Được sự ủy quyền của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự lễ quốc tang Nữ hoàng Elizabeth II tại thủ đô London của Anh ngày 19 tháng 9 năm 2022.
Trước đó, hôm 17 tháng 9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo Phó chủ tịch Vương Kỳ Sơn, đại diện đặc biệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ tham dự lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II theo lời mời của giới chức Anh.
Trong khi đó, Nga không có đại diện nào được mời dự tang lễ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga chỉ trích việc London lấy cớ chiến tranh Ukraina để không mời các lãnh đạo Nga đến dự tang lễ.
Việc Việt Nam không cử lãnh đạo cao cấp nhất mà ủy quyền cho một bộ trưởng đến London dự tang lễ Nữ hoàng Anh, bị nhiều người cho là Việt Nam không dám qua mặt Trung Quốc và Nga.
Cuối cùng, theo thiển ý, lẽ ra, với một lễ tang trọng vọng hiếm có như thế này là cơ hội ngàn vàng để Việt Nam vươn ra thế giới thể hiện ý chí và khát vọng muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới thì một lần nữa, cử chỉ này chỉ chứng minh cho thế giới thấy rằng Hà Nội chưa bao giờ thật tâm với những gì họ tuyên bố và tệ hơn nữa, nó chứng tỏ bản chất chư hầu, tiểu nhân và bè phái của ĐCSVN. Có thể đối với họ, nghĩa tử không hẳn là nghĩa tận? – Luật sư Vũ Đức Khanh
Luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada cho hay, ông không ngạc nhiên nhưng thật sự lấy làm tiếc cho Việt Nam:
“Tôi tự hỏi liệu Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) có thực sự “độc lập” hoặc ít nhất là “trung lập” với các quan thầy Nga và Trung Quốc của h ?
Tất cả chúng ta đều biết rằng Tổng thống Nga Putin đã không được mời vì cuộc xâm lược tàn bạo, bất hợp pháp và vô cớ của ông đối với Ukraine. Riêng đối với Trung Quốc, dù được mời nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã uỷ nhiệm cho Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn đi thay.
Vì vậy, không biết có phải “ngoại giao cây tre” của ĐCSVN, vì không muốn làm mất mặt quan thầy, nên không cho Chủ tịch nước đi mà chỉ cử Bộ trưởng Ngoại giao? Tôi tin rằng, sau vụ này, phía Anh sẽ xem xét lại “quan hệ đối tác chiến lược” của họ với Việt Nam.
Có lẽ khái niệm “chiến lược” là mỉa mai và không đại diện cho bản chất thực sự của mối quan hệ này? Cuối cùng, theo thiển ý, lẽ ra, với một lễ tang trọng vọng hiếm có như thế này là cơ hội ngàn vàng để Việt Nam vươn ra thế giới thể hiện ý chí và khát vọng muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới thì một lần nữa, cử chỉ này chỉ chứng minh cho thế giới thấy rằng Hà Nội chưa bao giờ thật tâm với những gì họ tuyên bố và tệ hơn nữa, nó chứng tỏ bản chất chư hầu, tiểu nhân và bè phái của ĐCSVN. Có thể đối với họ, nghĩa tử không hẳn là nghĩa tận?”
Hai ngày trước khi tang lễ diễn ra, tân vương Charles III bắt đầu tiếp lãnh đạo 14 nước trong khối Thịnh Vượng Chung. Danh sách khách mời của tân vương Charles bao gồm từ nhà vua Tây Ban Nha đến nữ hoàng Đan Mạch, hoàng đế và hoàng hậu Nhật Bản, thái tử Ả Rập Xê Út, tổng thống Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Tổng thống Hàn Quốc hay chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu…
Cũng có ý kiến cho rằng, việc Việt Nam chỉ cử cấp bộ trưởng tham dự tang lễ là do những yếu tố lịch sử. Nhà nghiên cứu chính trị Hà Hoàng Hợp cho hay, ông cảm thấy tiếc khi Việt Nam chỉ cử cấp bộ trưởng đi mà không cử cấp cao hơn nữa. Ông phân tích lý do có thể:
“Mình có thể nói thẳng luôn Việt Nam là một nước nhỏ, sức mạnh quân sự cũng nhỏ. Trong quá khứ, trong lịch sử thì Việt Nam không là thuộc địa của Anh Quốc. Việt Nam không chịu cái ảnh hưởng của Anh Quốc trong những thế kỷ trước, đặc biệt là thế kỷ 18, 19. Ngược lại, cuối thế kỷ 19, khi người Pháp vào Việt Nam thì Việt Nam bị ảnh hưởng Pháp khoảng 150 năm.
