Có rất nhiều điều cần thảo luận lại với các tác giả bài cái ấn “Hoàng đế chi bảo” của Bảo Đại

0
18
Ấn vàng Hoàng Đế Chi Bảo
   

Nhân Tuấn Trương cùng với Caophong Pham.

RFA vừa đăng bài nói về cái ấn “Hoàng đế chi bảo” của Bảo Đại. 

Có rất nhiều điều cần thảo luận lại với các tác giả (mà hầu các điều này hết tôi đã phân tích khá minh bạch trong các bài viết của tôi trước đây). Ở đây tôi chỉ bàn lại với ông Phạm Cao Phong về vấn đề “hồi hương” cái ấn.  

Thứ nhứt, cái ấn thuộc diện “cổ vật” (niên đại trên 200 năm), ngoài giá trị 10 kí vàng ròng cái ấn còn có giá trị văn hóa và lịch sử. Cái ấn thuộc quyền sở hữu của một công dân Pháp, sinh sống trên đất Pháp. Cái ấn vì vậy có đủ các yếu tố để trở thành “bảo vật quốc gia – trésor national”, hay là “tài sản văn hóa – bien culturel”.  

Theo tôi, với các yếu tố đã dẫn, cái ấn hiển nhiên trở thành “tài sản văn hóa” hay “bảo vật quốc gia” của Pháp.

Thứ hai, nếu cái ấn được chuẩn nhận là “bảo vật quốc gia” hay “tài sản văn hóa”. Cái ấn được bảo vệ dưới ánh sáng của bộ “Luật về gia sản – Code du patrimoine”, từ điều L111 đến điều L116. 

Việc “hồi hương” cái ấn tùy thuộc vào bộ “Luật về Gia sản – Code de patrimoines” (chớ không phải theo Luật dân sự như ông Phong nói). 

Luật về gia sản của Pháp không cho phép đưa ra nước ngoài những bảo vật quốc gia hay tài sản văn hóa. Ngay cả khi các bảo vật quốc gia (hay tài sản văn hóa) được mua bán, trao đổi…  trên sàn đấu giá hay qua mọi hình thức (pháp luật không cấm). 

Nhiều cổ vật, tranh ảnh… được bán trên sàn đấu giá bên Pháp, trị giá vài triệu euros. Sau khi gõ búa, thuận mua vừa bán, cổ vật thay đổi chủ. Nhưng việc đưa cổ vật, tranh ảnh… ra ngoài nước Pháp thường bị cấm.  Ta có thể có danh sách hàng trăm, thậm chí hàng ngàn món đồ đã không được cấp giấy phép cho xuất ra nước ngoài (Ta có thể copy hàng chữ này rồi nhờ gú gồ tìm dùm: Liste des œuvres ayant fait l’objet d’un refus de certificat d’exportation). 

Ông Phong dựa theo Luật dân sự để đại khái cho rằng không có gì ngăn cản cái ấn hồi hương. Theo tôi, ngay cả khi ông Phong đem “cục vàng 10 kí” từ Pháp lên máy bay về VN, không có giấy phép. Cục vàng sẽ bị hải quan Pháp giữ lại tức khắc.

Ngay cả khi ông Phong đem cục tiền nhỏ xíu là trên 5 ngàn euros, nếu không khai báo hải quan thì ông Phong cũng vi phạm luật. Nói chi cái ấn là cổ vật, vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị lịch sử.

Tôi đã viết trong bài trước, cò câu sau: 

“Theo tôi, giả sử bây giờ có một bộ phận nào đó bên Pháp, thí dụ bộ Văn hóa, gởi đơn khiếu nại lên tòa, không cho cái ấn trở về VN. Với lý do “không được chuyển bảo vật của nước Pháp ra khỏi lãnh thổ Pháp”. Cái ấn sẽ bị “block” lại ở Pháp, cho tới khi tòa phân xử. “

Ý kiến này tôi dựa trên điều L111 của bộ luật “Luật về Gia sản – Code de patrimoines”. 

Bây giờ cái ấn có sở hữu chủ mới là “nhà nước VN”. 

Theo tôi, luật áp dụng vẫn là Luật về Gia sản – Code de patrimoines. 

Không hề đơn giản đâu, thưa các học giả. Ngay cả Mỹ còn “bó tay” trước luật của Pháp. Nhiều bức tranh, cổ vật… được bán trên sàn đấu giá bên Pháp được người có quốc tịch Mỹ, hay các bảo tàng viện bên Mỹ mua. Nhưng các bảo vật này vẫn không được cấp giấy phép xuất cảnh.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here