Home Blog Page 1451

Những đứa trẻ ngày nào cũng nhập cảnh Mỹ để đi học

Gần 800 trẻ nhỏ sống ở Mexico hàng ngày nhập cảnh vào Mỹ để đi học.

Khi JoAnna Rodriguez, học sinh lớp 5, lên xe ôtô chuẩn bị đến trường mới phát hiện ra mình bỏ quên một thứ quan trọng ở nhà. Không phải cuốn vở bài tập. Không phải bữa trưa mang đến trường. Cô bé rút điện thoại và gọi về cho mẹ.

“Mẹ ơi, con quên hộ chiếu”, cô bé nói.

Cô bé 11 tuổi này chỉ một trong số gần 800 trẻ em hàng ngày từ Mexico vào Mỹ để đi học. Những đứa trẻ này đều là công dân Mỹ nhưng đang sống ở thị trấn Palomas, Mexico cùng cha mẹ, những người từng cư trú bất hợp pháp ở Mỹ và đã bị trục xuất về nước, CNN đưa tin

Cứ đúng 8 giờ mỗi sáng, các em nhỏ đeo cặp xách trên lưng xếp thành hàng dài ở cửa khẩu kiểm soát của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ để làm thủ tục nhập cảnh.

“Trong túi cháu có gì thế?”, một nhân viên hải quan hỏi.

“Kẹo ạ”, một bé gái mặc váy hồng đính kim tuyến lấp lánh trả lời.

Quy trình kiểm tra an ninh như thế lặp đi lặp lại hàng ngày.

Khi bọn trẻ lên xe bus của trường thì cha mẹ chúng đứng ở phía bên kia biên giới vẫy tay chào tạm biệt.

Bang New Mexico, Mỹ cho phép tất cả trẻ em là công dân Mỹ, dù sinh sống ở đâu, đều được đi học miễn phí ở các trường công lập.

Trường tiểu học Columbus hiện có 700 học sinh và 2/3 trong số đó đang sống cùng gia đình ở phía bên kia biên giới, theo hiệu trưởng Armando Chavez.

Tại ngôi trường song ngữ này, người ta có thể dễ dàng thấy đầu hành lang, học sinh lớp một đang ngồi học bảng chữ cái tiếng Anh, cuối hành lang, các học sinh lớp hai đang chia động từ tiếng Tây Ban Nha. Hàng sáng, tất cả học sinh trong trường làm lễ chào cờ bằng cả hai thứ tiếng.

Cha của cô bé JoAnna Rodriguez, làm nghề sửa máy móc, là người lạc quan, yêu thiên nhiên và động vật.

Mẹ cô bé, đang theo học ngành giáo dục, là người chu đáo và cởi mở.

Mẹ của JoAnna Rodriguez là công dân Mỹ nhưng cha cô bé thì không.

Năm 2007, Jesus Rodriguez, 35 tuổi, bị bắt sau nhiều lần vượt biên bất hợp pháp vào Mỹ. Sau khi bị trục xuất, anh đã phải sống xa vợ con 5 năm. Trong suốt thời gian đó, cứ đến cuối tuần vợ anh lại chở hai con gái tới thành phố Ciudad Juarez, bang Chihuahua, Mexico để thăm chồng.

“Các con tôi không có thời gian bên cạnh cha. Những nụ hôn chúc ngủ ngon mỗi tối, chiếc răng sữa đầu tiên rụng, bước đi đầu tiên… tất cả những khoảnh khắc đó chồng tôi đều bỏ lỡ”, cô Rodriguez nói.

Nhờ có trường tiểu học Columbus mà gia đình Rodriguez được sống cùng nhau dưới một mái nhà.

“Chúng tôi hay nói về một ngày nào đó cả gia đình cùng đi siêu thị Walmart,” cô Rodriguez nói, “Chỉ những điều đơn giản thế thôi”.

“Cháu rất buồn vì ngày lễ tốt nghiệp sắp tới rồi mà bố cháu sẽ không thể đến dự”, bé JoAnna Rodriguez tâm sự.

