Home Blog Page 1114

Tại sao Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc chiến Trung – Việt trên Biển Đông?

0
Nguyễn Văn Do

2-9-2017

Trước hết chúng ta cần thôi ảo tưởng về kẻ địch mà ngàn năm nay mang dòng máu tham bá lãnh thổ. Chúng ta cần nhìn vào thực tế để nhận diện rõ ràng nhất về kẻ thù chúng ta là ai? Thứ nữa chúng ta bắt buộc phải có cái nhìn chiến lược cho đất nước trong 30 năm tiếp theo mà cơ sở cứ liệu cho tầm nhìn và kế hoạch là nhìn thẳng vào cục diện thế giới đang xoay chuyển và sự phát triển có tính “phân vùng” đối với các khu vực trên thế giới.

Ở bài này, tôi muốn bàn về việc tại sao Hoa Kỳ chẳng những không can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Trung – Việt tại Biển Đông, cũng như TRƯỚC MẮT chỉ thực hiện những động thái NHẸ tại khu vực nóng này.

Có lẽ cần xác định rõ tầm mức lợi ích của Hoa Kỳ tại khu vực thì chúng ta sẽ có câu trả lời cụ thể hơn.

Tùy vào lợi ích lớn – nhỏ mà cần có sự lựa chọn và đánh đổi để đạt được. Ở Biển Đông hiện nay, lợi ích của Hoa Kỳ là không nhỏ về kinh tế và xâu xa hơn nữa là việc nếu để Trung Quốc thoát ra khỏi vùng ranh giới này, sẽ không khác gì việc thừa nhận một thế giới trong một trật tự mới.

Khi Trung Quốc đạt được mục đích tại Biển Đông, đồng nghĩa với việc Trung Quốc đương nhiên “không chịu” bó hẹp trong một khung luật quốc tế nào nữa, nếu điều đó gây bất lợi cho Trung Quốc. Mà định hình quốc tế ngày nay là do bàn tay tư bản hình thành, như vậy, khẳng định nó sẽ phá vỡ cấu trúc này và đi đến việc hình thành một trật tự mới, một trật tự mà các hệ thống Tây phương không còn là định hình mẫu mực cho toàn cầu.

Như vậy có thể thấy, việc tiến ra Biển Đông không chỉ là tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia trong khu vực, mà nó còn tiến tới việc định hình một cấu trúc trật tự mới. Điều này rõ ràng đe dọa sức ảnh hưởng và lợi ích của hầu hết các nước Tây phương và chủ đạo vẫn là Hoa Kỳ.

Sơ lược qua kể trên để thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không đứng yên để Trung Quốc vượt qua lằn ranh này.

Nhưng Hoa Kỳ sẽ làm gì? Tức phương án đối phó với Trung Quốc ra sao và ở tầm mức nào để đạt được ý muốn chiến lược? Và liệu có can dự vào Biển Đông hay không lại là một bài toán khác, chưa hẳn nó đã là bài toán được ghép chung vào. Mặt khác, việc tranh chấp lãnh hải giữa các nước trong khu vực, các nước nhỏ chống lại Trung Quốc chỉ là một tham số cho bài toán chiến lược xa hơn của Hoa Kỳ mà thôi.

Hoa Kỳ có những công cụ nào để đối phó Trung Quốc?

Có thể nhận định ngay rằng tham vọng của Trung Quốc là tham vọng khẳng định bản thân (vị thế) của một nước lớn, nhưng chưa đủ, mà nó còn là tộc tính của họ. Nếu Hoa Kỳ hóa giải được 2 vấn đề này thì tham vọng đó tự khắc nó biến mất đi. Tức hoặc Trung Quốc không còn là một “nước lớn” (hay từ bỏ tham vọng “nước lớn”) hoặc tộc tính suy giảm như một cơn bão chợt mạnh lên khiến mọi người khiếp sợ rồi tan biến.

Nhìn rõ về lịch sử để thấy tộc tính của Hoa Hán càng lớn khi nó hội tụ ba điểm: quân đông, kinh tế kéo dài trong khởi sắc đi vào điểm gần cuối chu kỳ, quyền lực đã được tập trung đỉnh điểm. Khi có ba điểm này, khao khát thể hiện tộc tính rất lớn! Nhưng phải nhìn rõ rằng trong tộc tính người Trung Hoa không có khái niệm “đoàn kết” dù từ này được du nhập và tồn tại hàng thế kỷ nay.

Do vậy, nếu Hoa Kỳ phá vỡ 2 trong 3 điểm, thì tộc tính này nó tự tan mất đi. Quay trở lại, điểm nóng Biển Đông là một trong ba điểm nóng tại châu Á trên bàn cờ chiến lược của Hòa Kỳ, tuy nhiên, Biển Đông là điểm nóng có tính chất hoàn khác so với 2 điểm còn lại, bởi nó là tranh chấp chiến lược với một thế nước đang lên.

Để đối phó với điểm nóng này, tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ tái lập lịch sử “chiến tranh lạnh” trước đó. Nó làm giảm bớt thiệt hại mà vẫn trở thành kẻ thắng cuộc. Tức chiến tranh xảy ra trên Biển Đông, Hoa Kỳ hoàn toàn đứng ngoài trên mặt trận vũ trang, nhưng sẽ vô cùng tích cực trên mặt trận ngoại giao.

Hoa Kỳ đủ khả năng để (sẽ làm) giúp Việt Nam kéo dài cuộc chiến hòng làm thất bại ý đồ chiếm đóng thêm đảo. Mặt khác và đồng thời có đủ tiềm lực sức mạnh để cùng Nhật – Úc cấm vận mọi tàu bè xuất – nhập cảng hàng hóa ra vào Trung Quốc, vì cuộc chiến này là vi phạm luật quốc tế và vi phạm bản án đã tuyên của tòa ICJ mà Philippines đã thắng kiện.

Tỷ trọng GDP Trung Quốc phần lớn phụ thuộc vào xuất nhập cảng và đi qua đường biển, rõ ràng việc này đẩy Trung Quốc vào thế đầu hàng vô điều kiện! Trung Quốc tuy đã mạnh, mạnh hơn rất nhiều, nhưng Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia có đủ khả năng “mở đường máu” trên đường biển khi phải đối đầu với 3 nước: Hoa Kỳ – Úc – Nhật. Trung Quốc đối mặt hai vấn đề: bao vây quốc phòng và cấm vận kinh tế!

Cuộc dàn hàng ngoài biển chắc chắn không một tàu bè nào ra vào được và đủ bảo đảm khoảng cách để giữ an toàn cho các tàu chiến Mỹ và khối đồng minh.

Như vậy, hoặc Trung Quốc phải khai chiến dẫn đến thắng lợi với trước một lúc bốn nước: Việt (đang chiến), Úc – Nhật – Mỹ (chờ chiến). Để định hình lại trật tự thế giới mới, tạo ra một hê thống thế giới mới, đuổi cổ thế lực Tây phương về châu lục của họ, hoặc phải đầu hàng vô điều kiện! Ký hiệp ước đình hòa, trao trả và rút khỏi các thực thể chiếm đóng về vị trí cũ, ký thỏa ước tuân thủ các luật quốc tế, đồng thời nhận cấm vận kinh tế thêm 5-10 năm nữa cho đến khi sụp hẳn thành 8 nước.

Nếu chia thành 8 nước, đây là điều có lợi cho cả Nga – Ấn. Lợi vì trước nay Trung – Nga chỉ mượn đôi chân của nhau cho hành trình của mình.

Nhưng hãy nhìn rằng đây là cơ hội để đất nước không tuột lần nữa. Hãy nhìn thật rõ và nhìn thẳng vào kẻ thù để thôi ảo tưởng vào nó, là một quốc gia, là một chủ thể độc lập có chủ quyền, hãy hành động bằng ý chí của một đứa con dân tộc Việt.

NGÀY CÀNG LỘ RÕ BỘ MẶT THẬT CỦA ĐCSCVN

 

Hoa Mai Nguyen

Trong thời gian hiện nay khi mà các phương tiện truyền thông đại chúng được loan tải khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là mạng xã hội Facebook đã được nhân dân trong nước đón nhận như một làn gió mới, chỉ cần một bài viết ngắn, hoặc đoạn video quay cảnh bất công của một xã hội đăng lên FB và gắn thẻ cho bạn bè chỉ sau vài phút sẽ được cộng đồng mạng trên toàn thế giới biết đến. Sức mạnh loan tải của nó đang làm cho một chế độ độc tài cộng sản lo sợ và tìm mọi biện pháp lẫn răn đe để ngăn cản mà không sao ngăn được.

Nhiều thông tin về tham nhũng của các đảng viên đã được phơi bày trước công chúng trên cộng đồng mạng trong suốt thời gian qua như vụ tham nhũng ở sân bay Long Thành. Sân golf Tân Sơn Nhất. Hàng loạt các vụ mất đất của bà con oan Dương Nội. Đồng Tâm. Hưng Yên v.v . Gần đây là vụ nhập thuốc tây giả liên quan tới bà Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang được bà đón khắp nơi đón nhận với một sự căm phẫn dưới một chế độ độc tài tham nhũng. Chúng đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi quốc gia và dân tộc,nhằm mục đích vơ vét tài nguyên của cải cho bản thân và gia đình.

Sự thu nhập với mức lương của một cán bộ cao cấp là bao nhiêu thì nhân dân ta đều biết. Nhưng họ lại có những tài sản quá lớn cùng với hàng loạt ngôi biết thư cao cấp và sang trọng, số tài sản đó không tham nhũng thì lấy từ đâu ra?. Không lẽ tự nhiên từ trên trời rơi xuống chăng?.

Nhiều năm qua tham nhũng tại VN đã trở thành một quốc nạn như căn bệnh ung thư của các cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp các nghành, chúng tham nhũng không trừ mọi thứ, những đồng tiền nhỏ bé để cứu trợ cho người dân trong những đợt lũ lụt, cấu kết để nhập những tây chữa bệnh giả để lừa gạt và giết hại nhân dân.

Chủ trương của đảng càng lớn thì chúng ăn chia càng cao với những hợp đồng béo bở của những đám tay to mặt lớn đang bán dần đất đai, tài nguyên và khoáng sản cho các tập đoàn nước ngoài, chủ yếu là tập đoàn của Trung Quốc. Trong khi đó người dân VN phải vật lộn với đầy những khó khăn trong cuộc sống. Đó là chưa nói tới nỗi lo âu đối với những mặt hàng hóa độc hại gây ung thư chết người nhập khẩu từ bên Trung Quốc đang làn tràn khắp mọi miền đất nước.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở lên nghiêm trọng . Đặc biệt là ô nhiễm các nguồn nước ở VN. Do chính quyền cấu cấu để bao che các tập đoàn, nhà máy xí nghiệp trong việc xả thải chất thải không đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm, chưa được xử lý đều đổ thẳng ra biển, sông, hồ tự nhiên.

Một môi trường chính trị của một chế độ độc tài luôn ác độc và tàn khốc, ngày hôm nay có thể vẫn là tình đồng chí, cùng nâng ly chúc tụng trong một sự chiến thắng của một sự làm ăn chia chác, nhưng ngày mai sẵn sàn là kẻ thù của nhau, đạp nhau xuống hố bùn đen, để phủi tay và tranh giành quyền lực. Chúng luôn đề phòng, nghi kỵ lẫn nhau, hợp tác cùng nhau chỉ vì quyền lợi và quyền lực,Nhiều năm qua chúng luôn tạo ra một xã hội bất ổn, khiến cho người dân luôn phải chạy theo những sự kiện, tin tức thời sự . Một chế độ đang chi rất nhiều tiền thuế của nhân dân để nuôi nghành an ninh, quân đội, đám DLV chủ yếu là bảo vệ đảng, bảo vệ quyền lợi cho chúng.

Họ là những kẻ cướp ngày điều đó hầu hết nhân dân ta đều biết. Nhưng hàng ngày chúng vẫn tuyên truyền những điều dối trá như sau.

“Thực hiện chính sách của Ðảng và Nhà nước ta đối với người có công cùng với những chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng chính sách đúng với đạo lý uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái đã phần nào giúp cuộc sống của người có công, nạn nhân chiến tranh được cải thiện. Đảng vẫn thường xuyên tìm tìm kiếm các thi thể anh hùng liệt sĩ, và quan tâm đến thương phế binh, người có công cách mạng có cuộc sống tốt hơn“
Nghe những tuyên truyền trên nói sang sảng trên các mặt truyền thông ở trong nước mà nhân dân ta chẳng muốn thiết nghe. Nhất trong những lúc hè về oi bức và nóng nực thì nhiều người chỉ muốn đập nát cái loa rè phát thanh ở các ủy ban phường tỉnh hoặc vùng sâu vùng xa.

Đối với những người thương phế binh, gia đình liệt sĩ có công với cách mạng, và bà con dân oan trên khắp cả nước thì càng trở nên thất vọng, những lời tuyên truyền như trên chẳng khác gì ĐCSVN tự vả vào mồm mình.

Kiểu nhồi nhét đó tôi cho là một sự cưỡng chế trên toàn diện và triệt để với cường độ cao, không ngừng nghỉ, nhưng lại gian xảo, ngụy biện, che đậy kín đáo và không ngừng biến dạng, đôi khi chúng còn dựa vào bạo lực, hoặc dùng lợi ích làm mồi nhử, lợi dụng tất cả các công cụ, phương tiện, phương pháp mà có thể chúng dùng được.

Nhưng kiều nhồi nhét như thế nó lại lộ ra nguyên hình một chế độ độc tài và dối trá không có sự thuyết phục, nó cũng xa vời thực tế khi mà bà cuộc sống đối với bà con cơ cực, sự bất công trong một xã hội ngày càng cao, khắp nơi trên các tình thành đâu cũng có dân oan, bị mất đất mất nhà, bị cấp cấp chính quyền lừa gạt, như những tên cướp giữa ban ngày.

Khi niềm tin của một chế độ đã bị lung lay, đối với người dân sự chán ghét của một chế độ ngày càng lớn, sẽ có sự rạn nứt từ mọi phía, thì sự đoàn kết của mọi tầng lớp trong nhân dân ngày một lớn mạnh, bởi những con người cùng chung một số phận là nạn nhân của một chế độ. Trong thời gian tới đây ĐCSVN phải chống đỡ từ mọi phía như những búc xúc của hàng trăm ngày dân oan. và phải giải thích nhiều sự việc trước dư luận cộng đồng quốc tế như những vụ công an đánh chết người trong đồn, vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do báo chí, bắt bớ tù đầy với bản án khắc nghiệt những tù nhân , lương tâm , tù nhân chính trị v,v. Đó là những làn sóng mạnh để cuốn trôi chế độ CS độc tài tại Việt Nam.

Hoa Mai Nguyen.
09/2017
……
Ảnh minh họa, nguồn internet

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Đảng viên Cộng sản kỳ cựu tuyên bố từ bỏ đảng, đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh

0
RFA

Nhân ngày quốc khánh 2/9, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, một đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt nam đã đột ngột tuyên bố từ bỏ đảng để tiếp tục trung thành với đảng Lao Động Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để tìm hiểu nguyên nhân của quyết định từ bỏ đảng của giáo sư Tương Lai và tại sao ông lại đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, đài Á Châu Tự do có cuộc phỏng vấn với giáo sư Tương Lai sau đây:

RFA: nhân ngày 2/9 giáo sư đưa ra tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng. Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết tại sao giáo sư lại đưa ra tuyên bố này vào thời điểm này?

Gs. Tương Lai: tôi đưa ra tuyên bố này vào thời điểm này thì như tôi đã viết trong lời tuyên bố để nói rằng đây là một cái ý định nghiêm túc và nhất quán từ trước tới nay, chứ không phải là chịu tác động của một nhân tố mới ngẫu nhiên nào. Vì sao? Vì tôi khi tôi ở lại trong đảng mà tôi biết rằng Nguyễn Phú Trọng thao túng nhưng mà tôi vẫn cố gắng kiên trì ở lại để làm gì? Vì tôi biết rằng hiện tại chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế đảng cầm quyền hiện nay và kinh nghiệm lịch sử cho thấy chỉ những người cộng sản, những người đảng viên trong nội bộ đó tự chuyển biến để mà giải quyết vấn đề thay đổi thế chế chính trị giống như những nước xã hội chủ nghĩa khác đã làm. Vì thế mà tôi ở lại trong cái đảng của Nguyễn Phú Trọng nhưng mà tôi ở lại trong cái đảng Nguyễn Phú Trọng này với tư cách của một người đảng viên không công nhận đảng cầm quyền này là đảng tiếp nối của truyền thống của đảng của Hồ Chí Minh. Tôi ở lại với tính cách là một đảng viên đảng Lao động Việt Nam như khi tôi vào đảng là đảng của Hồ Chí Minh. Nhưng mà đến bây giờ vì một sự kiện như tôi đã nói trong bản tuyên bố khiến người ta vì một lý lẽ gì đấy để làm vừa lòng ai đó gây sức ép sau khi tôi tổ chức làm kỷ niệm Lưu Hiểu Ba thì người ta quyết liệt phải khai trừ tôi ra khỏi đảng. Đây là một thái độ hèn nhát của đảng cầm quyền này trước những sức ép của bên ngoài. Chính vì thế dù muốn hay không thì tôi không thể nào ẩn nhẫn được nữa. Vì thế tôi quyết định tuyên bố lấy ngày 2/9 này để tôi dứt bỏ mọi liên hệ với đảng cầm quyền do Nguyễn Phú Trọng thao túng.

RFA: Giáo sư có nói lúc đầu là có nhiều nhân tố nhưng trong đó giáo sư có nói là họ quyết định khai trừ giáo sư. Giáo sư có thể nói cụ thể hơn là họ quyết định khai trừ giáo sư vào lúc nào và có phải nó liên quan đến việc giáo sư đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và tưởng niệm Lưu Hiểu Ba và sau đó họ kiểm điểm giáo sư?

GS. Tương Lai: như tôi nói trong nội dung đó. Đây chỉ là một giọt nước tràn ly mà thôi. Thực ra cả một quá trình suốt mười mấy năm vừa qua vẫn trên tư thế một người trí thức, một người đảng viên, tôi hành động một cách công khai minh bạch, phản đối đường lối chính sách sai lầm của đảng cầm quyền mà trong đó cái sai lầm nhất là cái cúi đầu khuất phục Bắc Kinh, khuất phục chủ nghĩa bành trường đại Hán, thậm chí không dám nói đến cuộc chiến tranh biên giới 1979, không dám nói đến những hành động ăn cướp của Trung Quốc ở biển Đông mà điển hình nhất là vụ bắn chết các chiến sĩ Việt Nam ở đảo Gạc Ma. Đến khi người ta kỷ niệm ngày căm hờn đó, thì theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng, để làm vừa lòng Trung Quốc, họ đã đàn áp rất dã man những thanh niên đi biểu tình về kỷ niệm những chiến sĩ ở Gạc Ma.

RFA: họ quyết định khai trừ giáo sư là vào hôm nào?

GS. Tương Lai: họ chưa khai trừ đâu, họ định làm như thế và họ gây sức ép với tôi rất quyết liệt. Ví dụ như tôi đã nói vì tôi bận và tôi đã được miễn sinh hoạt vì đó là quy định. Nhưng mà không hiểu vì lý do gì, trước đây họ vẫn để nguyên như vậy, chỉ có sau sự kiện tôi tổ chức tưởng niệm Lưu Hiểu Ba tại nhà riêng của tôi và tôi viết bài ‘Lưu Hiểu Ba, ngọn lửa vẫy gọi’ thì lập tức có hiện tượng là chi bộ nơi tôi sinh hoạt chịu sức ép của bên trên, trên rất cao, chứ không phải chỉ có thành ủy thành phố này đâu. Người ta định vu khống tôi và bằng mọi cách khai trừ nhưng chưa khai trừ được vì đảng viên trong chi bộ người ta chưa đồng ý. Người ta định đến ngày 23/9 sắp tới đây thì người ta mới họp thì người ta xét những chuyện đó. Nhưng mà tôi thấy tôi không còn để mất thời giờ vô ích về cái chuyện họp đi họp lại, lãng phí thời gian và sức lực của tôi, gây căng thẳng cho đầu óc của tôi. Đằng nào họ cũng phải thực hiện chỉ thị của cấp trên như một vài trường hợp trước đây tôi biết mà tôi không tiện nói ra. Những người ở chức vụ to hơn tôi nhiều, cao hơn tôi nhiều. Nhưng mà vì động đến Trung Quốc nên chúng nó gây sức ép và Nguyễn Phú Trọng phải làm vừa lòng họ và phải kỷ luật những người trong nội bộ của mình.

RFA: trong tuyên bố này giáo sư nói là giáo sư dứt bỏ không có mối liên hệ gì với đảng do ông Nguyễn Phú Trọng thao túng để tiếp tục chiến đấu với tư cách là đảng viên đảng Lao Động Việt Nam, đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức là nêu cao tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện tại người Việt Nam trong và ngoài nước vẫn còn những mâu thuẫn liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vì có người ủng hộ và có người không ủng hộ. Chúng ta cũng nói đến vấn đề hòa giải dân tộc. Theo giáo sư thì khi giáo sư đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh như vậy thì nó có giúp được gì cho vấn đề hòa giải dân tộc?

GS. Tương Lai: ở đây có hai vấn đề. Khi tôi nêu lên vấn đề đảng của Hồ  Chí Minh thì ngay hôm nay tôi cũng đã nhận được những phản hồi trên email là người ta phản đối quyết liệt. Người ta cho Hồ Chí Minh là có tội rất nặng, và thậm chí Hồ Chí Minh không phải là Hồ Chí Minh đâu mà là Hồ Tập Cương,… Tôi biết tất cả những thứ đó, nhưng về lịch sử thì cần phải có một nhận thức cho đúng đắn và vào lúc này không thể phủ nhận vai trò của Hồ Chí Minh được và tôi thì kiên định cái quan điểm đó. Cho nên khi đưa chuyện này lên thì đương nhiên sẽ gặp một số ý kiến phản đối nhưng không phải vì phản đối hay vì hòa hợp dân tộc mà chúng ta lại phủ định lịch sử thì những người có hiểu biết, người có trí thức không hành động như vậy. Hòa hợp dân tộc là một nhu cầu của lịch và môt nguyện vọng của nhân dân. Muốn như vậy phải tôn trọng lịch sử và phải nói lên ý nguyện của nhân dân.

RFA: Thưa giáo sư, sau khi dứt bỏ mọi mối liên hệ với đảng thì giáo sư có kế hoạch sắp tới giáo sư sẽ hoạt động thế nào để tiếp tục kiên trì con đường mình đã chọn, mục tiêu lý tưởng mà giáo sư đã đặt ra?

GS. Tương Lai: như tôi đã nói ngay trong tuyên bố, tôi mượn một câu thơ của một nhà thơ yêu nước Pháp Louis Aragon để kết thúc cho bản tuyên bố của mình. Đó là bài hành khúc của Louis Aragon trong đó có những câu là giữa mùa phản phúc tối đen tù ngục, suối đã đục giòng, chỉ lệ còn trong. Đây là những lời của nhà thơ viết những năm 44 và 45 khi Pháp chìm trong ách của Phát xít Đức. Và Aragon kêu gọi là những gì ta yêu phải cứu thoát ra, tự mình ta, tự mình ta. …. Thế thì để tôi nói lên cái gì? Tôi không đơn độc mặc dù tôi bây giờ không dính lứu gì vào tổ chức đảng này nữa nhưng tôi lại hành động với tư cách một đảng viên đảng của Hồ Chí Minh và tôi tin tưởng rằng trong khi đảng cầm quyền này, kể cả ở cấp cao nhất, cấp trung ương, và nhiều nơi khác còn nhiều đảng viên khác có cùng trí hướng với tôi. Khi tôi hành động như vậy, nhất định tôi sẽ nhận được những sự hỗ trợ của những người cùng trí hướng với tôi. Bằng những hành động này sẽ thúc đẩy mọi người cùng hành động. Và tôi vẫn làm những điều đó suốt mấy chục năm vừa rồi nhưng trước đây tôi ở trong tổ chức đảng còn giờ tôi không ở trong tổ chức đảng nữa thì tôi dùng từ tiếp tục chiến đấu.

RFA: Xin cảm ơn giáo sư đã dành cho đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn này

Bộ Y tế: CẢ TIẾN ĐỰC – TIẾN CÁI ĐỀU LƯƠN LẸO, DỐI TRÁ

0
Cả Bộ trưởng lẫn Thứ trưởng tên Tiến đều lươn lẹo trong chữ nghĩa
TTT/ CafeF
30/08/2017
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc em chồng Bộ trưởng Tiến giữ vị trí ở VN Pharma: “Bộ trưởng không nói, chứ không phải nói không có” Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc của công ty VN Pharma trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 30/8. H-Capita không phải thuốc giả Ông Nguyễn Viết Tiến nói với báo chí rằng thuốc H-Capita trong vụ việc của công ty VN Pharma không phải là thuốc giả. Theo phân tích của ông, H-Capita có dược chất, hàm lượng nằm trong khoảng cho phép, không mạo tên và sở hữu công nghiệp của thuốc khác. Do đó, ông Tiến nói rằng đây chỉ là thuốc kém chất lượng. Bộ trưởng Tiến không nói em chồng làm tại VN Pharma  Báo chí cũng đặt câu hỏi về việc TGĐ VN Pharma trong chiều nay khẳng định em chồng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là Phó TGĐ VN Pharma, đi ngược với phát ngôn của Bộ trưởng Tiến trước đó. “Lãnh đạo Bộ có nắm được thông tin người thân của Bộ trưởng làm việc tại doanh nghiệp dược này?” Trả lời, ông Tiến nói: “Bộ trưởng không nói, chứ không phải nói không có”. Bên cạnh đó, ông Tiến cũng cho biết theo quy định thì chỉ người thân của lãnh đạo như vợ, chồng, con, bố, mẹ không được tham gia trong lĩnh vực phụ trách chứ không đề cập đến các đối tượng như em chồng. “Tôi cũng chưa bao giờ hỏi Bộ trưởng về việc này. Bộ trưởng cũng không báo cáo gì trong Ban cán sự Đảng Bộ Y tế”, ông Tiến cho hay. Thứ trưởng Y tế cũng nhấn mạnh, các cán bộ của Bộ này đã phát hiện và tham mưu cho cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ án liên quan đến VN Pharma. Theo đó, những người có thiếu sót đã giải trình và bị thuyên chuyển công tác, mặt khác lô thuốc kém chất lượng được ngăn chặn kịp thời, chưa có viên thuốc nào ra thị trường”, ông nói. Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng nói thêm rằng Thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ thanh tra việc cấp phép nhập khẩu cho công ty VN Pharma để có sự minh bạch và công bố trước nhân dân. Việc thanh tra này, theo ông không chỉ riêng lô thuốc điều trị ung thư nhập khẩu nói trên mà sẽ kiểm tra toàn diện, trên quan điểm “không có vùng cấm”. Nguồn: Tiếng Dân

Cả Bộ trưởng lẫn Thứ trưởng tên Tiến
đều lươn lẹo trong chữ nghĩa

TTT/ CafeF
30/08/2017

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc em chồng Bộ trưởng Tiến giữ vị trí ở VN Pharma: “Bộ trưởng không nói, chứ không phải nói không có”

Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc của công ty VN Pharma trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 30/8.
H-Capita không phải thuốc giả

Ông Nguyễn Viết Tiến nói với báo chí rằng thuốc H-Capita trong vụ việc của công ty VN Pharma không phải là thuốc giả. Theo phân tích của ông, H-Capita có dược chất, hàm lượng nằm trong khoảng cho phép, không mạo tên và sở hữu công nghiệp của thuốc khác. Do đó, ông Tiến nói rằng đây chỉ là thuốc kém chất lượng.

“NGUYÊN KHÍ” VÀ THÂN PHẬN KẺ SỸ…

0
Đặng Văn Sinh
Mở đầu tác phẩm, Hoàng Minh Tường dẫn lời Thân Nhân Trung soạn cho văn bia tiến sĩ đề danh khoa thi năm Nhâm Tuất (1442), trong đó có đoạn “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Hoàng Minh Tường lấy Nguyên Khí làm tựa đề, người đọc không mấy khó khăn cũng hiểu được tư tưởng chủ đạo của nhà văn khi ông viết cuốn tiểu thuyết lịch sử này. Nói cách khác, Nguyên khí chính là hồ sơ tổng hợp dưới dạng văn chương của giới trí thức Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiến thông qua hình tượng điển hình: Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ. Qua tư liệu lịch sử từ các văn bản chính thống còn lại, người ta nhận ra, có một sự khác biệt căn bản nếu so với các vương triều phong kiến chuyên chế trước và sau nó. Đó là việc sát hại hoặc vô hiệu hóa hàng loạt công thần khai quốc ngay khi chính quyền vừa mới được kiến lập theo phương thức “điểu tận cung tàng”, dẫn đến khủng hoảng chính trị mà mãi mấy chục năm sau Lê Thánh Tông mới khắc phục được. Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyên khí được xây dựng vào đúng giai đoạn “nhạy cảm” ấy. Đây cũng chính là thời kỳ mà người trí thức phong kiến bộc lộ rõ bản chất nhu nhược của họ, tuy có tài kinh bang tế thế, nhưng bị chi phối bởi tư tưởng trung quân mù quáng, lại không có thực quyền trong tay, nên đành mang tiếng là hèn, chịu khuất phục trước cường quyền để bảo toàn mạng sống. Có thể nói, ngay sau khi lưỡi đao tàn độc của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cướp đi sinh mạng 217 nạn nhân, vụ thảm án Lệ Chi Viên đã đặt ra những câu hỏi lớn về lương tâm, trách nhiệm và luật pháp đối với nhà cầm quyền. Biết rõ là một vụ án oan, hơn thế, hai nhân vật chính bị hành quyết lại là ân nhân từng cứu mạng, vậy mà Lê Thánh Tông, với tư cách là Nam thiên Động chủ, chỉ dám chiêu tuyết một cách nửa vời. Gần sáu trăm năm qua., lịch sử dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Có thể xem, Nguyên khí của Hoàng Minh Tường, chính là cuốn sách trả lời những câu hỏi đó… Câu chuyện khởi nguồn từ sự kiện tìm ra tập “Long Thành tạp ký” bằng chữ Hán của Ứng Nhân Đoàn Khâm từ năm trăm năm trước gồm 5 quyển ghi chép về Nguyễn Trãi và “Vụ án Lệ Chi Viên” do hai ông “cò” văn hóa Cao – Tháp làm trung gian, và kết thúc cũng bằng một sự kiện động trời, khi bọn trộm, nửa đêm đột nhập vào từ đường họ Đoàn lấy đi bộ sách quý. Nguyên khí gồm 19 chương và “Phần cuối truyện” được bố trí xen kẽ 16 chương “kể chuyện” lịch sử theo nguyên tác của “Long Thành tạp ký” với 4 chương viết về thời hiện đại kết hợp những đoạn bình luận sắc sảo về thế sự, chính trị, văn chương, cùng những nhân vật có liên quan đến số phận bộ sách cổ là Hoàng giáo sư , “Thọt Bỉ nhân”, Chủ nhiệm Huỳnh Đạo, viên trung tá an ninh Phillip và hai ông quan chức “buôn văn hóa” rất có chính kiến Cao và Thấp. Kiểu viết xen kẽ xâu chuỗi này không mới ở tiểu thuyết hiện đại, nhưng với tiểu thuyết lịch sử, nhất là lịch sử Việt Nam, thì đây là tác phẩm đầu tiên sáng tác theo khuynh hướng này. Đương nhiên ta có thể coi đó là sự đổi mới về mặt thi pháp. Yếu tố hiện thực và yếu tố hư cấu luôn song hành tạo nên những trường đoạn kịch tính, dẫn dụ người đọc như là lạc vào một không gian nghệ thuật đầy màu sắc với những mối quan hệ rằng rịt, phản ánh tinh thần lịch sử thời đại và hai nhân vật ở trung tâm là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Đọc Nguyên khí, người ta cảm thấy như bị đắm chìm trong không khí lịch sử thời Lê sơ, nhưng bỗng chốc lại “bị” tác giả kéo về thời hiện đại với những vấn đề thời sự xã hội nóng bỏng, buộc ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ mà phải trăn trở, suy ngẫm về tương lai đất nước, dân tộc… Về hình thức, Nguyên khí được xem như loại tiểu thuyết chương hồi, bao giờ cũng được mở đầu bằng câu “Bây giờ lại nói về…” hoặc “Lại nói về…”, nhưng hơi văn, mạch văn, khí văn và nhất là cách xử lý bố cục, tình huống và hình tượng nhân vật thì hoàn toàn hiện đại. Có thể nói, ở đây, tác giả chỉ sử dụng lối “giễu nhại” như một kiểu hoạt kê của loại tiếu lâm dân gian, còn hồn cốt của nó vẫn luôn “chính tắc”, tuân thủ khá nghiêm túc thi pháp tiểu thuyết lịch sử. Thực ra, Nguyên khí không chỉ dừng lại ở một tiểu thuyết lịch sử, cho dù Hoàng Minh Tường đã thành công trong việc dùng hình tượng văn học tôn vinh hai nhân vật lịch sử lỗi lạc đầu triều Lê: Ức Trai tiên sinh và Đức Bà Lễ nghi học sĩ. Nguyên khí còn mang phong cách của một chuyên luận bằng hình tượng, nghiên cứu về thân phận người trí thức Việt xuyên suốt các thời đại trong mối tương quan với nhà cầm quyền, từ đó quy nạp được bản chất của tầng lớp nguyên khí này như một hiện tượng có tính phổ biến. Kết cấu “xâu chuỗi” có vẻ như khá tương thích với phương pháp sáng tác “Hậu hiện đại”. Các sự kiện diễn ra trong tiểu thuyết không liên tục theo nguyên tắc tuyến tính mà luôn bị gián cách về không gian, thời gian, tạo nên những khoảng lặng để người đọc suy nghĩ, phán đoán và đưa ra những kết luận của riêng mình. Có thể thấy cách bố cục “phân mảnh” mang lại hiệu quả đáng kể đối với sự tiếp nhận của người đọc. Ví dụ đang viết về người nữ tượng nhân tài hoa Bùi Thị Hý với những lò gốm Chu Trang nổi tiếng một thời bằng lối hành văn truyền cảm đầy ma lực thì bất chợt tác giả nhảy cóc năm thế kỷ, kể về cái chân thọt của Bùi La Việt bị xe tằng cán phải trong đêm cùng với Tiểu Mẫn tham gia biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn. Đáng chú ý hơn là lời kể của tác giả mang đậm phong cách giễu nhại của tiểu thuyết Hậu hiện đại về một sự việc hoàn toàn không có gì đáng cười. Hay, vừa dứt chương “Sử thần Ngô Sĩ Liên” hoàn toàn nghiêm túc, ẩn dụ về cái hèn truyền kiếp của những trí thức được gọi là kẻ sĩ trước cường quyền thì nhà văn lại dẫn ra một hình ảnh khá là bi hài, tạo nên trận cười ra nước mắt ở chương “Chủ nhiệm Huỳnh Đạo”. Ấy là vào ngày 17 tháng 12, các thành viên ban lãnh đạo CLB rủ nhau ra viếng hương hồn liệt sĩ ở Đài Bắc Sơn Hà Nội. Lúc mới đầu các vị hăng hái lắm, thế nhưng đến khi công an chặn đường cùng với những lời thuyết phục của Phillip, thế là đoàn bị cắt đuôi, chỉ còn mỗi hai người đi đầu. Có thể nói tính giếu nhại ở đây đã tham gia với tư cách là một phương tiện biếu đạt tư tưởng thẩm mỹ, không chỉ giới hạn ở những chương thuộc về thời hiện tại, mà ngay cả với lịch sử, đôi khi tác giả cũng sử dụng thủ pháp này. Điển hình hơn cả là đoạn Lê Nhân Tông chưa đủ hai tuổi được đặt lên ngôi Hoàng đế, dưới sự nhiếp chính của Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh. Ông vua nhí này lúc lâm triều, bỗng nhiên “phịch một bãi ra hoàng bào rồi ngỏng chim tè vào mặt các quan đại thần”. Ấy vậy mà các quan xúm nhau lại xưng tụng đó là điềm lành. Tuy nhiên tính giễu nhại đậm đặc hơn cả thường được tác giả gài vào các trang bình luận hành trạng của hai cán bộ “buôn văn hóa” với những mánh khóe lừa bịp ông trưởng họ Đoàn về 5 cuốn sách cổ cũng như những lời tự trào phảng phất thói lưu manh qua những toan tính thớ lợ. Cao và Thấp là hai nhân vật khá độc đáo được miêu tả cả ngoại hình lẫn hành vi một cách khái quát nhưng rất điển hình, rất sinh động cho một kiểu nhân vật có tính cách phức tạp. Hai nhà văn hóa này có thể được xem như những cá thể được hình thành sau quá trình phân mảnh tiểu thuyết tiêu biểu cho khuynh hướng Hậu hiện đại. Họ hiện diện trong Nguyên khí chỉ là nhân vật ngoại biên, nhưng thực ra lại là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đó là cặp bài trùng thuộc loại “lưỡng cư” mang gene đột biến xuyên suốt sáu thập kỷ, không tìm thấy ở bất cứ bộ tiểu thuyết sáng tác theo phương pháp Hiện thực XHCN nào trước đây. Dưới con mắt của nhà chức trách thông qua trung tá Philip, thì Cao và Thấp là “hai ông buôn văn hóa”, nhưng thực chất họ là những con người đầy bản lĩnh, có học vấn đáng nể và một phông văn hóa không “lùn”. Nếu chỉ xét về ngoại hình( đối lập nhau như Don Quijote – Sancho Panza), và cách chơi sành điệu (xe hơi Vios, bật lửa Zippo khủng, tẩu thuốc nạm vàng 24k vốn là vật tùy thân của cụ Nguyễn) cũng như những lời thì thầm bàn nhau âm mưu chiếm đoạt bộ “Long thành tạp ký” để bán cho một đai gia chơi đồ cổ Sài Gòn, thì ta không còn phải băn khoăn khi xếp họ vào thành phần văn hóa lưu manh. Có điều, nếu chỉ như thế thì Cao và Thấp không phải là nhân vật đáng quan tâm. Cái khác người ở Hoàng Minh Tường là, ông đẩy hai “nhà buôn” này lên một cấp độ mới, thoát ly hẳn hệ thẩm mỹ truyền thống như là một sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết. Nói chính xác, ngoài phẩm chất lưu manh, Cao và Thấp còn là sản phẩm tất yếu của thiết chế văn hóa thời đại mới được hình thành mấy chục năm gần đây, bao hàm cả mặt sáng và phía âm u của nó. Nếu như, lúc ở nhà ông trưởng họ Đoàn, Cao lộ nguyên hình là một con buôn: “Đừng già néo đứt dây. Giá ấy được rồi. Hẹn với nó, nếu có bản gốc, mình chỉ lấy năm mươi ngàn đô…”; hay khi muốn ve vãn giáo sư Hoàng: “Chúng em chỉ là những kẻ sưu tầm văn hóa. Làm giàu cho văn hiến nhiều khi quên cả bản thân mình. Thiển nghĩ đây là một cổ vật, một di sản của cha ông, đã nhận lời dòng họ Đoàn tìm người dịch. Biết là chỉ giáo sư mới xứng tầm làm việc này, nên mới tìm đến đây. Cho phép chúng em để một bản lại để ông anh đọc qua. Nếu thấy nên và cần dịch thì chúng em sẽ thưa chuyện tiếp. Xin gửi ông anh chút quà, gọi là để thỉnh giáo”, thì trong cuộc gặp mặt với chủ nhiệm Huỳnh Đạo và dịch giả Hoàng Nguyên sau này, anh ta có những nhận xét đầy trí tuệ: “Dịch tác giả này (Mạc Ngôn) mà chỉ chuyển ngữ thuần túy là không thành. Người dịch phải mộng du với tác giả, cùng đi với các nhân vật, đi suốt các vùng đất mà tác giả chọn làm bối cảnh” hay: “Con không tin ngòi bút của sử gia họ Ngô lại thẳng được đâu bố ạ. Các vàng Ngô Sỹ Liên cũng không dám chép đúng sự thật. Mấy sử gia được như anh em nhà Thái Sử Bá nước Tề ? Kẻ sĩ Long Thành xưa nay đều hèn và run sợ trước quyền lực, trước bả vinh hoa phú quý”. Tóm lại, Cao và Thấp là một hiện tượng văn hóa, chỉ xuất hiện vào những thời điểm lịch sử nhất định khi mà kiến trúc thượng tầng xã hội không tương thích với cơ sở hạ tầng kinh tế, cần phải được các nhà khoa học hàn lâm nghiên cứu như một đề tài xã hội học. Bởi lẽ, chính Cao và Thấp làm cho cuộc sống của dòng họ Đoàn làng Động cũng như giáo sư Hoàng, chủ nhiệm Huỳnh Đạo, giới văn hóa đô thành sinh động hẳn lên qua sự xuất hiện “Long thành tạp ký” cùng với sự biến mất một cách khó hiểu của nó. Dưới ngòi bút Hoàng Minh Tường, cái gọi là “Lam Sơn hội” của phe nhóm Nguyễn Thị Anh có gì đó giống như một đảng lục lâm bởi “hội viên” của tổ chức độc tài này gồm toàn những tay đao búa hành xử thông qua tôn chỉ mục đích “Lam Sơn hội là hội cầm quyền”, “còn phe Lũng Nhai còn mình” nên đã thẳng tay trừng phạt 63 trẻ chăn trâu hát bài đồng dao cùng 39 kẻ cừu địch theo điều luật của Hội. Chưa hết, phía sau những kẻ sĩ đáng kính như giáo sư Hoàng, tiến sĩ Bùi La Việt, nhà sử học Huỳnh Đạo, hình như lúc nào cũng có bóng dáng trung tá an ninh Philip. Những “nguyên khí quốc gia” này, hoàn toàn không có quyền miễn trừ, rất có thể bị câu lưu bất cứ lúc nào nếu họ thể hiện lòng yêu nước của mình mà không xin phép nhà chức trách. Tội danh “các thế lực thù địch” đã được đưa vào “Từ điển giễu nhại” trong Nguyên khí không phải chỉ để nói cho vui. Chính vào ngày kỷ niệm 17 tháng 2, ngay dưới chân tượng đài Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm đã có một số thanh niên biểu tình chống ngoại xâm bị …”nhập kho”. Từ sự kiện chiếc quần silip phụ nữ dùng dở vứt trong thùng rác phòng nghỉ, viên trung tá an ninh “phá” được một vụ án quan trọng đã ngầm đưa đến cho người đọc thái độ giễu nhại. Nhưng kịch tính của câu chuyện còn được đẩy lên cao trào, làm bất cứ ai cũng phải phá lên cười khi mà cái biên bản do chính ông sĩ quan mẫn cán lập “tại hiện trường” lại biến cái quần chíp che chỗ “nhạy cảm“ của đàn bà thành một thứ danh từ riêng của ngôn ngữ phương Tây. Tuy nhiên sự việc chưa dừng lại ở trình độ chuyên môn của một viên chức nhà nước như Phillip mà người đọc còn đi xa hơn nhờ phương pháp liên văn bản. Chiếc silip dùng dở liệu có phải là phiên bản của “hai bao cao su dùng dở” trong vụ án nổi tiếng “vừa tức vừa buồn cười” nhằm hạ gục nhà dân chủ cấp tiến vì ông tiến sĩ này dám kiện đích danh một quan chức chóp bu sau khi ký duyệt dự án cho người nước ngoài khai thác tài nguyên mà không xin phép Quốc hội? Tính liên văn bản trong Nguyên khí là khá phổ biến. Gần như chương nào cũng có những tài liệu cần tham khảo chẳng những cho người viết, mà còn rất cần thiết cho đối tượng tiếp nhận nếu người đọc muốn có được cái nhìn toàn cảnh câu chuyện phía sau những con chữ (Từ đó có thể thấy tính liên văn bản và giễu nhại được gọi là “hoạt kê” trong tiểu thuyết hư cấu Việt Nam đã có từ trước khi lý thuyết sáng tác Hậu hiện đại được du nhập vào). Có thể thấy, các văn bản được liên kết với Nguyên khí, kể cả văn bản “hư cấu” là khá phong phú nhưng được “chèn” vào theo nhiều kiểu khác nhau, tạo nên một tổng thể đa dạng trên cơ sở một kết cấu mở, có khả năng kích thích trí tưởng tượng của người đọc, từ đó hình thành những văn bản phái sinh, bổ sung cho văn bản gốc thêm phong phú hoặc đề xuất ý kiến phản biện. Văn bản đầu tiên, tuy chỉ là hư cấu nhưng khá quan trọng, bởi nó được xem như “văn bản gốc”. Đó là “Long thành tạp ký”. Cũng bởi cuốn sách bằng chữ Hán trung đại nên mới nảy sinh bộ ba nhân vật giáo sư Hoàng, nhà sử học Huỳnh Đạo và tiến sĩ Bùi La Việt. Tiếp đó là hàng loạt văn bản được huy động vào quá trình dịch thuật, bình giá nội dung cuốn sách cổ như “Quốc âm thi tập”, “Ức Trai thi tập”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Tam triều bản kỷ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Hồng Mai bút ký”, các bài đồng dao, “Báu vật của đời’, “Cây tỏi nổi giận”, “Rừng xanh lá đỏ’, “Đàn hương hình”, “Đi tìm cái tôi đã mất”, v.v… Tất cả những tác phẩm trên, dù là hiện thực lịch sử hay hư cấu nghệ thuật ít nhiều đều liên quan đến thủ pháp liên văn bản. Chỉ cần lấy ví dụ, từ bộ sách chữ Hán “Long Thành tạp ký” cách đây hơn năm trăm năm, mà phải nói trăm phần trăm là hư cấu, Hoàng Minh Tường làm nhóm giáo sư Hoàng Nguyên, “Thọt bỉ nhân”, Cao và Thấp cùng đông đảo bạn đọc phải đau đầu bởi hàng loạt tài liệu phụ trợ đông tây kim cổ phục vụ cho việc dịch thuật. Đó còn chưa nói đến sự bùng nổ thông tin, sự liên tưởng đa chiều về những quan điểm thẩm mỹ trung tâm – ngoại biên, chính thống, phi chính thống, hiệu ứng của tác phẩm văn học và nhận diện đâu là một nền văn hóa chính danh. Xen kẽ với các chương về Ức Trai tiên sinh, Đức bà Lễ nghi học sỹ bằng lối văn kể nghiêm túc, thấm đẫm tinh thần lịch sử, những chương viết về tượng nhân Bùi Thị Hý, ni cô Tiểu Mai hay chàng Nguyên Phong lại vô cùng hấp dẫn, đôi khi phóng túng, phá cách của tiểu thuyết hiện đại, nhưng hết thảy đều mang dấu ấn sáng tạo. Qua nhân vật Bùi Thị Hý, người ta mới hiểu được một thời rực rỡ của nghề làm gốm Chu Đậu vùng Nam Sách. Mối tình nồng nàn giữa đôi trai tài, gái sắc Tiểu Mai – Nguyên Phong khiến ni cô mười bảy tuổi giã từ cửa Phật là bài ca đẹp làm người đọc bâng khuâng.  “Thọt bỉ nhân” cũng là một nhân vật cần phải bàn của Nguyên khí. Ngoại trừ nhân thân rất phức tạp bởi hai dòng máu, hai quốc tịch và những hoạt động dân chủ khiến nhà đương cục lúc nào cũng chiếu cố “chăm sóc”, Bùi La Việt là nhà nghiên cứu Hán Nôm có trình độ uyên bác, đồng thời là nhà ngoại cảm có thể giao tiếp được với hồn người chết. “Thọt bỉ nhân” là tính cách hư cấu đầy sáng tạo trên cơ sở một vài hình mẫu thực ngoài đời. Anh cũng chính là mắt xích quan trọng trong việc làm rõ nỗi oan khuất của vụ án Lệ Chi Viên.  Cuộc “nói chuyện” với quan thổ địa họ Phạm cùng Lê Thái Tông, thực chất giống như lời khai của nhân chứng đồng thời cũng là người bị hại trước Tòa đại hình. Tất cả chứng cứ mà Lê Nguyên Long đưa ra trong âm mưu đầu độc của phe nhóm Nguyễn Thị Anh dường như đều phù hợp với những suy luận của chúng ta, hoàn toàn khác với chính sử. Đây chính là góc khuất của lịch sử một khi lịch sử bị nhóm lợi ích Lam Sơn của những quyền thần đầy tham vọng như Nguyễn Phù Lỗ, Lương Đăng, Tạ Thanh thao túng. Đến đây ta càng thấm thía lời cảm thán của giáo sư Hoàng Nguyên: “Buồn nhất là một xã hội không sòng phẳng, một xã hội xử lý mọi vấn đề quốc gia đại sự bằng những hộp đen. Cụ Phan Phu Tiên, cụ Ngô Sỹ Liên cũng cùng một duộc như kẻ sĩ chúng ta bây giờ mà thôi. Người ta cắt cái sổ hưu là mình toi. Con cháu mình mất đường sống. Biết bao cây bút cùn mòn không viết nổi. Tài danh như nhà văn Nguyễn Khải mà trước khi chết phải thổ ra một bãi huyết 19 trang “Đi tìm cái tôi đã mất” rồi mới chết nổi… Nhà cầm quyền coi vương triều và quyền lực như một cái hộp đen, chỉ riêng họ biết và định đoạt. Mọi nhà nước độc tài bây giờ cũng là một phiên bản khác của phong kiến mà thôi. Họ muốn cha truyền con nối, muốn duy trì quyền lực vĩnh viễn. Họ đâu cần một xã hội công dân…”.   