GẶP LẠI CỐ NHÂN.

1
33
Không kịp chụp cùng nhà văn già nhiều ưu phiền Phạm Đình Trọng. Xin dùng lại tấm hình chụp chung ở Sài Gòn năm 2019.
   

Nguyễn Xuân Nghĩa

Nhà văn Phạm Đình Trọng ra Bắc. Trưa chiều nay ông ghé qua nhà. Tôi và ông có 2 giờ tâm sự. Chúng tôi nói về những năm 2006 -2008 thời viết cho báo Tổ Quốc ( gọi là tạp chí Dân chủ Tổ Quốc đúng hơn) Tạp chí là phiên bản của trang điện tử Thông Luận do nhà dân chủ Nguyễn Gia Kiểng ( Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên) bên Pháp chủ biên. Tờ Tổ Quốc do tiến sĩ (quá cố) Nguyễn Thanh Giang chủ biên. Tạp chí Tổ Quốc gồm 32 trang khổ giấy A4, đăng lại các bài viết từ trang điện tử Thông Luận, có bổ sung các bài viết mới chưa kịp gửi sang Thông Luận. Tổ Quốc phát hành nhằm phục vụ bạn đọc quan tâm trong nước khi trang điện tử Thông Luận bị chính quyền Việt Nam dựng tường lửa.

Các tác giả trụ cột với Tổ Quốc ở trong nước gồm cụ Hoàng Minh Chính, (quá cố), cụ Lê Hồng Hà (quá cố), nhà văn Hoàng Tiến (quá cố), nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhà văn Phạm Đình Trọng, tôi- Nguyễn Xuân Nghĩa và ít cây viết khác dùng tên thật hoặc bí danh. Tổ quốc phát hành bí mật từ năm 2006 đến 2008 thì bị an ninh chính quyền cộng sản phát hiện. Tư gia của Ts Nguyễn Thanh Giang vừa là “trụ sở” tòa báo liên tục bị khám xét, Ts Nguyễn Thanh Giang liên tục bị triệu tập. Tờ báo bị đình bản.

Cuối câu chuyện, nhà văn Phạm Đình Trọng thở dài. “  Nhiều cố nhân thời ấy bây giờ đã khuất núi: cụ Hoàng Minh Chính, cụ Lê Hồng Hà, Ts Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến… Khi có mạng xã hội, xuất hiện các cây bút mới, có trí và dũng thì đều bị bắt tù…

Câu chuyện của nhà văn Phạm Đình Trọng trưa nay đậm đặc kỷ niệm. Tôi gặp ông vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước khi ông còn ở Hải Phòng và cả hai cùng viết văn. Tôi gặp ông khi cả hai cùng viết báo cho tờ Tổ Quốc cổ súy dân chủ. Tôi gặp ông 3 lần sau khi tôi ra tù. Mới đó mà đã hơn 40 năm,  ông đã 80 tuổi. Tuổi 70, 80, cái tuổi con người ta có khuynh hướng lùi về quá khứ với những buồn, vui, được, mất. Ông nói: Có thể lần ra Bắc này của ông là lần cuối cùng. Ông cảm thấy cơ thể, đặc biệt là thính giác đã” xuống cấp”. 

Sau cái bắt tay tạm biệt, tôi lo sợ nhìn ông điều khiển chiếc xe máy sang đường chệnh choạng trong khi các phương tiện giao thông cứ vô tư lao đến vun vút. Bà vợ nói: ” Bác ấy không nên đi xe máy nữa. Bác ấy yếu lắm rồi!”. Tôi nói: Tất cả chúng ta đều yếu ớt trên con đường dân chủ gập ghềnh này. 

Không kịp chụp cùng nhà văn già nhiều ưu phiền Phạm Đình Trọng. Xin dùng lại tấm hình chụp chung ở Sài Gòn năm 2019.

Advertisement
   

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here