Sau 10 năm kể từ ngày bị trục xuất, Jesus Rodriguez mới có thể nộp đơn xin nhập cảnh vào Mỹ. Nhưng anh lo sợ chính quyền của Tổng thống Donald Trump siết chặt luật nhập cư và ước mơ cùng cả nhà đi siêu thị của gia đình Rodriguez sẽ không bao giờ thành hiện thực.

“Tôi lo chứ nhưng thôi hãy để Chúa định đoạt”, Jesus Rodriguez nói, “Tôi tin Chúa sẽ giúp chúng tôi”.
Theo vnexpress.net

SƠN TRÀ ĐANG KHÓC – VOỌC KHÔNG BIẾT NÓI.

Vinh Blv

 

Bài viết : Đặng Tuấn Trung
Photo : Vinh Blv
Vu Hoang
Phước Mai Đình
Hãy ấn nút bảo vệ Sơn Trà và hệ sinh thái quý giá của Sơn Trà ! Chúng ta hãy làm ngay hoặc không bao giờ vì quá muộn. Hãy chia sẻ cùng cộng đồng để giữ gìn cho muôn đời sau !!!

Chúng tôi, những người có quê hương ở Đà Nẵng, sống ở Đà Nẵng và hàng ngày thấy những người anh em Voọc chà vá chân nâu họ cũng ăn, cũng ngủ, cũng vui chơi và cả bày tỏ tình cảm với nhau…và không chỉ có đàn Voọc. Cư dân ở Sơn Trà còn rất nhiều loài như khỉ nâu, hàng chục loài chồn, chim di cư, gà rừng, bướm và cơ man những loài cỏ cây hoa lá. Những người dân Đà Nẵng trong đó có anh em chúng tôi và tất cả những ai yêu Đà Nẵng đều yêu chúng. Không yêu sao được khi chúng tôi coi chúng như những người anh em đồng hương.

Biết các bác còn bàn. Bàn rất nhiều. Mục đích của chúng ta giống nhau: Làm giàu cho chính mình là làm giàu cho đất nước. Điều đó đúng nhưng không phải với bất cứ giá nào. Nhất là với những gì mà mất đi không bao giờ lấy lại được.

Bàn cách nào, với lý luận khoa học gì hay quy trình gì thì cũng đừng để mất đi mái nhà của chúng, mái nhà thật đẹp, đẹp tự nhiên và quý giá.

Thiên nhiên sau cả hàng triệu năm không có bất cứ qui trình nào mà vẫn đang tồn tại. Quy trình là do chúng ta nghĩ ra và tự cho là đúng.

Đất Sơn Trà lành lắm, lành thì muôn loài mới tụ họp ở đây yên ổn dù biết bao bom đạn chiến tranh, thiên tai bão tố. Nó không chỉ là lá phổi xanh cho Đà Nẵng. Nó còn là phong thủy tâm linh của vùng đất này. Thay vào những cây xanh và muôn loài là những rừng bê tông và nhà cửa công trình thì chúng ta đã lạnh lùng cướp mất cái linh khí của đất này mà tự nhiên đã ban tặng. Chúng ta sẽ trả lời thế nào với con cháu chúng ta ? Chúng ta sẽ trả lời thế nào với những người anh em Voọc và muôn loài ?

Chưa kể với những gì thiên nhiên ưu ái đó mà chúng ta không biết giữ gìn thì cộng đồng thế giới sẽ nhìn chúng ta bằng con mắt nào ? Chúng tôi biết chỉ một con cá heo bị giết cũng làm dậy sóng ở quốc gia nào đó và đàn cá heo được bảo vệ an toàn. Vậy chúng ta phải cùng nhau làm ngay trước khi quá muộn. Chúng ta hãy gìn giữ những gì Mẹ Thiên Nhiên, Mẹ Tổ Quốc đã dành cho ta và cả con cháu sau này.

Voọc không biết nói, nhưng chúng sẽ khóc khi biết có thể mất nhà và Sơn Trà cũng sẽ khóc. Những tiếng khóc ai oán nếu chúng ta không làm gì để bảo vệ chúng, bảo vệ những báu vật của Tổ Quốc !

 

 

 

 

 

Săn mì chính nhà giàu, tối ôm về tiền triệu

0
VietNamNet  – Sáng sáng vác mai đi đào cũng được hơn một cân, thu vài trăm nghìn, theo thuyền đi cả ngày là tối về có tiền triệu nhờ sá sùng.

