Cần lôi Trương Hòa Bình cùng đồng bọn ra pháp luật trong vụ án tham nhũng nghìn tỉ Thanh Hà – Cienco 5

0
55
Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018
Độc giả gửi đến.
————-
Trương Hòa Bình (Phó Thủ tướng) khi còn là Chánh án TANDTC (2011 – 2016) đã “phù phép” cho Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc Cty CP Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) từ một bị can đầu mối, quan trọng nhất, có vai trò tích cực nhất biến thành nhân chứng trong vụ án tham nhũng kỷ lục hàng nghìn tỉ đồng tại dự án Thanh Hà – Cienco 5 ở Hà Đông, Hà Nội.
​Trương Hòa Bình ăn tiền của Nguyễn Ngọc Sinh để biến đen thành trắng
Ngược thời gian, để mở rộng điều tra vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Công ty cổ phần xây dựng 1-5, cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam đối với Đào Duy Phong, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc PVP Land về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ luật Hình sự  và thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc
Theo tài liệu của C46 Bộ Công an và được báo chí đăng tải, ngày 27-3-2010, Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty 1-5, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần xây dựng Minh Ngân) được Đặng Sỹ Hùng – Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch PVP Land bố trí gặp các cổ đông của Công ty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (Công ty Xuyên Thái Bình Dương, chủ đầu tư dự án Nam Đàn Plaza với diện tích gần 9.600m2 trên đường Phạm Hùng, Hà Nội) gồm: PVP Land, Công ty CP Bất động sản bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT Land), Công ty CP Đầu tư Vietsan, Công ty TNHH Nam Hà Thành và ông Nguyễn Minh Quý để thống nhất việc mua toàn bộ cổ phần của Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương.
Các bên thỏa thuận thống nhất giá bán cổ phần là hơn 20.765 đồng/cổ phần, tương đương với 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza (thể hiện trong hợp đồng đặt cọc). Nhưng PVP Land do Nguyễn Ngọc Sinh làm Tổng giám đốc lại ký hợp đồng bán cho Lê Hòa Bình hơn 12 ngàn cổ phần chỉ với giá 13.578 đồng/cổ phần, 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá bán thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc ngày 27/3/2010 tới hơn 7 ngàn/cổ phần, tạo ra số tiền chênh lệch giá ghi trên hợp đồng và giá thanh toán thực tế tới hơn 87 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Lê Hòa Bình khai số chênh lệch được chia chác cho Đào Duy Phong (Chủ tịch HĐQT PVP Land) hưởng 6 triệu đồng/m2; Đặng Sỹ Hùng và Nguyễn Ngọc Sinh hưởng 12 triệu đồng/m2. Việc làm của Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của PVP Land và Tổng Công ty PVC. Sau đó, Lê Hòa Bình đã chuyển lại cho các cá nhân tại PVP Land khoảng 66 tỉ đồng, trong đó Đặng Sỹ Hùng đã lấy 20 tỉ đồng và bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã phong tòa 12 tỉ đồng của Đặng Sỹ Hùng gửi trong tài khoản của vợ tại ngân hàng.
Hành vi của Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh bị xác định là lừa đảo, không thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn của PVP Land tại công ty Xuyên Thái Bình Dương, đã quyết định bán hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho công ty, trong đó để Đặng Sỹ Hùng chiếm đoạt 20 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra đã xác định có gần 600 khách hàng của Công ty 1-5 bị nhóm Lê Hòa Bình lừa đảo, chiếm đoạt trên 800 tỉ đồng từ các dự án mua bất động sản, trong đó có gần 430 tỉ đồng nằm ngoài thỏa thuận.
