Home Blog Page 1510

Ủy viên bộ chính trị và gã giang hồ vặt

0

Hai nhân vật nổi lên hàng đầu trong những bài viết của các blogger trong tuần qua là ông Đinh La Thăng, đương kim ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, người thứ hai là Phan Sơn Hùng hành nghề tự do.

Ông Thăng nổi lên vì đảng của ông công khai ra quyết định kỷ luật ông do những sai phạm khi ông quản lý kinh tế trước đây.

Phan Sơn Hùng nổi lên nhờ một video anh ta quay cảnh đồng bọn của anh ta đánh đập ba người phụ nữ và tự tung lên mạng, xem như một chiến công trừng trị bọn phản động, từ thường hay đượ cơ quan tuyên giáo của đảng gán cho những người bất đồng chính kiến.

Một trong ba nạn nhân là chị Lê Mỹ Hạnh, một người hoạt động xã hội vì môi trường.

Chuyện ông Thăng

Tác giả Bùi Quang Vơm từ nước ngoài có bài phân tích cho rằng ông Thăng bị kỷ luật là nằm trong một chiến dịch của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm tấn công cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người vốn bị dư luận chỉ trích là liên quan quá nhiều đến các vụ tham nhũng. Và theo tác giả thì ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công. Tuy nhiên tác giả viết tiếp:

Ông vẫn giữ một đức tin không lay chuyển rằng, tham nhũng có nguồn gốc đạo đức, và chỉ cần cải tạo đạo đức là thủ tiêu được tham nhũng. Đạo đức là sản phẩm của giáo dục, trong khi tham nhũng là thuộc tính bản năng. Bằng giáo dục đạo đức, tham nhũng có thể giảm, nhưng chỉ buông lỏng giáo dục, tham nhũng bùng phát trở lại. Tham nhũng thực chất là ăn cắp.

Cách thức này là cách gieo rắc lòng hận thù, cổ súy bạo lực trước hàng triệu người nếu không phải là hàng tỷ người trên khắp hành tinh.
– Blogger Hiệu Minh

Ông Bùi Quang Vơm cho rằng chỉ có thể chống tham nhũng bằng kiểm soát quyền lực bằng thể chế tam quyền phân lập mà thôi.

Một tác giả khác là ông Lê Trọng Hiệp, viết trên trang Bauxite Việt Nam rằng ông Đinh La Thăng chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của hệ thống xã hội chính trị hiện nay giống như nhiều ông khác mà thôi. Tác giả so ông Thăng với hai ông Nguyễn Thiện Nhân, và Nguyễn Bá Thanh.

Nói tới sản phẩm thì phải nói tới tính “hàng loạt”, do đó chúng ta cần nhìn ra những mẫu số chung.

Hơn một năm qua “Bí thư Đinh La Thăng” đã nổi lên như một hiện tượng với những “phát ngôn gây sốc”, “tác phong sâu sát với quần chúng” và “hành động quyết liệt” tại Sài Gòn, tuy nhiên ông Đinh không phải là “hiện tượng” riêng lẻ.

Cũng nổi lên với phong cách này từng có Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Bá Thanh. Ông Nhân nay đã chìm, chỉ ngồi chơi xơi… nghị quyết, ông Thanh chết một cái chết thê thảm. Còn ông Thăng thì đang lo âu, không biết “mai này đời sẽ ra sao”.

Ba người, mỗi người mỗi vẻ nhưng như là sản phẩm của cùng một hệ thống chính trị nên vẫn có những nét chung.

Theo tác giả thì cả ba ông có 3 điểm chung, thứ nhất là có bằng tiến sĩ, thứ hai là đều làm việc mang tính phong trào, thứ ba là những ý tưởng chính trị mang tính dân túy.

Ông Thăng thì nổi tiếng với những lời hô hào, sa thải cán bộ dưới quyền, ông Nhân cũng nổi tiếng về những câu nói không với tiêu cực khi ông ra làm bộ trưởng bộ giáo dục, còn ông Thanh thì từng hô hào bắt nhốt hết tham nhũng.

Lê Trọng Hiệp phân tích rằng bằng tiến sĩ là do tính sính bằng cấp của các cán bộ, càng ít học và thiếu tự tin thì càng thích bằng cấp. Tính phong trào là vì hệ thống bị mất định hướng nên phải làm những chuyện vô ích lòe loạt. Còn tính dân túy là khai thác sự bất an, mê tín và tham lam của công chúng, để nói cho họ sướng tai.

Sự an toàn cá nhân giữa một xã hội trật tự là điều mà luật pháp luôn duy trì và cơ quan công quyền phải bảo vệ.
– Luật sư Lê Công Định

Cũng cho là ông Trọng đã thắng ông Dũng cựu thủ tướng, trên bàn cờ chính trị, nhưng blogger Nguyễn Anh Tuấn lại giải thích là ông Trọng đã rút kinh nghiệm ở một kỳ họp trung ương trước đây, ông Dũng đã thắng thế nhờ chi phối được hơn 100 vị ủy viên trung ương, mặc dù bộ chính trị ở mức cao hơn đã quyết định kỷ luật ông Dũng. Bây giờ ông Trọng đã thay đổi luật chơi, không cho các ủy viên trung ương quyết định nữa nên phe ông Dũng thua, mà cụ thể là ông Thăng bị kỷ luật.

Nhưng Nguyễn Anh Tuấn kết luận rằng những mưu mẹo như vậy chẳng ích lợi gì cho quốc kế dân sinh cả.

Nhưng cũng có những cây viết tỏ ra có cảm tình với ông Thăng ông Dũng.

Tác giả Trần Hồng Tâm cho rằng ông Thăng là một người có cá tính, mà đảng vốn không dung nạp những người có cá tính nên ông Thăng phải thất bại.

Tác giả Duy Đức viết trên trang Bà Đầm Xòe rằng kỷ luật ông Thăng hiện nay không phải dễ vì ông chiếm được cảm tình của nhiều người.

Cũng trên trang Bà Đầm Xòe, tác giả ký tên Sông Hồng lại từ chuyện ông Thăng, ông Dũng, và ông Trọng ngược chiều thời gian cả chục năm về trước đến với cuộc đối đầu giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang, mà tác giả gọi là anh em thù hận. Sông Hồng cho rằng ông Dũng không trả thù ai, còn lời tự thán của ông Trọng thì không thỏa đáng:

Ông Trọng lẩy Kiều: “Nghĩ mình phận mỏng cách chuồn. Khuôn xanh có biết vuông tròn hay chăng?” Phận ông không mỏng, mà ngược lại rất dầy và sự thực thì đất không vuông mà trời cũng chẳng tròn.

Chuyện giang hồ vặt Phan Sơn Hùng

sonhung-400.jpg
Phan Sơn Hùng, nghi can có liên quan đến vụ hành hung hội đồng 3 phụ nữ. Hình: facebook

Giang hồ vặt là tên blogger Phạm Lê Vương Các đặt cho Phan Sơn Hùng, người tung video đánh đập ba người phủ nữ lên mạng. Vương Các viết là tay giang hồ vặt này đã khiêu khích giới chính trị, và làm cho cộng đồng tức giận vì hành vi của mình, vì vậy nếu sắp tới đây Hùng có đi tù thì là may mắn cho Hùng vì sẽ tránh được những cơn giận dữ.

Nhưng dưới con mắt của luật sư Lê Công Định thì Phan Sơn Hùng phải bị pháp luật trừng phạt:

Trách nhiệm của nhà cầm quyền là phải giữ gìn trật tự xã hội và an toàn cá nhân. Không ai, kể cả nhà nước, được quyền viện bất kỳ lẽ nào biện minh cho hành động tấn công dân thường một cách tự do mà không bị pháp luật trừng trị.

Sự an toàn cá nhân giữa một xã hội trật tự là điều mà luật pháp luôn duy trì và cơ quan công quyền phải bảo vệ. Người dân nộp thuế để nhà nước bảo đảm điều đó, chẳng những không dung túng mà còn phải trừng trị mọi hành vi côn đồ như vậy. Đó chính là khế ước xã hội mặc nhiên.

Quan điểm này được rất đông blogger, công dân mạng xã hội đồng tình.

Blogger Hiệu Minh viết rằng Cho dù hành động trừng phạt trên dưới danh nghĩa nào thì việc đưa clip có hình ảnh tội ác, đánh đập dã man phụ nữ lên facebook là một việc không thể chấp nhận được. Cách thức này là cách gieo rắc lòng hận thù, cổ súy bạo lực trước hàng triệu người nếu không phải là hàng tỷ người trên khắp hành tinh.

Tuy nhiên người ta nghi ngờ là kẻ thách thức luật pháp sẽ không bị trừng trị. Blogger Đoan Trang đặt câu hỏi tại sao khi bị công an mời làm việc Với một số người, đến cái máy nghe nhạc còn bị cướp, trong khi Phan Hùng vào đồn công an vẫn livestream được, lại được bảo vệ như yếu nhân?

Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. Công lý phải được thực thi.
– Luật sư Lê Công Định

Sự nghi ngờ nằm ở những câu chuyện tương tự đã từng xảy ra đối những người hoạt động xã hội như chị Lê Mỹ Hạnh trước đây. Blogger Nguyễn Anh Tuấn phân tích những vụ như thế thường xảy ra làm ba bước, đầu tiên là nạn nhân bị hành hung, sau đó công an và truyền thông sẽ tạo nên những chứng cớ giả, và cuối cùng là nạn nhân sẽ trở thành kẻ có lỗi.

Có vẻ như đã có xu hướng xem nạn nhân là kẻ có lỗi trên không gian mạng khi có không ít người ủng hộ Phan Sơn Hùng. Những người này cho rằng chị Lê Mỹ Hạnh từng bôi xấu đảng cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Trọng Hiền nhìn đám đông ủng hộ đó là một sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam, anh viết một cách chua xót:

Tỏ vẻ thương người, tỏ vẻ hào hiệp, tỏ ra anh hùng nhưng cuối cùng sẵn sàng nhân danh những điều anh ta cho là cao đẹp, đúng đắn, để hãm hại, tấn công người khác quan điểm. Đám đông bên ngoài có cùng suy nghĩ ủng hộ anh ta.
Chúc mừng nền giáo dục VN.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu nhận xét rằng Chính quyền nên biết xấu hổ khi có loại người du côn vô học hành xử lưu manh vi phạm luật pháp để ra vẻ bảo vệ chính quyền!

Kết

Xin trích dẫn hai ý kiến kết luận về hai câu chuyện ông Thăng và Phan Sơn Hùng.

Luật sư Lê Công Định kêu gọi mọi người ký tên tố cáo Phan Sơn Hùng ra pháp luật và viết rằng Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. Công lý phải được thực thi.

Tác giả Bùi Quang Vơm kết luận chuyện ông Thăng rằng:

Ông Thăng, ông Dũng và những gì trái lòng người không thể không bị phán xử. Cái phải đến đã đến và sẽ còn đến.

Nhưng một cái tất đến khác, cái tất đến lớn hơn, là một nền dân chủ đích thực cho dân tộc Việt Nam cũng sẽ đến và thực sự đang đến. Bởi đơn giản là cái độc Đảng chuyên chế và cái sở hữu toàn dân là những cái không hợp quy luật tự nhiên và trái lòng người, sẽ tự nó biến mất.

Tôi đã bị bắt trên đường đến dự đám tang Giáo sư Hoàng Minh Chính ngày 16/2/2008 như thế nào ?

