Home Blog Page 1429

Trưởng công an huyện ngăn cản, ‘mày tao’ với phóng viên tác nghiệp

TTO – ‘Mày tác nghiệp thì tao không nói, nhưng mày tác nghiệp ở chỗ nào, ở lĩnh vực nào nhạy cảm mày biết không. Tao yêu cầu mày để máy xuống, không được quay phim’.

Ngày 13-6, đại tá Phạm Văn Ngân – Phó Giám đốc công an tỉnh Vĩnh Long xác nhận với Tuổi Trẻ đang đợi báo cáo để có hướng xử lý vụ Trưởng công an huyện Tam Bình có lời lẽ khiếm nhã khi làm việc với báo chí.

Theo trình bày của anh Nguyễn Nhật Huy (phóng viên tập sự) và anh Nguyễn Trung Tính (cộng tác viên) báo Tiền Phong, người dân tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình có đơn phản ánh việc ngành chức năng cho xây cống thủy lợi và ngăn dòng chảy của rạch Đình Bến Xe gây ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu khoảng 200ha hoa màu của người dân.

Sáng 12-6, anh Huy cùng anh Tính xuống xác minh thông tin thì bị ông Châu Minh Tâm – phó trưởng công an xã Ngãi Tứ cùng hai công an viên đến “mời” về trụ sở Ban nhân dân ấp Đông Phú để làm việc với Trưởng công an huyện Tam Bình.

Tại đây, anh Huy và anh Tính xuất trình giấy giới thiệu của báo Tiền Phong. Chính quyền địa phương cho rằng anh Huy và anh Tính đến địa phương tác nghiệp tạo ra “điểm nóng” trong khi địa phương đang yên ổn.

Trong lúc làm việc với cơ quan chức năng, nhiều người đại diện chính quyền huyện Tam Bình xưng hô mày tao với phóng viên và cộng tác viên, đồng thời cấm báo chí đến tác nghiệp tại địa phương khi chưa được họ cho phép. Sự việc trên được anh Huy ghi hình.

Trong đoạn video cung cấp cho báo Tuổi Trẻ, một người mặc thường phục được xác định là trưởng công an huyện Tam Bình nói: “Tui không biết 2 người này từ đâu tới, nói là nhà báo rồi đến tác nghiệp, tại sao không báo cho địa phương. Mày tác nghiệp thì tao không nói, nhưng mày tác nghiệp ở chỗ nào, ở lĩnh vực nào nhạy cảm mày biết không. Mày có được tác nghiệp ở đó không, nơi mà chính quyền địa phương không cho phép nhà báo tác nghiệp. Tao yêu cầu mày để máy xuống, không được quay phim”.

Đoạn phim còn thể hiện trưởng công an huyện Tam Bình nói khá lớn tiếng và dùng tay gạt điện thoại của anh Tính và cho biết sẽ lập biên bản thu giữ điện thoại. Trong khi đó, một công an viên xã Ngãi Tứ chồm tới giật điện thoại.

Anh Huy và anh Tính giải thích sau khi xác minh xong sẽ làm việc với chính quyền. Đồng thời yêu cầu những người đại diện chính quyền không nên xưng mày tao khi làm việc. Thế nhưng, một người đi cùng trưởng công an huyện Tam Bình nói: “Mấy anh thông cảm cho tụi tui vì tụi tui tiếp xúc với tội phạm nhiều…”

Sau đó, trưởng công an huyện yêu cầu công an xã lập biên bản với nội dung: “Công trình cống hở tại xã Ngãi Tứ đang trong tình trạng yên ổn, tuy nhiên khi phóng viên đến địa phương không xuất trình giấy tờ mà tự ý quay phim phỏng vấn người dân tại khu vực trên làm người dân tập tụ đông người tạo thành điểm nóng. Chúng tôi tiến hành lập biên bản yêu cầu nhà báo không được đến chỗ công trình thi công cống hở. Nếu xuống hoạt động phải xin phép chính quyền địa phương”.

Người trong đoạn video trên được đại tá Phạm Văn Ngân xác nhận là đại tá Nguyễn Văn Dũng, trưởng công an huyện Tam Bình.

Theo Nghị định 159/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp thì mức phạt sẽ gấp đôi, từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Trường hợp uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên hoặc cố ý hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện, tài liệu của nhà báo có thể bị phạt đến 25 triệu đồng.

Lao ôtô vào phóng viên VTV đang tác nghiệp

Nhà báo Trần Tuyết Mai, Ban Thời sự, Đài Truyền hình VN, cho biết chị và đồng nghiệp bị cản trở, đập phá máy móc khi đang tác nghiệp tại xã Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sáng nay 13-6.

Nhóm phóng viên của VTV tới đây để ghi nhận tình trạng chiếm dụng hồ thủy lợi theo đơn thư tố cáo.

Đúng lúc êkíp đang có mặt tại hồ thủy lợi, hiện đã biến thành một “biệt phủ”, một xe bán tải đã lao thẳng về phía họ, nhà báo Tuyết Mai kể. Không đâm trúng người nhưng xe này đã đâm và nghiền nát máy quay của nhóm phóng viên VTV.

Hiện Công an huyện Sóc Sơn đang phối hợp với Công an thành phố Hà Nội làm rõ vụ việc, đã xác định được biển số xe. Quan điểm của cơ quan chức năng là xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm.

HẠNH NGUYỄN – QUANG THẾ

Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất?

0

TP – Nhiều ý kiến cho rằng, các số liệu báo cáo, thậm chí các trích dẫn tài liệu quốc tế được sử dụng không chính xác, thiếu nghiêm túc trong vấn đề hệ trọng như Tân Sơn Nhất. Điều đó tạo nghi ngờ việc cố tình không mở rộng Tân Sơn Nhất, giữ đất làm sân golf.

“Trích dẫn sai ý của ICAO”

Một trong những nội dung gây tranh cãi nhất xung quanh Sân bay Tân Sơn Nhất những ngày qua là công suất của đường cất hạ cánh tại sân bay này tới đâu, có cần xây thêm đường cất hạ cánh mới hay không?

TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, đã kỳ công đọc bản gốc các khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để tìm lời giải. Theo TS Phúc, Bộ GTVT đưa ra số liệu: Khoảng cách giữa hai đường băng của Tân Sơn Nhất chỉ có 365m, không đạt tiêu chuẩn của ICAO. Từ đó, khi nói về việc nâng cấp Tân Sơn Nhất, Bộ này cho rằng phải làm thêm một đường băng mới cách đường băng cũ khoảng 1.400m cho phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO, tương ứng phải giải phóng một vùng đất rộng tới 1.500ha và buộc phải di dời 140.000 hộ gia đình với khoảng 500.000 ngàn dân, chi phí di dời tới 9,1 tỷ USD.

Theo ông Phúc, ICAO không hề đưa ra “tiêu chuẩn” cho khoảng cách giữa hai đường băng, mà chỉ đưa ra khuyến nghị. Tại phụ lục 14 về cảng hàng không, trong chương 3, là phần khuyến nghị cho khoảng cách giữa hai đường băng song song. Khuyến nghị này rất chi tiết, liên quan đến mức độ lớn nhỏ của sân bay, chiều dài chiều rộng và đặc tính của đường băng, các chế độ cất hạ cánh độc lập hỗn hợp…

Áp dụng khuyến nghị này vào trường hợp cụ thể của Tân Sơn Nhất, có hai đường băng song song cấp 4D, dài 3.200m và 3.800m, hoạt động không độc lập, cất hạ cánh hỗn hợp (cả hai đường băng cho phép cất và hạ cánh), sẽ thấy rằng khoảng cách tối thiểu giữa hai đường băng phù hợp với khuyến nghị là 300m. Trong khi khoảng cách ở Tân Sơn Nhất là 365 m.

Đối với trường hợp hai đường băng song song hoạt động đồng thời và độc lập, và chỉ cất hoặc hạ cánh, ICAO khuyến nghị khoảng cách lớn hơn, từ 760m đến 1.400m. “Vì chỉ là khuyến nghị, chứ không phải “tiêu chuẩn” có tính bắt buộc, nên trên thế giới có nhiều sân bay quốc tế, công suất hàng chục triệu hành khách năm, nhưng khoảng cách giữa 2 đường băng song song còn nhỏ hơn 300m” – TS Phúc nói.

Ông Phúc nêu ví dụ, sân bay quốc tế San Francisco, California, có các chuyến bay đến khắp châu Mỹ và một cửa ngõ chính đến châu Âu, châu Á và châu Đại Dương. Năm 2007, sân bay này phục vụ 36 triệu hành khách, xếp hạng thứ 23 trong các sân bay bận rộn nhất thế giới. Thế nhưng hai đường băng song song của sân bay này chỉ cách nhau có 228m. Sân bay Mexico kết nối với hơn 100 điểm trên thế giới, phục vụ 32 triệu lượt khách mỗi năm. Hai đường băng song song của sân bay này chỉ cách nhau có 310m.

Theo tính toán của ông Phúc, nếu lấy phần đất của sân golf để làm thêm nhà ga, sân đỗ cộng với các biện pháp điều hành bay hiện đại, công suất của Tân Sơn Nhất có thể lên đến 80 triệu khách/năm. “Chúng tôi thấy rằng đang có việc gian dối, thiếu tinh thần khoa học trong khi đưa ra các nội dung quan trọng như Tân Sơn Nhất. Điều đó khiến chúng tôi không thể không đặt nghi ngờ việc bóp méo sự thật để bảo vệ sân golf hay vì mục tiêu đẩy nhanh xây dựng Long Thành”- ông Phúc nói.

Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất? ảnh 1
Sân golf (phần điện sáng) nhìn từ sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Bảo An.

Đừng để mọi việc rộ lên mới nghiên cứu 

Những ngày qua, lãnh đạo Giám đốc Cty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) lên tiếng phản hồi đề nghị xây dựng đường băng dài 2.600 m của PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (chuyên gia kỹ thuật hàng không) tại khu vực sân golf hiện nay. Cụ thể, ông Nguyễn Bách Tùng – Giám đốc ADCC cho rằng ngoài diện tích đường băng dài 2.600 m, hệ thống đường băng cần thêm diện tích hai đầu để lắp đèn dẫn đường, phần dự phóng ở cuối đường băng nên buộc phải giải phóng mặt bằng ngoài khu vực sân golf.

Về điều này, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói, chiều ngang của khu vực sân golf hiện nay rộng đến 3.000 m nên nếu quyết tâm làm họ không phải giải phóng quá nhiều, không đền số tiền để mở rộng Tân Sơn Nhất đến 9 tỷ USD như Bộ GTVT đưa ra.

Trước thông tin, Bộ GTVT và tư vấn thiết kế khẩn trương báo cáo Chính phủ đề xuất xây thêm đường băng, mở rộng ra phía sân golf, ông Tống nói: “Chúng tôi rất mừng Chính phủ, Quốc hội quan tâm đến các đề xuất tâm huyết của mình. Nhưng dù sao, các nghiên cứu của chúng tôi dừng lại ở tổng thể. Doanh nghiệp tư vấn thiết kế họ có các công cụ nghiên cứu, đáng ra họ phải đưa ra trước, không nên để Quốc hội và các chuyên gia lên tiếng gay gắt họ mới vội vàng nghiên cứu”.

“Chúng tôi cũng ngại nhất việc họ nghiên cứu vội vàng vài ngày, các cơ quan nhà nước cũng căn cứ vào nghiên cứu của họ để bác bỏ hay đồng thuận. Chúng tôi muốn họ đưa ra phương án phải có những tính toán với các con số cụ thể vì họ được trả tiền để làm việc đó, không thể nói xuông được” – PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đề nghị.

Theo một nguồn tin cho hay, chiều 12/6, Bộ GTVT báo cáo Chính phủ về phương án mở đường cất hạ cánh, nhà ga trên diện tích sân golf hiện nay theo đề nghị của các chuyên gia. Cụ thể, Bộ GTVT tập trung giải trình về tính khả thi của phương án xây dựng đường băng có chiều dài 2.600 m và nhà ga bằng việc giải tỏa sân golf theo đề xuất của PGS.TS Nguyễn Thiện Tống và một số chuyên gia hàng không khác.

Trong bài viết về thực trạng sân bay Tân Sơn Nhất đăng ngày 11/1/2008, Tiền Phong đã cảnh báo, có đoạn: “Chắc chắn là sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục được khai thác kể cả khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác. Vậy tại sao lại không phát triển Tân Sơn Nhất lên tối thiểu 30 triệu hành khách/năm, thậm chí 50 triệu hành khách/năm bằng quỹ đất đang dự kiến làm sân golf?”.

Khai thác chưa hiệu quả     

Thạc sỹ Nguyễn Phụng Tâm Phúc, kỹ sư trưởng hàng không Emirates (sân bay Kennedy, New York) đặt vấn đề: Tại sao không mở rộng Tân Sơn Nhất để tận dụng vị trí hiện có? Các nước khác sẵn sàng tốn rất nhiều tiền của để đắp sông, lắp biển để có vị trí và diện tích hữu dụng xây dựng sân bay gần trung tâm thành phố. Ta có lợi thế cạnh tranh như vậy lại ngại tốn thêm tiền của để tái đầu tư, mở rộng và phát triển?

Ông Phúc cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất quản lý khai thác dịch vụ không hiệu quả nên chưa khai thác được toàn bộ công năng. Tân Sơn Nhất chỉ sử dụng một mặt tiền cho tất cả các dịch vụ, trong khi các sân bay ở nước ngoài tận dụng triệt để ít nhất 2 mặt ngoài của sân bay cho các dịch vụ khai thác để giảm tải. “Tân Sơn Nhất có thể duy trì vị trí nhà ga hiện tại hoán chuyển làm nhà ga quốc nội, đồng thời phát triển mặt Bắc của sân bay, tận dụng đất sân golf, trục đường Quang Trung-Tân Sơn giải tỏa để xây nhà ga quốc tế mới hoặc xây nhà ga mới trong diện tích đất của Tân Sơn Nhất dưới dạng nhà ga vệ tinh (satellite terminal)”, ông Phúc đề xuất.

Huy Thịnh

Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL: “Quy hoạch Sơn Trà đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền”

“Quan điểm của chúng tôi về phát triển du lịch Sơn Trà là bền vững, bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học nổi bật, gắn phát triển với bảo tồn nhưng ưu tiên bảo tồn”, ông Thiện nói.
13/06/2017 04:17 PM
Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL: "Quy hoạch Sơn Trà đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền"

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: Quochoi.vn

“Quan điểm của chúng tôi về phát triển du lịch Sơn Trà là bền vững”

Đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu rõ, là người trực tiếp phụ trách lĩnh vực du lịch, đề nghị Bộ trưởng cho biết, việc lập, thẩm định, phê duyệt khu du lịch Sơn Trà đã đúng quy trình, thủ tục chưa, bảo đảm thống nhất khả thi không?

Dựa vào tiêu chí nào để đưa ra con số 1600 phòng? Đồng thời quan điểm xử lý của Bộ trưởng với các dự án trên bán đảo Sơn Trà như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho hay, cơ sở quy hoạch đối với khu du lịch Sơn Trà được thự hiện căn cứ vào Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch VN đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt.

Theo chiến lược quy hoạch khu du lịch Việt Nam cũng xác định bán đảo Sơn Trà là 1 trong 47 địa điểm có tiềm năng phát triển thành khu du lịch Quốc gia.

Căn cứ 2 văn bản đó thì Bộ với sự thống nhất của TP Đà Nẵng đã cho phép tiến hành lập quy hoạch, bởi vì khu du lịch Quốc gia phải được quy hoạch“, Bộ trưởng Thiện nêu.

Quá trình lập quy hoạch, theo Bộ trưởng Thiện, năm 2014, Bộ đã lập quy hoạch và 2016 trình Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình lập quy hoạch, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với UBND TP Đà Nẵng ở tất cả các khâu từ lập đề cương nhiệm vụ, khảo sát thực địa, thông tin đến hình thành ý tưởng…

Sau đó, Bộ cũng đã gửi dự thảo quy hoạch và nhận được góp ý của 11 Bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao và phía TP Đà Nẵng….

Các ý kiến cơ bản thống nhất với dự thảo quy hoạch và sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngànhvà TP Đà Nẵng thì Bộ đã tổ chức thẩm định, hoàn thiện đề án quy hoạch, dẫn kết luận của Hội đồng thẩm định là các chuyên gia, lãnh đạo đơn vị và trình Thủ tướng phê duyệt.

Có thể khẳng định quy hoạch được lập, trình phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và phù hợp với pháp luật có liên quan cũng như chiến lược quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, đồng thời, điều chỉnh chung quy hoạch Đà Nẵng đến năm 2020 tầm nhìn 2030 được Thủ tướng phê duyệt“, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhân câu hỏi này, ông Nguyễn Ngọc Thiện cũng nói muốn trình bày thêm, khu vực này có hơn 4.000 ha, quy hoạch du lịch điều chỉnh 1.056 ha, vì theo quy định, đối với khu du lịch Quốc gia không thể ít hơn 1.000 ha.

Ông cũng thông tin, trước khi Chính phủ ban hành quy hoạch, TP Đà Nẵng đã cấp phép cho 11 dự án du lịch ở Sơn Trà với hơn 5.000 phòng. Đến khi quy hoạch, số phòng rút xuống còn 1.600. Sau đó, có đề xuất tiếp tục đưa quy mô phòng lưu trú xuống thấp hơn nữa.