Đây có thể là một lý do lịch sử mà lòng kính trọng của Việt Nam đối với Hoàng gia Anh Quốc có thể là kém hơn những nước khác đã từng có ảnh hưởng của Hoàng gia Anh như Thái Lan, Singapore, Mã Lai, Hồng Kông…trong hơn ba thế kỷ qua. Họ gần gũi với Hoàng gia Anh hơn.
Đấy có thể là yếu tố để họ cử nguyên thủ hay nhà lãnh đạo cấp cao của họ dự tang lễ Nữ hoàng Anh. Trung Quốc thì vì những mối quan hệ không tốt về mặt nhân quyền, người ta chỉ để ông Vương Kỳ Sơn đến viếng và ghi sổ tang thôi. Phía Việt Nam thì Bộ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn đi và ông Sơn tham gia lễ tang một cách đầy đủ.”
Ngày 11 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (gọi tắt là Anh) thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Tháng 3 năm 2008, hai nước ký Tuyên bố chung thúc đẩy quan hệ theo hướng “Quan hệ đối tác vì sự phát triển”.
Tôi cho rằng khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cử ông Bùi Thanh Sơn dự tang lễ Nữ Hoàng Anh là họ đã có sự cân nhắc kỹ trong Bộ Chính trị với mối quan hệ thế giới. Đặc biệt đối với hai cường quốc là Trung Quốc và Nga. – Nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già
Đến tháng 9 năm 2010, mối quan hệ hai nước được nâng cấp lên thành “Đối tác chiến lược”. Từ năm 2018, Đối thoại quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam – Anh thường niên bắt đầu được tổ chức trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 – 2018).
Nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già nhận định, việc Việt Nam cử ông Bộ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự tang lễ Nữ hoàng Anh là đúng với chủ trương của Bộ chính trị. Ông phân tích:
“Tôi cho rằng khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cử ông Bùi Thanh Sơn dự tang lễ Nữ Hoàng Anh là họ đã có sự cân nhắc kỹ trong Bộ Chính trị với mối quan hệ thế giới. Đặc biệt đối với hai cường quốc là Trung Quốc và Nga. Vừa rồi, Trung Quốc chỉ cử Phó chủ tịch nước qua. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Anh không mặn nồng gì cho lắm sau việc trao trả Hồng Kông về cho Trung Quốc, và đến nay Hồng Kông không còn một chút tự do dân chủ nào hết. Điều này cũng tác động lên vấn đề ngoại giao nói chung và ảnh hưởng đến việc tham dự tang lễ Nữ Hoàng Anh.
Đối với Nga thì hiện nay, điều ảnh hưởng đến toàn thế giới là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nên Anh đã không mời Nga dự tang lễ. Tôi cho rằng những điều đó đã tác động và buộc Bộ Chính trị Việt Nam phải cân nhắc kỹ sao cho đúng với chủ trương làm bạn với thế giới và chủ thuyết ngoại giao cây tre của họ. Họ chọn hình thái trung dung như vậy để không mất lòng ai hết.”
Một số trang tin quốc tế cho hay, khoảng 500 nguyên thủ quốc gia và các phái đoàn cấp cao được mời tham dự tang lễ Nữ hoàng Anh sáng 19 tháng 9 năm 2022 tại thánh đường Westminster. Một số quốc gia không được mời trong đó có Nga do xâm lược Ukraina; Belarus do ủng hộ Nga xâm lược Ukraina; Miến Điện; Syria; Afghanistan và Bắc Triều Tiên.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.