Bằng mọi giá tăng phí VAT, phát triển nhiệt điện than: họ là ai?

0
243
Người nghèo bị tước quyền làm người bằng câu nói tăng phí VAT không ảnh hưởng đến họ
   
VNTB

Kỳ Lâm (VNTB) Tăng thuế VAT không ảnh hưởng tới người nghèo, hay bằng mọi giá phải phát triển nhiệt điện than là những phát ngôn ấn tượng nhất trong những ngày cuối tháng 8/2017 này. Họ là ai?

Kiên quyết tăng thuế VAT – Họ là ai?

Bằng mọi giá phải phát triển?

Ông Lê Hồng Tịnh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội, người chủ trì Hội thảo về Nhiệt điện than (cùng với Hội KHKT Nhiệt) sáng qua 29/8/2017 đã lên tiếng bằng mọi giá phải phát triển nhiệt điện than; báo chí đưa tin về nhiệt điện than thời gian qua sai hết cả, phải kiến nghị Bộ TT&TT chấn chỉnh. Đồng thời vị này đồng ý kiến nghị của Bộ Công thương tạo điều kiện dễ dãi hơn cho các nhà máy nhiệt than: Sửa đổi Nghị định 38 của Chính phủ theo hướng loại bỏ giấy phép xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và xử lý tái chế tro, xỉ. Đối với Quy chuẩn 22 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng cần có những sửa đổi, ban hành phù hợp với thực tế hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than…

Quan điểm này đặt ra khi mà nhiều nhà máy nhiệt điện than đang cảnh báo là một ổ lò nguy hiểm can thiệp trực tiếp đến môi trường thiên nhiên và môi trường sống, thậm chí di hại của nó làm bùng phát những mâu thuẫn xã hội như trong vụ chôn “1 triệu tấn vật chất”, hay trước đó là một đụng độ giữa người dân với lực lượng cảnh sát tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận) liên quan đến ô nhiễm môi trường từ bụi tro và xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

Nhà báo Phan Mai Lợi sau đó phải giận dữ mà đặt câu hỏi rằng: “là lãnh đạo một Uỷ ban của Quốc hội, có nhiệm vụ nói lên tiếng nói của cử tri, gác cửa và thổi còi Chính phủ các hành vi đưa công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường vào Việt Nam!”

ĐBQH Lê Hồng Tịnh (Đồng Nai), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ môi trường người đòi sửa luật để thông thoáng hóa cho nhiệt điện than phát triển?

Nhưng xa hơn là ông ta muốn gì trong “kết luận” đó? Một thông tin có liên quan là nếu Công ty nhiệt điện Mông Dương không được cấp phép bãi thải xỉ mới thì dự án Nhiệt điện Mông Dương 1 (Quảng Ninh) có tổng mức đầu tư hơn 33.600 tỉ đồng sẽ phải đóng cửa sau khoảng 8 tháng nữa. Cấp phép bãi thải sỉ là một trong những yếu tố ràng buộc giữa đầu tư và đảm bảo môi trường, trong trường hợp “cấp phép” này bị phá bỏ thì đồng nghĩa môi trường sẽ bị xâm hại nghiêm trọng, và việc kết luận nêu trên không ngoài yếu tố: các nhà máy nhiệt điện than trước đó được xây dựng và thông qua hoàn toàn tìm cách bỏ qua các khâu bảo vệ môi trường (từ sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, việc thu gom và tái chế các phế thải không được đề cao; nguồn than sử dụng có chất lượng không cao) để giờ đây, khi áp lực xã hội liên quan đến bảo vệ môi trường cũng như quan điểm của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về “không đánh đổi”, đã đặt ra cho chính bản thân Nhà nước Việt Nam một thế khó. Nếu tuân thủ thì nhiều những nhà máy như Nhiệt điện Mông Dương 1 phải đóng cửa, và số tiền phung phí sẽ không dừng ở mức 33.600 tỷ đồng; cũng như bế tắc trong giải quyết khâu xỉ than của Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận – nơi xảy ra sự kiện giấy phép chôn 1 triệu m3 vật chất xuống vùng biển Tuy Phong vừa qua).

Nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà máy này không sử dụng sỉ than để tạo ra mẫu gạch không nung theo nhưng Tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Chính phủ phê duyệt. Đó là vì nguồn than và thiết bị xử lý xả thải của chính bản thân nhà máy hoàn toàn không đáp ứng đủ điều kiện để tạo ra xỉ than dùng được trong xây dựng, hay thậm chí là không có một giải pháp tái sử dụng sỉ than thành vật liệu xây dựng.

Do đó, câu hỏi đặt ra “Đại biểu này đại diện cho ai?”

Bằng mọi giá phải tăng thuế!

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, việc tăng thuế VAT không ảnh hưởng đến người thu nhập thấp. Còn ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng người nghèo mua rau dưa ở chợ không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) nên tăng thuế VAT lên 12% thì người nghèo không bị ảnh hưởng.

Hóa ra rau, thịt hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi VAT, và cũng hóa ra người nghèo sống chỉ ăn mỗi thịt và rau. Họ không sử dụng bất kỳ dịch vụ cơ bản nào hết, ngay cả điện, xăng, thậm chí mua các đồ dùng cá nhân.

Hoặc là người nghèo như ông Phạm Đình Thi và bà Vũ Thị Mai là những người “vô sản hoàn toàn”, và đang sống trong thời đại xã hội cộng sản nguyên thủy. Nơi chỉ có ăn và ngủ chứ không phải là một xã hội mà bao quanh là dịch vụ như hiện nay. Hay đúng hơn, ngay cả siêu thị mọc đầy rẫy ở Hà Nội và Sài Gòn như hiện nay, thì người nghèo cũng bị “cấm” vào theo đúng lý thuyết của 2 vị trên.

Nói đúng hơn, hai ông bà ở Bộ Tài Chính nói đúng trong điều kiện lý tưởng hóa hoàn toàn, một môi trường mà sự tăng giá của cái sản phẩm A hoàn toàn không tác động đến sản phẩm B.

Người nghèo bị tước quyền làm người bằng câu nói tăng phí VAT không ảnh hưởng đến họ

Tuy nhiên, thực tế lại khác. Tại Việt Nam, mọi thứ đều chịu sự tác động lẫn nhau, và “chợ” là môi trường dễ bị tổn thương nhất bởi sự tăng thuế, phí. Không đâu xa, nếu phí xăng tăng 500 đồng, thì bó rau muống cũng chịu tác động bởi quá trình chuyên chở, và tự giác nó sẽ nhích giá lên thay vì đứng im.

“Rau, thịt” không chịu ảnh hưởng bởi VAT nhưng nó lại là sản phẩm cấu thành bởi những yếu tố chịu ảnh hưởng bởi VAT như: hạt giống, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, thuế phí.

Thậm chí khi nấu lên để ăn, thì “rau, thịt” tiếp tục chịu tác động bởi giá điện, giá gas.

Vấn đề ngoài sự “vô cảm” của giới chức Bộ Tài chính ra thì còn nguyên nhân gì nữa để họ có thể nhận định một cách “trời ơi” như vậy. Và hóa ra, câu chuyện lại liên quan đến vấn đề Ngân sách nhà nước, khi mà mới đây nhất (30/08), ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng “nhắc lại với Ngân hàng Nhà nước là báo cáo sớm với Chính phủ liên quan đến việc huy động nguồn lực tư nhân, trong đó có cả ngoại tệ, vàng…”.

Do đó, câu hỏi đặt ra “họ đại diện cho ai?” – Những ĐBQH, những cán bộ cấp cao của Nhà nước thản nhiên thốt ra những câu từ “bóc lột sức dân” và gián tiếp làm khánh kiệt con người, môi trường, dân tộc Việt Nam?

Họ là ai?

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here