi.

Sau chiến thắng hàng trăm ngàn nhân sĩ trí thức Ba Lan bị Liên Xô bắt đi lao động cải tạo ở những vùng khắc nghiệt nhất trên đất nước họ. Nhiều chết trên đường đi, chết vì bệnh tật, đói khát, vì bị tra tấn, đánh đập.

Con cháu của những người này hiện được nhà nước Ba Lan ưu tiên cho hồi hương, nhận lại quốc tịch.v.v.

Đối với nhiều nhân chứng BL, Hồng quân Liên Xô còn ‘ác hơn cả phát xít Đức’. Họ tịch thu từ củ cà rốt, tới củ khoai tây. Họ đối xử thô bạo, hãm hiếp phụ nữ. Đề tài Hồng quân LX hãm hiếp phụ nữ đã lên phim, lên truyện ở nhiều quốc gia đông Âu, chứ không riêng Ba Lan.

Mình đã nhiều lần bị các bạn ở VN chất vấn về sự vô ơn của nhân dân Ba Lan. Xin thưa với các bạn rằng, lãnh đạo hay tập đoàn lãnh đạo có thể nhầm, có thể lú, chứ nhân dân người ta không nhầm đâu.

Có bạn lý luận với mình thế này: Thế Hồng quân không giải phóng thì cứ để cho phát xít Đức nó thiêu thêm vài triệu người Ba Lan nữa nhé.

Bạn lại nhầm nữa rồi. Người Ba Lan nào bị thiêu? Hitler muốn làm “trong sạch loài người”, nên ổng chỉ thiêu 1 số chủng tộc thôi ạ. Đó là người Do Thái (có lẽ cam tội quá thông minh?), người Digan, đám ăn mày, ăn xin và những người đồng tính luyến ái. Hitler cho gom từ khắp châu Âu về và thiêu ở Ba Lan.

Người Ba Lan chết trong chiến tranh vì đói khát, bệnh tật, đánh nhau và bom rơi đạn lạc .v.v.; nhưng họ không bị thiêu.

So sánh hơi thô, giống như có thế lực ngoại bang tới chiếm đóng VN, rồi gom 1 triệu người Tầu hay người gốc Hoa vào thiêu ấy. Đó là tội ác của nhân loại, nhưng nó không hẳn khiến người VN cực kỳ căm phẫn, phải không ạ?

Còn nữa, chính những người Do Thái được Liên Xô giải cứu khỏi các trại tập trung cũng tìm đường bán xới sang phương Tây. Một số ở lại bị kỳ thị trong thập niên 1960s và rồi họ và gia đình cũng bồng bế nhau đi nốt.

Nó cũng giống như 1 cuộc ‘giải phóng’ khiến cả triệu người phải ‘ôm phản lao ra biển’, hàng triệu người phải đi trại cải tạo, phải lam lũ trên các vùng kinh tế mới, đói khổ rài rạc những năm sau đó và làm tụt hậu cả 1 dân tộc đến tận bây giờ.

Thử hỏi, nếu VN thực sự tự do, có còn nhiều người kỉ niệm ngày 30/4 không; khi đó bạn sẽ hiểu vì sao Ba Lan không coi chiến thắng Phát xít Đức là 1 ngày trọng đại nữa.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here