Nguyễn Ngọc Sinh bị cáo buộc liên quan về hành vi lừa đảo bán đất khống tại dự án Thanh Hà – Cienco5. Cụ thể, Lợi dụng hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) – Bộ Giao thông vận tải với Công ty 1-5, trong đó Công ty 1-5 phải cho Cienco 5 Land vay 200 tỷ đồng với thời hạn 18 tháng. Nhưng do Công ty 1-5 không giao số tiền cho vay đúng hạn nên Cienco 5 đã chấm dứt hợp đồng vay vốn và các điều khoản ưu đãi cam kết theo hợp đồng này. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Sinh và Lê Hòa Bình vẫn ký các hợp đồng huy động tiền của khách hàng đặt cọc mua đất tại dự án Thanh Hà nhằm thu trên 695 tỷ đồng…

​Dự án Thanh Hà
Sau khi điều tra vụ án, CQCSĐT đã ra kết luận điều tra khẳng định, Nguyễn Ngọc Sinh giữ vai trò đầu mối, chỉ đạo mọi hành vi của bộ sậu nhằm tham ô hàng trăm tỷ đồng. Để thoát tội, Nguyễn Ngọc Sinh đã đến nhà Trương Hòa Bình (lúc này là Chánh án TAND Tối cao) để đút lót, chạy tội. Với việc chia cho ông Trương Hòa Bình một khoản tiền khổng lồ, các thẩm phán của tòa án đã trở thành những con rồi dưới sự chỉ đạo của Trương Hòa Bình, rồi “phù phép” để Nguyễn Ngọc Sinh từ tội phạm nguy hiểm trở thành… nhân chứng trước sự ngỡ ngàng của người dân và ngay trong chính các bị cáo trong vụ án đình đám này.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số lượng 473/2013/HS-ST ngày 9.12.2013 của TAND TP Hà Nội, bị can Lê Hòa Bình khai: Trước khi ký hợp đồng số 66 (mua bán cổ phần giữa Lê Hòa Bình – Chủ tịch HĐQT Cty 1.5 và Cty PVP Land), Nguyễn Ngọc Sinh và Đặng Sĩ Hùng – Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch Cty PVP Land, người được Nguyễn Ngọc Sinh ủy quyền ký hợp đồng đặt cộc với Cty 1.5 – đã gặp và thống nhất với Lê Hòa Bình giá bán chỉ có 34 triệu đồng/m2, còn phần chênh lệch 18 triệu đồng/m2 (52 triệu đồng là giá đặt cọc – 34 triệu đồng = 18 triệu đồng) sẽ đưa riêng cho một số cá nhân, ông Lê Hòa Bình đã đồng ý.
Theo bút lục tại cơ quan điều tra, Đào Duy Phong khai: Phong đã thông báo lại với Nguyễn Ngọc Sinh phương án bán cổ phần chỉ với giá 34 triệu đồng/m2, Nguyễn Ngọc Sinh nói với Phong là khoản chênh 1 triệu đồng/m2 dùng để chi phí và Phong đã đồng ý. Phong cũng khai, trong số 10 tỉ đồng nhận nêu trên, Đào Duy Phong đưa cho Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỉ đồng.
Đặng Sĩ Hùng khai tại cơ quan điều tra: Hùng đã báo cáo chi tiết với Nguyễn Ngọc Sinh về việc đàm phán và cùng các cổ đông ký hợp đồng đặt cọc bán cổ phần với giá 52 triệu đồng /m2.
Tất nhiên, khi đã được Trương Hòa Bình bảo kê nên Nguyễn Ngọc Sinh phủ nhận rằng: Không được Đặng Sĩ Hùng báo cáo và hoàn toàn không biết việc các cổ đông của Cty Xuyên Thái Bình Dương ký hợp đồng đặt cọc bán cổ phần với giá thống nhất 52 triệu đồng/m2 !? Điều lưu ý đầu tiên là, 4/5 cổ đông đều biết hợp đồng đặt cọc và bán đúng với giá đó, thì chỉ riêng ông Nguyễn Ngọc Sinh – đại diện cho cổ đông lớn nhất – lại không biết !? Liệu ai có thể tin được lời ông Sinh ? Hơn nữa, Đặng Sĩ Hùng không được ủy quyền của Sinh thì ai cho phép một trưởng phòng ngồi vào bàn đàm phán bán cổ phần. Vậy mà, ông Nguyễn Ngọc Sinh vẫn chối phắt việc ủy quyền, dù ông Hùng đã khai.
Bị can Thái Kiều Hương và ông Han Gi Cheol (Tổng giám đốc Cty Vietsan – bên bán cổ phần) khai: trước khi ký hợp đồng đặt cọc bán với giá 52 triệu đồng/m2, cả ông Han và Kiều Hương đã đến Cty PVP Land gặp Nguyễn Ngọc Sinh tại phòng làm việc của Sinh thắc mắc việc bán với giá như vậy đã hợp lý chưa, vì với Vietsan, giá này vẫn còn lỗ.
