Dự án đào kinh Phù nam của Campuchia.

0
68
Sông Mê Kông đoạn chảy qua thủ đô Phnom Penh của Campuchia Reuters
   

Nhân Tuấn Trương

Chuyện về VN thì có rất nhiều thứ để nói. Từ tầm “an ninh quốc gia” xuống cho tới đời sống của người dân. Phải nhìn nhận là có vô số chuyện (rất) cần bàn. 

Chuyện bên Campuchia có dự án đào kinh Phù nam (song song với kinh Vĩnh tế của VN) theo tôi là quan trọng hàng đầu. Kinh này sẽ do TQ thực hiện. Nếu con kinh này hoàn tất, theo ý kiến của các chuyên gia VN, sẽ giúp Campuchia có “đường ra  biển” đồng thời giúp nông dân các tỉnh Takeo, Kandal và Kampot có được nước để tiêu tưới vườn tược, ruộng đồng. Vấn đề là sự thành hình con kinh này có thể kết liễu nguồn nước ngọt của hai sông Tiền và sông Hậu. Tương lai của đồng bằng sông Cửu long dĩ nhiên gắn liền vào sức “hút nước” của con kinh Phù nam. 

Hiển nhiên đây là chuyện “quốc gia đại sự”. An ninh lương thực cũng như trật tự xã hội của VN có thể bị rối loạn. Các học giả VN đưa vấn đề và đặt vấn đề. Không biết quốc hội VN có “bàn” chuyện này chưa ? 

VN là quốc gia láng giềng của Campuchia. Như Campuchia, VN sống nhờ vào nước ngọt (và tài nguyên cá) của sông Cửu long. Campuchia không thể đơn phương “đoạn nguồn” sinh tồn của trên 20 triệu dân VN (thậm chí 100 triệu dân). 

VN có giải pháp gì để đối phó ? 

VN có đầy đủ lý do để ngăn cản Campuchia thực hiện dự án. VN có quyền chính đáng, ngay cả dùng biện pháp quân sự, để thuyết phục Campuchia từ bỏ dự án này. Nhưng theo tôi, ý kiến cá nhân. VN có thể đề nghị với Campuchia, thay vì đào kinh Phù nam, hai bên mở rộng kinh Vĩnh tế. VN cùng với Capuchia “cộng đồng chủ quyền – condominium” con kinh này. Thậm chí VN có thể nhượng bộ, biên giới Việt-Campuchia, thay vì cách bờ hữu ngạn kinh Vĩnh tế 100 mét, sẽ là trung tuyến kinh Vĩnh tế mở rộng. Sự hy sinh (nhượng bộ) của VN đối với Campuchia là rất lớn. Nhưng đó là cái giá của VN để giữ tình bạn bè với Campuchia và để tránh chiến tranh (với TQ)

Hình 1. Kênh Phù Nam, Funan Techo Canal. Nguồn: Mekong River Commission. (Ảnh và chú thích: Kỹ sư Phạm Phan Long.)

Chuyện “bỏ phiếu tính nhiệm” của QH nhiều người đã bàn. Ba mức “điểm” cho đại biểu QH chấm cho quan chức: “tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp”. 

Ai cũng hiểu là quan chức nhà nước đều do đảng “phân công”. Người có tài hay người bất tài đều là người của đảng. Người “tham nhũng ít” hay người “ăn của dân không từ một thứ gì” đều là người của đảng. Đã là một “nồi sâu” thì đề cử ai thì cũng là sâu mọt thôi. Vì vậy ba mức “tín nhiệm” đặt ra là có mục đích không để người của đảng tự bôi tro trét trấu vào mặt đảng. 

Thực ra ba mức “tín nhiệm” có thể qui thành một bài “toán”, các “ẩn số tín nhiệm” sẽ có các giá trị như sau: tín nhiệm cao = +1; tín nhiệm = 0; tín nhiệm thấp = -1. 

Xét ra, các quan chức thuộc phe quốc hội thì không thể tính. Họ có làm cái gì đâu (cho dân, cho nước) mà chấm điểm họ ? Hợp lý là chỉ có thể chấm điểm các quan chức thuộc chính phủ, trên thành quả việc làm của họ. Vấn đề là nghị quyết của đảng về việc chấm điểm có bao gồm các yếu tố “lập trường chính trị, đạo đức…” v.v… của các quan chức. 

Ta thấy gì trong nội các chính phủ ? Thấy là ông Phan Văn Giang đạt điểm cao nhứt. Cao hơn cả Thủ tướng Phạm Minh Chính. Điều cần chú ý là điểm số của ông Tâm Lô. Ông này chỉ được khoảng 6 điểm, so với 9 điểm của ông Giang. 

Tức là tương lai chính trị của ông Giang “sáng sủa” hơn ông Tâm Lô. Những người ủng hộ một nước VN “trọng luật”, ủng hộ hệ thống luật lệ VN rõ rệt và có nền tư pháp độc lập, hiển nhiên là vui mừng trước kết quả chấm điểm này. 

Tuy nhiên, lý do khác giải thích điểm số thấp của ông Tâm Lô có thể là bộ luật “an ninh mạng”, đặt nền tảng trên tập sách “chủ quyền không gian mạng” mà ông là tác giả. Bộ luật này không có nền tảng “triết lý luật học” vững chắc, hệ quả làm cho luật lệ VN “giải thích sao cũng được” và áp dụng kiểu nào cũng được. Hiển nhiên quyền lực của công an ngày càng lớn, bao trùm lên mọi ngõ ngách của bộ máy quốc gia.  

Còn chuyện nói về phim ĐRPN, theo tôi, sao mà giống quá thời kỳ “đánh” Nhân văn giai phẩm. Phê bình cũng có tiêu chí của việc phê bình. Lên án, “ném đá”, qui chụp… không phải là phê bình. Lập luận thường thấy là phim ĐRPN viết sai lịch sử. Vấn đề là người phê bình có chắc rằng “hệ qui chiếu”, tức “sử ta”, có “đúng” hay không ? Dựa lên cái “không chắc đúng” để phê phán một phim “giải trí” là chuyện mất thì giờ.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here