Vì sao Thủ Đức có tên là Thủ Đức?

2
30
Ngôi mộ cổ sau khi trùng tu vẫn ít người biết đến
   

Lưu Thủy Hương

Khoảng thời gian từ năm 1679 đến năm 1725, ông Tạ Huy, tên hiệu Thủ Đức là một trong những người thuộc nhóm “phản Thanh phục Minh” từ Trung Quốc chạy sang xin được cư trú và được chúa Nguyễn cho phép định cư. Ông Tạ Huy đã cùng với cư dân địa phương hợp sức khẩn hoang, canh tác, chăn nuôi để tự nuôi sống và chống chọi với thú dữ, bệnh tật. Dần dần trung tâm cư trú Linh Chiểu được hình thành và phát triển. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, một số lò rèn được xây dựng để làm ra công cụ lao động như lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi liềm, rựa. Một số lò đúc đồng tạo ra đồ gia dụng như nồi chảo, bát đĩa, đồ thờ cúng. Các cơ sở mộc thủ công, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng nhà ở, đình chùa mồ mả lần lượt ra đời. Một số làng nghề như trồng dâu nuôi tằm dệt vải, trồng cói, dệt chiếu, làm nem, xe nhang, trồng nấm, chế biến trà… phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng “ăn nên làm ra”.

Hàng hóa dồi dào, giao thương buôn bán ngày càng tăng nên ông Tạ Huy đứng ra xây dựng chợ Thủ Đức, bên rạch Cầu Ngang nối liền với sông Sài Gòn, thuận tiện cho ghe thuyền vào bến, hình thành các vựa cá tôm cua, nấm khô đặc sản, hoạt động mua bán tại chợ diễn ra nhộn nhịp và sôi động.

Ngôi mộ Tiền hiền Tạ Huy – Thủ Đức – Tạ Dương Minh thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật tọa lạc ở phía trước số nhà 19/1 đường số 10, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức  trong một khu dân cư đông đúc chật hẹp. Ngôi mộ có tổng diện tích xây dựng 108 m2 gồm hai vòng tường bao xung quanh bình phong tiền, bình phong hậu và ngôi mộ ở giữa, được xây dựng bằng vật liệu đá ong và gạch, bên ngoài trát lớp hợp chất cổ. 

Mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh do hương chức thôn Linh Chiểu Đông cải táng và lập tồn tại ở ngoài trời trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt tới nay đã hơn 120 năm, không có hậu duệ chăm nom.

Hình: Đền thờ ông Thủ Đức là nơi giữ xe. “UBND phường Trường Thọ đã xây dựng trụ sở Ban Điều hành khu phố 1 chiếm một phần trong đền thờ, một phần cho thuê làm nơi giữ xe.” Theo báo Người Lao Động

Những năm sau này, ngôi mộ bị xuống cấp trầm trọng. Nhà ở xây không quy hoạch lấn cả vào khuôn viên mộ. Người dân Thủ Đức xót ruột muốn tự tu sửa thì bị chính quyền địa phương ngăn cản. Cuối cùng, ngôi mộ được trùng tu bằng tiền của doanh nghiệp trên địa bàn Thủ Đức, nhưng vẫn còn thiếu nhiều thứ. Và người ta lại chờ đợi kinh phí của các nhà hảo tâm.

Số phận ngôi mộ của ông Thủ Đức – tiền hiền Tạ Dương Minh, người có công khai khẩn và xây dựng vùng đất Thủ Đức, là như vậy.

Đền thờ của ông Thủ Đức thì mang số phận buồn thảm hơn. Trước đây đền thờ từ đường của ông nằm ngay bên chợ Thủ Đức, nơi ông đặt viên đá đầu tiên xây nên trung tâm mua bán cho người dân. Sau 1975, chế độ mới đã giải tỏa, phá đền thờ ông, đưa vô đình Linh Đông. Thật tình là đưa vô ở ké cho có thôi chứ các hiện vật gắn với công trình, linh vị, hoành phi liễn đối, đồ thờ cúng… giá trị hàng trăm năm của tiền hiền cũng bị liệng đi đâu hết.

Từ sau 1975, có bao nhiêu di tích lịch sử ở miền Nam bị chính quyền mới phá hoại, san lấp, chiếm dụng? Di tích lịch sử đã phá rồi là vĩnh viễn biến mất, không bao giờ hồi phục lại được. Đền thờ, đình thần, chùa chiềng, mồ mả tiền nhân mà bị hủy hoại là xã tắc bất an, nguồn gốc lụn bại, dân tình điêu linh. 

Tội nghiệp này kính xin thần thánh ghi vào sổ Thiên Tào, chứ dân có kêu gào cũng không được.

*

Hình: Đền thờ ông Thủ Đức là nơi giữ xe. “UBND phường Trường Thọ đã xây dựng trụ sở Ban Điều hành khu phố 1 chiếm một phần trong đền thờ, một phần cho thuê làm nơi giữ xe.” Theo báo Người Lao Động

Các đường link trong comment đầu tiên.

Advertisement
   

2 COMMENTS

  1. I enjoyed it just as much as you will be able to accomplish here. You should be apprehensive about providing the following, but the sketch is lovely and the writing is stylish; yet, you should definitely return back as you will be doing this walk so frequently.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here