BÀI 1. ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC (UBCKNN) SẼ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO VỚI VIỆC BÁN CHUI 74,8 TRIỆU CỔ PHẦN CỦA ÔNG TRỊNH VĂN QUYẾT?.

0
57
Trịnh Văn Quyết là Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC

Lê Quốc Quân

Tham gia đầu tư chứng khoán từ năm 2006, tôi hiểu cái cách mà một số đại gia lừa đảo kiếm tiền bằng cách “in giấy” ra bán như thế nào. Đặc biệt những con người như Trịnh Văn Quyết, vốn là đồng môn ĐHL và biết nhau từ thời sinh viên, cho nên tôi chưa bao giờ mua cổ phiếu của FLC hoặc các công ty con của FLC. Rất nhiều nhà đầu tư đã biết rằng Trịnh Văn Quyết trắng trợn cướp đến 90% tiền của mình khi mua tờ giấy của FLC phát hành ra, sau đó bị pha loãng trả về chỉ còn 1/10 giá trị, nhưng không làm được gì. Tuy nhiên vì “đói ăn vụng, túng làm liều” lần này Quyết thực hiện một quả lừa đảo vừa tham lam vừa ngu dốt, nên bị bóc mẽ toàn tập. Ông có nguy cơ đối mặt với các khiếu kiện đòi bồi thường, thậm chí sẽ bị hình sự hóa nếu sắp tới không có đảng trưởng, thông qua bọn phản động đỏ quốc tế, đỡ đầu. Tôi thấy Luật sư Trần Vũ Hải là người hiểu ngành chứng khoán, hiểu nghề luật và đã công phu viết đến 4 bài sau đây, đồng thời sẵn sàng làm người đại diện pháp lý cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khởi kiện để đòi bồi thường từ hành vi gian lận của Trịnh Văn Quyết. Tôi xin đăng lại để tất cả 4 bài để dư luận biết và ai là nạn nhân thì liên hệ với LS Trần Vũ Hải để chuẩn bị đòi lại quyền lợi.

Lễ ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược giữa tập đoàn FLC & Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

——————

LS Trần Vũ Hải 

Hôm qua ngày 10/01/2022 đã có việc giao dịch 135 triệu cổ phần của FLC, công ty mà ông Trịnh Văn Quyết là Chủ tịch Hội đồng quản trị, chiếm gần 20% tổng số cổ phần của công ty này, lập kỷ lục về số cổ phần được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam được giao dịch trong một ngày. Trong số đó có 74,8 triệu cổ phần của ông Trịnh Văn Quyết được giao dịch nhưng không được công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trong phiên giao dịch 10/1/2022, có thời điểm cổ phiếu FLC đã tăng trần lên 24.100 đồng/1 cổ phần, cao nhất trong lịch sử cổ phiếu này và gấp 5 lần so với đầu năm 2021. Nhưng cuối phiên 10/1/2022 cổ phiếu này đã giảm 6,2% xuống 21.150 đồng/1 cổ phần, so với mức tăng trần (24.100 đồng) giảm 12,5 %. Đến sáng 11/1/2022, FLC đã có thời điểm giảm sàn là 19.700 đồng/1 cổ phần.

Ngay trong ngày 10/01/2021, Ông Trịnh Văn Quyết đã có Đơn giải trình dưới đây gửi UBCKNN và Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Ông Trịnh Văn Quyết cho rằng, việc thực hiện giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không công bố thông tin là do sai sót của Bộ phận Thư ký trong quá trình xử lý công việc nên đã quên không gửi công bố thông tin.

Trước đây, ông Trịnh Văn Quyết cũng từng bị xử phạt khi bán cổ phần doanh nghiệp mà không công bố thông tin. Tháng 11/2017, UBCKNN ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới các giao dịch cổ phần đối với ông Trịnh Văn Quyết vì đã có hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 57 triệu cổ phần FLC trong khoảng thời gian 20-24/10/2017. 

Ông Trịnh Văn Quyết không chỉ là một doanh nhân có tiếng, đứng đầu nhiều công ty lớn tại Việt Nam, ông từng là một Luật sư chuyên về kinh doanh, nên các nhà đầu tư không thể chấp nhận cái gọi là “sai sót” trên của ông Quyết. Các nhà đầu tư đang đợi xử lý nghiêm túc của UBCKNN. Cá nhân tôi, một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ theo dõi sát sao quá trình xử lý của UBCKNN. 

Ngoài ra, với tư cách người đại diện và bảo vệ chuyên nghiệp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, tôi sẵn sàng tiếp nhận những yêu cầu bảo vệ của các nhà đầu tư trong vụ việc này. Theo nguyên tắc chung của pháp luật, những người bị thiệt hại vì một hành vi trái pháp luật có quyền đòi người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại cho mình. Điều này có nghĩa nhà đầu tư nào cho rằng (và chứng minh được) hành vi giao dịch “chui” của ông Trịnh Văn Quyết gây thiệt hại vật chất cho mình, có quyền yêu cầu ông Trịnh Văn Quyết phải bồi thường thiệt hại. 

Mặc dù đến nay chưa thấy có vụ án nào ở Việt Nam xét xử yêu cầu tương tự này, nhưng trên thế giới đã có nhiều vụ án đã được xét xử theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt hại. Đã đến lúc các nhà đầu tư nhỏ lẻ cần lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như góp phần để thị trường chứng khoán Việt Nam được minh bạch, theo đúng thông lệ quốc tế.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here