1
Nguồn :Blog Việt nam Ghi chép nhanh của Dương Thị Xuân Sáng thứ 7, tôi đi xe buýt đến nhà Tang lễ Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội để dự đám tang Giáo sư Hoàng Minh Chính. Khoảng 9 giờ sáng khi xe tới đường Tam Trinh rồi rẽ phải vào đường Thanh Nhàn tôi thấy mấy người đàn ông mặc quần áo dân thường áo bu dông màu đen rồi một ông đi xe mô tô chặn đầu xe buýt lại buộc lái xe phải dừng xe và mở cửa để họ lên ô tô. Khi lên được xe buyt họ bảo là : “ Chúng tôi là công an và muốn bắt chị này phải xuống xe ngay lập tức ”. Tôi thấy họ nói vậy, liền hỏi lại : “ Vậy các anh là công an phải rút thẻ ra để tôi còn biết chứ ? Tôi yêu cầu các anh đưa chứng minh thư ra để tôi và nhân dân xem, nhỡ các anh là công an giả danh thì sao đây ? Các anh ăn mặc dân thường vô cớ chặn xe ai tin được bây giờ ? ”. Ngay liền lúc đó họ gọi tay công an mặc áo vàng của cảnh sát giao thông đang điều hành giao thông ở ngã tư gần đấy lên ô tô yêu cầu tôi phải xuống xe ngay. Tôi thấy anh công an này đứng từ xa giơ dùi cui chỉ đường ra vẫy vẫy về phía tôi. Thấy thế tôi nói luôn : “Các anh là công an tức là bạn dân, là công bộc của dân, anh đối xử với dân như thế là lễ độ sao. Các anh đứng từ xa vẫy vẫy dân bằng cái dùi cui như thế hỏi xem có lịch sự, có văn hoá giao tiếp với nhân dân hay không, việc đó có coi đẹp mắt không ?”. Thấy tôi nói dồn một hồi liền tù tỳ với công an như vậy thì mấy người đàn ông cùng ngồi trên xe là khách đi xe buýt đổ dồn mắt nhìn chằm chằm vào tôi kinh ngạc quá. Có lẽ người dân trong nước đã quen sống trong tâm trạng khiếp đảm công an, mật vụ trong nước bắt bớ, đàn áp, cầm tù nên thấy tôi nói như vậy thì họ có vẻ thán phục lắm. Nhưng kỳ thực người dân trong nước đâu có hiểu rằng bất cứ nhà nước hay chính quyền nào trong một xã hội có tự do dân chủ, nhân quyền thực sự thì bộ máy công quyền do nhân dân bầu lên và điều hành xã hội đó cũng như cả đất nước chỉ là công bộc phục vụ đời sống của nhân dân và cả xã hội đó mà thôi. Còn công an, cảnh sát thì có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống cho nhân dân và cả xã hội thêm được nhiều quyền dân chủ, tự do, nhân quyền và hạnh phúc. Chứ hoàn toàn người dân không có khái niệm, rằng bộ máy quyền lực và công an nhà nước không được phép trở thành hệ thống cai trị độc đoán để tước đoạt bớt tự do dân chủ, quyền con người của nhân dân !!! Vì thế nhân dân sống trong các quốc gia bị hệ thống độc tài, độc đảng luôn luôn bị đè nén, bị áp bức và duy trì một tâm lý khiếp sợ công an, cảnh sát là điều chúng ta phải thông cảm cho họ. Liền lúc đó tay công an thẳng thừng nói to trước mặt hàng chục người dân đang có mặt trên cùng chuyến xe buýt mà tôi cũng là một vị khách : “ Có người tố cáo chị buôn đô la giả, nên chúng tôi phải bắt chị và yêu cầu chị xuống xe về đồn công an gần nhất để làm rõ vụ việc ngay. Chị cố tình không xuống chúng tôi sẽ huy động thêm lực lượng để cưỡng chế chị đấy, đừng có trách chúng tôi ”. Tôi cũng trả lời ngay với họ trước mặt mọi người đang chăm chú : “ Tôi đi dự đám tang giáo sư Hoàng Minh Chính ở nhà Tang lễ Thanh Nhàn, nếu các ông muốn ngăn cản tôi đến đó thì cứ nói hẳn ra như vậy, không nên đặt điều vu khống, hạ nhục người khác bậy bạ như vậy…” Ngay sau khi tôi nói toạc móng heo sự thật ra như thế thì có một tay đàn ông trung niên sợ bị tôi tố cáo tiếp làm chúng xấu hổ bẽ mặt với nhân dân trên xe buýt, nên nhảy xông vào bóp cánh tay lôi tôi đi, chúng ép tôi xuống đường và hơn 10 thanh niên mặt mũi bặm trợn, thái độ hung như sắp ăn tươi nuốt sống mỗi mình tôi mà sức khoẻ tôi cũng rất yếu vì đang lên cơn sốt. Rồi tất cả toán an ninh, mật vụ đó hăng hái áp giải tôi đến trụ sở công an phường Lạc Trung ở số 11 phố Vĩnh Tuy – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội ngay sát cạnh chân cầu Vĩnh Tuy. – Tại đồn phường này tôi lên tiếng ngay rất gay gắt và bực dọc : Tôi đi dự đám tang giáo sư Hoàng Minh Chính tại sao các anh vô cớ bắt tôi vào đồn để thẩm vấn. – Người đàn ông bắt tôi đáp ngay : Chúng tôi thấy có người nhà tố cáo chị đang buôn đô la giả. – Tôi đáp ngay : Ông gọi người tố cáo đến đây, nếu các ông vu khống không đúng sự thật như vậy phải để tôi đi kẻo trễ giờ dự đám tang của Cụ Chính – Người đàn ông: Tôi tố cáo chị đấy, được chưa ? – Tôi cũng nói luôn : Tôi đề nghị đồn công an phải hỏi giấy tờ thẻ ngành công an của ông ta, họ tên là gì mà ngang nhiên vu cáo trắng trợn cho người dân lành như thế ? Các ông xem đi, ông ta vu khống người khác như thế là vi phạm luật hình sự hiện hành chứ không phải muốn nói gì là được đâu đó nhé !!! – Một công an phường trực ban nói luôn : Chúng tôi yêu cầu chị xuất trình chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ tùy thân ra trước đã. – Tôi cũng đáp luôn tức khắc : Tôi đi dự đám ma, dự Tang lễ, tôi không mang giấy tờ đi làm gì ? Các ông xem trên thế giới này có đâu quái đản như Việt Nam không, đi dự tang lễ mà phải mang chứng minh thư và căn cước ? Các ông còn ông vu khống tôi là tại sao ? -Tay công an phường nói tiếp : Chúng tôi không bắt chị mà chỉ yêu cầu chị và mọi công dân phải xuất trình giấy tờ để xem người thực, việc thực không hay lỡ giả danh lừa đảo thì sao đây ? Tôi cũng đốp luôn : Các ông là công an, không phải được như vậy mà cứ tuỳ tiện muốn chặn đường bất cứ ai rồi lôi vào đồn hạch sách là được đâu nhé. Nhà ông này cho đến bây giờ tôi không biết là công an giả danh hay công an thực. Vậy giấy tờ , thẻ công an của ông đâu để chứng minh là ông đang đi làm nhiệm vụ của nhà nước thực thi công vụ. Tôi sẽ không trả lời và làm việc gì nữa cho đến khi buộc ông phải bỏ giấy tờ công an ra cho tôi xem. Trước thái độ gay gắt và kiên quyết và đúng đắn đó của tôi nên người đàn ông ăn mặc thường phục đã chặn bắt tôi trên xe buýt phải buộc lòng đưa chứng minh thư, thẻ công an ra, vì nếu không tôi cương quyết không trả lời bất cứ ai thêm nữa và bất chấp họ giam giữ đến bao lâu tuỳ thích. – Người đàn ông giả mạo công an vẫn xấn xổ nói tiếp : Tôi tố cáo chị buôn đô la giả đấy, chị làm gì được tôi thì làm đi xem nào ? ( Tôi thiết nghĩ, đây có lẽ là thủ đoạn mới để khủng bố và lừa gạt người dân của người đại diện Nhà nước chăng ? ). – Tôi tiếp tục trả lời luôn : Tôi đi dự đám ma giáo sư Hoàng Minh Chính mà trong đám tang thì nhiều đô la giả lắm, đô la vàng mã ấy. Ông lên ngay phố Hàng Mã có mà chở về hàng xe tải không chở hết đâu, lên ngay đi !!! (Phố Hàng mã – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, là nơi chuyên bán vàng mã cúng viếng hương hồn người đã mất). – Tôi nhắc lại : Tôi đi dự đám tang Giáo sư, Cụ Hoàng Minh Chính, nếu các ông không muốn chúng tôi đến thì cứ nói thẳng, không nên gì lại tự bôi nhọ, vu khống hạ thấp nhân phẩm của chính mình như vậy. Các ông đường đường, chính chính là những sĩ quan cao cấp của Sở công an Hà Nội tức là đại diện Nhà nước, cho ĐCSVN, cho hệ thống bảo vệ pháp luật XHCN mà sao phải dùng biện pháp kém cỏi như vậy để người dân hèn như chúng tôi không còn muốn coi trọng nữa ? Trước câu nói đó tất cả toán công an đã bắt giữ tôi về đồn để thẩm vấn im re không nói được gì, cả viên sĩ quan trực ban của đồn công an phường Vĩnh Tuy cũng quay mặt lảng đi nơi khác coi như điếc không nghe thấy gì…. Tôi thấy tất cả bọn họ im như thóc tôi tiếp luôn : Gia đình tôi là cơ sở cách mạng cho Việt Minh, cho đảng CSVN, cho cả của Sở công an Hà Nội từ những năm 1950, tức là trước rất lâu khi chính quyền này tiếp quản thủ đô Hà Nội vào tháng 10 năm 1954. Vậy mà chúng tôi sống ở giữa đất Thủ đô mà các ông còn bắt nạt thế này, thì nhân dân ở nông thôn, ở miền núi, ở vùng xâu vùng xa, hải đảo trong nước này còn bị các ông bắt nạt đến đâu nữa ? Tôi đi dự đám tang Cụ Hoàng Minh Chính là một người yêu nước, là người có công lao lớn với ĐCSVN với chế độ XHCN, với nhân dân và đất nước này. Tôi nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận” việc gì các ông phải sợ đám tang của Cụ, phải ra sức ngăn cản việc nhân dân kính yêu Cụ đến tiễn biệt người đã khuất. Tôi nghĩ con người với con người phải thể hiện lễ nghĩa, sống có đạo lý, tình người… Việc các ông hành xử đối với người dân không có mấy văn hoá ứng xử giao tiếp lịch sự như vậy là không hay rồi. Theo ý kiến của tôi thì các ông nên tôn trọng chính mình, nếu các ông có lòng tự trọng danh dự của chính mình và sau tôn trọng người dân, thì nhân dân sẽ tôn trọng các ông, còn không thì sẽ ngược lại người dân sẽ coi thường và không thể tôn trọng các ông được. Không nên như câu thơ cụ Nguyễn Du đã viết từ mấy trăm năm trước : “Đầu trâu mặt ngựa ào ào như xôi…” . Các ông đã huy động cả một lực lượng công an , mật vụ đông đảo hàng chục người chỉ để bắt một người đàn bà chân yếu tay mềm như tôi và hành xử như vậy có còn là con người sống có đạo lý nữa không ? Tất cả tóan công an và trực ban đồn im lặng không phản ứng gì. Vì tôi biết thừa là nhiệm vụ của họ được thượng cấp giao cho là chỉ cầm chân không cho tôi kịp vào sự Tang lễ của Cụ Hoàng Minh Chính là hoàn thành mỹ mãn trách nhiệm rồi. Sau này được thả ra khỏi đồn công an tôi mới được anh Nguyễn Khắc Toàn cho biết lý do công an bắt giữ không cho tôi vào dự đám tang Cụ Chính là vì họ sợ tôi sẽ viết bài tường thuật lại toàn bộ diễn biến của sự kiện Tang lễ và chỉ có thế thôi ! Sau đó diễn biến tiep tuc trong đồn công an Lạc Trung như sau … – Tôi cứ thế nói luôn thật to lên : Tôi là người trọng nghĩa, là người đàng hoàng, chúng ta cứ sự thật mà sống, việc gì phải sợ cái gì. Lúc đó bắt đầu một tay công an mới chịu mở mồm nói : Chúng tôi phải hùng hổ để răn đe vì sợ chị tử vì đạo, chúng tôi phải phủ đầu chị trươc … Tôi lại nói luôn : Các ông sao lại hiểu lầm về tôi thế, tôi có phải mù quáng và là kẻ cuồng tín đâu mà phải tử về đạo như các anh tưởng tượng ra…. ….Một công an lên tiếng tiếp : Chị xem ông Hoàng Minh Chính đi Mỹ phát biểu về Nhân quyền, Dân chủ ở Việt Nam như thế có đúng không ? Tôi trả lời : Việc Cụ Hoàng Minh Chính phát biểu như thế nào thì đó là quan điểm cá nhân của Cụ ấy và Cụ sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời phát biểu của mình. Xã hội ta hiện nay đang muốn đại đoàn kết dân tộc, hội nhập thế giới văn minh, hòa giải dân tộc, mở cửa đón đồng bào Việt nam ở hải ngoại về với Tổ quốc. Tôi là người trong nước còn bị các anh hành xử coi như kẻ thù như ngày hôm nay trong giữa đồn công an. Các anh muốn khủng bố tôi, như muốn tống tôi vào tù ngay lập tức thì liệu các anh nói mở cửa, nhưng lòng các anh đâu có cởi mở thật sự thì ai tin được các anh, tin được vào tuyên truyền của nhà nước này ?Cứ làm mãi như vậy các anh không để mọi người tin mình có thiện chí và làm bạn với mình sao ? Công an lại im lặng như tờ không một ai lên tiếng nữa…. Cho đến hơn 2 giờ chiều họ nghe điện thoại rồi nói : “ Thôi cho chị tạm về nhà nhớ lần sau đừng đi đến những nơi phức tạp, linh tinh như hôm nay nữa đấy ”!!! Việc các nhân viên công an Hà N ội đã phải tuân lệnh câp trên làm với tôi như hôm nay, thì liệu các ông có biết rằng đã tạo thêm cho xã hội Việt Nam hiện nay nặng thêm căn bệnh chuyên nói dối, vu khống, lừa gạt người khác. Vậy thì con cái các ông nó sẽ nhìn các anh là người như thế nào ? Khi được công an tạm thả ra về tôi tới ngay nhà anh Nguyễn Khắc Toàn để thăm vì từ Tết đến giờ vẫn chưa được gặp lại anh ấy, và cũng là để trò chuyện thì lại thấy tại trước cổng nhà anh đối diện bên kia phố nơi có tiệm bún chả, nem rán số nhà 15 Ngõ Tràng Tiền nơi vẫn đặt chốt canh gác của công an Hà Nội mỗi khi có các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam có rất đông công an cả mặc sắc phục, lẫn thường phục quân số phải tới 15 -16 người cả nam lẫn nữ, có cả 2 dân phòng của phường mặc quân phục đàng hoàng. Tôi cứ thế coi như không có ai và bước lên cầu thang rồi réo gọi tên anh xuống mở cửa, thì mấy công an xông tới và họ không cho tôi lên gặp anh Toàn, mặc dù anh Toàn đã xuống mở khoá cửa cầu thang đồng thời nói luôn : “ Nó là người nhà tôi các anh phải cho cô ấy lên. Tôi hỏi các anh luật pháp nào cấm người bà con đi thăm gặp nhau …Các cậu không được tuỳ tiện hành xử đâu đấy nhé ” . Mấy công an nhao nhao nói luôn : “ Lệnh của lãnh đạo công an thành phố là hôm nay ngày đặc biệt không ai được phép gặp anh Toàn kể cả bà con họ hàng thân thích, chúng tôi yêu cầu chị Xuân chấp hành cho mời chị ra về muốn gặp để hôm khác…”. Họ vừa nói vừa lập thành một hàng rào người chắn ngang cầu thang vừa chặn quanh tôi nên tôi đành ra về và nói với từ xa với anh Nguyễn Khắc Toàn được vài câu về chuyện mình cũng bị công an Hà Nội vừa bắt giữ xong mới được thả ra, rồi tôi ra bến xe buýt trở về nhà mà lòng buồn khó tả… Thế đấy tình trạng Nhân quyền, Dân chủ, Tự do của dân chúng trong nước Việt Nam này nó tồi tệ như vậy đó. Công an và chính quyền cứ thích là lại đẻ ra đủ các luật mồm, luật rừng, luật tay, luật chân đủ loại rất tuỳ tiện hết chỗ nói để cản trở các sinh hoạt tự do của người dân một cách thoả sức và vô lối mà dân chúng trong nước không thể kiện cáo ai được, cũng chẳng một cơ quan nào có thể bảo vệ cho họ được…Thế mà các nhà lãnh đạo của Việt Nam đi đâu cũng quảng cáo về thành tích Nhân quyền, Dân chủ ở Việt Nam được ngày càng cải thiện không ngừng mà không biết ngượng là sao nhỉ ? Thế là hôm đó tôi bị bắt giữ phải ngồi tại trụ sở công an phường Lạc Trung – Vĩnh Tuy suốt từ 9 h 00 sáng đến gần 14 h 00 chiều trong ngày 16/2/2008. Toán công an chỉ thả tôi ra khỏi đồn khi họ được cấp trên ra lệnh và đoàn xe Tang đưa linh cữu Cụ Hoàng Minh Chính đến khu điện táng của đài hoá thân hoàn vũ ở nghĩa trang Văn Điển ngoại thành Hà Nội xong xuôi. Tôi thiết nghĩ tại sao khi cụ Hoàng Minh Chính còn sống thì họ vô cùng lo sợ ánh sáng tư tưởng Dân chủ của Cụ lan toả khắp xã hội. Và cả cho đến khi Cụ đã về với Tổ tiên mà nỗi ám ảnh vẫn làm đảng CSVN, nhà nước và công an lo sợ đến thế mà đến mức phải ngăn cản những người dân bình thường như tôi không được có cơ hội cuối cùng đưa tiễn Cụ về nơi suối vàng để an giấc ngàn thu ??? Đầu xuân 2008 này, tôi buồn lòng phải viết lại câu chuyện rất thường tình này đang xảy ra hàng giờ, hàng ngày và không bao giờ là chuyện lạ, chuyện hiếm ở VN để mọi người cùng biết. Tôi có sao nói vậy không thêm bớt, không bóp méo cho ai cả. Thật đúng như phương châm tôi đã khẳng định trước mấy anh công an trong đồn ngày hôm có Tang lễ Cụ Hoàng Minh Chính : “ Cứ sự thật mà nói, cứ sự thật mà sống thì không bao giờ phải sợ ai cả ”. Hà Nội ngày 19 tháng 02 năm 2008 Công dân Dương Thị Xuân Thư ký Tập San Tự Do Dân Chủ Địa chỉ : Phòng số 404 khu tập thể cơ quan TW thuộc Ngõ 186, phố Ngọc Hà, quận Ba đình, TP – Hà Nội. Email : dantochoabinh2007@yahoo.com
Sáng thứ 7, tôi đi xe buýt đến nhà Tang lễ Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội để dự đám tang Giáo sư Hoàng Minh Chính. Khoảng 9 giờ sáng khi xe tới đường Tam Trinh rồi rẽ phải vào đường Thanh Nhàn tôi thấy mấy người đàn ông mặc quần áo dân thường áo bu dông màu đen rồi một ông đi xe mô tô chặn đầu xe buýt lại buộc lái xe phải dừng xe và mở cửa để họ lên ô tô. Khi lên được xe buyt họ bảo là : “ Chúng tôi là công an và muốn bắt chị này phải xuống xe ngay lập tức ”. Tôi thấy họ nói vậy, liền hỏi lại : “ Vậy các anh là công an phải rút thẻ ra để tôi còn biết chứ ? Tôi yêu cầu các anh đưa chứng minh thư ra để tôi và nhân dân xem, nhỡ các anh là công an giả danh thì sao đây ? Các anh ăn mặc dân thường vô cớ chặn xe ai tin được bây giờ ? ”. Ngay liền lúc đó họ gọi tay công an mặc áo vàng của cảnh sát giao thông đang điều hành giao thông ở ngã tư gần đấy lên ô tô yêu cầu tôi phải xuống xe ngay. Tôi thấy anh công an này đứng từ xa giơ dùi cui chỉ đường ra vẫy vẫy về phía tôi. Thấy thế tôi nói luôn : “Các anh là công an tức là bạn dân, là công bộc của dân, anh đối xử với dân như thế là lễ độ sao. Các anh đứng từ xa vẫy vẫy dân bằng cái dùi cui như thế hỏi xem có lịch sự, có văn hoá giao tiếp với nhân dân hay không, việc đó có coi đẹp mắt không ?”. Thấy tôi nói dồn một hồi liền tù tỳ với công an như vậy thì mấy người đàn ông cùng ngồi trên xe là khách đi xe buýt đổ dồn mắt nhìn chằm chằm vào tôi kinh ngạc quá. Có lẽ người dân trong nước đã quen sống trong tâm trạng khiếp đảm công an, mật vụ trong nước bắt bớ, đàn áp, cầm tù nên thấy tôi nói như vậy thì họ có vẻ thán phục lắm. Nhưng kỳ thực người dân trong nước đâu có hiểu rằng bất cứ nhà nước hay chính quyền nào trong một xã hội có tự do dân chủ, nhân quyền thực sự thì bộ máy công quyền do nhân dân bầu lên và điều hành xã hội đó cũng như cả đất nước chỉ là công bộc phục vụ đời sống của nhân dân và cả xã hội đó mà thôi. Còn công an, cảnh sát thì có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống cho nhân dân và cả xã hội thêm được nhiều quyền dân chủ, tự do, nhân quyền và hạnh phúc. Chứ hoàn toàn người dân không có khái niệm, rằng bộ máy quyền lực và công an nhà nước không được phép trở thành hệ thống cai trị độc đoán để tước đoạt bớt tự do dân chủ, quyền con người của nhân dân !!! Vì thế nhân dân sống trong các quốc gia bị hệ thống độc tài, độc đảng luôn luôn bị đè nén, bị áp bức và duy trì một tâm lý khiếp sợ công an, cảnh sát là điều chúng ta phải thông cảm cho họ. Liền lúc đó tay công an thẳng thừng nói to trước mặt hàng chục người dân đang có mặt trên cùng chuyến xe buýt mà tôi cũng là một vị khách : “ Có người tố cáo chị buôn đô la giả, nên chúng tôi phải bắt chị và yêu cầu chị xuống xe về đồn công an gần nhất để làm rõ vụ việc ngay. Chị cố tình không xuống chúng tôi sẽ huy động thêm lực lượng để cưỡng chế chị đấy, đừng có trách chúng tôi ”.

Gia đình nhà hoạt động dân chủ Hoàng Minh Chính chịu sức ép từ nhà chức trách về chuyện tổ chức tang lễ của ông vào thứ Bảy này.

BBC.

Tin từ Hà Nội cho hay hiện đang có việc gia đình được chính quyền gây sức ép xung quanh bài điếu văn và các vòng hoa đến viếng người quá cố.

Nhà nước không muốn sự quan tâm của dư luận và các phát biểu tại đám tang khiến sự việc biến thành một diễn biến mang tính chính trị.

Đám tang của nhà phản kháng Hoàng Minh Chính sẽ diễn ra vào thứ Bảy 16 tháng Hai tại Hà Nội , theo tin của gia đình ông cho biết.

Ban đầu, theo kế hoạch, thi hài của ông Hoàng Minh Chính sẽ được quàn tại nhà tang lễ của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, nhưng sau đó, do có bất đồng với chính quyền địa phương về việc ai đứng ra tổ chức lễ tang, nên gia đình đã chuyển thi hài ông về nhà tang lễ của bệnh viện Thanh Nhàn.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, con gái ông Hoàng Minh Chính, bà Trần thị Thanh Hà nói rõ ý nguyện của cha bà là lễ tang chỉ do gia đình tổ chức, chứ không nhà đến nhà nước, và gia đình sẽ tôn trọng ý nguyện của ông.

Bà Thanh Hà cũng cho BBC biết về một số khó khăn trong quá trình chuẩn bị tang lễ.

Theo bà, giờ viếng được đổi sang từ 9:30 đến 11:30 sáng thứ Bảy, sau đó sẽ đưa ông Hoàng Minh Chính đi nghĩa trang Văn Điển để hỏa táng.

Gia đình nói họ không tổ chức ban tang lễ như của nhà nước mà đã ký xong hợp đồng để lo mai táng tại bệnh viện.

Bà Trần Thu Hà nói: “Một số người sau khi đến thăm viếng về thì bị công an hỏi và nói không được đi nữa.” Theo bà, như thế là có hiện tượng ngăn cấm.

Bà cũng cho hay:

“Một nhà sư từ phía Nam ra cũng không được phép ra nên sẽ không có nhà sư để tụng kinh.”

Trước đó, gia đình nói họ “đã rất mừng vì có nhà sư nhận lời tụng kinh”.

Lý do là ông Hoàng Minh Chính đã từng có ý theo Phật Giáo trước khi qua đời và lấy tên theo đạo Phật là Chân Tâm.

Nhưng nay, theo bà Hà nói hôm 14.02, sự ngăn cấm đó sẽ khiến không có nhà sư nào đến.

Bà cho hay gia đình sẽ “tổ chức đàng hoàng” bất chấp sự ngăn cấm dù cũng lo ngại về việc đó.

Suốt đời đấu tranh

Ông Hoàng Minh Chính tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920 (Một số tài liệu ghi 1922) tại xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo yêu nước, các con cái đều được đưa lên ăn học tại Hà Nội.

Ông tham gia cách mạng năm 1936, tham gia Đoàn Thanh Niên Phản Đế Đông Dương.

Năm 1939 ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương và đến tháng 10 năm 1940, bị Pháp bắt, đưa ra toà án binh xét xử 10 năm tù biệt xứ, 10 năm khổ sai.

Năm 1943, Pháp dự định chuyển tù nhân từ Sơn La về Hoả Lò để đưa đi Côn Đảo. Ông đã cùng anh em vượt ngục, ra ngoài tiếp tục hoạt động và tham gia Đại hội Quốc dân Tân Trào.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12 năm 1946, ông tổ chức và lãnh đạo Đại Đội Quyết tử quân, tập kích nhiều trận vào sân bay Gia Lâm, ông bị thương nặng được đưa về điều trị tại bệnh viện Thanh Hóa.

Năm 1947, ông trở lại công tác Bí thư Đảng Đoàn Trung Ương Đảng Dân Chủ, kiêm Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam.

Năm 1948, ông được cử sang phụ trách ban Thanh vận Trung ương, trực tiếp làm Bí thư Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc Trung Ương, rồi làm Tổng đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Năm 1957, ông được cử làm Trưởng đoàn Cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam sang học tại trường Đảng cao cấp ở Liên Xô.

Năm 1960, ông từ Liên Xô về nước, được Đảng CS giao nhiều nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao nhưng đề nghị được xây dựng Viện Triết học đầu tiên thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội.

Những năm sau, ông và một số cán bộ cao cấp của Đảng CS cho rằng đảng CSVN cần theo xu hướng của Liên Xô nhưng bị kết tội là “Xét lại chống Đảng”.

Năm 1967 ông cùng một số cán bộ cao cấp viết bản kiến nghị gửi lên Đại Hội III của Đảng , đề xuất những ý kiến theo đường lối đổi mới của Liên Xô – chống giáo điều Trung Quốc .

Không còn là cộng sản

Ông bị bắt đi tù năm năm không xử, sau đó là quản chế ba năm tại Sơn Tây, và từ đó, ông chính thức không còn là đảng viên đảng cộng sản.

Năm 1981 ông viết bản kháng cáo về vụ “Xét lại chống Đảng” và đề nghi đường lối đổi mới đối với đất nước gửi Quốc Hội và các cơ quan nhà nước. Ông bị bắt lần thứ nhì, tù sáu năm không án, sau đó quản chế ba năm tại nhà .

Năm 1995 ông tham gia vào việc gửi kiến nghị cho các cơ quan nhà nước đề nghị sửa đổi đường lối xây dựng đất nước, và bị bắt lần thứ ba, bị kết án tù một năm

Đầu năm 2000, ông gửi thư ngỏ cho các lãnh đạo thế giới và trả lời phỏng vấn, nói rằng ở Việt Nam chưa có tự do báo chí, tự do ngôn luận…, đồng thời tham gia thành lập “Nhóm Dân chủ” (2000), tiền thân của Phong Trào Dân Chủ (6/2005), và Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng (2002).

Nhân dịp chuyến sang Mỹ chữa bệnh tháng Tám 2005, ông gặp gỡ với chính giới Mỹ và cộng đồng người Việt ở hải ngoại để vận động dân chủ cho Việt Nam.

Vào tháng Sáu 2006 ông tuyên bố phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam nhằm mục đích xây dựng đất nước Việt Nam dân chủ, đoàn kết và phát triển.

Ông qua đời ngày 7 tháng Hai 2008, đúng mùng Một Tết Mậu Tý vào lúc 23h08 ở Hà Nội.

Suy ngẫm về 1 bài viết của Truơng Thái Du

0

Mấy hôm vừa rồi, tôi bận đón cậu em họ từ VN qua chơi nên chẳng có nhiều thời gian lên mạng uống Cafe. Cậu em tôi là một trí thức thuộc lọai đầu ngành ở Hà Nội, đảng viên, phó tiến sỹ, tiếng Anh, tiếng Pháp đều thạo, thuờng xuyên làm việc với các chưong trình của UNDP, WHO, có nhà riêng 3-4 tầng v.v, đúng mô hình trung lưu ở VN hiện nay. Nhân đám tang bác HM Chính tôi hỏi cậu có biết gì không ? „Ông Chính thì em biết, nhưng đám tang thì em không hay biết gì.“
– Sao vậy, báo chí có đăng mà?
– Em có đọc báo bao giờ đâu, vả lại chúng em cũng ít quan tâm đên chính trị.
– Thế cậu biết ông Chính thì cậu nghĩ gì về ông ấy?
– Họ bảo ông ấy chống đảng, phản động đủ thứ cả
– Cậu có tin không?
– Anh nghĩ em là trẻ con à, em cho là ông ta bị thất sủng từ lâu rồi vì có quan điểm khác với đám ông Chinh ông Duẩn ông Đồng và chắc ông ta cũng có lý của ổng. Nhưng ở VN bây giờ ít ai biết đên ông Chính và „hội“ của các bác ấy….

Đại loại là như vậy….Tôi thât vọng, nhưng ngẫm lại thì biết là cậu ấy nói lên tâm trạng của phần lớn nhân dân trong nuớc. Hôm này vào mạng lại vấp phải ngay bài của Truơng Thái Du đăng trên Talawas.

Tôi đã đọc vài bài của Trương Thái Du rồi và không lấy gì làm ngạc nhiên về thái độ của tác giả đối với phong trào dân chủ ở VN. Tôi không dám khẳng định anh Thái Du là kẻ khiêu khich và nghĩ rằng, có thể anh đại diện cho một luồng quan điểm nào đó trong xã hội VN hiện nay. Nêu vậy thì việc Talawas đăng bài viết của anh ta đâu có gì là đáng thất vọng, đáng chê trách như phản ứng trên các diễn đàn. Đã là diễn đàn thì phải sòng phẳng tranh luận với nhau tất cả các vấn đề. Tuy nhiên đã là chính luận thì việc dùng các từ ngữ có tính chất hạ thấp nhau như „ các nhóm dân chủ đồng sàng dị mộng“, „“anh em dân chủ” tự phát và đầy dẫy bất mãn“ v.v sẽ làm hại giá trị bài viết. Tác giả chẳng đã cố tình viết bài này để đối thoại với những nhà dân chủ trong và ngoài nuớc hay sao. Đối thoại của giới trí thức cũng phải có style của nó.

Nhưng thôi xin bỏ qua các tiểu tiết, văn phong để đi vào nội dung chính mà anh Thái Du muốn nói.

Phải cay đắng mà công nhận rằng Thái Du có lý trong một ý chính của bài viết, đó là vai trò của phong trào dân chủ ở VN còn rất thấp, mà bằng chứng là câu chuyên của cậu em tôi hôm qua. Tôi không thể chia sẻ sự lạc quan vói bạn Nguyễn Phuơng Anh trong bài viết „Thế trận dân chủ VN 2008“, mà nguợc lại tôi có phần suy nghĩ như Thái Du. Các nhà dân chủ VN còn quá nhiều việc phải làm để có thể thu hút đuợc sự chú ý của nhân dân đến với sự nghiệp dân chủ hóa đất nuớc. Họ như một thiểu số đang bơi nguợc lại dòng chảy của sự trì trệ, của một số đông an phận, bị lừa dối và chấp nhận sự giả dối. Lý do của cuộc đấu không cân sức này thì đã đuọc viết trên cả ngàn trang giấy, tôi khỏi phải nêu.

Nhưng nếu như trứoc kia những nguời dân chủ phải chịu số phận „trứng chọi đá“, đập đâu chết đó, thì này thế trận đã dần chuyển thành „châu chấu đá voi“. Các chú châu chấu chẳng thể nào đánh gục đuợc con voi thì rõ rồi, nhưng con voi to vậy nhưng chẳng phải dễ gì mà giết được bọn chấu nữa. Trong khi bọn chấu càng ngày càng hỗn thì voi lại gặp vấn đề là: voi chẳng còn ở rừng sâu nữa, mà đã vào rạp xiếc, phải biết làm đỏm, phải biết giữ trật tự, không còn lồng lộn vật vã gầm thét đuọc nữa, khả năng tàn phá môi truờng của voi nay đã giảm nhiều.

Hình ảnh tôi vừa nêu cho thấy anh Thái Du tuy dùng ngòi bút rất sắc sảo, nhưng lại chỉ đề cập đến các hiên tuợng mà quên đi cái bản chất, chỉ so sánh qua số luợng mà không biết đên chất luợng. Đó là chưa kể đến việc anh Thái Du cố tình phủ nhận thực tế. Anh viết “Cái gọi là phong trào dân chủ VN“ mà không biết là chính quyền VN nay đã phải tính đến chuyện để cho những nguời dân chủ VN chính thức gặp gỡ nhau tại Hà Nội. Phong trào dân chủ ở VN tuy còn yếu, yếu lắm, nhưng đã thành một thực thể, chứ không còn là „Cái gọi là“ nữa. Điếu văn Bác Chính do luật sư Trần Lâm đọc ngày 16.2.08 truớc cả một đám đông 500 nguời, với sự có mặt của hàng trăm công an lẫn báo chí trong và ngoài nước chẳng đã là một lời tuyên bố buớc ra công khai của phong trào này sao?

Những hôm truớc đám tang của Bác Hoàng Minh Chính đã có mấy bloggers phê phán là „công an là ngăn cản nhứng nguời đối kháng đi đưa tang vì sợ sẽ có một đám tang giống như của cụ Phan Chu Trinh thế kỷ truớc“. Tuy tôi có nhờ nguời bạn mang vòng hoa đến viếng Bác Chính, nhưng thâm tâm tôi vẫn phân vân, không biết đám tang có bị phá không ? có đông không? Nếu không đông thì thế nào cũng có kẻ phản pháo.

Quả nhiên phản pháo đã đến và khá hiểm: „ Vâng, đám tang ông Hoàng Minh Chính đã lặng lẽ một cách không thể lặng lẽ hơn…“. Nhưng anh Thái Du nên nhớ cho rằng, ngay duới thời Pháp thuộc, quyền tự do hội họp, đi lại, biểu tình vẫn tồn tại. Báo chí hồi đó hoàn toàn nằm trong tay tư nhân và có đến hơn 50% chủ báo là nguời Việt. Tất cả các báo quốc ngữ ngày đó đều dồn dập đăng tin với Titre lớn ở trang nhất về cái chết của cụ Phan và về đám tang. Chỉ riêng chuyện này đã cho thấy 90% nguời Việt hồi đó tuy mù chữ nhưng không bị mù tin. Ngày nay thì cậu em tôi tuy biết hai ngoại ngữ nhưng không biết tí gì về Cụ Chính và „hội“ của các bác ấy, vì họ không có lấy ¼ tờ báo trong cái rừng gần 1000 tờ báo các loại.

Anh Thái Du trích ý kiến của các học giả trong và ngoài nuớc để phê phán Hoàng Minh Chính. Vâng nếu cho tôi thời gian để phê phán Bác Chính, có thể tôi cũng tìm ra những điểm mà tôi cho là không phù hợp trong đuờng lối của đáng Dân Chủ XXI hay khối 8406. Tôi đã nhiều lần khẳng định là nếu được tranh luận sòng phẳng trên công luận hay chính truờng thì nhiều vấn đề của phong trào dân chủ đưa ra chắc sẽ đáng đuọc tranh cãi lắm. Tôi quý trọng họ truớc tiên vì lòng dũng cảm hy sinh của họ, vì tinh thần trách nhiệm trước giang sơn của họ. Kế đến tôi phải công nhận trình độ nhận thức của họ ở chỗ đã nhìn thây đuọc những sai lầm chết nguời của hệ thống mà nhiều kẻ kiến thức đầy đầu không nhận ra (như đã so sánh nhà báo Nguyễn Vũ Bình với bà Tôn Nữ Thị Ninh).

Tuy nhiên chúng ta cũng phải công nhận rằng những nguời dân chủ VN trên con đường tập hợp thành phong trào vẫn đang gặp phải một vấn đề lớn, đó là ngọn cờ. Từ tướng Trần Độ, đến Bác Chính đều là những nguời yêu nuớc nồng nàn, có đức độ, nhưng chẳng ai là một nhà tư tuởng lớn hoặc một thiên tài tổ chức cả. Một phong trào muốn thành công cần một nhà lãnh đạo mang trong mình một trong hai yếu tố đó. Nghe thì thấy tương lai tối mò (Bao giờ cho đến tháng muời). Nhưng nếu đàn châu chấu dần biến thành đàn ong thì lúc đó sẽ có ong chúa. Bây giờ chưa phải là tháng chín, nhưng đã là tháng tư rồi.

Trương Thái Du đã quá nhiều lần phổ biến quan điểm: “ Huyền thoại Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam bắt nguồn từ đặc thù văn hóa phong kiến tiểu nông“ hay „Thể chế chính trị hiện tại của Việt Nam là con đẻ của thể chế văn hóa Việt Nam.“ Để bảo vệ chế độ hiên nay và chủ nghĩa XH ở VN. Anh cho rằng : „Nhưng có ai tự hỏi vì sao ở các nước Tây Âu không bao giờ chấp nhận học thuyết ngoại lai này, nhưng khi áp dụng vào các dân tộc xa xôi ở Đông Á, lại tồn tại 3 dân tộc chấp nhận nó dai dẳng và mãnh liệt như thế: Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam? Đó là vì bản chất của dân tộc đã giúp chủ nghĩa ngoại lai này bám rễ và phát triển mạnh. Đó là bản chất của những nền văn minh nông nghiệp, trong đó họ cần một xã hội ổn định vì nghề nông đòi hỏi sự ổn định để hoạt động trồng trọt được trọn vẹn từ lúc gieo cấy đến khi thu hoạch. Họ cũng cần một chính quyền mạnh, chuyên chế để trị thủy”

Quả là một sự bao biện quá đáng. Cùng một nền văn hóa nhưng tai sao Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao lại có các chế độ chính trị khác nhau? Nam và Bắc Triều tiên là hai dân tộc khác nhau sao?

Tôi càng đọc càng thấy anh mâu thuẫn. Khi ở trên anh phê phán Hoàng Minh Chính “sai về phương pháp, cách thức, đường đi và là một người dựa vào ngoại bang” và ngay vài dòng sau đó anh lại dùng việc làm của cụ Phan để làm guơng cho Bác Chính: “ Phan Châu Trinh từng biết rất rõ điều này, cho nên ông chọn con đường đả phá triều đình Nguyễn, vạch ra sự hủ lậu của xã hội và con người Việt Nam, đồng thời kêu gọi hợp tác với thể chế chính trị thực hữu đó là nhà nước bảo hộ Pháp” hay “Phan Châu Trinh đã từng muốn hợp tác với Pháp, kẻ xâm lăng đất nước Việt Nam, dẫn đến việc có ý kiến cho rằng ông hoang tưởng, thậm chí không ít người xuyên tạc sự nghiệp của ông”

Anh viết tiếp: “Như vậy tại sao những người “dân chủ” luôn quảng cáo lòng yêu nước mơ hồ vô bờ bến của mình không thể đặt ra mục tiêu hợp tác và kiên trì đối thoại với Đảng Cộng sản Việt Nam, những người cùng văn hóa, cùng máu mủ với mình.”. Khi đặt câu hỏi như vậy anh cố tình lờ đi rằng chính mục tiếu của đảng dân chủ XXI là đuợc đối thoại với đảng CSVN, (xem phỏng vấn của Bác Chính trả lời BBC) nhưng đảng CSVN cho đến nay vẫn coi phong trào dân chủ VN là đám tội phạm và chỉ trả lời họ qua con đường bộ công an.

Khi đã đọc đến đó tôi bắt đầu nghi ngờ sự trung thực của anh và tôi cảm thấy những hô hào cuối bài của anh trở nên sáo rỗng: “ Quan tâm lớn nhất của đại bộ phận dân chúng hiện nay là xã hội ổn định để làm ăn. Đó cũng là đặc tính cố hữu của cư dân một nền văn minh nông nghiệp (lại điệp khúc). Bất cứ cá nhân hoặc hội nhóm “dân chủ” nào toan tính gây bất ổn xã hội để đầu cơ chính trị đều không tưởng… Nếu vì lý do nào đó, có sự nghi ngại và bất hợp tác của Đảng công sản Việt Nam thì chính nhu cầu của nhân dân sẽ thúc ép sự hợp tác ấy một cách tự nhiên trong bình đẳng. “

Vâng đúng là những biến đổi trong chính sách của đảng CSVN trong hai chục năm qua là kết quả của sự thúc ép đó. Tới đây, để chiến đấu với đàn ong có tổ chức, con voi sẽ phải biến thành gấu, nhanh nhẹn hơn, biết đi bằng hai chân và biết leo cây. Chúng ta chào đón tất cả những thay đổi đó và sẽ phải thúc ép để sao cho những cải cách tới đây còn phải nhanh hơn nữa, toàn diện hơn nữa. Đó chính là mục tiêu của phong trào dân chủ VN. Đảng CSVN đã để lỡ nhiều vận hội của dân tộc rồi, không còn nhiều vận hội để lỡ nữa đâu. Điều này thì chắc anh Thái Du đông ý với tôi ?

Anh Thái Du cũng dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx để khẳng định: lịch sử đã và sẽ đi con đuờng của nó, “Cái gì phải đến, nó sẽ đến”. Nhưng vai trò của nguời trí thức là ở chỗ nhìn ra quy luật này để biết cỗ xe lịch sử đang đi theo huớng nào. Nguời trí thức cấp tiến thì luôn tìm cách tăng tốc độ của cỗ xe. Kẻ an phận thủ lợi thì chủ truơng “há miệng chờ sung”, ngồi lên xe chờ cho nó đến đích. Còn nếu kẻ nào đã nhìn thấy sự việc mà lại tìm cách ngăn cản cỗ xe hay tìm cách cô lập những nguời đẩy xe thì đuợc gọi là “phản động, reactionary ” theo đúng định nghĩa của nó.

xtnguyen@web.de

Bắc Triều Tiên: CIA âm mưu ám sát Kim Jong Un

0

Bắc Triều Tiên ngày 5/5 cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và cơ quan tình báo Hàn Quốc âm mưu tấn công “nhà lãnh đạo tối cao” của nước này bằng vũ khí sinh hóa và nói rằng “mưu toan viễn vông” như vậy sẽ không bao giờ thành công.

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên dâng cao trong nhiều tuần qua, do những quan ngại là Bắc Triều Tiên có thể thử nghiệm hạt nhân lần thứ sáu hay phóng thử nghiệm thêm phi đạn đạn đạo bất chấp những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Bắc Triều Tiên, quốc gia bị cô lập, trong tuần này cảnh cáo sự thù nghịch của Mỹ đã đẩy khu vực tới bờ vực chiến tranh hạt nhân.

Bộ An ninh Quốc gia Bắc Triều Tiên ra thông cáo rằng “nỗ lực cuối cùng” của “đế quốc Mỹ” và miền Nam đã “vượt quá giới hạn”.

Thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA trích thông cáo rằng: “Cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ CIA và Tình báo Quốc gia Hàn Quốc NIS, những hang ổ xấu xa nhất trên thế giới, âm mưu tấn công nhà lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và những hành động này đã tiến đến giai đoạn thi hành.”

Thông cáo nói vừa phát hiện “một nhóm khủng bố ghê tởm được CIA và NIS đưa vào Bắc Triều Tiên trên căn bản được chuẩn bị kỹ lưỡng và bí mật để thực hiện các hành động khủng bố được nhà nước bảo trợ chống lại nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên bằng cách sử dụng chất sinh hóa.”

Quân đội Hoa Kỳ cho biết Giám đốc CIA Mike Pompeo tuần này sang Hàn Quốc và có các cuộc thảo luận với lãnh đạo NIS.

Thông tấn xã Bắc Triều Tiên nói hai cơ quan tình báo Mỹ-Hàn đã mua chuộc một người Bắc Triều Tiên họ Kim và biến ông này thành “một tay khủng bố đầy hận thù chống lại lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên.”

(Nguồn AFP/NYT)

Mỹ sắp ‘siết’ khâu phỏng vấn cấp visa

Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị xét hỏi khó khăn hơn đối với các ứng viên xin visa nhập cảnh Mỹ thuộc diện cần phải rà soát thêm, theo một văn kiện vừa được công bố ngày 4/5, một nỗ lực đẩy mạnh công tác ‘thanh lọc kỹ’ mà Tổng thống Donald Trump khẳng định là cần thiết để ngăn ngừa tấn công khủng bố.

Các biện pháp tăng cường bao gồm cả những câu hỏi về những tài khoản trên các trang mạng xã hội. Các biện pháp này sẽ được áp dụng đối với 65 ngàn người mỗi năm, tức khoảng 0.5% các ứng viên trên toàn cầu xin thị thực nhập cảnh Mỹ, không nhắm vào nguồn gốc quốc tịch cụ thể của các ứng viên.

Một bộ câu hỏi mới sẽ được áp dụng cho những người xin visa Mỹ, những đối tượng bị xem là cần phải được tăng cường rà soát vì có liên hệ với chủ nghĩa khủng bố hay không đủ tiêu chuẩn an ninh để xin visa.

Những ứng viên này, khi xin visa Mỹ, phải cung cấp tất cả số hộ chiếu trước đây, thông tin hoạt động trên mạng xã hội trong 5 năm gần đây, địa chỉ email và số phone, cùng với thông tin lý lịch trong vòng 15 nă. Tuy nhiên, các giới chức lãnh sự Mỹ sẽ không yêu cầu ứng viên cung cấp mật khẩu của các tài khoản trên mạng xã hội.

Đề nghị của Bộ Ngoại giao cũng nêu rõ ứng viên có thể bị yêu cầu phải khai báo ngày giờ của các chuyến du hành nếu viên chức lãnh sự xác minh rằng họ đã có mặt trong vùng ‘chịu sự kiểm soát của một tổ chức khủng bố.’

Các thay đổi đề nghị phải đưa ra lấy ý kiến công chúng trước khi bị bác hay được chấp thuận bởi Văn phòng Ngân sách và Quản lý trước ngày 18/5.

Chuyên gia LHQ muốn điều tra, không muốn tranh luận với tổng thống Philippines

Một chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, người đã làm phật lòng Philippines bằng một chuyến viếng thăm bất ngờ, hôm thứ Bảy nói rằng bà rất muốn quay trở lại và điều tra những vụ việc bị cáo buộc là giết người chóng vánh, nhưng chỉ khi Tổng thống Rodrigo Duterte từ bỏ điều kiện là bà phải tranh luận với ông.

Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vụ giết người ngoài vòng luật pháp, đã mạnh mẽ lên tiếng về những cáo buộc hành quyết có hệ thống ở Philippines như một phần trong cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte. Hàng ngàn người đã bị giết kể từ khi ông ta lên nắm quyền vào tháng 6 năm ngoái.

Chuyến thăm được hoạch định của bà Callamard hồi tháng 12 đã bị hủy bỏ vì bà từ chối chấp nhận những điều kiện của ông Duterte.

Bà xuất hiện trên cương vị không chính thức hôm thứ Sáu, nói với một hội thảo học thuật về các vấn đề nhân quyền rằng bà sẽ không tiến hành bất cứ cuộc tìm hiểu nào vào lúc này.

“Tôi quyết tâm tiếp tục cuộc đối thoại của tôi với chính phủ và tôi quyết tâm thực hiện chuyến thăm chính thức, đi một mình hoặc cùng với một báo cáo viên đặc biệt về quyền sức khỏe,” bà Callamard nói với các phóng viên tại Manila.

Ông Duterte đã tìm kiếm một cuộc tranh luận công khai với bà Callamard trước khi cho phép bà điều tra những cáo buộc vi phạm nhân quyền nhắm vào ông, và đòi bà phải tuyên thệ trước khi trả lời những câu hỏi của chính phủ.

Nhà lãnh đạo này trước đây đã tỏ ý sẵn lòng để cho Liên Hiệp Quốc và các chính phủ phương Tây điều tra, nhưng chỉ nếu ông được công khai đặt câu hỏi cho các điều tra viên. Ông nói ông sẽ “làm nhục” họ và làm “rùm beng” trong những cuộc chất vấn này.

Chính phủ Philippines nhấn mạnh rằng họ phải có được cơ hội chất vấn những báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc vì Philippines vốn đã bị bêu xấu bởi những cáo buộc về những vụ sát hại có hệ thống được nhà nước bảo kê nhắm vào những người buôn bán và sử dụng ma túy.

Bất chấp biểu tình, Formosa mở rộng đầu tư tại Việt Nam

VOA

Giữa lúc làn sóng biểu tình phản đối thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở miền Trung còn chưa nguôi, Tập đoàn Nhựa Formosa (FPG) hôm 4/5 ra thông báo quyết định mở rộng đầu tư thêm 1 tỷ đôla vào liên doanh thép tại Việt Nam.

Với 5 công ty con và nhiều đơn vị, tập đoàn Formosa được xem là một trong những tập đoàn hàng đầu của Đài Loan.

Hiện tại, FPG sở hữu 70% cổ phần của công ty liên doanh tại Hà Tĩnh, trong khi Tập đoàn Thép Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất Đài Loan, sở hữu 25%, và Công ty Thép JFE của Nhật Bản sở hữu 5% cổ phần.

Theo Focus Taiwan, số tiền đầu tư thêm của FPG sẽ giúp đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy thép trị giá 10,5 tỷ đôla của công ty con của FPG, tức Công ty Cổ phần Formosa-Hà Tĩnh.

Thời báo Đài Loan dẫn nguồn Tập đoàn Formosa cho biết lò đốt đầu tiên của công ty Formosa tại Việt Nam dự kiến bắt đầu sản xuất hồi năm ngoái, thì nay sẽ bắt đầu hoạt động vào giai đoạn cuối nửa đầu năm nay.

Hoạt động của nhà máy thép này đã bị trì hoãn liên tục vì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường.

Vụ 200km biển miền Trung bị ô nhiễm hồi năm ngoái vì hoạt động của tập đoàn Formosa được cho là thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nhiều người cho rằng Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn mới khắc phục được hậu quả của nó.

Mặc dù chính quyền Việt Nam và Formosa đã thỏa thuận bồi thường 500 triệu đôla cho các nạn nhân trực tiếp của thảm họa, nhưng nhiều người cho rằng mức bồi thường đó quá ít ỏi, chưa kể đến những hậu quả lâu dài khác.

Thời gian qua, làn sóng biểu tình phản đối Formosa đã lan từ khu vực miền Trung sang các tỉnh, thành khác ở Việt Nam và ngay cả ra nước ngoài.

Người Việt ở Đài Loan biểu tình đòi quyền lợi cho nạn nhân Formosa.

Người Việt ở Đài Loan biểu tình đòi quyền lợi cho nạn nhân Formosa.

Lm. Nguyễn Đình Thục, người đang giúp nhiều nạn nhân của vụ ô nhiễm môi trường biển, cho rằng một khi Tập đoàn Formosa chính thức đưa ra tuyên bố mở rộng đầu tư, thì điều đó có nghĩa là tập đoàn này đã nhận được tín hiệu đồng ý từ phía chính quyền Việt Nam.

Ông nói: “Mới ở một mức độ thấp mà nó [Formosa] đã gây ra mức độ thiệt hại rất nặng nề cho Việt Nam, thì nếu nó đầu tư theo dự định của nó thì thảm họa này sẽ trầm trọng đến mức độ như thế nào?”

Công ty thép tại Hà Tĩnh là khu sản xuất thép đầu tiên mà FPG xây dựng ở nước ngoài, bắt đầu khởi công từ tháng 12 năm 2013.

Bên cạnh nhà máy sản xuất thép, dự án đầu tư được xem là lớn nhất Việt Nam còn bao gồm các công trình cảng và nhà máy điện, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.

Trao đổi với VOA-Việt ngữ, Linh mục Nguyễn Đình Thục nói cuộc đấu tranh ôn hòa của người dân từ trước tới nay chỉ nhằm mục đích giúp chính quyền có những “quyết định tốt” mà thôi.

“Nhưng nếu họ lại tiếp tục để cho công ty Formosa phát triển thì quả thật là làm cho chúng tôi cảm thấy rất bất bình, và chắc chắn là chúng tôi sẽ phải đấu tranh mạnh mẽ hơn”.

Khu Kinh tế Vũng Áng của Tập đoàn Formosa Đài Loan là một trong những mục tiêu của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam hồi tháng 5/2014. Vụ bạo loạn giữa hơn 5.000 công nhân Việt Nam với khoảng 1.000 công nhân Trung Quốc xảy ra sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD tới vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Xác định danh tính binh sĩ Mỹ tử trận ở Somalia

127

Ngũ Giác Đài đã xác định danh tính một Biệt kích Hải quân Hoa Kỳ thiệt mạng trong khi đang chiến đấu với nhóm khủng bố al-Shabaab ở Somalia là Kyle Milliken.

Milliken 38 tuổi, sống ở thành phố Falmouth, bang Maine, tử trận hôm thứ Năm khi một chiếc máy bay của Mỹ bị nã đạn trong khi đang thả những binh sĩ Somalia xuống tại một khu vực mục tiêu cách thủ đô Mogadishu 65 km về phía tây.

Milliken là quân nhân Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong chiến sự ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này kể từ một trận chiến chết chóc vào năm 1993 vốn đã được dựng thành phim Black Hawk Down.

Một quan chức quân sự Mỹ cho VOA biết ít nhất là hai biệt kích Hải quân khác và một thông dịch viên bị thương trong vụ tấn công ở làng Barire, phía tây Afgoye.

Bộ Tư lệnh Châu Phi Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động quân sự của Mỹ trên lục địa này, nói rằng lực lượng Mỹ bị tấn công trong một nhiệm vụ cố vấn và hỗ trợ bên cạnh những thành viên của Lục quân Quốc gia Somalia.

“Đây là một nhiệm vụ của Somalia,” Đại tá Hải quân Jeff Davis, một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, nói với các phóng viên hôm thứ Sáu. Lực lượng Mỹ khi đó đang “hoạt động để yểm trợ” các đơn vị Somalia, trong một cuộc tấn công nhắm vào một khu nhà có dính dáng tới những vụ tấn công nhắm vào các cơ sở gần đó được cả lực lượng Mỹ và Somalia sử dụng.

Các quan chức Tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống Donald Trump đã gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình của nạn nhân, cùng với sự tri ân đối với nỗ lực của tất cả nam nữ binh sĩ trong quân đội Hoa Kỳ.

Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và các biệt kích Somalia vẫn đang thực hiện các hoạt động chung suốt hơn một năm nay như một phần trong nỗ lực của Mỹ giúp chính phủ Somalia chống lại al-Shabab. Các hoạt động chung diễn ra ở Hạ Shabelle và Hạ Juba, hai khu vực nơi al-Shabab có sự hiện diện lớn, và đặc biệt ở vùng nông nghiệp chiến lược về phía tây Afgoye nơi mà hoạt động quân sự hôm thứ Sáu diễn ra.

Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền bị truy nã

RFA

Nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền tại Hà Nội hiện đang bị truy nã.

Thông tin từ những người cùng hoạt động với anh Bạch Hồng Quyền cho biết tin này, cụ thể lệnh truy nã được ký hôm 19 tháng tư vừa qua. Nhà hoạt động Thảo Teresa cho biết:

Lệnh 245 là của những người ở gần cơ quan điều tra cơ quan Hà Tĩnh họ có được, và đây là lệnh của truyền thông Hà Tĩnh đưa lên. Quyền sẽ để cho bắt, bắt kiểu gì thì chưa biết, nhưng Quyền xác định là sẽ đi tù.  Cho Quyền 2 con đường là lưu vong thì không chịu lưu vong rồi, còn vì đấu tranh Quyền xác định đi tù.

Nhiều nhà hoạt động đấu tranh cho quyền con người, môi trường sạch bị cơ quan chức năng làm việc và một số bị qui chụp là thành viên của những tổ chức ở nước ngoài.

Tuy nhiên những nhà hoạt động cho rằng họ thực thi quyền công dân theo qui định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Hiện có những nhà hoạt động công khai đang bị giam giữ mà không được xét xử công bằng như luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga…