NHỮNG KỊCH BẢN VỤ CƯỚP ĐẤT Ở ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI

0
700
   

Thuan Van Bui

 

Hôm nay, cư dân mạng chia sẻ nhiều hình ảnh, clip của vụ cưỡng chế đất nông nghiệp ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Liên quan đến vụ việc này, các CSCĐ đã ngu dốt, liều lĩnh bắt cóc 15 người dân khi họ đang ra đồng và mới có thông tin 1 người dân bị đánh đã chết. Phía người dân đã bao vây và giữ lại 20 CSCĐ trong làng. Có thông tin cho biết, những CSCĐ này đã bị người dân tẩm xăng lên quần áo để nếu phía công an tiếp tục đàn áp thì họ sẽ đốt những CSCĐ này. Những tin tức lúc 22h đêm ngày 15/4 cho biết rất nhiều công an, CSCĐ và cả đám côn đồ đầu gấu đã “hợp đồng tác chiến” (như nhiều vụ trước đây) cùng các lực lượng công an nhằm ăn tươi nuốt sống Đồng Tâm. Sóng điện thoại, 3G và điện lưới bị cắt để những thông tin và tiếng kêu cứu ở đây không thể lọt ra ngoài. Hiện vẫn chưa rõ tình hình ra sao khi tất cả các phương tiện có thể truyền tin ra ngoài đều đã bị phía cướp đất, đàn áp người dân bịt kín.

Để đỡ sốt ruột, chúng ta cùng “dự đoán”, đánh giá các khả năng và kịch bản sẽ xảy ra ở đây để có cái nhìn toàn cảnh và các hướng giải quyết vấn đề mà nhà cầm quyền và công an là công cụ đàn áp, cướp đất sẽ dùng để giải quyết điểm nóng này.

1. Kịch bản 1: Nhà cầm quyền sẽ quyết định không “cưỡng chế” đất của dân nữa, trả lại toàn bộ đất cho dân. Đồng thời, cam kết và đảm bảo sẽ thả toàn bộ những người dân bị bắt cóc, người dân sẽ thả các CSCĐ đang bị giữ. Phía nhà cầm quyền sẽ cam kết bằng văn bản (có dấu đỏ) sẽ không giở thêm thủ đoạn hay bắt cóc, xử lý hình sự, khởi tố sự việc này. Đây là kịch bản ít xảy ra nhất nhưng là điều dễ làm với nhà cầm quyền nhất,và về phía người dân Đồng Tâm bị cướp đất, họ cũng mong muốn kịch bản này xảy ra. Kịch bản này đối với với nhà cầm quyền còn có tác dụng yên dân và mị dân, tuyên truyền rất lớn nữa. Nhưng theo dự đoán cá nhân, kịch bản này sẽ không thể xảy ra do thói quen sử dụng bạo lực, và luôn muốn thắng dân, dằn mặt dân của nhà cầm quyền và lực lượng công an. Nếu làm vậy, họ sợ người dân sẽ nhờn, quen thói và đòi hỏi ngày càng nhiều quyền chính đáng của họ.

2. Kịch bản 2: Đàn áp thẳng tay, không nhân nhượng, không thương lượng, dập tắt chuyện này bằng mọi giá, kể cả giết nhiều người dân. Kịch bản này cũng khó xảy ra, vì sự việc chưa đến nỗi nghiêm trọng, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ nên họ sẽ chưa tắm máu và thảm sát dân. Cá nhân người viết và hầu hết những người đấu tranh ôn ôn hòa cũng đều cầu mong kịch bản này đừng bao giờ xảy ra. Nếu kịch bản này xảy ra thì đó sẽ là một đòn chí mạng vào niềm tin của người dân. Nếu cách đây 20-30 năm về trước, thời chưa có internet và máy quay phim chụp ảnh nhiều, có lẽ nhà cầm quyền sẽ không ngần ngại sử dụng kịch bản này như vụ ở Thái Bình năm 1997.

3. Kịch bản 3: Nhà cầm quyền sẽ thương lượng và xoa dịu dân, làm một vài động tác yên dân,để cứu những CSCĐ đã bị bắt, sẽ thả những người dân bị bắt, rồi cho mấy cán bộ tuyên huấn giỏi tuyên truyền về “đối thoại” để người dân nguôi ngoai. Đồng thời, cho thông báo “tạm dừng” thu hồi đất… Tất cả để nhằm mục đích kéo dài thời gian và làm cho dư luận trong dân lắng xuống. Song song với đó sẽ thực hiện các biện pháp chia rẽ người dân (việc này rất dễ, mua chuộc, đe dọa vài người, cho tung tin đồn nhà này đồng ý mức đền bù, nhà kia nhận nhiều tiền đền bù hơn, cho mấy đồng chí ở chi bộ đi rỉ tai người dân những thông tin “hiểu lầm” về những người cầm đầu, những đồn đoán rất có “căn cứ” về những dự định tiếp theo….). Khoảng 1-2 tháng, người dân sẽ mệt mỏi và bị rối mù trong những nghi kị, xét nét nhau, những căng thẳng sẽ làm họ bất đồng và rất dễ bị bẻ gãy. Khi đó, phía cướp đất sẽ ung dung thực hiện bước cuối cùng: Bắt và khởi tố khoảng 10-15 người để dằn mặt dân, khi dân đang ngơ ngác lo lắng sẽ đưa quân xuống và nhẹ nhàng “cưỡng chế” đồng thời dùng báo chí, truyền hình, truyền thông bẩn để vu khống người dân, quy kết, xây dựng hình ảnh người dân Đồng Tâm tham lam, xấu xí, bị kích động, phạm tội… Kịch bản này đã xảy ra ở nhiều nơi, trong nhiều sự việc. Lần này có lẽ sẽ được đưa ra để áp dụng cho vụ Đồng Tâm , Mỹ Đức, Hà Nội. Đi theo kịch bản 3 tuy hơi mất thời gian chờ nhưng nó đảm bảo đạt được 2 mục đích mà nhà cầm quyền cũng như các lực lượng cướp đất, đàn áp mong muốn: Cướp được đất của dân và còn dằn mặt, đánh dập đầu sự phản kháng của người dân. Và điều này còn có tác dụng đe dọa, khủng bố và làm nhụt ý chí người dân rất lớn trong những lần cướp tiếp theo đối với các địa phương khác. Kịch bản này có lẽ sẽ được lựa chọn như nhiều lần trước đây đã lựa chọn.

Kịch bản nào rồi cũng chỉ cuối cùng là người dân chịu thua thiệt. Đó chính là hệ quả tất yếu từ chính sách “đất đai là tài sản toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Việc tư hữu hóa đất đai là nền móng của một nền kinh tế khỏe mạnh và bình đẳng.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here