Sá sùng được gọi lệch từ sa trùng. Sa là cát, trùng là giun, nói dễ hiểu là con giun cát (còn được gọi với cái tên khác là mồi).

Xưa kia, sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm, thường được dùng làm cống vật cho vua, quan. Ngoài ra, chỉ những người giàu có mới có điều kiện sử dụng.

Sá sùng là lộc trời ban cho vùng đất Vân Đồn (Quảng Ninh). Khi còn tươi, sá sùng giống con giun, có độ dài khoảng 5-10cm, cá biệt có con dài 15-40cm. 1kg sá sùng tươi có giá 200 nghìn đồng, loại khô 4 triệu đồng/kg.

Để săn sá sùng, những người thợ tại huyện Vân Đồn phải ngồi trên thuyền nửa tiếng, rồi lội bộ nửa cây số nữa mới tới bãi bồi để đào thứ đặc sản quý này.

Một người dân cho biết, đào sá sùng phải theo con nước. Khi thủy triều rút, những bãi bồi cát lộ ra cũng là lúc thợ săn làm việc cật lực.

sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh
Thợ săn sá sùng trên bãi bồi cát

Chị Nguyễn Thị Tuyết (42 tuổi, ở xã Đông Xá) kể, vào mùa này, cứ 4h sáng là cánh phụ nữ lục đục vác mai dài, đeo giỏ đi săn.

“Chỉ đào 1 buổi sáng tôi cũng được hơn một cân, thu vài trăm nghìn. Còn theo thuyền đi cả ngày thì kiếm được tiền triệu”, chị Tuyết cho biết.

Theo kinh nghiệm của người dân, chỉ những vùng cát pha mới có sá sùng – “hoa giun”. Người đào phải thật tinh mắt. Khi thấy “hoa giun” thì phải nhanh tay cắm mũi mai xuống đào, nếu không chúng chui đi mất.

Khi mặt trời lên đỉnh điểm cũng là lúc thủy triều lên, mọi người lại lên thuyền tìm tới bãi bồi khác.

Sá sùng có giá đắt bởi vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể dùng để chữa nhiều bệnh, đặc biệt được quý ông sử dụng như thần dược tăng cường sinh lực.

Trong chế biến món ăn, sá sùng được xem như loại mì chính đặc biệt. Nó có mặt trong nồi nước dùng của món phở truyền thống Hà Nội và Nam Định cho ra hương vị đặc biệt không ở đâu có được. Sá sùng tươi cũng được dùng nấu canh.

sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh
Mỗi người đi đào từ sáng đến tối cũng được 4 – 5 cân
sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh
Dụng cụ để đào sá sùng rất đơn giản
sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh
sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh
sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh
Phải tinh mắt mới nhìn thấy “hoa giun”
sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh
sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh
sá sùng, Vân Đồn, Quảng Ninh

Phạm Công

Qatar bị ‘từ mặt’, dân chúng nháo nhào tích trữ

602
vietnamnet.vn

Dù các nhà chức trách Qatar trấn an dân chúng không cần hoảng sợ sau khi nước này bị một loạt quốc gia cắt đứt quan hệ, song nhiều người vẫn tỏ ra lo lắng, kéo nhau tới siêu thị mua đồ tích trữ.

Qatar chung đường biên giới trên bộ duy nhất với Ảrập Xêút và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu thực phẩm, phần lớn là từ các quốc gia Vùng Vịnh.

Cảnh mua sắm tấp nập tại một siêu thị ở Doha. (Ảnh: AP)

Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất khu vực trong nhiều năm qua, ngày 5/6, đồng loạt 6 nước gồm Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Ảrập Xêút, Bahrain, Ai Cập, Libya và Yemen tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc nước này hậu thuẫn chủ nghĩa cực đoan.

Thực tế này khiến nhiều người lo sợ. Theo tờ Guardian của Anh, tại siêu thị Carrefour ở Trung tâm mua sắm Doha, người dân xếp thành nhiều hàng dài để mua sắm. Người ta chất đồ đầy giỏ kéo và xe đẩy, mua chủ yếu là sữa, gạo và thịt gà.

Qatar nhập khẩu những mặt hàng như thịt gà từ Ảrập Xêút. Người dân địa phương nhanh chóng lên mạng xã hội than phiền rằng, sau quyết định của các nhà chức trách ở Riyadh, giờ đây họ phải dùng thịt gia cầm nhập từ Oman.

Ernest, người gốc Lebanon, cho biết anh phải đi mua hàng vì biết rằng mọi người sẽ đổ xô tới các cửa hiệu. Anh cùng gia đình của mình chất hàng đầy 2 xe đẩy.

Ảnh: Sky News

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở một cửa hiệu trong trong chuỗi Monoprix. Các nhân viên tại đây cho biết đang phục vụ một ngày đông khách nhất từ trước đến nay. Ở siêu thị Al-Meera cạnh đó, tốc độ mua hàng cũng hối hả không kém.

Để tránh cơn hoảng loạn mua sắm, Chính phủ Qatar đã ra thông cáo khẳng định các tuyến chuyên chở hàng vẫn hoạt động phục vụ nhập khẩu.

“Chính phủ sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để… ngăn chặn những ý đồ gây ảnh hưởng và làm hại nền kinh tế – xã hội Qatar”, Guardian trích dẫn thông cáo trên.

Một trong những lĩnh vực kinh tế của Qatar bị có thể chịu ảnh hưởng nặng nề là xuất khẩu, trong đó có các loại hàng hóa như máy móc, thiết bị điện tử, thịt gia cầm… vốn được nhập bằng đường bộ từ Ảrập Xêút.

Việc sáu nước Vùng Vịnh đồng loạt cắt đứt quan hệ với Qatar cũng là một tin xấu đối với ngành dịch vụ, trong đó có khách sạn và lái xe taxi ở Doha. Người Ảrập Xêút thường tới Qatar nghỉ lễ khi kết thúc tháng ăn chay của người Hồi giáo (Ramadan). Nhưng với lệnh cấm đi lại mà Riyadh mới áp đặt thì thiệt hại là rất lớn bởi thu nhập của nhiều tài xế taxi phụ thuộc vào du khách.

Thanh Hảo

Ân Xá Quốc Tế tố cáo Pháp lạm dụng tình trạng khẩn cấp

media
Tăng cường an ninh trên đại lộ Champs Elysees, Paris, Pháp, sau vụ tấn công 21/04/2017. REUTERS/Benoit Tessier

Bạo lực cảnh sát « không tương xứng », quyền tự do biểu tình bị cản trở, việc áp dụng tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực trong mười tám tháng qua ở Pháp nhằm ngăn ngừa khủng bố, đã bị lạm dụng. Trong một bản báo cáo công bố vào hôm nay, 31/05/2017, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế – Amnesty International – đã phê phán như trên.

 

Mang tựa đề « Một quyền chứ không phải là một mối đe dọa », bản báo cáo đã nêu bật những trường hợp « lạm dụng » chế độ đặc biệt – tình trạng khẩn cấp, được ban hành ngày 13/11/2015 ngay sau khi nổ ra các vụ tấn công khủng bố ở Paris và Saint-Denis, khiến 130 người chết, với mục tiêu ngăn chặn các vụ khủng bố mới.

Ân Xá Quốc Tế đặc biệt ghi nhận các hành vi hạn chế quyền tự do biểu tình và tự do đi lại khi nhắc lại rằng theo số liệu được bộ Nội Vụ Pháp cung cấp, các cấp chính quyền đã sử dụng quyền hạn trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp để ký 155 chỉ thị cấm tuần hành, hội họp và biểu tình trong khoảng thời gian từ ngày 14/11/2015 đến 05/05/2017.

Bên cạnh đó, còn có 639 biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại được đưa « một cách rõ ràng » là để « ngăn chặn những người muốn tham gia biểu tình », đặc biệt chống Luật Lao Động, hoặc nhân Hội Nghị Khí Hậu COP-21 vào tháng 12 năm 2015.

Theo ông Marco Perolini, chuyên gia của Ân Xá Quốc Tế và là một trong những tác giả của bản báo cáo : « Các biện pháp khẩn cấp đã được đưa ra để hạn chế quyền của người dân ». Trong lúc, chính quyền lại viện cớ « thiếu lực lượng cảnh sát ».

