Tỷ giá VND/USD tăng mạnh là dấu hiệu cho đầu năm 2024 tình hình lạm phát tăng cao buộc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất

0
77
Ảnh minh họa
   

Nguyễn Thuận

Phần 1: Nếu Ngân hàng Nhà nước để đồng Việt Nam mất giá trên 10% thì điều gì sẽ xảy ra?

  1. Khó khăn cho Doanh nghiệp (DN) Việt Nam: Việc tỷ giá VND giảm giá trị mạnh so với USD có thể làm tăng giá thành cho các DN Việt Nam. Điều này đặc biệt khi DN Việt Nam thường có thâm hụt thương mại lớn và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài.
  2. Tăng chi phí đầu vào và lạm phát: Khi tỷ giá VND/USD tăng, chi phí nhập khẩu nguyên liệu cũng tăng, dẫn đến tăng giá thành sản xuất. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng mạnh của lạm phát.
  3. Áp lực tăng nợ nước ngoài: Các DN thường vay vốn từ nước ngoài để đầu tư và phát triển. Khi tỷ giá VND/USD tăng, số tiền cần trả dựa trên nợ nước ngoài sẽ tăng lên nếu tính bằng VND. Điều này có thể gây ra áp lực tài chính cho DN khi họ phải chi trả nợ với số tiền lớn hơn.

Phần 2: Lý do Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tăng lãi suất điều hành vào tháng 10-2023

  1. Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn và biện pháp kiểm soát tỷ giá: Nhà đầu tư nước ngoài thường rút vốn đầu tư về nước để trả nợ hoặc gửi vào các tài khoản tiết kiệm do lãi suất USD cao hơn (FED tăng lãi suất 5,5% vào cuối tháng 7-2023). Để đảm bảo VND không mất giá mạnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ can thiệp bằng cách nới rộng biên độ tỷ giá để bán USD với giá cao hơn, từ đó thu về VND. Để ổn định giá trị của VND, NHNN phải tăng lãi suất điều hành.
  2. Kiểm soát nợ xấu và lãi suất huy động: Vì các cá nhân, doanh nghiệp vay tiền từ các NHTM nhỏ không có tiền trả gốc và lãi nên biến thành nợ xấu, nên các NHTM không kịp thu về tiền đã cho vay nên họ phải tăng lãi suất huy động lên 9% để huy động vốn mới và bù đắp cho nợ xấu.
  3. Áp lực từ các công ty sân sau của NHTM: Các công ty con hoặc liên kết của các NHTM cũng có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng. Để đảm bảo tài chính ổn định, các NHTM có thể tăng lãi suất huy động để huy động nguồn vốn mới.
  4. Thiếu nguồn vốn và tăng lãi suất toàn hệ thống: Do tình trạng nợ xấu, các NHTM có thể cạnh tranh tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn mới. Gián tiếp làm tăng lãi suất cho vay, đồng thời NHNN tăng lãi suất điều hành

Kết luận: Việc tăng mạnh lãi suất điều hành là điều bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước để ổn định tình hình kinh tế và đối phó với tình hình tăng lạm phát trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Nếu để giá USD lên 27.000 đồng thì Việt Nam sẽ bị tấn công tiền tệ như Thái Lan 1997.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here