“Với Sơn Trà, báo cáo Quốc hội, tôi rất trăn trở. Trước đây tôi công tác ở Huế, có một dự án tương tự là đồi Vọng Cảnh nên rất thấm thía“, ông Thiện nói và khẳng định tinh thần cầu thị lắng nghe ý kiến về quy hoạch du lịch Sơn Trà.

Quan điểm của chúng tôi về phát triển du lịch Sơn Trà là bền vững, bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học nổi bật, gắn phát triển với bảo tồn nhưng ưu tiên bảo tồn“, Bộ trưởng nói và nêu rõ từ 1.600 phòng trong quy hoạch có thể giảm tiếp song giảm bao nhiêu thì phải có căn cứ cụ thể.

Đề cập việc Đà Nẵng đã cấp phép cho hơn 5.000 phòng lưu trú, vậy khi giảm số phòng thì xử lý thế nào, ông Thiện trả lời: “Số phòng lưu trú tới đây có thể sẽ giảm rất thấp, trách nhiệm xử lý theo quy định thuộc TP Đà Nẵng và Bộ sẽ phối hợp với địa phương trong quá trình này“.

 “Là người đứng đầu tôi xin nhận trách nhiệm” 

Phát biểu 3 phút trước khi các ĐBQH đặt câu hỏi chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã nhắc lại những sự việc xảy ra gần đây liên quan đến công tác quản lý Nhà nước tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Tổng cục Du lịch.

Cho dù bất cứ nguyên nhân, lý do gì cũng thực sự đáng tiếc và đây là bài học sâu sắc với công tác quản lý Nhà nước, ngành. Là Bộ trưởng tôi xin nhận trách nhiệm người đứng đầu đối với những sự việc đó“, Bộ trưởng Thiện nói.

Ông cho biết thêm, hiện Bộ đã và đang tập trung quyết liệt để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế, đổi mới tư duy công tác quản lý, kiện toàn công tác cán bộ, nâng cao kỷ luật chuyên môn, đạo đức công vụ, phương pháp điều hành trong thực thi công vụ để công tác quản lý hiệu quả hơn.

ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) thắc mắc: “Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói đến hạn chế của hoạt động văn hóa đều xoay quanh năng lực của cán bộ công chức. Tuy nhiên, trong các giải pháp lại không nêu việc giải quyết hạn chế đó, tức là thanh lọc cán bộ, con người?“.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, những sự việc xảy ra vừa rồi trước hết có thể nói là do năng lực cán bộ và nếu cán bộ có năng lực quản lý thì không xảy ra như vậy.

Việc thu hồi cho phép 5 bài hát và cập nhật 300 bài hát lên website có những cái sai nghiệp vụ rất sơ đẳng của quản lý Nhà nước. Người ta không yêu cầu cập nhật thì lại cập nhật, rồi cập nhật vào chỗ không đúng…

Đó là cái sai không đáng có… Rồi các sự việc liên quan đến Tổng cục Du lịch…“, ông Thiện nói.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, hiện Bộ đã kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể có liên quan, xác định nguyên nhân tại đâu và có những giải pháp nâng cao năng lực quản lý.

Mỏi mòn chờ tiền đền bù của Formosa, người nuôi tôm cầu cứu Chính phủ

Dân trí: Chưa nhận được bất cứ một khoản tiền nào từ số tiền đền bù của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), các doanh nghiệp và người nuôi tôm ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vốn đã chịu thiệt hại nặng nề nay càng thêm ngắc ngoải. Trong bối cảnh quá khó khăn, doanh nghiệp, người dân đồng loạt ký tên, gửi đơn cầu cứu Chính phủ.

Ngắc ngoải chờ tiền đền bù

Với quy mô được cấp phép 194,5 ha, trong đó 66 ao nuôi trên diện tích 86 ha, Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh (GBH) là doanh nghiệp được cho là đứng đầu khu vực miền Trung về nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên đất cát bằng công nghệ EM vi sinh.

Trải qua vài vụ nuôi ban đầu thắng lợi, vào vụ 1 của năm 2016, khi đang chuẩn bị thu hoạch thì sự cố môi trường do Formosa xả thải ập đến khiến toàn bộ diện tích 66 ao ở hai khu nuôi tại xã Kỳ Phương và Kỳ Nam bị thiệt hại nặng nề.

Tính từ ngày 10/4 đến ngày 28/5, tổng cộng có 252,5 tấn tôm của công ty bị chết sạch. Toàn bộ số lượng tôm giống đang sản xuất tại trại giống của công ty đều bị chết hoặc phải phóng sinh ra biển vì không có khách hàng mua do lo sợ con giống bị nhiễm độc. Tổng thiệt hại trực tiếp của công có xác nhận bằng văn bản của chính quyền địa phương là 41 tỷ đồng.

Hình ảnh tôm chết la liệt tại các ao nuôi của Công ty Growbest Hà Tĩnh vào tháng 4/2016 được PV Dân trí ghi lại.
Hình ảnh tôm chết la liệt tại các ao nuôi của Công ty Growbest Hà Tĩnh vào tháng 4/2016 được PV Dân trí ghi lại.

Từ sau sự cố trên GBH đã thực sự rơi vào thảm trạng ngắc ngoải. Do nằm ngay sát khu vực xả thải của Formosa nên GBH đã phải đóng cửa dài hạn, tìm phương án tối ưu hơn mới có thể khởi động lại khu nuôi Kỳ Phương. Trong khi đó khu nuôi Kỳ Nam, dù công ty đã rất nỗ lực, trong đó có giải pháp pha nước tốn kém, nhưng hoạt động sản xuất vẫn gặp rất nhiều khó khăn, các vụ nuôi liên tiếp thất bại.

“Từ sau sự cố môi trường công ty chúng tôi đã mất trắng hơn chục tỷ đồng trong việc tái nuôi. Sản xuất bị đình đốn, mỗi tháng chi phí cho công nhân và các chi phí khác lên tới nửa tỷ đồng. Khó khăn quá, buộc chúng tôi phải cho phân nửa kỹ sư, công nhân tạm nghỉ việc” – đại diện của GHB thông tin.

Điều khiến GBH bất bình là cho đến lúc này doanh nghiệp vẫn chưa nhận được bất kỳ một khoản tiền nào từ số tiền đền bù của FHS. “Chúng tôi thiệt hại hàng chục tỷ đồng, có xác nhận của địa phương, tuy nhiên áp dụng theo định mức đền bù theo QĐ 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì GBH chỉ được 9,6 tỷ đồng” – đại diện của GHB cho hay.

Sau sự cố môi trường biển, công ty Growbest Hà Tĩnh đã cho đóng cửa khu nuôi ở Kỳ Phương nằm sát nách khu công nghiệp Formosa.
Sau sự cố môi trường biển, công ty Growbest Hà Tĩnh đã cho đóng cửa khu nuôi ở Kỳ Phương nằm sát nách khu công nghiệp Formosa.

Chấp thuận mức đền bù trên nhưng theo lãnh đạo GBH, đến nay GHB vẫn chưa nhận được bất cứ khoản tiền nào.

Tình cảnh khó khăn của GHB cũng là thực trạng chung của doanh nghiệp, bà con nuôi tôm ở khu vực khu kinh tế Vũng Áng. Cho đến lúc này hầu hết các doanh nghiệp, người dân nuôi tôm ở đây không còn khả năng chi trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng, tiền thuế nhà nước, tiền bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động 5-6 tháng, thiếu vốn sản xuất năm trầm trọng.

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang đứng trước nguy cơ phá sản cao, kéo theo hàng ngàn lao động bị thất nghiệp.

Cầu cứu Chính phủ

Trước những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp, người nuôi tôm khu vực KKT Vũng Áng vừa đồng loạt ký tên, gửi đơn cầu cứu tới Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung.

Trong đơn, người dân bày tỏ sự bức xúc: “Trong khi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế đã đền bù xong hoặc ít nhất là đã đền bù 2/3 số tiền bị thiệt hại cho các doanh nghiệp và bà con nuôi tôm từ trước Tết Nguyên đán; tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh dù các cơ quan chức năng thuộc hội đồng đền bù của thị xã và tỉnh Hà Tĩnh đã rà soát kiểm tra, thẩm định nhiều lần, đến nay các doanh nghiệp và bà con nuôi tôm vẫn chưa nhận được bất cứ một đồng đền bù nào”.

Bức xúc vì chưa nhận được tiền đền bù của Formosa, nhiều doanh nghiệp, cơ sở nuôi tôm tại Vũng Áng gửi đơn cầu cứu tới Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.
Bức xúc vì chưa nhận được tiền đền bù của Formosa, nhiều doanh nghiệp, cơ sở nuôi tôm tại Vũng Áng gửi đơn cầu cứu tới Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

Các chủ cơ sở nuôi tôm phản ánh việc triển khai xác lập hồ sơ đền bù quá cứng nhắc, bất cập khiến người dân khó đáp ứng, và là nguyên nhân khiến tiền đền bù của Formosa vẫn chưa thể về tay người dân.

Cụ thể, theo các chủ cơ sở nuôi tôm, tại thời điểm tôm chết, do chưa có văn bản nào hướng dẫn cho doanh nghiệp và bà con nuôi tôm lập hồ sơ xác nhận nên người nuôi tôm chỉ biết yêu cầu các cơ quan chính quyền địa phương lập văn bản xác nhận tôm chết theo số lượng tấn, tạ, hoặc tôm chết đồng loạt, chết toàn bộ… Thế nhưng đến khi lập hồ sơ đền bù thì Hội đồng đền bù lại yêu cầu phải có xác nhận theo tỷ lệ tôm chết trên 70% ngay tại thời điểm xảy tình trạng tôm chết thì mới được đền bù.

Sau khi chủ cơ sở nuôi tôm làm lại hồ sơ như yêu cầu, Hội đồng đền bù không chấp nhận với lý do: văn bản xác nhận phải là ngay tại thời điểm tôm chết, còn xác nhận bổ sung thì không chấp nhận.

Ngoài ra, theo chủ các cơ sở nuôi tôm, do tình trạng cán bộ nằm trong Hội đồng bồi thường lo sợ bị kỷ luật, nên đã xảy ra tình trạng cấp trên “không tin tưởng” cấp dưới, hồ sơ trình lên hoặc bị trả về, hoặc bắt cam kết bằng văn bản, bút tích để quy trách nhiệm. Đây cũng là lý do khiến tiền vẫn chưa về với người dân.

“Hàng trăm hộ nuôi trắng tay, đang đứng trước nguy cơ phá sản, mất nhà ở, dẫn đến tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng kích động tạo ra sự mất an ninh trật tự trên địa bàn. Vì thế chúng tôi mong Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ cho doanh nghiệp, bà con nuôi tôm thị xã Kỳ Anh vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này”– lá đơn kiến nghị Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

Hà Phương

Hòa Bình lên tiếng về vụ thất thoát 255 tỷ đồng

0
Báo Đất Việt.
(Tin tức thời sự) – UBND tỉnh Hòa Bình đang triển khai thực hiện Kết luận của Thanh tra chính phủ về những sai phạm trong quản lý sử dụng đất.

Liên quan đến  kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong quản lý sử dụng đất và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 2004-2014), thông tin với Đất Việt ngày 9/6, UBND tỉnh Hòa Bình cho biết:

Tỉnh này đã và đang chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai, thực hiện Kết luận của Thanh tra Chính phủ số 3118/KL-TTCP ngày 23/11/2016 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc.

Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 5/2017 đã nêu rõ nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng đất và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, đồng thời yêu cầu xử lý các sai phạm trên 255 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Thanh tra chính phủ kiến nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hoa Binh len tieng ve vu that thoat 255 ty dong
Phối cảnh Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long

Cụ thể, tại dự án Khu dân cư Bắc đường Trần Hưng Đạo (TP.Hòa Bình), quy mô hơn 24 ha do Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và KCN Sông Đà làm chủ đầu tư.

TTCP phát hiện UBND tỉnh Hòa Bình đã cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng hơn 7.700 m2 đất vốn được quy hoạch là đất công trình cơ quan sang mục đích làm nhà hàng khách sạn với giá trị chuyển nhượng hơn 20 tỉ đồng.

Trong khi đó, tại các lô đất có quy hoạch là đất dịch vụ được chủ đầu tư chuyển nhượng cho một số doanh nghiệp xây trụ sở, hưởng khoản chênh lệch so với thuế sử dụng đất đã nộp gần 10 tỉ đồng.

TTCP cho biết, trên một số lô đất quy hoạch là đất cây xanh hiện đã bị các doanh nghiệp sử dụng để làm sân tennis, nhà phụ trợ.

Thanh tra Chính phủ cho rằng số diện tích đất của dự án đã tính thu tiền sử dụng đất là 80.600m2; số diện tích đất ở chưa tính tiền sử dụng đất là 5.650m2.

”Theo đó các sở ngành của UBND tỉnh Hoà Bình đã không tính tiền sử dụng đất với số tiền trên 30,5 tỷ đồng, gây thất thoát ngân sách nhà nước”,Thanh tra Chính phủ khẳng định.

Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, công tác quản lý đất đai và đầu tư xây dựng tại Dự án khu dân cư Bắc đường Trần Hưng Đạo thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc chủ đầu tư dự án chuyển nhượng đất đai trái phép, sử dụng đất đầu tư xây dựng công trình không đúng mục đích, không phù hợp, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tiến hành thanh tra tại dự án Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long thuộc huyện Lương Sơn do Công ty CP đầu tư xây lắp dầu khí Hòa Bình làm chủ đầu tư, Thanh tra Chính phủ cho biết, từ việc xác định giá thu tiền sử dụng đất, trong đó số tiền trả lãi vay không đúng nêu trên, làm cho tổng chi phí phát triển tăng, dẫn đến số tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước giảm 101,5 tỷ đồng, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Kết quả kiểm tra cũng cho biết, UBND tỉnh Hòa Bình đã lạm dụng tình trạng khẩn cấp, chỉ định thầu sai quy định gây thất thoát cho ngân sách nhiều tỷ đồng. Điển hình tại dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị sông Bôi, việc chỉ định thầu đã được thực hiện ở gói thầu tư vấn, khảo sát trị giá 6,7 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân qua các thời kỳ có liên quan tới những sai phạm trên.

Cụ thể là trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế, Văn phòng UBND tỉnh, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và Thường trực tỉnh Hoà Bình.

Thùy Dương

Formosa: Vết chém thấu tim dân tộc Việt

RFA

Che chắn và trấn áp tiếng dân

Trong khi những xí nghiệp lỗi thời ô nhiễm cao như khoáng sản, luyện kim, điện than, hóa chất, bị kiểm soát chặt chẽ và tẩy chay khắp thế giới, Việt Nam lại hoan hỉ chào đón họ, cho họ chốn vạn đại dung thân 50 đến 70 năm. Khi tai họa đổ ra, dân chúng tố cáo các vi phạm của họ, chính quyền lại che chắn cho họ và trấn áp tiếng dân. Chính sách phát triển hiện nay là đầu tư và đầu tư bất chấp tác động nặng nề và lâu dài trên môi sinh con cháu phải gánh chịu.

Nhà máy luyện thép Hưng Nhiệp của công ty Formosa là một dự án đại quy mô trên thế giới, với công suất khởi đầu 7,5 triệu tấn/năm và số vốn 15 tỉ USD, tự nó xếp hàng thứ 18 nếu so sánh về khả năng sản xuất thép của các quốc gia trtên thế giớị. Khi xây dựng họ đã xả nước thải ô nhiễm ra biển Hà Tĩnh gây ra thảm trạng cá chết trải rộng 200 km duyên hải Trung Việt một năm trước đây. Công Ty Formosa đã nhận lỗi và thoả thuận với chính quyền Việt Nam bồi thường 500 triệu USD dù giới chuyên gia thẩm định thiệt hại có thể cao hơn cả trăm lần.

Cho đến nay, môi sinh biển vẫn chưa hồi phục, hải sản chưa an toàn và đơn tố cáo và khiếu nại của dân không được xét xử. Chính quyền gần đây đã nhìn nhận phải 50 năm hay lâu hơn biển mới hy vọng được phục hồi và đã kiểm tra Formosa buộc họ khắc phục mọi lỗi lầm trước khi cho hoạt động. Vừa qua chính quyền tuyên bố Formosa đã khắc phục 52 trong 53 vi phạm, dù chưa hoàn chỉnh vẫn cho phép Formosa đi vào hoạt động.

Lỗi thứ 53 là Formosa là một vi phạm cố ý có tính hình sự, vì đã âm thầm tráo đổi kỹ thuật của lò dập cốc (có mục đích dập lửa và làm nguội) thay vì dùng khí trơ khô lại đổi thành nước ướt để tăng lợi nhuận. Đó là một hành vi gian lận mờ ám vì ô nhiễm từ kỹ thuật ướt xả ra cao hơn kỹ thuật khô hai đến ba lần và sản lượng thép làm ra được lại kém đi mất 20%. Ô nhiễm giúp Formosa tăng lợi nhuận nhưng dân cư phải trả giá bằng sức khoẻ, giảm tuổi thọ và sống trong môi sinh suy thoái không thể vãn hồi.

Không ý thức trách nhiệm

lohoibuc-1496219315219-622.jpg
Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ ở lò cao số 1 của Công ty Formosa. Courtesy NLĐ

Sau thảm trạng môi sinh biển năm ngoái, dân cư mong đợi chính quyền và Formosa rà soát lại toàn bộ quy trình và thiết kế nhà máy để bảo đảm không cho ô nhiễm nhà máy khuếch tán ra ngoài mất kiểm soát trong mọi tình huống. Nhưng cả Formosa và chính quyền đã không có khả năng, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm để tiên liệu và đối phó với nhà máy đầy ô nhiễm bất kham này. Chỉ một ngày sau khi long trọng cho nhà máy bắt đầu hoạt động đã xảy ra một vụ cháy và tiếng nổ vang xa ba km vẫn còn nghe thấy.

Việc không dừng ở đó, vì chính quyền điều tra và kết luận rằng thiết bị lọc bụi tại lò vôi bị vỡ gây ra, và nổ lò vôi là bình thường. Giải thích này hoàn toàn phi cơ sở khoa học và mang dấp dáng một màn the che chắn thiếu trình độ.

Hình trên cho là nơi gây nổ cháy nhưng không có một chút vết tích khói bụi cháy bám vào. Vôi không phải là chất cháy được, bụi vôi không có trong danh sách bụi có khả năng cháy. Hình ảnh bụi khói bốc lên nghi ngút trong ánh lửa bao cả nhà máy là chứng cớ phản ứng cháy của nhiên liệu có nhiệt lượng cao. Như thế, lò vôi không chỉ chứa vôi phải chứa nhiên liệu; nhiên liệu trộn vào có thể chỉ vì tắc trách của nhân công, hay do hệ thống lọc bụi vôi hút cả bụi than nơi khác trộn lẫn vào, do thiết kế hay nhà thầu thực hiện sai lầm.

Giả thuyết nổ cháy do vôi là phản khoa học phải bác bỏ, giả thuyết do bụi than có khả năng tin cậy cao nhất vì quy trình lò luyện cốc cần cả vôi và than tại nhà máy. Thực vậy, than đá là chất dễ bắt cháy, bụi than nhỏ sẽ có nhiều diện tích mặt tiếp xúc với oxy nên bụi than có nguy cơ nổ cháy rất cao. Nếu bụi than bị hút chung vào hệ thống lọc bụi vôi khi nồng độ than đủ 60g/m3 và chạm phải nguồn lửa (Ignition sources) chạm mặt có nhiệt độ ở 540 C là đủ điều kiện để nổ.

Giả thuyết tin cậy thứ hai  là khi hệ thống cung cấp điện trong nhà máy không được thiết kế bằng những thiết bị an toàn chế tạo chỉ để dùng trong khu vực có nguy cơ nổ cháy (classified electrical devices), những nơi có bụi than hay khí đốt cháy (flammable gas) nếu dùng thiết bị điện loại thường sẽ “spark” phát lửa và gây ra cháy nổ.

Những vấn đề môi sinh từ Formosa có thể khắc phục không? Không vì vài lý do sau:

1.Không thể khắc phục vì đầu tư vào dự án này không còn hiệu quả kinh tế. Hiện nay thị trường thép thế giới chỉ tiêu thụ được nửa công suất các nhà máy thép đang hoạt động. Không chủ đầu tư nào lại bỏ thêm hàng trăm triệu vốn bảo vệ môi sinh để phải gánh lỗ hơn lên.

2.Không thể khắc phục vì trình độ văn hoá chuyên môn và kinh nghiệm của Formosa và chính quyền không đủ khả năng để tiên liệu và giải quyết tận gốc các sự cố kỹ thuật phức tạp.

3.Không thể khắc phục vì hệ thống tư pháp không độc lập nên không áp chế được chính quyền và xí nghiệp. Chính vì thế thương lượng với chính quyền là đáp án nhanh chóng, dễ dàng và ít tốn kém nhất cho xí nghiệp như món tiền 500 triệu năm ngoái.

4.Không thể khắc phục khi Việt Nam vẫn tin vào 16 chữ vàng.

Khách không bỏ rác nhà mình nếu mình không mời họ mang vào, cả nước đều biết rõ nếu khắc phục được bốn nguyên nhân trên, đất nước sẽ được trở về lộ trình bền vững, chính quyền sẽ được lòng 90 triệu dân và đầu tư bền sạch sẽ đổ vào.

Phạm Phan Long

Viet Ecology Foundation

—–

Notes:

1.RFA tường trình bản tin về Formosa: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/formosa-blast-cl-06012017073823.html giúp chia sẻ ý kiến dân cư nhưng cũng giúp chính quyền che đậy sự thật vì không phân tích lời giải thích của chính quyền về nguyên nhân vụ nổ hoàn toàn phi khoa học. Hy vọng RFA giúp sớm phổ biến bài nhận định vừa gởi để sự thật được sáng tỏ hơn.

Thuan Van Bui ĐIỂM TIN VÀ BINH LOẠN (Ngày 13/6/2017)

0
Ảnh : Van Trang

1. Chuyện sân bay Tân Sơn Nhất lấn chiếm và xây trái phép trong sân golf của quân đội:

– Báo Điện tử của Chính Phủ: “Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vì lợi ích cao nhất”. https://goo.gl/JvJVk7

– Thanh Niên có bài: “Cục Hàng không: Tân Sơn Nhất có thể xây thêm đường băng số 3”. https://goo.gl/0y6Dld

– Vietnamnet: “Dừng mọi công trình trong sân golf, nghiên cứu mở đường băng số 3 Tân Sơn Nhất”. https://goo.gl/bzBTKg

– Dân Trí: “Thu hồi đất sân golf để mở rộng sân bay là giải pháp căn cơ”. https://goo.gl/AUAMfD

– Tiền Phong tiếp tục có bài vả vào mồm ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa và mấy tướng tá quân đội muốn giữ sân golf: “Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất?”. (Thiếu chính xác có thể hiểu nôm na theo ngôn ngữ dân dã là báo cáo láo, xằng bậy). https://goo.gl/HQWTgZ

– Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: “Mở rộng Tân Sơn Nhất: Nếu vào sân golf sẽ thu hồi”. (Xin lưu ý phát biểu của ông Mai Tiến Dũng có chữ “nếu” và hôm qua Thiếu tướng Lâm Quang Đại cũng có kiểu phát biểu nửa vời như thế. Việc này có thể hiểu: Sẽ mở rộng sân bat TSN, nếu chạm đến sân golf thì thu hồi, nếu không chạm thì thôi, vẫn để sân golf đó). https://goo.gl/7SENs7

(Nói tóm lại, chưa có gì là rõ ràng, chắc chắn trong việc này. Quân đội vì miếng bánh quá lớn, quá ngon nên không muốn buông và tìm mọi cách giữ, cố thủ rất kiên cường ở “tập đoàn cứ điểm sân golf Tân Sơn Nhất”. Còn bên chính phủ cũng không dám làm căng với mấy ông tướng quân đội, ông Bí thư quân ủy trung ương thì chưa hé răng nên không ai dám căng. Giá như quân đội cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo anh dũng bất khuất như khi thà hi sinh tất cả để kiếm ăn thì dân được nhờ biết mấy).

2. Báo Tuổi Trẻ đã rất kiên cường, đi đầu và chấp nhận rủi ro khi đối đầu với lợi ích của những tay tướng tá bụng phệ và phe nhóm lợi ích phía sau. Mãi khi sự việc gần ngã ngũ thì các báo khác mới “dám” lên tiếng. Không thể không có lời khen tặng dành cho tờ Tuổi Trẻ. Nhưng ngaytối qua, tờ báo này đã lên bài viết làm lu mờ tất cả những thành công trước đó. Bài viết nhan đề: “Cám ơn Thủ tướng quyết định hợp lòng dân”, sáng nay, tiêu đề bài viết đã sửa lại thành: “Một quyết định hợp lòng dân!” để giảm bớt độ nịnh thối, bưng bô. (Tất nhiên, báo chí cách mạng sẽ luôn giữ “định hướng” cách mạng. Nhiều người nghi ngờ loạt bài viết về chuyện sân golf là nhắm đến ông X vì chính ông ta là người ký quyết định lập sân golf trong sân bay. Thực hư ra sao cần theo dõi thêm). https://goo.gl/hqHCyD

3. Các bài viết liên quan đến chuyện dinh thự khủng của cán bộ Yên Bái đã lắng xuống. Hôm nay rất ít báo đưa tin về chuyện này. Hôm qua Tuổi Trẻ có bài: “Yên Bái cam kết làm nghiêm vụ đất rừng thành cụm biệt thự”. (Điều này là hợp lý, vì đảng, nhà nước sẽ phải hãm báo chí lại tránh để lộ bí mật. Và mọi thứ sẽ lại đúng quy trình, quy định. Còn chuyện thanh tra vớ vẩn gì đó do tỉnh này tự làm cũng vứt đi). https://goo.gl/mRjqLl

4. Chuyện tàu vỏ thép đểu, máy đểu, trang thiết bị đểu cho ngư dân miền Trung bám biển vẫn thu hút báo chí:

– Người Lao Động: “Đại biểu QH lo về tàu vỏ thép, Bộ trưởng nói vẫn an toàn, hiệu quả”. (Vâng tàu vỏ thép đểu chưa ra khơi đã rách nát, máy móc dựng không chính hãng, các trang thiết bị không đạt chuẩn mà tay Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vẫn cho rằng nó “an toàn, hiệu quả” thì hết lời để nói với ông này rồi. Dân sẽ tin nó an toàn hiệu quả nếu ông đưa cả gia đình lên những con tàu đểu đó và đẩy ra cách bờ 200km rồi để đấy cho ông vận hành, đánh cá, sinh sống). https://goo.gl/hcsI8c

– Zing: “An ninh kinh tế vào cuộc điều tra vụ tàu cá vỏ thép chục tỷ nằm bờ”. https://goo.gl/8LOyNL

– Thanh Niên có bài: “Vụ tàu cá vỏ thép hư hỏng: Bảo Minh né trách nhiệm?”. (Ngoài chuyện công ty đóng tàu làm đểu, khi những còn tàu đểu này bị hỏng hóc làm ngư dân bị thương, bị thiệt hại thì công ty Bảo hiểm Bảo Minh lại né tránh và định không đền bù tiền bảo hiểm. Một hệ thống dối trá và lừa đảo người dân đang hiện hữu). https://goo.gl/IUi2St

– Dân Trí: “Vụ tàu vỏ thép hư hỏng: Đủ điều kiện xử lý hình sự?”. https://goo.gl/ap31K7

(Chuyện công ty Nam Triệu- Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, đứng đầu là Đại tá Công an Đặng Ngọc Oanh đóng tàu đểu để cho ngư dân bám biển, giữ chủ quyền có lẽ sẽ nhanh chóng chìm xuồng. Các động thái như: Đe dọa chủ tàu và gia đình; đút tiền kết hợp đe dọa để cho các chủ tàu rút đơn kiện… là những nghiệp vụ rất quen thuộc của ngành công an. Thứ nữa, việc này lại giao công an điều tra xử lý thì chả khác gì quăng sự việc vào sọt rác và chìm xuồng. Chuyện công an điều tra xử lý công ty của công an còn hài hước hơn chuyện Yên Bái lập đoàn thanh tra để “nghiêm túc” làm rõ dinh thự của em trai bí thư tỉnh ủy đồng thời cũng là quan to của tỉnh. Kết quả chưa có nhưng người dân hoàn toàn có thể suy đoán chính xác. Bản chất sẽ không thể thay đổi).

5. Khoảng 17h chiều nay, đồng loạt rất nhiều báo đưa tin: “Khởi tố điều tra vụ án hình sự bắt giữ người trái pháp luật tại xã Đồng Tâm”. (Cuối cùng điều phải đến đã đến, bản chất của “chúng nó” vẫn bị lột ra. Chuyện này không nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Không sớm thì muộn chúng cũng sẽ “trừng trị” những người dân dám động vào miếng ăn mà chúng đã nhắm tới, đụng đến “sĩ diện”, động đến tính háo thắng của chúng. Đây là việc hoàn toàn không bất ngờ). https://goo.gl/7DgHnV

6. Bộ trưởng VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện nhận trách nhiệm trước QH. (Bộ VH-TT-DL đã sản sinh ra nhiều cán bộ thuộc đẳng cấp “đỉnh cao trí tuệ” như: Ông Chương cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn với những lùm xùm cấm hát, cấp phép bài hát lung tung; hay gần đây là tay thứ trưởng Ái với văn bản đòi xử người phản biện hay mấy ông khác nữa. Nói chung, với bộ máy thể chế hiện nay, Việt Nam nên khai tử Bộ Văn Hóa vì cả một hệ thống khổng lồ này làm gì có văn hóa mà cần quản lý?). https://goo.gl/7CiM9H

7. Vietnamnet có bài viết: “Hải Dương:Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ tỉnh không có bằng cấp 3”. (Bảo vệ chính trị nội bộ thì cần gì bằng cấp 3 nhỉ? Cái hay ở đây là dù không có bằng cấp 3 nhưng ông Phạm Trung Thành Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương vẫn có bằng Đại học Luật. Sự việc này có lẽ là rất bình thường vì một ông dối trá làm việc trong một bộ máy dối trá khổng lồ là đúng chỗ, đúng nơi, đúng quy trình. Người dân cũng đã quá quen thuộc với những chuyện dối tá từ bé đến lớn hoặc đến mức dối trá khủng khiếp rồi, chuyện lòi ra thêm một vài hay vài trăm ông dối trá cỡ trung trung thế này cũng chỉ là tin bình thường). https://goo.gl/hjjirJ

8. Trên báo CAND có bài viết: “Học làm chiến sĩ Công an” để biết thêm sẻ chia và yêu thương”. (Chương trình này dành cho trẻ em mới ghê. Không hiểu các bậc cha mẹ muốn cho con học gì từ các chiến sĩ công an? Học núp lùm, học cướp bánh mỳ nước lọc, học bảo kê xe trên khắp các nẻo đường hay học những lời lẽ đe dọa vô văn hóa được văng vào người dân? Nếu để con cái học canh cửa, chặn ngõ, học đánh lén, khủng bố, học những trò “giơ cao chân, vung tay trúng má” hay học “tự va vào gậy”? Đừng để trẻ em phải học những trò kinh khủng như: Tự treo cổ bằng dây giày, hay dây sạc điện thoại; tự dùng dao rọc giấy để cắt 2 nhát chí mạng cùng với cái đầu móp méo; đừng để trẻ nhỏ phải học sự dối trá như “tự đập đầu, đập mặt vào bàn”. Những lớp học “chia sẻ yêu thương” kiểu này sẽ càng làm cho những vụ đâm chém, đánh nhau, lột đồ trong giới trẻ tăng lên và biết đâu, con cái quý vị sẽ được học tập tấm gương anh Phan Sơn Hùng trong việc đánh đập, khủng bố phụ nữ?). https://goo.gl/JLivju

9. Ông Huỳnh Văn Nén kêu cứu vì bị “chiếm đoạt” tiền bồi thường oan sai. (Công cuộc đòi lại những thứ đã mất của ông Nén có lẽ còn nhiều gian truân. Ai đe dọa giết ông? Bọn khủng bố hay bọn cướp đường cướp chợ nào? Ai làm khó, định chiếm đoạt số tiền bồi thường ông có được từ việc ngồi tù oan nhiều năm?). https://goo.gl/rj0TVF

10. Trên Soha có bài viết: “Quái lạ, sao Mỹ không có hộ khẩu và tư duy biên chế như Việt Nam”. (Chính vì không có hộ khẩu, không có biên chế nên hệ thống hành chính của họ hoạt động rất trơn tru và vì dân. Hộ khẩu là một thứ chỉ có ở các quốc gia độc tài với mục đích là khống chế, kiểm soát dân chúng, hạn chế mọi sự tự do của dân chúng. Còn biên chế, đó là đặc ân “chơi và nhận lương” và để có đặc ân này thì hầu hết những người muốn vào biên chế đều phải chạy. Đây là 2 món khá đặc thù của các quốc gia độc tài toàn trị). https://goo.gl/mzpJ49

11. Kêu khó khăn, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường chưa trả nhà công vụ. (Đến Bộ trưởng mà còn tham lam và vô liêm sỉ cỡ này thì đất nước ta quả thực đang ở trong thời kỳ rất rực rỡ. Ông Hoàng Văn Nghiên, cựu Chủ tịch Hà Nội cũng nằm trong số vô liêm sỉ, tham lam, bần tiện như ông Hà Hùng Cường. Đến nay cả nước chưa có thống kê đầy đủ về các nhà công vụ bị chiếm đoạt, chây ỳ không trả của các ông “nguyên” ông “cựu” mặt dày. Một lần nữa vẫn phải nói, hệ thống ăn cắp, lưu manh, bần tiện, dối trá thì sẽ sinh ra các “cựu”, “nguyên” y như vậy). https://goo.gl/ySdYQH

12. Cũng liên quan đến chuyện nhà công vụ bị chiếm dụng, Tuổi Trẻ có bài: “Hà Nội muốn thu hồi tất cả nhà công vụ sử dụng sai”. (Muốn thì làm ngay đi, trước hết đuổi ông Nghiên ra khỏi biệt thự ông ta đang chiếm. Sao mấy lúc “cưỡng chế”, cướp nhà, đất của dân các ông hung hăng, hùng hổ huy động đủ các lực lượng với súng ống và các công cụ bạo lực ghê lắm mà. Bây giờ mấy căn biệt thự bị các ông “nguyên, cựu” chiếm dụng lâu năm vậy mà không dám mang quân hùng hổ đi “cưỡng chế”?). https://goo.gl/vys2vz

13. Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL: “Quy hoạch Sơn Trà đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền”. (Vụ này sẽ còn căng nếu chưa thống nhất được mức độ ăn chia. Tôi nhường anh chỗ này, anh phải nhường tôi chỗ kia. Tôi nhịn anh vụ này, anh không được chọc ngoáy tôi vụ kia…. Xin nói lại, Đà Nẵng đã dời dân khỏi nhà máy thép gây ô nhiễm mà đại gia, chủ tịch Huỳnh Đức Thơ có cổ phần trong đó. Và điều lạ lùng ở đây đó là: Không đóng cửa hay phạt, di dời nhà máy thép mà lại dời dân. Đà Nẵng quả thực rất đáng sống). https://goo.gl/0QpuJe

14. Tỉnh Hòa Bình quê hương tôi tiếp tục lên sóng với bài viết: “Hòa Bình lên tiếng về vụ thất thoát 255 tỷ đồng” trên báo Đất Việt. (Như vậy là tỉnh nghèo Hòa Bình đã có những bước tiến vượt bậc thần kỳ trong sự nghiệp bê bối chung của hệ thống chính trị cả nước. Từ vụ sốc phản vệ tập thể khi chạy thận làm chết 8 người mà báo chí đã im đến việc trụ sở tỉnh ủy xây dựng hoành tráng, chi vượt dự toán và riêng phòng Bí thư tỉnh ủy vượt hơn 1 tỷ (Không hiểu trong phòng có gì mà số tiền chi vượt đã hơn 1 tỷ, bằng cả gia tài một gia đình trung lưu). Nay lại vỡ ra thêm chuyện thất thoát 225 tỷ này nữa. Tất nhiên nói là thất thoát thôi, chứ thực tế là nó chui tọt vào túi của những kẻ phản động, phá hoại đất nước ở tỉnh Hòa Bình). https://goo.gl/rzejG6

15. Thanh Niên có bài: “Xuất hiện sinh vật lạ, cá bớp nuôi chết hàng loạt”. (Sự việc xảy ra ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Rất may mắn cho tảo là lần này đã có sinh vật lạ này gánh tội. Nhưng theo người dân địa phương, loài này sống dưới đáy biển và đột nhiên nổi trắng xóa lên mặt nước, rất có thể lý do loài sinh vật lạ này lại bị “tảo” quấy nhiễu. Như vậy là từ sau thảm họa Formosa đến nay, tảo đã liên tục ám cá tôm, hải sản trên khắp cả nước; Từ Kiên Giang, Vũng Tàu, Quảng Nam, Huế, Quảng Trị, Thanh Hóa, Phú Yên… Cứ ở đâu có cá chết, hải sản chết hàng loạt là ở đó có tảo đứng ra bảo kê). https://goo.gl/hfRKNk

16. Các tin liên quan đến Formosa:

– RFA có bài: “Formosa: Vết chém thấu tim dân tộc Việt”. https://goo.gl/OIn6ki

– Dân Trí có bài: “Hà Tĩnh:Mỏi mòn chờ tiền đền bù của Formosa, người nuôi tôm cầu cứu Chính phủ”. ( Bài viết này rất nhanh chóng đã bị gỡ, chỉ còn lại bản lưu. Có nhiều điều có thể rút ra từ bài viết bị gỡ này: 1. Bọn phản động, bảo kê, chống lưng cho Formosa có thể ra lệnh, bắt báo chí gỡ bài; 2. Những lời nói, phát biểu về chuyện đền bù cho người dân hay cho doanh nghiệp có vẻ chỉ là các bài viết của tuyên giáo còn thực tế diễn ra hoàn toàn khác; 3. Các bài viết tung hô, cổ vũ về chuyện “khôi phục sản xuất”, chuyển đổi, hồi sinh trên báo chí trước đây cũng là sự dối trá; 4. Vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất ổn ở ở khu vực miền Trung nếu không giải quyết gốc rễ của vấn đề la Formosa). https://goo.gl/fWMttA

– Trên các trang mạng, fanpage, blog, web của công an, quân đội, tuyên giáo, DLV vẫn đầy rẫy các bài viết vu khống, chụp mũ, biệt thị và kích động tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết Lương- Giáo. Đây là những bài viết của các thế lực phản động, hại dân muốn gia tăng xung đột lương- giáo, muốn tạo cớ để đàn áp những người công giáo đang theo đuổi công lý cho người dân vụ Formosa đầu độc biển Việt Nam. Rất có thể, những thế lực ra sức kích động xung đột tôn giáo và bảo vệ Formosa giết hại biển, giết hại môi trường của hàng triệu dân là người của một thế lực phản động cực lớn với âm mưu giết hết dân Việt, phá nát đất nước.

KÍNH MỜI SỬA CHỮA, BỔ SUNG!

Ảnh sưu tầm và chụp màn hình

Ảnh 1: Bài báo nịnh thối của Tuổi Trẻ đã thay tiêu đề

Ảnh 2,3: Khởi tố vụ dân bắt giữ bọn cướp đất ở Đồng Tâm và “bản cam kết” viết tay của ông Chung chủ tịch Hà Nội
Ảnh 4,5,6,7,8,9: Đơn cầu cứu của các doanh nghiệp nuôi tôm và nội dung bài báo về Formosa bị các thế lực phản động gỡ xuống

NHỮNG KỊCH BẢN VỤ CƯỚP ĐẤT Ở ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI

Thuan Van Bui

 

Hôm nay, cư dân mạng chia sẻ nhiều hình ảnh, clip của vụ cưỡng chế đất nông nghiệp ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Liên quan đến vụ việc này, các CSCĐ đã ngu dốt, liều lĩnh bắt cóc 15 người dân khi họ đang ra đồng và mới có thông tin 1 người dân bị đánh đã chết. Phía người dân đã bao vây và giữ lại 20 CSCĐ trong làng. Có thông tin cho biết, những CSCĐ này đã bị người dân tẩm xăng lên quần áo để nếu phía công an tiếp tục đàn áp thì họ sẽ đốt những CSCĐ này. Những tin tức lúc 22h đêm ngày 15/4 cho biết rất nhiều công an, CSCĐ và cả đám côn đồ đầu gấu đã “hợp đồng tác chiến” (như nhiều vụ trước đây) cùng các lực lượng công an nhằm ăn tươi nuốt sống Đồng Tâm. Sóng điện thoại, 3G và điện lưới bị cắt để những thông tin và tiếng kêu cứu ở đây không thể lọt ra ngoài. Hiện vẫn chưa rõ tình hình ra sao khi tất cả các phương tiện có thể truyền tin ra ngoài đều đã bị phía cướp đất, đàn áp người dân bịt kín.

Để đỡ sốt ruột, chúng ta cùng “dự đoán”, đánh giá các khả năng và kịch bản sẽ xảy ra ở đây để có cái nhìn toàn cảnh và các hướng giải quyết vấn đề mà nhà cầm quyền và công an là công cụ đàn áp, cướp đất sẽ dùng để giải quyết điểm nóng này.

1. Kịch bản 1: Nhà cầm quyền sẽ quyết định không “cưỡng chế” đất của dân nữa, trả lại toàn bộ đất cho dân. Đồng thời, cam kết và đảm bảo sẽ thả toàn bộ những người dân bị bắt cóc, người dân sẽ thả các CSCĐ đang bị giữ. Phía nhà cầm quyền sẽ cam kết bằng văn bản (có dấu đỏ) sẽ không giở thêm thủ đoạn hay bắt cóc, xử lý hình sự, khởi tố sự việc này. Đây là kịch bản ít xảy ra nhất nhưng là điều dễ làm với nhà cầm quyền nhất,và về phía người dân Đồng Tâm bị cướp đất, họ cũng mong muốn kịch bản này xảy ra. Kịch bản này đối với với nhà cầm quyền còn có tác dụng yên dân và mị dân, tuyên truyền rất lớn nữa. Nhưng theo dự đoán cá nhân, kịch bản này sẽ không thể xảy ra do thói quen sử dụng bạo lực, và luôn muốn thắng dân, dằn mặt dân của nhà cầm quyền và lực lượng công an. Nếu làm vậy, họ sợ người dân sẽ nhờn, quen thói và đòi hỏi ngày càng nhiều quyền chính đáng của họ.

2. Kịch bản 2: Đàn áp thẳng tay, không nhân nhượng, không thương lượng, dập tắt chuyện này bằng mọi giá, kể cả giết nhiều người dân. Kịch bản này cũng khó xảy ra, vì sự việc chưa đến nỗi nghiêm trọng, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ nên họ sẽ chưa tắm máu và thảm sát dân. Cá nhân người viết và hầu hết những người đấu tranh ôn ôn hòa cũng đều cầu mong kịch bản này đừng bao giờ xảy ra. Nếu kịch bản này xảy ra thì đó sẽ là một đòn chí mạng vào niềm tin của người dân. Nếu cách đây 20-30 năm về trước, thời chưa có internet và máy quay phim chụp ảnh nhiều, có lẽ nhà cầm quyền sẽ không ngần ngại sử dụng kịch bản này như vụ ở Thái Bình năm 1997.

3. Kịch bản 3: Nhà cầm quyền sẽ thương lượng và xoa dịu dân, làm một vài động tác yên dân,để cứu những CSCĐ đã bị bắt, sẽ thả những người dân bị bắt, rồi cho mấy cán bộ tuyên huấn giỏi tuyên truyền về “đối thoại” để người dân nguôi ngoai. Đồng thời, cho thông báo “tạm dừng” thu hồi đất… Tất cả để nhằm mục đích kéo dài thời gian và làm cho dư luận trong dân lắng xuống. Song song với đó sẽ thực hiện các biện pháp chia rẽ người dân (việc này rất dễ, mua chuộc, đe dọa vài người, cho tung tin đồn nhà này đồng ý mức đền bù, nhà kia nhận nhiều tiền đền bù hơn, cho mấy đồng chí ở chi bộ đi rỉ tai người dân những thông tin “hiểu lầm” về những người cầm đầu, những đồn đoán rất có “căn cứ” về những dự định tiếp theo….). Khoảng 1-2 tháng, người dân sẽ mệt mỏi và bị rối mù trong những nghi kị, xét nét nhau, những căng thẳng sẽ làm họ bất đồng và rất dễ bị bẻ gãy. Khi đó, phía cướp đất sẽ ung dung thực hiện bước cuối cùng: Bắt và khởi tố khoảng 10-15 người để dằn mặt dân, khi dân đang ngơ ngác lo lắng sẽ đưa quân xuống và nhẹ nhàng “cưỡng chế” đồng thời dùng báo chí, truyền hình, truyền thông bẩn để vu khống người dân, quy kết, xây dựng hình ảnh người dân Đồng Tâm tham lam, xấu xí, bị kích động, phạm tội… Kịch bản này đã xảy ra ở nhiều nơi, trong nhiều sự việc. Lần này có lẽ sẽ được đưa ra để áp dụng cho vụ Đồng Tâm , Mỹ Đức, Hà Nội. Đi theo kịch bản 3 tuy hơi mất thời gian chờ nhưng nó đảm bảo đạt được 2 mục đích mà nhà cầm quyền cũng như các lực lượng cướp đất, đàn áp mong muốn: Cướp được đất của dân và còn dằn mặt, đánh dập đầu sự phản kháng của người dân. Và điều này còn có tác dụng đe dọa, khủng bố và làm nhụt ý chí người dân rất lớn trong những lần cướp tiếp theo đối với các địa phương khác. Kịch bản này có lẽ sẽ được lựa chọn như nhiều lần trước đây đã lựa chọn.

Kịch bản nào rồi cũng chỉ cuối cùng là người dân chịu thua thiệt. Đó chính là hệ quả tất yếu từ chính sách “đất đai là tài sản toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Việc tư hữu hóa đất đai là nền móng của một nền kinh tế khỏe mạnh và bình đẳng.

Panama bỏ Đài Loan, lập quan hệ với Trung Quốc

0

VOA

Tổng thống Panama Juan Carlos Varela tuyên bố vào tối 12/6 rằng nước ông sẽ chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc. Một nhà phân tích cho rằng đây là một thành công lớn của Bắc Kinh trong việc cô lập hóa đảo quốc tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 12/6, ông Varela nói Panama sẽ nâng cấp quan hệ thương mại với Bắc Kinh và thiết lập các quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Quyết định của Panama đột ngột cắt đứt quan hệ với Đài Loan đã khiến nước này càng cương quyết hơn trong thái độ thách thức Trung Quốc. Phản ứng của Đài Loan là cắt đứt quan hệ chính thức với Panama và đồng thời, cắt tất cả các khoản viện trợ.

Trung Quốc, với sức mạnh của nền kinh tế trị giá 11,2 nghìn tỷ đôla và hơn 170 đồng minh ngoại giao, trong năm qua đã tiến hành một loạt biện pháp để ép Tổng thống ĐàiLoan Thái Anh Văn đàm phán và chấp nhận điều kiện tiên quyết, là hai bên đều coi mình là thành phần của cùng một quốc gia.

Bà Thái bác bỏ các điều kiện đối thoại của Trung Quốc và các quan chức ở Đài Bắc tin rằng Bắc Kinh trả đũa bằng cách lập quan hệ với các đồng minh của Đài Loan trước đây, là Sao Tome và Principe vào tháng 12/2016.

Nhưng giới phân tích cho rằng Trung Quốc chỉ muốn cảnh báo Đài Loan mà tránh làm bùng lên sự phẫn nộ, trong khi vẫn mở cánh cửa trong trường hợp bà Thái thay đổi và có chính sách thân thiện hơn với Bắc Kinh.
Công chúng Đài Loan phẫn nộ được coi là có nhiều khả năng bầu cho các nhân vật có lập trường cứng rắn chống Bắc Kinh.

Theo Alex Chiang, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Bắc, Trung Quốc sẽ thận trọng tỉa dần 20 đồng minh ngoại giao còn lại của Đài Loan, phần lớn là các nước nghèo ở Châu Phi, Trung Mỹ, Caribê và Nam Thái Bình Dương.

Đài Loan có thể tồn tại với chưa đến 10 đồng minh nếu cần thiết, theo nhận định của các nhà khoa học chính trị. Chính phủ Đài Loan chủ yếu trông cậy vào tiếng nói của các đồng minh này tại Liên Hiệp Quốc. Đài Loan đã rời tổ chức này năm 1971 khi LHQ kết nạp Trung Quốc.

Đài Loan vẫn giữ mối quan hệ không chính thức nhưng chặt chẽ với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Shane Lee, nhà khoa học chính trị của Đại học Thiên Chúa giáo Chang Jung ở Đài Loan, nói hai nước này có thể hỗ trợ Đài Loan nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng.

Pháp: Đảng Tổng Thống Macron thắng vòng nhất bầu cử quốc hội

0

VOA

Chính đảng của tân Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đoạt được nhiều phiếu nhất trong các cuộc bầu cử quốc hội. Đảng Cộng hòa Tiến bước có lập trường trung dung đã góp phần gạt sang một bên hai chính đảng lớn của Pháp trong một thắng lợi không có tiền lệ, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho ông Macron thông qua nghị trình của ông tại quốc hội. Tuy nhiên tỷ lệ cử tri đi bầu thấp có thể là dấu hiệu cho thấy nhiều người Pháp đã mất tin tưởng nơi các chính khách của họ.

Tỷ lệ cử tri đi bầu hôm Chủ nhật 11/6 chỉ đạt 41%, so với hơn 48% cách đây 5 năm. Nhiều cử tri bày tỏ sự hoài nghi đối với tất cả các chính khách.

Anh David Queneutte, một cử tri tại Henin Beaumont nói: “Với tất cả những lời hứa hẹn mà họ đã đưa ra và không hề giữ lời, thì ngày càng có ít người đi bỏ đi bầu.”

Tuy nhiên nhiều người nói rằng nên cho tân Tổng thống Macron một cơ hội để cải thiện tình hình.

Ông Francis Poulain, một cử tri ở Henin Beaumont nói: “Ai thắng ai thua, kết quả do lá phiếu định đoạt rất là quan trọng. Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến một tình huống như thế này, một ứng cử viên ít ai biết đến lên nắm quyền, và hàng chục ứng cử viên vô danh khác được bầu vào quốc hội. Đây là một cuộc cách mạng. Có thể cuộc cách mạng đó sẽ dẫn đến một điều gì tốt đẹp. Chúng ta không biết. Chúng ta hãy chờ xem.”

Cử tri bị lôi cuốn bởi thông điệp của ông Macron trong chiến dịch vận động tranh cử, hứa hẹn thay đổi và tiến bộ, nói rằng điều quan trọng là ông Macron phải được ủng hộ đủ để có thể thực hiện nghị trình của ông.

Một cử tri tên Thibault Gouache nói: “Điều thiết yếu là phải trao choTổng thống đương quyền thế một đa số ở quốc hội, nếu không, ông sẽ không thể thay đổi nước Pháp. ”

Ông Macron đắc cử với lời cam kết sẽ thay đổi chính trị “như thường lệ” ở Pháp, thành chính trị đi sát với nhân dân hơn, và hướng về tiến bộ. Giai đoạn đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông đã vấp phải một trở ngại ngay trước các cuộc bầu cử quốc hội, khi một trong các Bộ trưởng, ông Richard Ferrand, bị điều tra về các cáo trạng về nạn gia đình trị.

Ông Dominique Reynie thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Chính trị ở Paris, nhận định: “Tôi tin rằng nội các do ông Macron tập hợp cho tới nay đã đi dúng đường về mặt thông tin ra ngoài, các tuyên bố công khai, duy trì hình ảnh và các hoạt động của chính phủ. Ông có thể phải đối phó với một số khó khăn liên quan tới vấn đề ông Richard Ferrand, nhưng đây không phải là một vấn đề lớn, nói tổng quát.”

Các cuộc bầu cử quốc hội như thế này được coi là một cuộc biểu quyết quan trọng cho vị Tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp. Gần 8000 ứng cử viên dự tranh để giành 577 ghế tại Hạ viện Pháp. Vòng bầu cử thứ nhì mang tính quyết định sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật tới đây.