Amnesty International nhận định, lực lượng an ninh Pháp còn có những hành vi « vi phạm nhân quyền » khi duy trì trật tự nhân các cuộc tụ họp công cộng. Theo ông Nicolas Krameyer, chuyên theo dõi vấn đề quyền tự do tại chi nhánh Pháp của Ân Xá Quốc Tế, thì nhân viên công lực đã có nhiều hành vi bạo lực « quá đáng, không cân xứng, và tùy tiện » nhắm vào người biểu tình.

Bộ Nội Vụ Pháp cho biết, 336 cảnh sát và 45 hiến binh bị thương khi giám sát của cuộc biểu tình. Tuy nhiên, theo Ân Xá Quốc Tế, vào lúc chỉ có « một số người biểu tình muốn đánh nhau với cảnh sát », thì hàng trăm người biểu tình ôn hòa khác đã bị lực lượng an ninh gây thương tích, vì lực lượng này đã sử dụng « võ lực quá mức và không cần thiết ».

Tấn công búa, nổ súng rúng động Nhà thờ Đức Bà Paris

 vietnamnet.vn

Cảnh sát ở Paris vừa yêu cầu người dân hãy tránh xa Nhà thờ Đức Bà trong khi xảy ra một vụ việc nghiêm trọng tại đây.

Bản tin nóng của hãng thông tấn RT trích dẫn nguồn tin từ cảnh sát cho biết, một sĩ quan đã bị tấn công bằng búa ngay trước Nhà thờ.

Nhà nước Hồi giáo,IS,tấn công,nổ súng,Pháp
Ảnh: @cuneytuysal/Twitter

Trên mạng xã hội Twitter, cảnh sát Pháp thông báo “sự can thiệp” đang diễn ra ở quảng trường trước Nhà Thờ, và yêu cầu người dân tránh xa khu vực.

Theo Reuters, cảnh sát xác nhận viên sĩ quan bị thương trong vụ tấn công. Một nguồn tin tiết lộ với Reuters rằng một người đàn ông đã dùng búa tấn công một sĩ quan khiến cảnh sát phải nổ súng. Nghi phạm được cho là cũng bị thương nhưng vẫn sống.

Nhà nước Hồi giáo,IS,tấn công,nổ súng,Pháp
Ảnh: @Jonathan_RTfr/Twitter

Khách du lịch bị kẹt bên trong Nhà thờ Đức Bà khi chiến dịch an ninh tiếp tục diễn ra.

Pháp hiện vẫn đang duy trì tình trạng khẩn cấp sau khi tình trạng này liên tục được mở rộng sau vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo, một số vụ tấn công ở Paris, ở Nice và một loạt án mạng mà những kẻ ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gây ra.

Mới đây, một người đàn ông hét to “Allahu akbar” đã bị bắn khi tìm cách giết một binh sĩ Pháp bằng dao rựa ở bên ngoài Bảo tàng Le Louvre.

IS đã đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công ở Cầu London đêm thứ Bảy tuần trước. Khi đó, ba người đàn ông lao xe tải vào người đi đường rồi đâm chém bừa bãi ở các quán bar.

Thanh Hảo

Một Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo được trả tự do

Sơn Văn Lê
Ngày 21.05.2017, Tù Nhân Lương Tâm Trần Vũ Anh Bình được trả tự do sau 6 năm bị cầm tù theo điều 88 BLHS, “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Hôm thứ Ba ngày 30/10/12 tại thành phố Sài Gòn, ông Bình cùng nhạc sĩ Việt Khang bị tòa kết tội và tuyên án lần lượt là 06 và 04 năm, mỗi người thêm 2 năm án quản chế.

Thời điểm đó, Sứ quán Mỹ tại Việt Nam phát đi thông cáo: “Việc kết án tù này là động thái của chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế tự do ngôn luận.”

Nhạc sĩ Việt Khang – Võ Minh Trí cư trú tại Mỹ Tho, Tiền Giang đã được trả tự do từ tháng 12/2015.

Hai nhạc sĩ này có nhiều tác phẩm cổ võ lòng yêu nước đi vào lòng người nhất là thành phần giới trẻ tại Việt Nam. Hai người đều theo đạo Công Giáo.

Hôm 08.03,2017, trong một lần thăm viếng các mẹ, vợ của những tù nhân lương tâm. Thân mẫu của Tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình nói với chúng tôi rằng: ” Tôi rất tự hào về con trai của mình. Gia đình tôi cũng được vinh hạnh, cả đất nước cũng được tin tưởng vào anh ấy”.

Paulus Lê Sơn

Cựu Tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình

Sơn Văn Lê

Cựu Tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình đã đem đến cho tôi nhiều cảm xúc trong tình huynh đệ con một Cha nhà một Chúa. Những tiếng cười và những giọt nước mắt của 2 thằng đàn ông từng tù đày đã khiến cho 2 trái tim đồng điệu hơn.

Chúng tôi chia sẻ những câu chuyện tù ngục một cách say sưa, anh kể cho tôi nghe đến những kỷ niệm trước khi bị bắt, khi ở trong tù mới thấy hết được giá trị nhân bản trong con người anh.

Tình yêu anh phó thác cho Thiên Chúa, tình cảm anh dành cho các chủ chăn, những anh em cùng bị ngục tù được dần mở ra trong các câu chuyện.

Anh nhắc đến những cái tên như Đặng Xuân Diệu, Van Hai Nguyen ( Điếu cày), Việt Khang và nhiều cái tên khác mà chưa được dư luận quan tâm. Anh nói đến sự đoàn kết của anh em tù nhân, những lần bị kỷ luật, cùm kẹp, trong mọi sự buồn vui đó tất cả đều tạ ơn Chúa.

Anh cầm đàn guitar hát tặng tôi bài bát còn nằm trên bản thảo, và qua bài hát này anh muốn gởi tặng tới các chủ chăn, cha Thục, Cha Nam, và tín hữu Giáo phận Vinh, bài hát nhớ về người miền Trung xứ Nghệ.

Gặp nhau đây rồi chia tay, chúng tôi như hiểu lòng nhau và cùng một suy nghĩ đó là làm chứng cho Chúa và sáng danh Chúa giữa thực tại trần thế này. Dù có tiếp bị tục tù đày, chúng con xin vâng nghe theo Thánh ý Chúa.

Hạn chế vai trò giám sát?

0
baomoi.com
Bộ Công an đưa ra Dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị nhằm hạn chế đối tượng sử dụng… đang gặp phản ứng quyết liệt từ người dân, luật sư đến các nhà quản lý, đặc biệt là báo giới!
Han che vai tro giam sat? - Anh 1
Người dân ghi hình CSGT thực thi nhiệm vụ (Ảnh minh họa: Báo Giao thông)

Nhận xét chung của giới phản biện: Dự thảo này đã hạn chế vai trò giám sát của nhân dân, theo đó ảnh hưởng lớn đến tính minh bạch xã hội trong khi Đảng và Chính phủ ta đang động viên toàn dân phát huy vai trò giám sát để hoạt động chống tham nhũng đạt kết quả cao, bởi tham nhũng cũng là một nguy cơ làm suy yếu đất nước.

Mục tiêu của xã hội ta đang hướng tới nền dân chủ. Minh bạch là một trong các yếu tố cấu thành nền dân chủ. Nếu mọi hoạt động xã hội đều đảm bảo tính minh bạch thì các cơ quan an ninh chẳng có lý do gì phải ngại cả. Cha ông ta có câu: “Cây ngay bóng tròn”. Chỉ khi chúng ta quản không được thì mới cấm. Tất nhiên, chúng ta đồng tình chia sẻ với Bộ Công an ở chỗ: Minh bạch cũng phải có giới hạn! Có điều, giới hạn đến mức nào thì luật và các văn bản dưới luật đã quy định rõ mà lâu nay ta vẫn nôm na gọi “điều quốc cấm”.

Nhiều nhà báo gạo cội và quản lý báo chí cho rằng, để phanh phui các vụ việc tiêu cực, nếu nhà báo tác nghiệp công khai thì sẽ gặp khó trong việc thu nhận tư liệu. Do vậy, phải sử dụng các phương tiện và nghiệp vụ ẩn thì mới có hiệu quả, bởi ở những “tổ tò vò” ma túy, các “động” lắc, cơ sở sản xuất hàng giả… đều được bảo vệ “tường cao, hào sâu”. Do vậy, phóng viên tác nghiệp khi đột nhập vào đó dưới các vai hóa trang đều phải có thiết bị đặc chủng hỗ trợ. Nếu tước đi các thiết bị đó, đồng nghĩa với việc không có bằng chứng để tố cáo.

Một điểm quan trọng trong dự thảo được các luật sư chỉ ra: Nội dung của dự thảo vượt quá phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng và thiếu sự đồng nhất. Dự thảo xác định rõ “phạm vi điều chỉnh” và “đối tượng áp dụng” là “hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị”, tức là chỉ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể kinh doanh mà không điều chỉnh việc sử dụng các thiết bị phần mềm này. Ấy vậy nhưng, nội dung của dự thảo lại quy định, hạn chế hoặc cấm cá nhân công dân sử dụng các thiết bị này trong sinh hoạt đời sống!

Ở khía cạnh khác, một số luật sư cho rằng: Việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình trong các máy điện thoại để phục vụ nhu cầu của bản thân, trong đó có những mục đích được pháp luật cho phép như: Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, góp phần đẩy lùi cái xấu, đó là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp, đồng thời đó cũng là quyền của chủ sở hữu tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự. Vấn đề cốt yếu ở đây là, cá nhân sử dụng phương tiện với mục đích gì. Nếu để bôi nhọ cá nhân, tập thể, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội thì tất nhiên sẽ có những chế tài phù hợp xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Nếu người dân sử dụng thiết bị đó vào những mục đích lành mạnh, hợp pháp mà cấm họ sử dụng thiết bị đó thì quy định trên là vi hiến!

Dự thảo đang ở giai đoạn lấy ý kiến để chỉnh sửa, bổ sung nhưng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Hiện tại và trước đây, với chiếc điện thoại thông minh, nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn đã trở thành những giám sát viên tích cực, góp phần ngăn chặn, hạn chế, phơi bày nhiều vụ việc tiêu cực trong đời sống. Đó là thực tế không thể phủ nhận. Do vậy, cấm ghi âm, ghi hình phổ quát đối tượng… là hạn chế sự minh bạch của xã hội.

Thế Lữ

Người Úc kỳ vọng gì ở chính phủ khi bị bắt tại ngoại quốc?

Trong phúc trình thường niên về Hoạt động Lãnh sự, Bộ ghi con số các trường hợp người dân Úc bị bắt ở hải ngoại gia tăng lên đến 1,551 người trong năm 2015-2016, với mức gia tăng là 23 phần trăm mỗi năm.

Bộ Ngoại giao cũng nhắc nhở những người Úc du lịch ở ngoại quốc là nếu bị bắt, chính phủ Úc không có nghĩa vụ hỗ trợ về mặt pháp lý.

Vậy luật Úc có giúp đỡ được gì cho công dân khi vướng vào vòng lao lý ở nước ngoài hay không?

Ngoài ra, giáo sư chuyên về luật quốc tế tại Đại học Sydney, ông Tim Stephens nói rằng tình hình còn có thể phức tạp hơn đối với người Úc có song tịch.

“Về mặt luật quốc tế, nước Úc không có nghĩa vụ trợ giúp công dân Úc ở ngoại quốc và quốc gia nào có chế độ song tịch, nước Úc có thể và nếu muốn có thể để cho quốc gia sở tại trợ giúp”.

“Thế nhưng trong thực tế, chính phủ Úc làm mọi việc để bảo vệ công dân nước mình, bao gồm cả những người có song tịch khi họ bị bắt ở hải ngoại. Thế nhưng chính phủ đối diện với nhiều khó khăn khi làm việc nầy, phần lớn do tài nguyên bị hạn chế”.

Trong trường hợp quý vị mang song tịch muốn đi vào Việt Nam, lời khuyên của Luật sư Nguyễn Văn Thân là quý vị nên chuẩn bị cẩn thận mọi mối dây liên lạc.

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese