Về vụ án Nguyễn Văn Chưởng (Phần 3)

0
64
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
   

Nỗi Buồn Dân Chủ

Tiếp theo Phần 2

Trong sự nghiệp của ông Trương Hoà Bình có một giai đoạn khó hiểu.

Tháng 9 năm 2004 ông được bổ nhiệm làm phó tổng cục trưởng tổng cục xây dựng lực lượng an ninh nhân dân ( tức tổng cục chính trị Bộ Công An sau này).  Đây là thời điểm tổng cục trưởng Phạm Văn Dần đang chuẩn bị về hưu, và ông Trần Quang Trọng giữ quyền tổng cục trưởng, tháng 11 năm 2006 thiếu tướng Phạm Văn Dần về hưu theo quyết định 1431 của thủ tướng chính phủ.

Mãi đến năm 2008 ông Lê Quý Vương nhận chức tổng cục trưởng.

Như vậy quãng thời gian ông Trương Hoà Bình ở cục này không có tổng cục trưởng.

Năm 2006 ông được phong thiếu tướng và được lọt vào làm uỷ viên trung ương đảng, đến năm 2007 ông được phong trung tướng. Sau đó chuyển sang làm chánh án toà án tối cao thay thế cho ông Nguyễn Văn Hiện (ông Hiện chính là người phát ngôn vụ Nguyễn Văn Chưởng là toà án tối cao do ông Bình làm chủ toạ đã phán án tử cho Chưởng rồi thì không làm gì khác được)

Ông Trương Hoà Bình
Ảnh : báo Tuổi Trẻ

Ông Trương Hoà Bình đã có thành tích gì ở tổng cục xây dựng CAND từ tháng 9 năm 2004 đến ngày 25 tháng 7 năm 2007 mà được phong hàm và lọt vào uỷ viên trung ương, đại biểu quốc hội. Từ phó tổng cục nhảy vọt lên làm thứ trưởng, rồi vọt bước nữa làm chánh án tối cao ?

Trong giai đoạn này tổng cục xây dựng CAND có các phong trào sau.

– Nâng cao chất lượng công tác công an trong tình hình mới, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội 

– Phát động cuộc thi mang tên Công An Nhân Dân vì bình yên cuộc sống.

– Vận động phong trào “Xây dựng lực lượng CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”

Vụ việc Nguyễn Văn Chưởng xảy ra khi tổng cục xây dựng lực lượng CAND đang phát động phong trào vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Nếu làm rõ mà ra thiếu tá Sinh bị thanh toán vì mâu thuẫn tiền ăn chia?

Hãy hình dung, sự việc có phải là đòn đánh phá tan tác cái gọi là vì nước quên thân, vì dân phục vụ của tổng cục xây dựng lực lượng CAND không ?

Thế nên người ta ấn định luôn ban đầu là thiếu tá Sinh vì nhân dân phục vụ, một mình một súng đi tuần, gặp các đối tượng cướp và đã hy sinh anh dũng. Nó phù hợp với phong traò của TCXD CA đang phát động.

Trước cổng Tòa án Nhân dân Tối cao ở Hà Nội, bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đeo biển kêu oan cho con, tháng 12/2014. Ảnh: Trần Thị Nga

Tác giả bàn cứu thua cho BCA về tính chất hình ảnh, chính trị ấy, người biến đen thành trắng ấy là ông Trương Hoà Bình, một người đã từng là phó cục trưởng an ninh văn hoá.

Trương Hoà Bình khi biết tin ảnh hưởng đến hình ảnh CA, nhất là khi cuộc vận động đang được tung hô ca ngợi. Đã chỉ đạo CAHP điều tra dàn xếp sao cho vụ án từ kẻ làm xấu hình ảnh công an biến thành người chiến sĩ công an vì dân, vì nước.

Khi trên cương vị chánh án toà án tối cao, chủ toạ giám đốc thẩm toà án tối cao, Trương Hoà Bình đã lợi dụng cương vị, quyền hạn để đóng khung vụ việc, không để ai lật lại vụ việc được nữa.

Người xưa có câu.

– Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

Con đường thăng quan tiến chức của Trương Hoà Bình lên vèo vèo, một vài mạng người không có nghĩa lý gì với sự nghiệp đang lên của một viên trung tướng công an.

Con đường kêu oan của cha mẹ Nguyễn Văn Chưởng ròng rã từng ấy năm đều bị chánh án toà tối cao, phó thủ tướng thường trực, uỷ viên bộ chính trị Trương Hoà Bình chặn đứng.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here