Ông Nguyễn Minh Quý (một cổ đông trong Cty Xuyên Thái Bình Dương cũng bán cổ phần cho Cty 1.5) khai: Ông Nguyễn Ngọc Sinh gọi điện mời đến Cty PVP Land để trao đổi về thắc mắc của ông Han Gi Cheol và Kiều Hương về việc bán cổ phần. Tại đây, Nguyễn Ngọc Sinh đề nghị Nguyễn Minh Quý bù giá để hỗ trợ cho Cty Vietsan. Với đề nghị này, Nguyễn Minh Quý đã chấp thuận. Tài liệu cơ quan điều tra thu thập được cho thấy, những thỏa thuận giữa Nguyễn Minh Quý và Nguyễn Ngọc Sinh đã được thực hiện. Thậm chí, Nguyễn Ngoc Sinh còn cho rằng khi ký hợp đồng số 66 thấy chữ ký nháy của Đặng Sĩ Hùng nên chỉ đọc phần nội dung mà không đọc các căn cứ nên không biết ?! Những lời khai trên cho thấy, Nguyễn Ngọc Sinh không chỉ biết, mà còn biết rất rõ việc các bên bán cổ phần cùng ký hợp đồng đặt cọc với ông Bình giá 52 triệu/m2.
Trên cơ sở các chứng cứ đó, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố Nguyễn Ngọc Sinh cùng một số đối tượng khác về “tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ở giai đoạn đầu của vụ án, VKSNDTC cũng đồng tình với kết luận của CQĐT, cho rằng có đủ chứng cứ để truy tố Nguyễn Ngọc Sinh với tội danh trên. Bất ngờ là sau đó không lâu, chính VKSNDTC lại ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Nguyễn Ngọc Sinh do có sự chỉ đạo từ Nguyễn Văn Bình và Trương Hòa Bình.
Tuy nhiên, một số thẩm phán tòa Hà Nội lại không dễ dàng để hai ông Bình sai khiến. Tại bản án phiên tòa phúc thẩm TAND TC (ngày 16, 16 tháng 9, 2014), sau khi dẫn lại các lời khai của một số đối tượng, trong phần nhận xét ghi rõ: “Đây là lời khai của các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và nhân chứng trong vụ án là chứng cứ đáng tin. Cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố Nguyễn Ngọc Sinh là có căn cứ. VKSND TC không truy tố ông Nguyễn Ngọc Sinh là bỏ lọt người phạm tội”. Mặt khác, bản án phúc thẩm đã quyết định: “Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 473/2013/HS-TS ngày 9.12.2013 của TAND TP Hà Nội.”
Bản án phúc thẩm đã nêu rõ “không truy tố Nguyễn Ngọc Sinh là bỏ lọt người phạm tội”. Đáng chú ý, trong phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Ngọc Sinh được triệu tập với tư cách làm chứng nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt.
Sáng 21/6/2016, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội một lần nữa đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản này.
Vụ án được khởi tố từ năm 2010, đã nhiều lần được đưa ra xét xử và đã có bản án sơ thẩm với 2 án chung thân được tuyên. Tuy nhiên, vào tháng 9/2014, khi đưa ra xét xử phúc thẩm, Tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã tuyên hủy án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Người bị cho là cần phải xem xét lại hành vi phạm tội là Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc PVP Land.
Một lần nữa, TAND TP Hà Nội khẳng định, CQĐT cần điều tra Nguyễn Ngọc Sinh, quyết không để tên tội phạm này ngoài vòng pháp luật.
Cần lưu ý rằng, ở vụ án này, Trương Hòa Bình đã chỉ đạo cấp dưới đổ tội cho Trịnh Xuân Thanh, quy kết Trịnh Xuân Thanh tham ô 14 tỷ đồng. Với tội danh này Trịnh Xuân Thanh sẽ đối diện với bản án tử hình, bịt đường về của Trịnh Xuân Thanh để dễ bề lừa bịp dư luận, che dấu kẻ cầm đầu của vụ án là Nguyễn Ngọc Sinh.
Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao một vụ án tham ô hàng trăm tỷ đồng, lớn như thế, rõ ràng như thế mà kẻ cầm đầu là Nguyễn Ngọc Sinh lại thoát tội? Giai đoạn này ông Trương Hòa Bình với vai trò là Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, người đứng đầu ngành lại có qua lại rất nhiều lần và cấu kết với Nguyễn Ngọc Sinh, như vậy ông Trương Hòa Bình phải chịu trách nhiệm. Việc chứng minh tham ô, ăn đút lót của ông Trương Hòa Bình trong việc “tha bổng” cho Nguyễn Ngọc Sinh là không khó với CQĐT nếu làm đến cùng.
Cần điều tra lại vụ án để lôi những kẻ như Trương Hòa Bình và Nguyễn Ngọc Sinh cùng đồng bọn ra chịu trách nhiệm trước pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội.