NGƯỜI TIÊU DÙNG
(NTD) – Cũng là dân ở Khu đô thị Thủ Thiêm, nhưng những cư dân cũ ở xóm tạm cư tại phường An Lợi Đông đã chứng kiến một sự khác lạ đến ứa nước mắt khi nhìn những công dân mới chuyển về sống tại các khu nhà biệt thự, nhà phố, chung cư khang trang cách đó 200 m.
TIN LIÊN QUAN
-
Hé lộ “bí ẩn” trên 12.000 tỷ đồng xây 4 tuyến đường Thủ Thiêm
-
Hệ lụy nguy hiểm quanh tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
-
Vụ 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm: Hé lộ nhân tố bí ẩn VIDIFI
-
Xóm tạm cư Thủ Thiêm, TP.HCM: Mét vuông đất bán 200 triệu đồng sao đền bù chỉ 200 ngàn đồng?
-
Cử tri quận 2 đề nghị đưa sự việc ở Thủ Thiêm lên Quốc hội, Bộ Chính trị giải quyết vì “không còn tin cán bộ TP HCM” nữa.
Thủ Thiêm, so với cách đây 2 năm, thời điểm mà tôi có mặt ở xóm tạm cư tại P.An Lợi Đông vào tháng 4/2016, giờ đã thay đổi đến kinh ngạc. Giờ đây Thủ Thiêm đã khoác lên mình vẻ hào nhoáng và tráng lệ bởi những tòa nhà đẳng cấp, cùng với đó là sự xuất hiện của những công dân “đại gia đúng nghĩa”.
Con đường đi vào khu tạm cư. Ảnh: Nguyên Vũ |
Dù vậy, bên cạnh sự hào nhoáng vẫn tồn tại một xóm tạm cư sống lây lất suốt 2 năm nay. Những dãy nhà xập xệ xuống cấp nay đã xiêu vẹo chờ sập, nằm trong khu thấp trũng, xung quanh là những cánh đồng cỏ cách biệt hoàn toàn với trung tâm thành phố. Nơi đó, có hơn 30 nhân khẩu, dù mang tiếng là công dân Khu đô thị Thủ Thiêm nhưng cuộc sống của họ cơ cực đến mức khó tin.
Dãy nhà xập xệ xuống cấp. Ảnh: Nguyên Vũ |
Dân tạm cư sống lây lất trong những căn nhà tạm bợ để chờ đòi được quyền lợi của mình. Ảnh: Nguyên Vũ |
Tôi đã đến nhiều khu tạm cư, nhưng chưa bao giờ chứng kiến điều kiện sống khủng khiếp đến thế. Dãy nhà đã xuống cấp trầm trọng, nước thải sinh hoạt thải vô tội vạ, tù đọng và đen ngòm. Những đứa trẻ suy dinh dưỡng vì thiếu thốn, còn người già phải lao động chật vật từ sáng tới đêm chỉ hy vọng đủ ăn.
Vì quá cực khổ, nhiều người đã chấp nhận bỏ xứ khi mà quyền lợi vẫn đang bị treo lơ lửng chưa được xử lý rốt ráo. Xóm tạm cư từ gần 200 nhân khẩu nay còn lại 3 hộ với hơn 30 nhân khẩu với già trẻ, lớn bé đủ cả.
Điều kiện sống không bảo đảm vệ sinh ở xóm tạm cư. Ảnh: Nguyên Vũ |
Một số hộ tạm cư và chính quyền loay hoay mãi chưa tìm được tiếng nói chung. Ảnh: Nguyên Vũ |
Họ quyết bám trụ để đòi quyền lợi, họ mạnh mẽ, họ tuyên bố hùng hồn với chính quyền, với những nhà quản lý tại Khu đô thị Thủ Thiêm, có chết cũng ở đây, để yêu cầu quyền lợi, chí ít là một mức giá bồi thường hợp lý hơn, nhưng tôi biết rằng họ cũng không thể đi đâu vì cái nghèo đeo bám họ quá bền vững và họ quá yếu ớt trong việc đi đòi quyền lợi.
Ví như cô Nhung có mảnh đất thổ cư diện tích 600 m2 chỉ được bồi thường 200 ngàn đồng/m2, như vậy tổng mức bồi thường chỉ là 120 triệu đồng, con số này quá nhỏ. Trong khi đó với 16 nhân khẩu trong gia đình, cô Nhung dường như bất lực trong việc tái định cư ổn định cuộc sống.
Chỉ tay về khu vực đất trước kia của mình, cô Nhung nói: “Chỗ đó là nhà cô, giờ đã là biệt thự, họ bán cho người ta 200 triệu đồng/m2 tại sao họ lại đền bù cho gia đình cô chỉ 200 ngàn đồng?”.
Một hộ khác là cô Nguyễn Thị Hường, cô cho biết gia đình mình cũng có 200 m2 đất thổ cư bị thu hồi với giá bồi thường là 200 triệu đồng, tuy vậy, cô vẫn tiếp tục đòi quyền lợi vì cho rằng không thỏa đáng.
Những quyết sách về đền bù giải tỏa thì đã được chính quyền ký duyệt, chỉ có điều những người dân xóm tạm cư này cho rằng quá nhiều bất cập, giá bồi thường mỗi người mỗi kiểu mà ngay cả tôi cũng thấy vô lý. Sự thiếu đồng nhất về giá bồi thường, cùng với đó là những bất cập trong việc tái định cư cho người dân dường như là điểm mấu chốt khiến một số hộ tạm cư này cũng như chính quyền loay hoay mãi chưa tìm được tiếng nói chung.
Thủ Thiêm đã khoác lên mình hình hài mới nguy nga hơn, tráng lệ hơn, nhưng cũng từ đó có một khoảng cách đang giãn nở giữa công dân cũ và công dân mới. Trong khi tầng lớp trung lưu tậu nhà tiền tỷ tại Thủ Thiêm đang bận bịu với những trăn trở tân thời của mình thì phần còn lại của Thủ Thiêm có vẻ như đang bị bỏ quên.
Những quyết sách về đền bù giải tỏa thì đã được chính quyền ký duyệt, chỉ có điều những người dân xóm tạm cư này cho rằng quá nhiều bất cập, giá bồi thường mỗi người mỗi kiểu mà ngay cả tôi cũng thấy vô lý. Sự thiếu đồng nhất về giá bồi thường, cùng với đó là những bất cập trong việc tái định cư cho người dân dường như là điểm mấu chốt khiến một số hộ tạm cư này cũng như chính quyền loay hoay mãi chưa tìm được tiếng nói chung. |
Bài & ảnh: Nguyên Vũ