ANH PHẢI SỐNG …

0
59
Mẹ Nấm.

Giao Thanh Pham

(Ai chưa đọc tuyệt tác phẩm Anh Phải Sống của nhà văn Khái Hưng, thì khoan hãy đọc bài viết này. Hãy đọc câu chuyện ngắn ấy trước, ở link đính kèm)

Thuở còn học Trung Học, trong chương trình Việt Văn ở lớp 8, chúng tôi phải đọc và bình phẩm những áng văn chương hay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, trong đó câu chuyện ngắn “Anh Phải Sống” của Nhà văn Khái Hưng là câu chuyện mà nó vẫn luôn đậm nét trong tim tôi đến mãi bây giờ.

***

“Một lát, một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày, chồng lại hỏi:
– Lạc ơi! Liệu có cố bơi được nữa không?
– Không!… Sao?
– Không. Thôi đành chết cả đôi.
Bỗng Lạc run run khẽ nói:
– Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!… Không!… Anh phải sống!
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ”.

***

Cuộc sống của đất nước ngày hôm nay cũng chẳng mấy gì khác thời ấy. Phần đông dân chúng ngày nay không còn phải đói khát chạy ăn từng bữa. Thế nhưng những khoản nợ nần khủng khiếp nó vẫn đè nặng lên đôi vai của người dân như những gông cùm không bao giờ thoát ra khỏi.

Dân Việt Nam vẫn phải làm cật lực để trả những khoản nợ công, để sống qua ngày, qua bàn tay nhám nhúa của đảng cộng sản cai trị tàn bạo với những mưu mô làm giàu bất chính của nhóm lãnh đạo. Những khoản nợ nần mà tiền vốn tiền lời, nợ cha nợ con cứ ngày một gia tăng chồng chất mãi lên, qua cái danh xưng mỹ miều NỢ CÔNG, và CÁI GIÁ PHẢI TRẢ LÀ VIỆC BÁN NƯỚC TIẾP TAY CHO GIẶC TÀU TIÊU DIỆT DÂN VIỆT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN.

Bạn tưởng rằng những món nợ nhà nước vay ấy thì nhà nước trả, không dính dáng gì đến mình chắc?

Bạn tưởng rằng những món nợ nhà nước vay ấy và khi nhà nước dọng thuế trên đầu thằng dân với danh nghĩa trả nợ công, thì họ đem trả hết, không tơ vương, không chấm mút vào trong đó chắc?

Bạn tưởng rằng những món nợ nhà nước vay ấy, không trả hôm nay thì ngày mai, năm sau, chục năm sau trả chắc?

KHÔNG ĐÂU BẠN Ạ.

HỌ ĐÃ NGÃ GIÁ CẢ RỒI ĐẤY – CÁI GIÁ LÀ SINH MẠNG CỦA HƠN 90 TRIỆU DÂN VIỆT VÀ GIẢI ĐẤT MANG HÌNH CHỮ S.

PHẢI TRẢ CẢ VỐN LẪN LỜI CHO NHÀ CẦM QUYỀN BẮC KINH VÀO 3 NĂM TỚI ĐÂY THÔI.
Trong câu chuyện ngắn “Anh Phải Sống” của Khái Hưng ấy, tôi nhìn ra được cái ý thức tranh đấu sống còn, vô cùng gay go trong tư tưởng của chị Lạc, vợ anh Phó Thức nhân vật chính trong câu chuyện. Chị tranh đấu ghê gớm lắm, trong cái sống còn của chính mình, của chồng mình trước khi đi đến cái quyết định khủng khiếp là:

ĐÁNH ĐỔI CÁI SINH MẠNG CỦA MÌNH CHO TƯƠNG LAI CỦA THẰNG BÒ, CÁI NHỚN, CÁI BÉ …

Đã có không ít những bà mẹ trẻ Việt Nam đã và đang làm cái quyết định ấy cho gia đình họ nói riêng và cho cả quê hương dân tộc nói chung. Họ chẳng quản ngại hi sinh, sẵn sàng đánh đổi mạng sống mình cho tương lai của con cái qua những làn sóng vùi dập tàn bạo từ tay tà quyền cộng sản.

Ngày nay sự trao đổi đó không còn là để kiếm từng bữa ăn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng là sự đối đầu với những tật bịnh gieo rắc kinh hoàng từ những nhà máy, những xí nghiệp, những công xưởng của Tàu cộng ở khắp nơi trên đất nước.

Họ sẵn sàng đánh đổi sinh mạng mình, ngõ hầu đem đất nước ra khỏi cuộc diệt vong trước mắt, do đảng và nhà nước tiếp tay cho quan thầy Trung Quốc gây ra.

Thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé của ngày nay không phải lo vì đói khát, tuy vậy, cái chết cũng vẫn đến sớm với chúng một cách thê thảm hơn, với các căn bệnh ung thư quái ác hiện đang gieo rắc khắp nơi, nếu họ ngừng tranh đấu …

Gió vẫn to vù vù, gầm hét dữ dội hơn bao giờ hết. Cuộc chiến dai dẳng gần như tuyệt vọng ấy đã cướp đi sức lực của họ. Sức đã gần cùng. Lực đã gần kiệt.

***

“Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động:
– Sao mình khóc?
– Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi.
Thức ngẫm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ:
– Mình không đi được… Nguy hiểm lắm!
Lạc cười:
– Nguy hiểm thời nguy hiểm cả… Nhưng không sợ, em biết bơi.
– Được!
Tiếng “được” lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời một lúc một đen. Thức hỏi:
– Mình sợ?
– Không”.

***

Chị Lạc thuở ấy, ít ra còn có được sự an ủi vô cùng to lớn ở anh Phó Thức chồng mình, khi cùng nhau gánh vác: “Không. Thôi đành chết cả đôi”.

CÒN CHỊ LẠC NGÀY NAY THÌ SAO?

VIỆT NAM ƠI, CÓ CÒN ANH PHÓ THỨC NÀO ĐẤY KHÔNG?

(Viết cho Mẹ Nấm, cho những bà mẹ Việt Nam đang chiến đấu kiên trì – 06/01/2017 gtp)