Bùi La Việt là nhà văn hóa đích thực, có sự đóng góp quan trọng vào việc dịch và chú thích quyển năm “Long thành tạp ký”. Xây dựng chân dung Bùi La Việt, Hoàng Minh Tường huy động khá nhiều nguồn dự trữ tư liệu lịch sử chính thống cũng như phi chính thống, trung tâm cũng như ngoại biên, cộng với vốn kinh nghiệm phong phú của một cây bút tiểu thuyết thuộc vào hàng đầu của nền văn học Việt Nam.  Như trên đã nói, cũng như giáo sư Hoàng, Bùi La Việt là một nhân cách văn hóa, nhưng cũng khác giáo sư Hoàng ở chỗ, anh là một trí thức dấn thân, bất chấp cường quyền, sẵn sàng “nhập kho” bất cứ lúc nào nhưng không thể không tham gia những cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa chống xâm lược. Tuy nhiên, cách miêu tả ngoại hình cũng như hành trạng của “Thọt bỉ nhân” lại được tác giả sử dụng lối hài hước, phúng thích, thậm chí gây cười ngay cả với những độc giả nghiêm túc.”Thọt bỉ nhân”(kẻ thọt hèn kém) chính là cái tên do Bùi La Việt tự đặt cho mình, đồng thời cũng là tên một trang web của anh cùng với vốn kiến thức phong phú của một tiến sĩ xã hội học, khiến anh nổi tiếng khắp Hà thành. Nhận xét của “Thọt bỉ nhân” về công lao và vai trò chính khách cấp tiến của Triệu Tử Dương cũng như những câu hỏi thông minh đặt ra với vong hồn vua Lê Thái Tông càng chứng tỏ anh chàng tiến sĩ lãng tử này là một cao nhân. Tiểu thuyết Nguyên khí có thể thiếu đi trung tá Philip, thiếu ông “Lỗi hệ thống’ hay ông “Sổ hưu” nhưng không thể thiếu “Thọt bỉ nhân”. Bùi La Việt trong một bố cục phân mảnh bởi cả không gian và thời gian, cả ý thức hệ cũng như tâm thức lịch sử, luôn hiện diện trong tiểu thuyết như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế giới âm tào lắm oan hồn và cõi dương gian đầy ma quỷ. Thiếu Bùi La Việt, Nguyên khí hẳn là sẽ giảm sức hấp dẫn, cho dù Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ vẫn là hình tượng trung tâm sáng ngời nhân cách, lấp lánh trí tuệ. Trong sự dẫn dắt mạch truyện, cảnh hành hình 217 nạn nhân được tác giả sử dụng lối miêu tả gián cách, trong đó chỉ có vài dòng thoáng qua về những người phụ nữ mang thai và cả những đứa trẻ còn ẵm ngửa nhưng cũng làm người đọc đứng tim bởi sự dã man, tàn bạo đến tận cùng của của đám “Lam Sơn hội”. Nỗi oan khiên làm cho trời sầu đất thảm, mây mù vần vụ, khiến chúng ta, với tư cách là đối tượng tiếp nhận, không thể không liên tưởng đến những câu thơ nhỏ máu của nhà thơ Trần Mạnh Hảo: “Trên đường pháp trường con dâu ta trở dạ Tiếng cháu thét chào đời như tiếng nghìn chim lợn báo tang Đội ơn vua ban tã lót Để cháu khỏi bị chém trần truồng trên thớt! Ôi con đường ba họ ta đến nơi thọ hình Sao dài hơn đường mười năm Lam Sơn phò Thái Tổ”. (Nguyễn Trãi trước giờ tru di) Sợ đối diện với công lý, sợ hãi nhân dân, và nhất là sợ bị cướp pháp trường, Nguyễn Thị Anh và đồng bọn không dám công khái xử án trước thanh thiên bạch nhật mà lại dựng lên một phiên tòa giả ở Ô Cầu Bò để đánh lừa bách tính. Một triều đại phế bỏ pháp luật, sợ dân như sợ cọp, đám quan lại tham nhũng, đục khoét lương dân, trong khi “Lam Sơn hội” lại có quyền tối thượng định đoạt vận mệnh quốc gia, coi người trí thức như kẻ tôi đòi, thì vương triều ấy hiển nhiên không phải chính danh. Một triều đình mà quan chức hành xử giống như đám lục lâm thảo khấu (chữ của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn “Nguyễn Thị Lộ”) không bao giờ dung nạp được những nhân cách lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Giết vợ chồng Nguyễn Trãi đồng nghĩa với việc thủ tiêu nguyên khí quốc gia. Cho nên, không có gì lạ, nhà Hậu Lê cũng chỉ hưng thịnh được khoảng vài chục năm thời Lê Thánh Tông, còn sau đó rơi vào tình trạng khủng hoảng triền miên dẫn đến cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, kéo dài gần hai trăm năm gây ra bao thảm cảnh, đất nước tan hoang, lòng người ly tán. Cuối cùng, để khép lại bài viết , không thể không có đôi lời với các nhà chép sử. Đọc xong Nguyên khí, người ta có quyền nghi ngờ độ trung thực của các cuốn thông sử vốn được coi là văn bản chính thống có đầy đủ tư cách pháp nhân để hậu thế soi vào đấy mà sửa mình thành chính nhân quân tử. Qua vụ án “Lệ Chi Viên”, người đời còn ngộ ra một điều nữa là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị chết đến hai lần. Lần thứ nhất là bởi “Lam Sơn hội”, tức triều đình phong kiến chuyên chế dưới bàn tay dàn dựng của Thái hậu Nguyễn Thị Anh. Lần thứ hai bởi Ngô Sỹ Liên và các sử thần trong Quốc sử quán. Cuộc diện kiến Nguyễn Thị Anh và cái chức Đô ngự sử, đã biến Ngô Sỹ Liên từ một tân khoa tiến sĩ có hùng tâm tráng chí, thành kẻ bồi bút chuyên “sáng tác” Quốc sử, phục vụ mưu đồ đen tối của tập đoàn thống trị độc tài. Ngô Sỹ Liên chính là hình ảnh tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Đại Việt, bị nhà cầm quyền khinh bỉ như những thân phận hèn kém, và sử dụng như gã thư lại, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút trước bạo lực và bả vinh hoa. Chính bởi những sử gia như Ngô Sỹ Liên, lịch sử dân tộc Việt, trong khá nhiều trường hợp, không phản ánh đúng diện mạo xã hội đương thời, dẫn đến tình trạng, các thế hệ sau nhận thức rất mù mờ về cha ông mình. Ta hãy đọc lại đoạn ghi chép rất tùy tiện về vụ án “Lệ Chi Viên” trong ĐVSKTT thì sẽ biết được tư cách kẻ sĩ của Ngô Sỹ Liên: “…Trước đây, vua thích vợ Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung cho làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông, về đến vườn Lệ Chi xã Đại Lại trên sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng (…). Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua”. Không chỉ cố tình chép sai sự thật mà sử gia họ Ngô còn nhẫn tâm thả một lời bình rất bất lương (chữ của nhà văn Hoàng Quốc Hải) về Đức bà Lễ nghi học sĩ: “Nữ sắc làm hại người quá lắm. Thị Lộ là một người đàn bà thôi, Thái tôn yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, chẳng nên răn lắm ru?” (ĐVSKTT, tập III, bản dịch, NXB KHXH, 1972, trang 131).  Với Ngô Sỹ Liên, lịch sử không phải là tấm gương để hậu thế soi vào để sửa mình, thực chất là dùng những lời hoa mỹ dối trá tô vẽ cho chế độ đương thời cho dù đấy là một vương triều độc tài đầy tội ác. Để kiểm chứng ngòi bút “ngụy sử” của họ Ngô, độc giả chỉ cần tham khảo thêm một chi tiết trong “Chiếu đại xá thiên hạ” của Lạng Sơn vương Nghi Dân sau khi thanh toán mẹ con Nguyễn Thị Anh, lên ngôi Hoàng đế: “Trẫm là con trưởng của Thái Tôn Văn hoàng đế, ngày trước đã làm Hoàng thái tử, không may Tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở ngoài, Nguyễn thái hậu muốn vững quyền vị, ngầm sai Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, cho trẫm làm phiên vương. (…)Cho nên từ đó đến giờ, hạn sâu liên tiếp, tai dị xảy luôn, đói kém lưu hành, nhân dân cùng khốn. Diên Ninh ( tức Nhân Tông) tự biết không phải là con của Tiên đế, vả lại lòng người lìa ta, ngày mồng 3 tháng 10 năm nay khiến trẫm thay ngôi…”. (ĐVSKTT, tập III, bản dịch, NXB KHXH, 1972, trang 170). Như vậy, chân dung sử thần Ngô Sỹ Liên, được Hoàng Minh Tường tái hiện là có cơ sở khoa học từ những sử liệu đáng tin cậy. Đến đây, chúng ta cũng có thể mượn lời của chính vị Đô ngự sử đài, nói ngược lại theo kiểu giếu nhại của khuynh hướng sáng tác Hậu hiện đại như sau: “Sỹ Liên chỉ là một thái sử lệnh, bị Nguyễn Thị Anh vừa dọa dẫm vừa mua chuộc, đến nỗi bán rẻ cả nhân cách kẻ sĩ. Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ là bậc trung thần, vì ngòi bút “ngụy sử” của họ Ngô mà phải chết đến hai lần, há chẳng đáng trách lắm ru?”. Chí Linh, năm Quý tỵ, rằm tháng bảy, mùa Vu lan  Đặng Văn Sinh Nguồn: Trần Nhương.net
“NGUYÊN KHÍ” VÀ THÂN PHẬN KẺ SỸ… Đặng Văn Sinh Mở đầu tác phẩm, Hoàng Minh Tường dẫn lời Thân Nhân Trung soạn cho văn bia tiến sĩ đề danh khoa thi năm Nhâm Tuất (1442), trong đó có đoạn “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Hoàng Minh Tường lấy Nguyên Khí làm tựa đề, người đọc không mấy khó khăn cũng hiểu được tư tưởng chủ đạo của nhà văn khi ông viết cuốn tiểu thuyết lịch sử này. Nói cách khác, Nguyên khí chính là hồ sơ tổng hợp dưới dạng văn chương của giới trí thức Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiến thông qua hình tượng điển hình: Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ. Qua tư liệu lịch sử từ các văn bản chính thống còn lại, người ta nhận ra, có một sự khác biệt căn bản nếu so với các vương triều phong kiến chuyên chế trước và sau nó. Đó là việc sát hại hoặc vô hiệu hóa hàng loạt công thần khai quốc ngay khi chính quyền vừa mới được kiến lập theo phương thức “điểu tận cung tàng”, dẫn đến khủng hoảng chính trị mà mãi mấy chục năm sau Lê Thánh Tông mới khắc phục được. Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyên khí được xây dựng vào đúng giai đoạn “nhạy cảm” ấy. Đây cũng chính là thời kỳ mà người trí thức phong kiến bộc lộ rõ bản chất nhu nhược của họ, tuy có tài kinh bang tế thế, nhưng bị chi phối bởi tư tưởng trung quân mù quáng, lại không có thực quyền trong tay, nên đành mang tiếng là hèn, chịu khuất phục trước cường quyền để bảo toàn mạng sống. Có thể nói, ngay sau khi lưỡi đao tàn độc của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cướp đi sinh mạng 217 nạn nhân, vụ thảm án Lệ Chi Viên đã đặt ra những câu hỏi lớn về lương tâm, trách nhiệm và luật pháp đối với nhà cầm quyền. Biết rõ là một vụ án oan, hơn thế, hai nhân vật chính bị hành quyết lại là ân nhân từng cứu mạng, vậy mà Lê Thánh Tông, với tư cách là Nam thiên Động chủ, chỉ dám chiêu tuyết một cách nửa vời. Gần sáu trăm năm qua., lịch sử dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Có thể xem, Nguyên khí của Hoàng Minh Tường, chính là cuốn sách trả lời những câu hỏi đó… Câu chuyện khởi nguồn từ sự kiện tìm ra tập “Long Thành tạp ký” bằng chữ Hán của Ứng Nhân Đoàn Khâm từ năm trăm năm trước gồm 5 quyển ghi chép về Nguyễn Trãi và “Vụ án Lệ Chi Viên” do hai ông “cò” văn hóa Cao – Tháp làm trung gian, và kết thúc cũng bằng một sự kiện động trời, khi bọn trộm, nửa đêm đột nhập vào từ đường họ Đoàn lấy đi bộ sách quý. Nguyên khí gồm 19 chương và “Phần cuối truyện” được bố trí xen kẽ 16 chương “kể chuyện” lịch sử theo nguyên tác của “Long Thành tạp ký” với 4 chương viết về thời hiện đại kết hợp những đoạn bình luận sắc sảo về thế sự, chính trị, văn chương, cùng những nhân vật có liên quan đến số phận bộ sách cổ là Hoàng giáo sư , “Thọt Bỉ nhân”, Chủ nhiệm Huỳnh Đạo, viên trung tá an ninh Phillip và hai ông quan chức “buôn văn hóa” rất có chính kiến Cao và Thấp. Kiểu viết xen kẽ xâu chuỗi này không mới ở tiểu thuyết hiện đại, nhưng với tiểu thuyết lịch sử, nhất là lịch sử Việt Nam, thì đây là tác phẩm đầu tiên sáng tác theo khuynh hướng này. Đương nhiên ta có thể coi đó là sự đổi mới về mặt thi pháp. Yếu tố hiện thực và yếu tố hư cấu luôn song hành tạo nên những trường đoạn kịch tính, dẫn dụ người đọc như là lạc vào một không gian nghệ thuật đầy màu sắc với những mối quan hệ rằng rịt, phản ánh tinh thần lịch sử thời đại và hai nhân vật ở trung tâm là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Đọc Nguyên khí, người ta cảm thấy như bị đắm chìm trong không khí lịch sử thời Lê sơ, nhưng bỗng chốc lại “bị” tác giả kéo về thời hiện đại với những vấn đề thời sự xã hội nóng bỏng, buộc ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ mà phải trăn trở, suy ngẫm về tương lai đất nước, dân tộc… Về hình thức, Nguyên khí được xem như loại tiểu thuyết chương hồi, bao giờ cũng được mở đầu bằng câu “Bây giờ lại nói về…” hoặc “Lại nói về…”, nhưng hơi văn, mạch văn, khí văn và nhất là cách xử lý bố cục, tình huống và hình tượng nhân vật thì hoàn toàn hiện đại. Có thể nói, ở đây, tác giả chỉ sử dụng lối “giễu nhại” như một kiểu hoạt kê của loại tiếu lâm dân gian, còn hồn cốt của nó vẫn luôn “chính tắc”, tuân thủ khá nghiêm túc thi pháp tiểu thuyết lịch sử. Thực ra, Nguyên khí không chỉ dừng lại ở một tiểu thuyết lịch sử, cho dù Hoàng Minh Tường đã thành công trong việc dùng hình tượng văn học tôn vinh hai nhân vật lịch sử lỗi lạc đầu triều Lê: Ức Trai tiên sinh và Đức Bà Lễ nghi học sĩ. Nguyên khí còn mang phong cách của một chuyên luận bằng hình tượng, nghiên cứu về thân phận người trí thức Việt xuyên suốt các thời đại trong mối tương quan với nhà cầm quyền, từ đó quy nạp được bản chất của tầng lớp nguyên khí này như một hiện tượng có tính phổ biến. Kết cấu “xâu chuỗi” có vẻ như khá tương thích với phương pháp sáng tác “Hậu hiện đại”. Các sự kiện diễn ra trong tiểu thuyết không liên tục theo nguyên tắc tuyến tính mà luôn bị gián cách về không gian, thời gian, tạo nên những khoảng lặng để người đọc suy nghĩ, phán đoán và đưa ra những kết luận của riêng mình. Có thể thấy cách bố cục “phân mảnh” mang lại hiệu quả đáng kể đối với sự tiếp nhận của người đọc. Ví dụ đang viết về người nữ tượng nhân tài hoa Bùi Thị Hý với những lò gốm Chu Trang nổi tiếng một thời bằng lối hành văn truyền cảm đầy ma lực thì bất chợt tác giả nhảy cóc năm thế kỷ, kể về cái chân thọt của Bùi La Việt bị xe tằng cán phải trong đêm cùng với Tiểu Mẫn tham gia biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn. Đáng chú ý hơn là lời kể của tác giả mang đậm phong cách giễu nhại của tiểu thuyết Hậu hiện đại về một sự việc hoàn toàn không có gì đáng cười. Hay, vừa dứt chương “Sử thần Ngô Sĩ Liên” hoàn toàn nghiêm túc, ẩn dụ về cái hèn truyền kiếp của những trí thức được gọi là kẻ sĩ trước cường quyền thì nhà văn lại dẫn ra một hình ảnh khá là bi hài, tạo nên trận cười ra nước mắt ở chương “Chủ nhiệm Huỳnh Đạo”. Ấy là vào ngày 17 tháng 12, các thành viên ban lãnh đạo CLB rủ nhau ra viếng hương hồn liệt sĩ ở Đài Bắc Sơn Hà Nội. Lúc mới đầu các vị hăng hái lắm, thế nhưng đến khi công an chặn đường cùng với những lời thuyết phục của Phillip, thế là đoàn bị cắt đuôi, chỉ còn mỗi hai người đi đầu. Có thể nói tính giếu nhại ở đây đã tham gia với tư cách là một phương tiện biếu đạt tư tưởng thẩm mỹ, không chỉ giới hạn ở những chương thuộc về thời hiện tại, mà ngay cả với lịch sử, đôi khi tác giả cũng sử dụng thủ pháp này. Điển hình hơn cả là đoạn Lê Nhân Tông chưa đủ hai tuổi được đặt lên ngôi Hoàng đế, dưới sự nhiếp chính của Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh. Ông vua nhí này lúc lâm triều, bỗng nhiên “phịch một bãi ra hoàng bào rồi ngỏng chim tè vào mặt các quan đại thần”. Ấy vậy mà các quan xúm nhau lại xưng tụng đó là điềm lành. Tuy nhiên tính giễu nhại đậm đặc hơn cả thường được tác giả gài vào các trang bình luận hành trạng của hai cán bộ “buôn văn hóa” với những mánh khóe lừa bịp ông trưởng họ Đoàn về 5 cuốn sách cổ cũng như những lời tự trào phảng phất thói lưu manh qua những toan tính thớ lợ. Cao và Thấp là hai nhân vật khá độc đáo được miêu tả cả ngoại hình lẫn hành vi một cách khái quát nhưng rất điển hình, rất sinh động cho một kiểu nhân vật có tính cách phức tạp. Hai nhà văn hóa này có thể được xem như những cá thể được hình thành sau quá trình phân mảnh tiểu thuyết tiêu biểu cho khuynh hướng Hậu hiện đại. Họ hiện diện trong Nguyên khí chỉ là nhân vật ngoại biên, nhưng thực ra lại là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đó là cặp bài trùng thuộc loại “lưỡng cư” mang gene đột biến xuyên suốt sáu thập kỷ, không tìm thấy ở bất cứ bộ tiểu thuyết sáng tác theo phương pháp Hiện thực XHCN nào trước đây. Dưới con mắt của nhà chức trách thông qua trung tá Philip, thì Cao và Thấp là “hai ông buôn văn hóa”, nhưng thực chất họ là những con người đầy bản lĩnh, có học vấn đáng nể và một phông văn hóa không “lùn”. Nếu chỉ xét về ngoại hình( đối lập nhau như Don Quijote – Sancho Panza), và cách chơi sành điệu (xe hơi Vios, bật lửa Zippo khủng, tẩu thuốc nạm vàng 24k vốn là vật tùy thân của cụ Nguyễn) cũng như những lời thì thầm bàn nhau âm mưu chiếm đoạt bộ “Long thành tạp ký” để bán cho một đai gia chơi đồ cổ Sài Gòn, thì ta không còn phải băn khoăn khi xếp họ vào thành phần văn hóa lưu manh. Có điều, nếu chỉ như thế thì Cao và Thấp không phải là nhân vật đáng quan tâm. Cái khác người ở Hoàng Minh Tường là, ông đẩy hai “nhà buôn” này lên một cấp độ mới, thoát ly hẳn hệ thẩm mỹ truyền thống như là một sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết. Nói chính xác, ngoài phẩm chất lưu manh, Cao và Thấp còn là sản phẩm tất yếu của thiết chế văn hóa thời đại mới được hình thành mấy chục năm gần đây, bao hàm cả mặt sáng và phía âm u của nó. Nếu như, lúc ở nhà ông trưởng họ Đoàn, Cao lộ nguyên hình là một con buôn: “Đừng già néo đứt dây. Giá ấy được rồi. Hẹn với nó, nếu có bản gốc, mình chỉ lấy năm mươi ngàn đô…”; hay khi muốn ve vãn giáo sư Hoàng: “Chúng em chỉ là những kẻ sưu tầm văn hóa. Làm giàu cho văn hiến nhiều khi quên cả bản thân mình. Thiển nghĩ đây là một cổ vật, một di sản của cha ông, đã nhận lời dòng họ Đoàn tìm người dịch. Biết là chỉ giáo sư mới xứng tầm làm việc này, nên mới tìm đến đây. Cho phép chúng em để một bản lại để ông anh đọc qua. Nếu thấy nên và cần dịch thì chúng em sẽ thưa chuyện tiếp. Xin gửi ông anh chút quà, gọi là để thỉnh giáo”, thì trong cuộc gặp mặt với chủ nhiệm Huỳnh Đạo và dịch giả Hoàng Nguyên sau này, anh ta có những nhận xét đầy trí tuệ: “Dịch tác giả này (Mạc Ngôn) mà chỉ chuyển ngữ thuần túy là không thành. Người dịch phải mộng du với tác giả, cùng đi với các nhân vật, đi suốt các vùng đất mà tác giả chọn làm bối cảnh” hay: “Con không tin ngòi bút của sử gia họ Ngô lại thẳng được đâu bố ạ. Các vàng Ngô Sỹ Liên cũng không dám chép đúng sự thật. Mấy sử gia được như anh em nhà Thái Sử Bá nước Tề ? Kẻ sĩ Long Thành xưa nay đều hèn và run sợ trước quyền lực, trước bả vinh hoa phú quý”. Tóm lại, Cao và Thấp là một hiện tượng văn hóa, chỉ xuất hiện vào những thời điểm lịch sử nhất định khi mà kiến trúc thượng tầng xã hội không tương thích với cơ sở hạ tầng kinh tế, cần phải được các nhà khoa học hàn lâm nghiên cứu như một đề tài xã hội học. Bởi lẽ, chính Cao và Thấp làm cho cuộc sống của dòng họ Đoàn làng Động cũng như giáo sư Hoàng, chủ nhiệm Huỳnh Đạo, giới văn hóa đô thành sinh động hẳn lên qua sự xuất hiện “Long thành tạp ký” cùng với sự biến mất một cách khó hiểu của nó. Dưới ngòi bút Hoàng Minh Tường, cái gọi là “Lam Sơn hội” của phe nhóm Nguyễn Thị Anh có gì đó giống như một đảng lục lâm bởi “hội viên” của tổ chức độc tài này gồm toàn những tay đao búa hành xử thông qua tôn chỉ mục đích “Lam Sơn hội là hội cầm quyền”, “còn phe Lũng Nhai còn mình” nên đã thẳng tay trừng phạt 63 trẻ chăn trâu hát bài đồng dao cùng 39 kẻ cừu địch theo điều luật của Hội. Chưa hết, phía sau những kẻ sĩ đáng kính như giáo sư Hoàng, tiến sĩ Bùi La Việt, nhà sử học Huỳnh Đạo, hình như lúc nào cũng có bóng dáng trung tá an ninh Philip. Những “nguyên khí quốc gia” này, hoàn toàn không có quyền miễn trừ, rất có thể bị câu lưu bất cứ lúc nào nếu họ thể hiện lòng yêu nước của mình mà không xin phép nhà chức trách. Tội danh “các thế lực thù địch” đã được đưa vào “Từ điển giễu nhại” trong Nguyên khí không phải chỉ để nói cho vui. Chính vào ngày kỷ niệm 17 tháng 2, ngay dưới chân tượng đài Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm đã có một số thanh niên biểu tình chống ngoại xâm bị …”nhập kho”. Từ sự kiện chiếc quần silip phụ nữ dùng dở vứt trong thùng rác phòng nghỉ, viên trung tá an ninh “phá” được một vụ án quan trọng đã ngầm đưa đến cho người đọc thái độ giễu nhại. Nhưng kịch tính của câu chuyện còn được đẩy lên cao trào, làm bất cứ ai cũng phải phá lên cười khi mà cái biên bản do chính ông sĩ quan mẫn cán lập “tại hiện trường” lại biến cái quần chíp che chỗ “nhạy cảm“ của đàn bà thành một thứ danh từ riêng của ngôn ngữ phương Tây. Tuy nhiên sự việc chưa dừng lại ở trình độ chuyên môn của một viên chức nhà nước như Phillip mà người đọc còn đi xa hơn nhờ phương pháp liên văn bản. Chiếc silip dùng dở liệu có phải là phiên bản của “hai bao cao su dùng dở” trong vụ án nổi tiếng “vừa tức vừa buồn cười” nhằm hạ gục nhà dân chủ cấp tiến vì ông tiến sĩ này dám kiện đích danh một quan chức chóp bu sau khi ký duyệt dự án cho người nước ngoài khai thác tài nguyên mà không xin phép Quốc hội? Tính liên văn bản trong Nguyên khí là khá phổ biến. Gần như chương nào cũng có những tài liệu cần tham khảo chẳng những cho người viết, mà còn rất cần thiết cho đối tượng tiếp nhận nếu người đọc muốn có được cái nhìn toàn cảnh câu chuyện phía sau những con chữ (Từ đó có thể thấy tính liên văn bản và giễu nhại được gọi là “hoạt kê” trong tiểu thuyết hư cấu Việt Nam đã có từ trước khi lý thuyết sáng tác Hậu hiện đại được du nhập vào). Có thể thấy, các văn bản được liên kết với Nguyên khí, kể cả văn bản “hư cấu” là khá phong phú nhưng được “chèn” vào theo nhiều kiểu khác nhau, tạo nên một tổng thể đa dạng trên cơ sở một kết cấu mở, có khả năng kích thích trí tưởng tượng của người đọc, từ đó hình thành những văn bản phái sinh, bổ sung cho văn bản gốc thêm phong phú hoặc đề xuất ý kiến phản biện. Văn bản đầu tiên, tuy chỉ là hư cấu nhưng khá quan trọng, bởi nó được xem như “văn bản gốc”. Đó là “Long thành tạp ký”. Cũng bởi cuốn sách bằng chữ Hán trung đại nên mới nảy sinh bộ ba nhân vật giáo sư Hoàng, nhà sử học Huỳnh Đạo và tiến sĩ Bùi La Việt. Tiếp đó là hàng loạt văn bản được huy động vào quá trình dịch thuật, bình giá nội dung cuốn sách cổ như “Quốc âm thi tập”, “Ức Trai thi tập”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Tam triều bản kỷ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Hồng Mai bút ký”, các bài đồng dao, “Báu vật của đời’, “Cây tỏi nổi giận”, “Rừng xanh lá đỏ’, “Đàn hương hình”, “Đi tìm cái tôi đã mất”, v.v… Tất cả những tác phẩm trên, dù là hiện thực lịch sử hay hư cấu nghệ thuật ít nhiều đều liên quan đến thủ pháp liên văn bản. Chỉ cần lấy ví dụ, từ bộ sách chữ Hán “Long Thành tạp ký” cách đây hơn năm trăm năm, mà phải nói trăm phần trăm là hư cấu, Hoàng Minh Tường làm nhóm giáo sư Hoàng Nguyên, “Thọt bỉ nhân”, Cao và Thấp cùng đông đảo bạn đọc phải đau đầu bởi hàng loạt tài liệu phụ trợ đông tây kim cổ phục vụ cho việc dịch thuật. Đó còn chưa nói đến sự bùng nổ thông tin, sự liên tưởng đa chiều về những quan điểm thẩm mỹ trung tâm – ngoại biên, chính thống, phi chính thống, hiệu ứng của tác phẩm văn học và nhận diện đâu là một nền văn hóa chính danh. Xen kẽ với các chương về Ức Trai tiên sinh, Đức bà Lễ nghi học sỹ bằng lối văn kể nghiêm túc, thấm đẫm tinh thần lịch sử, những chương viết về tượng nhân Bùi Thị Hý, ni cô Tiểu Mai hay chàng Nguyên Phong lại vô cùng hấp dẫn, đôi khi phóng túng, phá cách của tiểu thuyết hiện đại, nhưng hết thảy đều mang dấu ấn sáng tạo. Qua nhân vật Bùi Thị Hý, người ta mới hiểu được một thời rực rỡ của nghề làm gốm Chu Đậu vùng Nam Sách. Mối tình nồng nàn giữa đôi trai tài, gái sắc Tiểu Mai – Nguyên Phong khiến ni cô mười bảy tuổi giã từ cửa Phật là bài ca đẹp làm người đọc bâng khuâng.  “Thọt bỉ nhân” cũng là một nhân vật cần phải bàn của Nguyên khí. Ngoại trừ nhân thân rất phức tạp bởi hai dòng máu, hai quốc tịch và những hoạt động dân chủ khiến nhà đương cục lúc nào cũng chiếu cố “chăm sóc”, Bùi La Việt là nhà nghiên cứu Hán Nôm có trình độ uyên bác, đồng thời là nhà ngoại cảm có thể giao tiếp được với hồn người chết. “Thọt bỉ nhân” là tính cách hư cấu đầy sáng tạo trên cơ sở một vài hình mẫu thực ngoài đời. Anh cũng chính là mắt xích quan trọng trong việc làm rõ nỗi oan khuất của vụ án Lệ Chi Viên.  Cuộc “nói chuyện” với quan thổ địa họ Phạm cùng Lê Thái Tông, thực chất giống như lời khai của nhân chứng đồng thời cũng là người bị hại trước Tòa đại hình. Tất cả chứng cứ mà Lê Nguyên Long đưa ra trong âm mưu đầu độc của phe nhóm Nguyễn Thị Anh dường như đều phù hợp với những suy luận của chúng ta, hoàn toàn khác với chính sử. Đây chính là góc khuất của lịch sử một khi lịch sử bị nhóm lợi ích Lam Sơn của những quyền thần đầy tham vọng như Nguyễn Phù Lỗ, Lương Đăng, Tạ Thanh thao túng. Đến đây ta càng thấm thía lời cảm thán của giáo sư Hoàng Nguyên: “Buồn nhất là một xã hội không sòng phẳng, một xã hội xử lý mọi vấn đề quốc gia đại sự bằng những hộp đen. Cụ Phan Phu Tiên, cụ Ngô Sỹ Liên cũng cùng một duộc như kẻ sĩ chúng ta bây giờ mà thôi. Người ta cắt cái sổ hưu là mình toi. Con cháu mình mất đường sống. Biết bao cây bút cùn mòn không viết nổi. Tài danh như nhà văn Nguyễn Khải mà trước khi chết phải thổ ra một bãi huyết 19 trang “Đi tìm cái tôi đã mất” rồi mới chết nổi… Nhà cầm quyền coi vương triều và quyền lực như một cái hộp đen, chỉ riêng họ biết và định đoạt. Mọi nhà nước độc tài bây giờ cũng là một phiên bản khác của phong kiến mà thôi. Họ muốn cha truyền con nối, muốn duy trì quyền lực vĩnh viễn. Họ đâu cần một xã hội công dân…”.   Bùi La Việt là nhà văn hóa đích thực, có sự đóng góp quan trọng vào việc dịch và chú thích quyển năm “Long thành tạp ký”. Xây dựng chân dung Bùi La Việt, Hoàng Minh Tường huy động khá nhiều nguồn dự trữ tư liệu lịch sử chính thống cũng như phi chính thống, trung tâm cũng như ngoại biên, cộng với vốn kinh nghiệm phong phú của một cây bút tiểu thuyết thuộc vào hàng đầu của nền văn học Việt Nam.  Như trên đã nói, cũng như giáo sư Hoàng, Bùi La Việt là một nhân cách văn hóa, nhưng cũng khác giáo sư Hoàng ở chỗ, anh là một trí thức dấn thân, bất chấp cường quyền, sẵn sàng “nhập kho” bất cứ lúc nào nhưng không thể không tham gia những cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa chống xâm lược. Tuy nhiên, cách miêu tả ngoại hình cũng như hành trạng của “Thọt bỉ nhân” lại được tác giả sử dụng lối hài hước, phúng thích, thậm chí gây cười ngay cả với những độc giả nghiêm túc.”Thọt bỉ nhân”(kẻ thọt hèn kém) chính là cái tên do Bùi La Việt tự đặt cho mình, đồng thời cũng là tên một trang web của anh cùng với vốn kiến thức phong phú của một tiến sĩ xã hội học, khiến anh nổi tiếng khắp Hà thành. Nhận xét của “Thọt bỉ nhân” về công lao và vai trò chính khách cấp tiến của Triệu Tử Dương cũng như những câu hỏi thông minh đặt ra với vong hồn vua Lê Thái Tông càng chứng tỏ anh chàng tiến sĩ lãng tử này là một cao nhân. Tiểu thuyết Nguyên khí có thể thiếu đi trung tá Philip, thiếu ông “Lỗi hệ thống’ hay ông “Sổ hưu” nhưng không thể thiếu “Thọt bỉ nhân”. Bùi La Việt trong một bố cục phân mảnh bởi cả không gian và thời gian, cả ý thức hệ cũng như tâm thức lịch sử, luôn hiện diện trong tiểu thuyết như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế giới âm tào lắm oan hồn và cõi dương gian đầy ma quỷ. Thiếu Bùi La Việt, Nguyên khí hẳn là sẽ giảm sức hấp dẫn, cho dù Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ vẫn là hình tượng trung tâm sáng ngời nhân cách, lấp lánh trí tuệ. Trong sự dẫn dắt mạch truyện, cảnh hành hình 217 nạn nhân được tác giả sử dụng lối miêu tả gián cách, trong đó chỉ có vài dòng thoáng qua về những người phụ nữ mang thai và cả những đứa trẻ còn ẵm ngửa nhưng cũng làm người đọc đứng tim bởi sự dã man, tàn bạo đến tận cùng của của đám “Lam Sơn hội”. Nỗi oan khiên làm cho trời sầu đất thảm, mây mù vần vụ, khiến chúng ta, với tư cách là đối tượng tiếp nhận, không thể không liên tưởng đến những câu thơ nhỏ máu của nhà thơ Trần Mạnh Hảo: “Trên đường pháp trường con dâu ta trở dạ Tiếng cháu thét chào đời như tiếng nghìn chim lợn báo tang Đội ơn vua ban tã lót Để cháu khỏi bị chém trần truồng trên thớt! Ôi con đường ba họ ta đến nơi thọ hình Sao dài hơn đường mười năm Lam Sơn phò Thái Tổ”. (Nguyễn Trãi trước giờ tru di) Sợ đối diện với công lý, sợ hãi nhân dân, và nhất là sợ bị cướp pháp trường, Nguyễn Thị Anh và đồng bọn không dám công khái xử án trước thanh thiên bạch nhật mà lại dựng lên một phiên tòa giả ở Ô Cầu Bò để đánh lừa bách tính. Một triều đại phế bỏ pháp luật, sợ dân như sợ cọp, đám quan lại tham nhũng, đục khoét lương dân, trong khi “Lam Sơn hội” lại có quyền tối thượng định đoạt vận mệnh quốc gia, coi người trí thức như kẻ tôi đòi, thì vương triều ấy hiển nhiên không phải chính danh. Một triều đình mà quan chức hành xử giống như đám lục lâm thảo khấu (chữ của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn “Nguyễn Thị Lộ”) không bao giờ dung nạp được những nhân cách lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Giết vợ chồng Nguyễn Trãi đồng nghĩa với việc thủ tiêu nguyên khí quốc gia. Cho nên, không có gì lạ, nhà Hậu Lê cũng chỉ hưng thịnh được khoảng vài chục năm thời Lê Thánh Tông, còn sau đó rơi vào tình trạng khủng hoảng triền miên dẫn đến cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, kéo dài gần hai trăm năm gây ra bao thảm cảnh, đất nước tan hoang, lòng người ly tán. Cuối cùng, để khép lại bài viết , không thể không có đôi lời với các nhà chép sử. Đọc xong Nguyên khí, người ta có quyền nghi ngờ độ trung thực của các cuốn thông sử vốn được coi là văn bản chính thống có đầy đủ tư cách pháp nhân để hậu thế soi vào đấy mà sửa mình thành chính nhân quân tử. Qua vụ án “Lệ Chi Viên”, người đời còn ngộ ra một điều nữa là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị chết đến hai lần. Lần thứ nhất là bởi “Lam Sơn hội”, tức triều đình phong kiến chuyên chế dưới bàn tay dàn dựng của Thái hậu Nguyễn Thị Anh. Lần thứ hai bởi Ngô Sỹ Liên và các sử thần trong Quốc sử quán. Cuộc diện kiến Nguyễn Thị Anh và cái chức Đô ngự sử, đã biến Ngô Sỹ Liên từ một tân khoa tiến sĩ có hùng tâm tráng chí, thành kẻ bồi bút chuyên “sáng tác” Quốc sử, phục vụ mưu đồ đen tối của tập đoàn thống trị độc tài. Ngô Sỹ Liên chính là hình ảnh tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Đại Việt, bị nhà cầm quyền khinh bỉ như những thân phận hèn kém, và sử dụng như gã thư lại, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút trước bạo lực và bả vinh hoa. Chính bởi những sử gia như Ngô Sỹ Liên, lịch sử dân tộc Việt, trong khá nhiều trường hợp, không phản ánh đúng diện mạo xã hội đương thời, dẫn đến tình trạng, các thế hệ sau nhận thức rất mù mờ về cha ông mình. Ta hãy đọc lại đoạn ghi chép rất tùy tiện về vụ án “Lệ Chi Viên” trong ĐVSKTT thì sẽ biết được tư cách kẻ sĩ của Ngô Sỹ Liên: “…Trước đây, vua thích vợ Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung cho làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông, về đến vườn Lệ Chi xã Đại Lại trên sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng (…). Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua”. Không chỉ cố tình chép sai sự thật mà sử gia họ Ngô còn nhẫn tâm thả một lời bình rất bất lương (chữ của nhà văn Hoàng Quốc Hải) về Đức bà Lễ nghi học sĩ: “Nữ sắc làm hại người quá lắm. Thị Lộ là một người đàn bà thôi, Thái tôn yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, chẳng nên răn lắm ru?” (ĐVSKTT, tập III, bản dịch, NXB KHXH, 1972, trang 131).  Với Ngô Sỹ Liên, lịch sử không phải là tấm gương để hậu thế soi vào để sửa mình, thực chất là dùng những lời hoa mỹ dối trá tô vẽ cho chế độ đương thời cho dù đấy là một vương triều độc tài đầy tội ác. Để kiểm chứng ngòi bút “ngụy sử” của họ Ngô, độc giả chỉ cần tham khảo thêm một chi tiết trong “Chiếu đại xá thiên hạ” của Lạng Sơn vương Nghi Dân sau khi thanh toán mẹ con Nguyễn Thị Anh, lên ngôi Hoàng đế: “Trẫm là con trưởng của Thái Tôn Văn hoàng đế, ngày trước đã làm Hoàng thái tử, không may Tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở ngoài, Nguyễn thái hậu muốn vững quyền vị, ngầm sai Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, cho trẫm làm phiên vương. (…)Cho nên từ đó đến giờ, hạn sâu liên tiếp, tai dị xảy luôn, đói kém lưu hành, nhân dân cùng khốn. Diên Ninh ( tức Nhân Tông) tự biết không phải là con của Tiên đế, vả lại lòng người lìa ta, ngày mồng 3 tháng 10 năm nay khiến trẫm thay ngôi…”. (ĐVSKTT, tập III, bản dịch, NXB KHXH, 1972, trang 170). Như vậy, chân dung sử thần Ngô Sỹ Liên, được Hoàng Minh Tường tái hiện là có cơ sở khoa học từ những sử liệu đáng tin cậy. Đến đây, chúng ta cũng có thể mượn lời của chính vị Đô ngự sử đài, nói ngược lại theo kiểu giếu nhại của khuynh hướng sáng tác Hậu hiện đại như sau: “Sỹ Liên chỉ là một thái sử lệnh, bị Nguyễn Thị Anh vừa dọa dẫm vừa mua chuộc, đến nỗi bán rẻ cả nhân cách kẻ sĩ. Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ là bậc trung thần, vì ngòi bút “ngụy sử” của họ Ngô mà phải chết đến hai lần, há chẳng đáng trách lắm ru?”. Chí Linh, năm Quý tỵ, rằm tháng bảy, mùa Vu lan  Đặng Văn Sinh Nguồn: Trần Nhương.net
 

“NGUYÊN KHÍ” VÀ THÂN PHẬN KẺ SỸ…

Mở đầu tác phẩm, Hoàng Minh Tường dẫn lời Thân Nhân Trung soạn cho văn bia tiến sĩ đề danh khoa thi năm Nhâm Tuất (1442), trong đó có đoạn “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Hoàng Minh Tường lấy Nguyên Khí làm tựa đề, người đọc không mấy khó khăn cũng hiểu được tư tưởng chủ đạo của nhà văn khi ông viết cuốn tiểu thuyết lịch sử này. Nói cách khác, Nguyên khí chính là hồ sơ tổng hợp dưới dạng văn chương của giới trí thức Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiến thông qua hình tượng điển hình: Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ.

Qua tư liệu lịch sử từ các văn bản chính thống còn lại, người ta nhận ra, có một sự khác biệt căn bản nếu so với các vương triều phong kiến chuyên chế trước và sau nó. Đó là việc sát hại hoặc vô hiệu hóa hàng loạt công thần khai quốc ngay khi chính quyền vừa mới được kiến lập theo phương thức “điểu tận cung tàng”, dẫn đến khủng hoảng chính trị mà mãi mấy chục năm sau Lê Thánh Tông mới khắc phục được.

Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyên khí được xây dựng vào đúng giai đoạn “nhạy cảm” ấy. Đây cũng chính là thời kỳ mà người trí thức phong kiến bộc lộ rõ bản chất nhu nhược của họ, tuy có tài kinh bang tế thế, nhưng bị chi phối bởi tư tưởng trung quân mù quáng, lại không có thực quyền trong tay, nên đành mang tiếng là hèn, chịu khuất phục trước cường quyền để bảo toàn mạng sống. Có thể nói, ngay sau khi lưỡi đao tàn độc của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cướp đi sinh mạng 217 nạn nhân, vụ thảm án Lệ Chi Viên đã đặt ra những câu hỏi lớn về lương tâm, trách nhiệm và luật pháp đối với nhà cầm quyền. Biết rõ là một vụ án oan, hơn thế, hai nhân vật chính bị hành quyết lại là ân nhân từng cứu mạng, vậy mà Lê Thánh Tông, với tư cách là Nam thiên Động chủ, chỉ dám chiêu tuyết một cách nửa vời. Gần sáu trăm năm qua., lịch sử dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Có thể xem, Nguyên khí của Hoàng Minh Tường, chính là cuốn sách trả lời những câu hỏi đó…

Câu chuyện khởi nguồn từ sự kiện tìm ra tập “Long Thành tạp ký” bằng chữ Hán của Ứng Nhân Đoàn Khâm từ năm trăm năm trước gồm 5 quyển ghi chép về Nguyễn Trãi và “Vụ án Lệ Chi Viên” do hai ông “cò” văn hóa Cao – Tháp làm trung gian, và kết thúc cũng bằng một sự kiện động trời, khi bọn trộm, nửa đêm đột nhập vào từ đường họ Đoàn lấy đi bộ sách quý.


Nguyên khí
gồm 19 chương và “Phần cuối truyện” được bố trí xen kẽ 16 chương “kể chuyện” lịch sử theo nguyên tác của “Long Thành tạp ký” với 4 chương viết về thời hiện đại kết hợp những đoạn bình luận sắc sảo về thế sự, chính trị, văn chương, cùng những nhân vật có liên quan đến số phận bộ sách cổ là Hoàng giáo sư , “Thọt Bỉ nhân”, Chủ nhiệm Huỳnh Đạo, viên trung tá an ninh Phillip và hai ông quan chức “buôn văn hóa” rất có chính kiến Cao và Thấp.

Kiểu viết xen kẽ xâu chuỗi này không mới ở tiểu thuyết hiện đại, nhưng với tiểu thuyết lịch sử, nhất là lịch sử Việt Nam, thì đây là tác phẩm đầu tiên sáng tác theo khuynh hướng này. Đương nhiên ta có thể coi đó là sự đổi mới về mặt thi pháp.

Yếu tố hiện thực và yếu tố hư cấu luôn song hành tạo nên những trường đoạn kịch tính, dẫn dụ người đọc như là lạc vào một không gian nghệ thuật đầy màu sắc với những mối quan hệ rằng rịt, phản ánh tinh thần lịch sử thời đại và hai nhân vật ở trung tâm là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Đọc Nguyên khí, người ta cảm thấy như bị đắm chìm trong không khí lịch sử thời Lê sơ, nhưng bỗng chốc lại “bị” tác giả kéo về thời hiện đại với những vấn đề thời sự xã hội nóng bỏng, buộc ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ mà phải trăn trở, suy ngẫm về tương lai đất nước, dân tộc…

Về hình thức, Nguyên khí được xem như loại tiểu thuyết chương hồi, bao giờ cũng được mở đầu bằng câu “Bây giờ lại nói về…” hoặc “Lại nói về…”, nhưng hơi văn, mạch văn, khí văn và nhất là cách xử lý bố cục, tình huống và hình tượng nhân vật thì hoàn toàn hiện đại. Có thể nói, ở đây, tác giả chỉ sử dụng lối “giễu nhại” như một kiểu hoạt kê của loại tiếu lâm dân gian, còn hồn cốt của nó vẫn luôn “chính tắc”, tuân thủ khá nghiêm túc thi pháp tiểu thuyết lịch sử.

Thực ra, Nguyên khí không chỉ dừng lại ở một tiểu thuyết lịch sử, cho dù Hoàng Minh Tường đã thành công trong việc dùng hình tượng văn học tôn vinh hai nhân vật lịch sử lỗi lạc đầu triều Lê: Ức Trai tiên sinh và Đức Bà Lễ nghi học sĩ. Nguyên khí còn mang phong cách của một chuyên luận bằng hình tượng, nghiên cứu về thân phận người trí thức Việt xuyên suốt các thời đại trong mối tương quan với nhà cầm quyền, từ đó quy nạp được bản chất của tầng lớp nguyên khí này như một hiện tượng có tính phổ biến.

Kết cấu “xâu chuỗi” có vẻ như khá tương thích với phương pháp sáng tác “Hậu hiện đại”. Các sự kiện diễn ra trong tiểu thuyết không liên tục theo nguyên tắc tuyến tính mà luôn bị gián cách về không gian, thời gian, tạo nên những khoảng lặng để người đọc suy nghĩ, phán đoán và đưa ra những kết luận của riêng mình. Có thể thấy cách bố cục “phân mảnh” mang lại hiệu quả đáng kể đối với sự tiếp nhận của người đọc. Ví dụ đang viết về người nữ tượng nhân tài hoa Bùi Thị Hý với những lò gốm Chu Trang nổi tiếng một thời bằng lối hành văn truyền cảm đầy ma lực thì bất chợt tác giả nhảy cóc năm thế kỷ, kể về cái chân thọt của Bùi La Việt bị xe tằng cán phải trong đêm cùng với Tiểu Mẫn tham gia biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn. Đáng chú ý hơn là lời kể của tác giả mang đậm phong cách giễu nhại của tiểu thuyết Hậu hiện đại về một sự việc hoàn toàn không có gì đáng cười. Hay, vừa dứt chương “Sử thần Ngô Sĩ Liên” hoàn toàn nghiêm túc, ẩn dụ về cái hèn truyền kiếp của những trí thức được gọi là kẻ sĩ trước cường quyền thì nhà văn lại dẫn ra một hình ảnh khá là bi hài, tạo nên trận cười ra nước mắt ở chương “Chủ nhiệm Huỳnh Đạo”. Ấy là vào ngày 17 tháng 12, các thành viên ban lãnh đạo CLB rủ nhau ra viếng hương hồn liệt sĩ ở Đài Bắc Sơn Hà Nội. Lúc mới đầu các vị hăng hái lắm, thế nhưng đến khi công an chặn đường cùng với những lời thuyết phục của Phillip, thế là đoàn bị cắt đuôi, chỉ còn mỗi hai người đi đầu.

Có thể nói tính giếu nhại ở đây đã tham gia với tư cách là một phương tiện biếu đạt tư tưởng thẩm mỹ, không chỉ giới hạn ở những chương thuộc về thời hiện tại, mà ngay cả với lịch sử, đôi khi tác giả cũng sử dụng thủ pháp này. Điển hình hơn cả là đoạn Lê Nhân Tông chưa đủ hai tuổi được đặt lên ngôi Hoàng đế, dưới sự nhiếp chính của Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh. Ông vua nhí này lúc lâm triều, bỗng nhiên “phịch một bãi ra hoàng bào rồi ngỏng chim tè vào mặt các quan đại thần”. Ấy vậy mà các quan xúm nhau lại xưng tụng đó là điềm lành.

Tuy nhiên tính giễu nhại đậm đặc hơn cả thường được tác giả gài vào các trang bình luận hành trạng của hai cán bộ “buôn văn hóa” với những mánh khóe lừa bịp ông trưởng họ Đoàn về 5 cuốn sách cổ cũng như những lời tự trào phảng phất thói lưu manh qua những toan tính thớ lợ.

Cao và Thấp là hai nhân vật khá độc đáo được miêu tả cả ngoại hình lẫn hành vi một cách khái quát nhưng rất điển hình, rất sinh động cho một kiểu nhân vật có tính cách phức tạp. Hai nhà văn hóa này có thể được xem như những cá thể được hình thành sau quá trình phân mảnh tiểu thuyết tiêu biểu cho khuynh hướng Hậu hiện đại. Họ hiện diện trong Nguyên khí chỉ là nhân vật ngoại biên, nhưng thực ra lại là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đó là cặp bài trùng thuộc loại “lưỡng cư” mang gene đột biến xuyên suốt sáu thập kỷ, không tìm thấy ở bất cứ bộ tiểu thuyết sáng tác theo phương pháp Hiện thực XHCN nào trước đây. Dưới con mắt của nhà chức trách thông qua trung tá Philip, thì Cao và Thấp là “hai ông buôn văn hóa”, nhưng thực chất họ là những con người đầy bản lĩnh, có học vấn đáng nể và một phông văn hóa không “lùn”. Nếu chỉ xét về ngoại hình( đối lập nhau như Don Quijote – Sancho Panza), và cách chơi sành điệu (xe hơi Vios, bật lửa Zippo khủng, tẩu thuốc nạm vàng 24k vốn là vật tùy thân của cụ Nguyễn) cũng như những lời thì thầm bàn nhau âm mưu chiếm đoạt bộ “Long thành tạp ký” để bán cho một đai gia chơi đồ cổ Sài Gòn, thì ta không còn phải băn khoăn khi xếp họ vào thành phần văn hóa lưu manh. Có điều, nếu chỉ như thế thì Cao và Thấp không phải là nhân vật đáng quan tâm. Cái khác người ở Hoàng Minh Tường là, ông đẩy hai “nhà buôn” này lên một cấp độ mới, thoát ly hẳn hệ thẩm mỹ truyền thống như là một sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết. Nói chính xác, ngoài phẩm chất lưu manh, Cao và Thấp còn là sản phẩm tất yếu của thiết chế văn hóa thời đại mới được hình thành mấy chục năm gần đây, bao hàm cả mặt sáng và phía âm u của nó. Nếu như, lúc ở nhà ông trưởng họ Đoàn, Cao lộ nguyên hình là một con buôn: “Đừng già néo đứt dây. Giá ấy được rồi. Hẹn với nó, nếu có bản gốc, mình chỉ lấy năm mươi ngàn đô…; hay khi muốn ve vãn giáo sư Hoàng: “Chúng em chỉ là những kẻ sưu tầm văn hóa. Làm giàu cho văn hiến nhiều khi quên cả bản thân mình. Thiển nghĩ đây là một cổ vật, một di sản của cha ông, đã nhận lời dòng họ Đoàn tìm người dịch. Biết là chỉ giáo sư mới xứng tầm làm việc này, nên mới tìm đến đây. Cho phép chúng em để một bản lại để ông anh đọc qua. Nếu thấy nên và cần dịch thì chúng em sẽ thưa chuyện tiếp. Xin gửi ông anh chút quà, gọi là để thỉnh giáo”, thì trong cuộc gặp mặt với chủ nhiệm Huỳnh Đạo và dịch giả Hoàng Nguyên sau này, anh ta có những nhận xét đầy trí tuệ: “Dịch tác giả này (Mạc Ngôn) mà chỉ chuyển ngữ thuần túy là không thành. Người dịch phải mộng du với tác giả, cùng đi với các nhân vật, đi suốt các vùng đất mà tác giả chọn làm bối cảnh” hay: “Con không tin ngòi bút của sử gia họ Ngô lại thẳng được đâu bố ạ. Các vàng Ngô Sỹ Liên cũng không dám chép đúng sự thật. Mấy sử gia được như anh em nhà Thái Sử Bá nước Tề ? Kẻ sĩ Long Thành xưa nay đều hèn và run sợ trước quyền lực, trước bả vinh hoa phú quý”.

Tóm lại, Cao và Thấp là một hiện tượng văn hóa, chỉ xuất hiện vào những thời điểm lịch sử nhất định khi mà kiến trúc thượng tầng xã hội không tương thích với cơ sở hạ tầng kinh tế, cần phải được các nhà khoa học hàn lâm nghiên cứu như một đề tài xã hội học. Bởi lẽ, chính Cao và Thấp làm cho cuộc sống của dòng họ Đoàn làng Động cũng như giáo sư Hoàng, chủ nhiệm Huỳnh Đạo, giới văn hóa đô thành sinh động hẳn lên qua sự xuất hiện “Long thành tạp ký” cùng với sự biến mất một cách khó hiểu của nó.

Dưới ngòi bút Hoàng Minh Tường, cái gọi là “Lam Sơn hội” của phe nhóm Nguyễn Thị Anh có gì đó giống như một đảng lục lâm bởi “hội viên” của tổ chức độc tài này gồm toàn những tay đao búa hành xử thông qua tôn chỉ mục đích “Lam Sơn hội là hội cầm quyền”, “còn phe Lũng Nhai còn mình” nên đã thẳng tay trừng phạt 63 trẻ chăn trâu hát bài đồng dao cùng 39 kẻ cừu địch theo điều luật của Hội. Chưa hết, phía sau những kẻ sĩ đáng kính như giáo sư Hoàng, tiến sĩ Bùi La Việt, nhà sử học Huỳnh Đạo, hình như lúc nào cũng có bóng dáng trung tá an ninh Philip. Những “nguyên khí quốc gia” này, hoàn toàn không có quyền miễn trừ, rất có thể bị câu lưu bất cứ lúc nào nếu họ thể hiện lòng yêu nước của mình mà không xin phép nhà chức trách. Tội danh “các thế lực thù địch” đã được đưa vào “Từ điển giễu nhại” trong Nguyên khí không phải chỉ để nói cho vui. Chính vào ngày kỷ niệm 17 tháng 2, ngay dưới chân tượng đài Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm đã có một số thanh niên biểu tình chống ngoại xâm bị …”nhập kho”. Từ sự kiện chiếc quần silip phụ nữ dùng dở vứt trong thùng rác phòng nghỉ, viên trung tá an ninh “phá” được một vụ án quan trọng đã ngầm đưa đến cho người đọc thái độ giễu nhại. Nhưng kịch tính của câu chuyện còn được đẩy lên cao trào, làm bất cứ ai cũng phải phá lên cười khi mà cái biên bản do chính ông sĩ quan mẫn cán lập “tại hiện trường” lại biến cái quần chíp che chỗ “nhạy cảm“ của đàn bà thành một thứ danh từ riêng của ngôn ngữ phương Tây. Tuy nhiên sự việc chưa dừng lại ở trình độ chuyên môn của một viên chức nhà nước như Phillip mà người đọc còn đi xa hơn nhờ phương pháp liên văn bản. Chiếc silip dùng dở liệu có phải là phiên bản của “hai bao cao su dùng dở” trong vụ án nổi tiếng “vừa tức vừa buồn cười” nhằm hạ gục nhà dân chủ cấp tiến vì ông tiến sĩ này dám kiện đích danh một quan chức chóp bu sau khi ký duyệt dự án cho người nước ngoài khai thác tài nguyên mà không xin phép Quốc hội?

Tính liên văn bản trong Nguyên khí là khá phổ biến. Gần như chương nào cũng có những tài liệu cần tham khảo chẳng những cho người viết, mà còn rất cần thiết cho đối tượng tiếp nhận nếu người đọc muốn có được cái nhìn toàn cảnh câu chuyện phía sau những con chữ (Từ đó có thể thấy tính liên văn bản và giễu nhại được gọi là “hoạt kê” trong tiểu thuyết hư cấu Việt Nam đã có từ trước khi lý thuyết sáng tác Hậu hiện đại được du nhập vào).

Có thể thấy, các văn bản được liên kết với Nguyên khí, kể cả văn bản “hư cấu” là khá phong phú nhưng được “chèn” vào theo nhiều kiểu khác nhau, tạo nên một tổng thể đa dạng trên cơ sở một kết cấu mở, có khả năng kích thích trí tưởng tượng của người đọc, từ đó hình thành những văn bản phái sinh, bổ sung cho văn bản gốc thêm phong phú hoặc đề xuất ý kiến phản biện. Văn bản đầu tiên, tuy chỉ là hư cấu nhưng khá quan trọng, bởi nó được xem như “văn bản gốc”. Đó là “Long thành tạp ký”. Cũng bởi cuốn sách bằng chữ Hán trung đại nên mới nảy sinh bộ ba nhân vật giáo sư Hoàng, nhà sử học Huỳnh Đạo và tiến sĩ Bùi La Việt. Tiếp đó là hàng loạt văn bản được huy động vào quá trình dịch thuật, bình giá nội dung cuốn sách cổ như “Quốc âm thi tập”, “Ức Trai thi tập”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Tam triều bản kỷ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Hồng Mai bút ký”, các bài đồng dao, “Báu vật của đời’, “Cây tỏi nổi giận”, “Rừng xanh lá đỏ’, “Đàn hương hình”, “Đi tìm cái tôi đã mất”, v.v…

Tất cả những tác phẩm trên, dù là hiện thực lịch sử hay hư cấu nghệ thuật ít nhiều đều liên quan đến thủ pháp liên văn bản. Chỉ cần lấy ví dụ, từ bộ sách chữ Hán “Long Thành tạp ký” cách đây hơn năm trăm năm, mà phải nói trăm phần trăm là hư cấu, Hoàng Minh Tường làm nhóm giáo sư Hoàng Nguyên, “Thọt bỉ nhân”, Cao và Thấp cùng đông đảo bạn đọc phải đau đầu bởi hàng loạt tài liệu phụ trợ đông tây kim cổ phục vụ cho việc dịch thuật. Đó còn chưa nói đến sự bùng nổ thông tin, sự liên tưởng đa chiều về những quan điểm thẩm mỹ trung tâm – ngoại biên, chính thống, phi chính thống, hiệu ứng của tác phẩm văn học và nhận diện đâu là một nền văn hóa chính danh.

Xen kẽ với các chương về Ức Trai tiên sinh, Đức bà Lễ nghi học sỹ bằng lối văn kể nghiêm túc, thấm đẫm tinh thần lịch sử, những chương viết về tượng nhân Bùi Thị Hý, ni cô Tiểu Mai hay chàng Nguyên Phong lại vô cùng hấp dẫn, đôi khi phóng túng, phá cách của tiểu thuyết hiện đại, nhưng hết thảy đều mang dấu ấn sáng tạo. Qua nhân vật Bùi Thị Hý, người ta mới hiểu được một thời rực rỡ của nghề làm gốm Chu Đậu vùng Nam Sách. Mối tình nồng nàn giữa đôi trai tài, gái sắc Tiểu Mai – Nguyên Phong khiến ni cô mười bảy tuổi giã từ cửa Phật là bài ca đẹp làm người đọc bâng khuâng.

“Thọt bỉ nhân” cũng là một nhân vật cần phải bàn của Nguyên khí. Ngoại trừ nhân thân rất phức tạp bởi hai dòng máu, hai quốc tịch và những hoạt động dân chủ khiến nhà đương cục lúc nào cũng chiếu cố “chăm sóc”, Bùi La Việt là nhà nghiên cứu Hán Nôm có trình độ uyên bác, đồng thời là nhà ngoại cảm có thể giao tiếp được với hồn người chết. “Thọt bỉ nhân” là tính cách hư cấu đầy sáng tạo trên cơ sở một vài hình mẫu thực ngoài đời. Anh cũng chính là mắt xích quan trọng trong việc làm rõ nỗi oan khuất của vụ án Lệ Chi Viên.

Cuộc “nói chuyện” với quan thổ địa họ Phạm cùng Lê Thái Tông, thực chất giống như lời khai của nhân chứng đồng thời cũng là người bị hại trước Tòa đại hình. Tất cả chứng cứ mà Lê Nguyên Long đưa ra trong âm mưu đầu độc của phe nhóm Nguyễn Thị Anh dường như đều phù hợp với những suy luận của chúng ta, hoàn toàn khác với chính sử. Đây chính là góc khuất của lịch sử một khi lịch sử bị nhóm lợi ích Lam Sơn của những quyền thần đầy tham vọng như Nguyễn Phù Lỗ, Lương Đăng, Tạ Thanh thao túng. Đến đây ta càng thấm thía lời cảm thán của giáo sư Hoàng Nguyên: “Buồn nhất là một xã hội không sòng phẳng, một xã hội xử lý mọi vấn đề quốc gia đại sự bằng những hộp đen. Cụ Phan Phu Tiên, cụ Ngô Sỹ Liên cũng cùng một duộc như kẻ sĩ chúng ta bây giờ mà thôi. Người ta cắt cái sổ hưu là mình toi. Con cháu mình mất đường sống. Biết bao cây bút cùn mòn không viết nổi. Tài danh như nhà văn Nguyễn Khải mà trước khi chết phải thổ ra một bãi huyết 19 trang “Đi tìm cái tôi đã mất” rồi mới chết nổi… Nhà cầm quyền coi vương triều và quyền lực như một cái hộp đen, chỉ riêng họ biết và định đoạt. Mọi nhà nước độc tài bây giờ cũng là một phiên bản khác của phong kiến mà thôi. Họ muốn cha truyền con nối, muốn duy trì quyền lực vĩnh viễn. Họ đâu cần một xã hội công dân…”.

Bùi La Việt là nhà văn hóa đích thực, có sự đóng góp quan trọng vào việc dịch và chú thích quyển năm “Long thành tạp ký”. Xây dựng chân dung Bùi La Việt, Hoàng Minh Tường huy động khá nhiều nguồn dự trữ tư liệu lịch sử chính thống cũng như phi chính thống, trung tâm cũng như ngoại biên, cộng với vốn kinh nghiệm phong phú của một cây bút tiểu thuyết thuộc vào hàng đầu của nền văn học Việt Nam.

Như trên đã nói, cũng như giáo sư Hoàng, Bùi La Việt là một nhân cách văn hóa, nhưng cũng khác giáo sư Hoàng ở chỗ, anh là một trí thức dấn thân, bất chấp cường quyền, sẵn sàng “nhập kho” bất cứ lúc nào nhưng không thể không tham gia những cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa chống xâm lược. Tuy nhiên, cách miêu tả ngoại hình cũng như hành trạng của “Thọt bỉ nhân” lại được tác giả sử dụng lối hài hước, phúng thích, thậm chí gây cười ngay cả với những độc giả nghiêm túc.”Thọt bỉ nhân”(kẻ thọt hèn kém) chính là cái tên do Bùi La Việt tự đặt cho mình, đồng thời cũng là tên một trang web của anh cùng với vốn kiến thức phong phú của một tiến sĩ xã hội học, khiến anh nổi tiếng khắp Hà thành. Nhận xét của “Thọt bỉ nhân” về công lao và vai trò chính khách cấp tiến của Triệu Tử Dương cũng như những câu hỏi thông minh đặt ra với vong hồn vua Lê Thái Tông càng chứng tỏ anh chàng tiến sĩ lãng tử này là một cao nhân. Tiểu thuyết Nguyên khí có thể thiếu đi trung tá Philip, thiếu ông “Lỗi hệ thống’ hay ông “Sổ hưu” nhưng không thể thiếu “Thọt bỉ nhân”. Bùi La Việt trong một bố cục phân mảnh bởi cả không gian và thời gian, cả ý thức hệ cũng như tâm thức lịch sử, luôn hiện diện trong tiểu thuyết như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế giới âm tào lắm oan hồn và cõi dương gian đầy ma quỷ. Thiếu Bùi La Việt, Nguyên khí hẳn là sẽ giảm sức hấp dẫn, cho dù Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ vẫn là hình tượng trung tâm sáng ngời nhân cách, lấp lánh trí tuệ.

Trong sự dẫn dắt mạch truyện, cảnh hành hình 217 nạn nhân được tác giả sử dụng lối miêu tả gián cách, trong đó chỉ có vài dòng thoáng qua về những người phụ nữ mang thai và cả những đứa trẻ còn ẵm ngửa nhưng cũng làm người đọc đứng tim bởi sự dã man, tàn bạo đến tận cùng của của đám “Lam Sơn hội”. Nỗi oan khiên làm cho trời sầu đất thảm, mây mù vần vụ, khiến chúng ta, với tư cách là đối tượng tiếp nhận, không thể không liên tưởng đến những câu thơ nhỏ máu của nhà thơ Trần Mạnh Hảo:

“Trên đường pháp trường con dâu ta trở dạ

Tiếng cháu thét chào đời như tiếng nghìn chim lợn báo tang

Đội ơn vua ban tã lót

Để cháu khỏi bị chém trần truồng trên thớt!

Ôi con đường ba họ ta đến nơi thọ hình

Sao dài hơn đường mười năm Lam Sơn phò Thái Tổ”.

(Nguyễn Trãi trước giờ tru di)

Sợ đối diện với công lý, sợ hãi nhân dân, và nhất là sợ bị cướp pháp trường, Nguyễn Thị Anh và đồng bọn không dám công khái xử án trước thanh thiên bạch nhật mà lại dựng lên một phiên tòa giả ở Ô Cầu Bò để đánh lừa bách tính. Một triều đại phế bỏ pháp luật, sợ dân như sợ cọp, đám quan lại tham nhũng, đục khoét lương dân, trong khi “Lam Sơn hội” lại có quyền tối thượng định đoạt vận mệnh quốc gia, coi người trí thức như kẻ tôi đòi, thì vương triều ấy hiển nhiên không phải chính danh. Một triều đình mà quan chức hành xử giống như đám lục lâm thảo khấu (chữ của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn “Nguyễn Thị Lộ”) không bao giờ dung nạp được những nhân cách lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Giết vợ chồng Nguyễn Trãi đồng nghĩa với việc thủ tiêu nguyên khí quốc gia. Cho nên, không có gì lạ, nhà Hậu Lê cũng chỉ hưng thịnh được khoảng vài chục năm thời Lê Thánh Tông, còn sau đó rơi vào tình trạng khủng hoảng triền miên dẫn đến cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, kéo dài gần hai trăm năm gây ra bao thảm cảnh, đất nước tan hoang, lòng người ly tán.

Cuối cùng, để khép lại bài viết , không thể không có đôi lời với các nhà chép sử. Đọc xong Nguyên khí, người ta có quyền nghi ngờ độ trung thực của các cuốn thông sử vốn được coi là văn bản chính thống có đầy đủ tư cách pháp nhân để hậu thế soi vào đấy mà sửa mình thành chính nhân quân tử. Qua vụ án “Lệ Chi Viên”, người đời còn ngộ ra một điều nữa là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị chết đến hai lần. Lần thứ nhất là bởi “Lam Sơn hội”, tức triều đình phong kiến chuyên chế dưới bàn tay dàn dựng của Thái hậu Nguyễn Thị Anh. Lần thứ hai bởi Ngô Sỹ Liên và các sử thần trong Quốc sử quán. Cuộc diện kiến Nguyễn Thị Anh và cái chức Đô ngự sử, đã biến Ngô Sỹ Liên từ một tân khoa tiến sĩ có hùng tâm tráng chí, thành kẻ bồi bút chuyên “sáng tác” Quốc sử, phục vụ mưu đồ đen tối của tập đoàn thống trị độc tài.

Ngô Sỹ Liên chính là hình ảnh tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Đại Việt, bị nhà cầm quyền khinh bỉ như những thân phận hèn kém, và sử dụng như gã thư lại, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút trước bạo lực và bả vinh hoa. Chính bởi những sử gia như Ngô Sỹ Liên, lịch sử dân tộc Việt, trong khá nhiều trường hợp, không phản ánh đúng diện mạo xã hội đương thời, dẫn đến tình trạng, các thế hệ sau nhận thức rất mù mờ về cha ông mình. Ta hãy đọc lại đoạn ghi chép rất tùy tiện về vụ án “Lệ Chi Viên” trong ĐVSKTT thì sẽ biết được tư cách kẻ sĩ của Ngô Sỹ Liên: “…Trước đây, vua thích vợ Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung cho làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông, về đến vườn Lệ Chi xã Đại Lại trên sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng (…). Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua”. Không chỉ cố tình chép sai sự thật mà sử gia họ Ngô còn nhẫn tâm thả một lời bình rất bất lương (chữ của nhà văn Hoàng Quốc Hải) về Đức bà Lễ nghi học sĩ: “Nữ sắc làm hại người quá lắm. Thị Lộ là một người đàn bà thôi, Thái tôn yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, chẳng nên răn lắm ru?” (ĐVSKTT, tập III, bản dịch, NXB KHXH, 1972, trang 131).

Với Ngô Sỹ Liên, lịch sử không phải là tấm gương để hậu thế soi vào để sửa mình, thực chất là dùng những lời hoa mỹ dối trá tô vẽ cho chế độ đương thời cho dù đấy là một vương triều độc tài đầy tội ác. Để kiểm chứng ngòi bút “ngụy sử” của họ Ngô, độc giả chỉ cần tham khảo thêm một chi tiết trong “Chiếu đại xá thiên hạ” của Lạng Sơn vương Nghi Dân sau khi thanh toán mẹ con Nguyễn Thị Anh, lên ngôi Hoàng đế: “Trẫm là con trưởng của Thái Tôn Văn hoàng đế, ngày trước đã làm Hoàng thái tử, không may Tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở ngoài, Nguyễn thái hậu muốn vững quyền vị, ngầm sai Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua, cho trẫm làm phiên vương. (…)Cho nên từ đó đến giờ, hạn sâu liên tiếp, tai dị xảy luôn, đói kém lưu hành, nhân dân cùng khốn. Diên Ninh ( tức Nhân Tông) tự biết không phải là con của Tiên đế, vả lại lòng người lìa ta, ngày mồng 3 tháng 10 năm nay khiến trẫm thay ngôi…”. (ĐVSKTT, tập III, bản dịch, NXB KHXH, 1972, trang 170).

Như vậy, chân dung sử thần Ngô Sỹ Liên, được Hoàng Minh Tường tái hiện là có cơ sở khoa học từ những sử liệu đáng tin cậy. Đến đây, chúng ta cũng có thể mượn lời của chính vị Đô ngự sử đài, nói ngược lại theo kiểu giếu nhại của khuynh hướng sáng tác Hậu hiện đại như sau: “Sỹ Liên chỉ là một thái sử lệnh, bị Nguyễn Thị Anh vừa dọa dẫm vừa mua chuộc, đến nỗi bán rẻ cả nhân cách kẻ sĩ. Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ là bậc trung thần, vì ngòi bút “ngụy sử” của họ Ngô mà phải chết đến hai lần, há chẳng đáng trách lắm ru?”.

Chí Linh, năm Quý tỵ, rằm tháng bảy, mùa Vu lan 

Đặng Văn Sinh

Nguồn: Trần Nhương.net

TỪ CHUYỆN EM GÁI TRIỀU TIÊN TRÊN ĐẤT SÀI GÒN…

0

Kim Cúc Ngô Thị

Quán ăn Triều Tiên trên đường Lê Quý Đôn quận 3.

Khoảng mươi lăm cô gái Triều Tiên trong độ tuổi hai mươi. Trắng trẻo, cao ráo, không quá xinh cũng không có ai xấu, hẳn các cô đã được tuyển lựa và huấn luyện rất kỹ trước khi xuất ngoại, làm công việc tiếp xúc với nhiều người nước ngoài như hiện tại.

Các cô vừa phục vụ bàn vừa là ca sĩ trong vài tiết mục: đơn/hợp ca, chơi đàn dân tộc, chơi nhạc mới, múa… Món ăn giống với quán Hàn Quốc nhưng khẩu vị có khác. Buổi tối ấy, thực khách hầu hết là người Hàn Quốc, chỉ vài bàn là người nước khác.

Cô gái phục vụ bàn tôi khá trẻ. Hỏi chuyện, cô nói cô hăm hai tuổi, đã làm ở Việt Nam ba năm. Hỏi học tiếng Việt lúc nào, cô đáp sang Việt Nam mới học…

Cô rất nhiệt tình mời đàn ông mua “Rượu sâm bổ dương, giá sáu triệu bớt còn bốn triệu” (Tiền rượu “ngoài luồng” này sẽ không được ghi vào biên lai). Không thấy cô mời phụ nữ mua thứ gì cả…

Hỏi có định lấy chồng Việt không, cô đáp: “Bình Nhưỡng- Hà Nội là anh em, lấy nhau được. Nhưng chồng Việt Nam có một vợ và nhiều bồ, còn chồng Triều Tiên thì chỉ có một vợ”. Vây là sao: cô đang khen hay chê đàn ông Việt? 🙂

Khi mời chụp hình chung cô đồng ý ngay, nhưng lại gọi thêm một cô bạn nữa, chẳng rõ có phải vì quy định không được chụp ảnh riêng với khách hay không.

Trên màn hình ti vi đang phát đi phát lại lễ duyệt binh ở Triều Tiên với các đội hình vuông vức, rầm rập, răm rắp như rô-bô, với Kim Jong-un miệng luôn mỉm cười…

Tôi nhớ tới một chương trình mình đã xem trên kênh Discovery hay National Geographic gì đó, về Triều Tiên.

Nhiều bệnh nhân sau mổ mắt thành công được tập trung để quay phim trong một căn phòng, có lẽ là một hội trường. Sau khi các bác sĩ/y tá gỡ miếng bông băng khỏi mắt, các bệnh nhân không gỡ hẳn nó ra mà cứ để lủng lẳng trên mặt, chạy lên phía sân khấu, nơi có đặt ảnh Kim Jong-il, quỳ lạy như tế sao và thống thiết la to những lời biết ơn. Có người hung hăng hơn, hùng hổ gào thét đòi trừng trị đế quốc Mỹ xâm lược…

Cảm giác của tôi lúc đó thật kỳ lạ. Hình ảnh hàng trăm người lủ khủ bông băng dơ trên mặt, cùng làm những động tác giống hệt như nhau, cùng cúc cung quỳ lạy và hô to những khẩu hiệu giống hệt nhau… có gì đó thật đáng sợ.

Tôi cũng nhớ bộ phim tài liệu khác trên một trong hai kênh ti vi ấy, về lần gặp gỡ đầu của người dân Triều Tiên hai miền sau sáu mươi năm chia cách… Hầu hết họ đều đã rất già, trên dưới tám mươi, và sau hơn nửa thế kỷ bị chia lìa với quê hương, bản quán, gia đình, ngập tràn nước mắt đã đổ ra trong ngày gặp gỡ có thể là duy nhứt/cuối cùng trong đời họ…

Trong lòng mỗi người Triều Tiên đều canh cánh nỗi đau nỗi lo rồi sẽ chết mà không thể một lần nhìn thấy lại người ruột thịt. Những cái ôm run rẩy, những gương mặt nhàu nát khổ đau, những cặp mắt đã mờ đục sau hơn nửa thế kỷ ngóng trông tuyệt vọng, những bộ quần áo mới tinh có lẽ được nhà nước cho mượn không vừa với kích cỡ… Ôi những gương mặt người dân Triều Tiên sao mà đau thương.

Bên bờ sông Kim Cương, nhiều người dân Triều Tiên đặt những mâm cúng nhỏ với một ít bánh trái đơn sơ, quỳ xuống bái vọng về quê, nơi cha mẹ họ đã chết mà họ không thể chịu tang, hay đau ốm mà họ không thể chăm sóc…

Nhìn cảnh tượng người dân hai miền Triều Tiên khóc như tan chảy thành nước mắt khi gặp nhau cũng như khi chia tay, tôi thấy dường như người Việt Nam còn may mắn hơn họ. Đất nước Việt đã không còn chia cắt, người dân Việt đã được tự do gặp nhau, bởi súng đạn đã im tiếng mấy mươi năm rồi…

Tôi cũng nhớ lần đi thăm Hàn Quốc, khi đứng ở công viên Imjingak trong khu phi quân sự DMZ, và qua ống kính tầm xa nhìn sang đất Triểu Tiên, cái được thấy chỉ là màu xanh đồng ruộng, màu xanh dòng sông và màu xanh đồi núi, giống với bất cứ nơi nào trên trái đất, vậy mà Bắc Triều Tiên vẫn luôn là một thế giới lạ kỳ đầy bí ẩn đối với phần còn lại của nhân loại.

Trên những chuyến xe đi dọc theo chiều dài Hàn Quốc, tôi đã buồn nẫu người khi lại nhìn thấy vô số lô cốt, kẽm gai, xe tăng và quân phục ở khắp nơi. Hình ảnh môt miền nam Việt Nam thời chiến lại hiện ra trong từng giây từng phút làm tôi nghẹn thở. Máu người Việt đã chảy quá nhiều trong cuộc chiến tranh kéo dài từ 1954 tới 1975, và tôi kinh sợ tất cả mọi cuộc chiến tranh dù ở bất cứ đâu…

Việc thủ đô Seoul nằm quá gần biên giới, nên có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, là điều mà chính phủ Hàn Quốc đang rất lo ngại. Bởi vì, cuộc chiến liên Triều bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 năm 1950, khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ miền bắc tấn công Đại Hàn Dân quốc ở miền nam. Chiến tranh đã bùng nổ với quy mô lớn sau khi lực lượng của Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ đứng đầu và chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng nhảy vào can thiệp.

Sau ba năm đổ máu, một thỏa hiệp ngừng bắn đã được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, tuy nhiên trên thực tế, hai miền vẫn tiếp tục trong tình trạng chiến tranh nên vẫn có thể tấn công nhau bất cứ lúc nào mà không cần tuyên chiến.

Ở công viên Imjingak, giữa một rừng những mảnh vải đủ màu sắc giăng đầy trên kẽm gai mà người dân Triều Tiên viết lên những nguyện ước dành cho gia đình và đất nước họ, tôi cũng đã gởi lên đó những suy nghĩ của mình: “Cầu mong sẽ không còn dân tộc nào trên thế giới bị đày ải bởi chiến tranh và thù hận như Việt Nam và Triều Tiên phải chịu đựng”.

Khi gặp những nhà văn Hàn Quốc từng có mặt trong đoàn quân Rồng Xanh (nổi tiếng bởi những cuộc tàn sát dân thường Việt Nam), thấy việc làm đầu tiên của họ là quỳ xuống xin lỗi về những gì mà binh lính Đại Hàn từng gây ra ở miền Trung Việt Nam, tôi lại buồn rơi nước mắt. Cuộc chiến ấy không chỉ khiến người Việt Nam chết chóc, khổ đau, mà còn khiến người dân nhiều nước khác cũng vĩnh viễn mang trong tâm khảm những vết thương khủng khiếp…

Những cô gái Triều Tiên đang có mặt trên đất Sài Gòn, chẳng rõ gia đình các em đang sống thế nào? Cha mẹ, anh chị em, chồng con các em liệu có được hưởng những quyền lợi khi người thân xuất ngoại? Cuộc sống các em có vui hơn so với khi đang ở trên đất nước mình?

Các em có hay biết Hàn Quốc đang là một trong những nước làm ra những sản phẩm uy tín, dù là hàng điện tử, xe ô tô, tác phẩm điện ảnh, và ngay cả ẩm thực truyền thống…? Họ có biết nước “Việt Nam anh em” đang cực kỳ khó khăn với núi rừng/sông biển/đất đai… đang bị hủy hoại, và người dân Việt đang lao đao khốn đốn với bao gánh nặng vật chất-tinh thần, cho dù chiến tranh đã chấm dứt hơn bốn mươi năm?

Những cô gái Triều Tiên này, thế hệ thứ năm kể từ cuộc chiến tranh “Kháng Mỹ Viện Triều” mà Trung cộng rêu rao (giống như Trung cộng từng chủ trương “Đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng”). Họ có biết đích xác những gì về chính quê hương họ, những sự thật kinh hoàng mà phần còn lại của thế giới đều tỏ tường?

Họ có biết thật ra dân tộc Triều Tiên vẫn may mắn còn một nửa nước không rơi vào vòng kiềm tỏa của Trung cộng, nên mới có một Hàn Quốc thành công cả về kinh tế lẫn văn hóa. Trong khi đó, dù đã có bốn mươi hai năm hậu chiến, Việt Nam lại đang tan hoang bởi sự có mặt khắp nơi của hàng hóa, văn hóa và các cách thức/công thức made in china, một thảm họa còn đáng sợ hơn cả bệnh dịch.

Mong rằng ngày nào đó, đất nước Triều Tiên của các em rồi sẽ hết ngăn chia, bởi cách thức mà Cộng hòa Liên bang Đức đã làm với Cộng hòa Dân chủ Đức, chớ không phải bằng tên lửa tầm trung tầm xa như Bắc Triều Tiên vẫn đang mỗi ngày đe dọa…

Giáo sư luật Harvard: ‘Chưa thể nói Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện’

RFA
2017-09-01

Truyền thông mạng những ngày qua hồ hởi nhận định ông Trịnh Vĩnh Bình thắng trong vụ kiện đòi chính quyền Việt Nam bồi thường khoản tiền lên đến 1.25 tỷ USD.

Vụ kiện được cho là “thế kỷ” này có thật sự kết thúc chưa? Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì hoặc rút ra bài học gì?

Thủ tục của vụ kiện đúng luật

Trước khi phiên toà diễn ra, khi còn được tiếp xúc với truyền thông một cách đúng luật, ông Trịnh Vĩnh Bình từng bày tỏ với RFA rằng ông tự tin sẽ thắng kiện trong vụ tái khởi kiện lần thứ hai này vì ông đã thực hiện đúng Hiệp thương giữa Hà Lan và Việt Nam. Ông cho biết là một doanh nhân sống và làm việc lâu năm ở Hà Lan, ông rất tôn trọng và giữ đúng những vấn đề liên quan đến luật lệ, khai thuế…

RFA đặt vấn đề về niềm tin thắng kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình với Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên luật trường Đại học Harvard, ông cho biết chính khi vụ kiện diễn ra, ông cũng cho rằng “khả năng thắng kiện là có.”

“Đúng thế. Cái thế mạnh về thủ tục của ông Trịnh Vĩnh Bình là ổng đã đầu tư dựa vào Hiệp định Thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan. Hiệp định này chắc chắn đã qui định rằng nếu có tranh chấp thì đưa ra Toà Trọng tài Quốc tế. Ông ấy đi theo đúng hiệp định  đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục”.

Vào đầu những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư vào một số dự án ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam.

EC5D031A-2A06-4C29-9444-D63C1953F488_w900
Bộ sưu tập xe của ông Trịnh Vĩnh Bình RFA

“Ông ấy đi theo đúng hiệp định  đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục” – GS Tạ Văn Tài

Cho đến năm 1998, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt ông Trịnh Vĩnh Bình với cáo buộc đưa hối lộ và vi phạm các qui định về quản lý- bảo vệ đất đai. Ông bị tuyên án 11 năm tù sau đó và tòa buộc ông Trịnh Vĩnh Bình phải đóng tiền phạt và tịch thu toàn bộ tài sản của ông ở Việt Nam.

Vào năm 2000, ông vượt thoát khỏi Việt Nam trở về lại Hà Lan.

Năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la.

Tuy nhiên vào năm 2006, tại Singapore Việt Nam thương lượng với ông này ngưng vụ kiện và cam kết trả lại tài sản cũng như tạo điều kiện để ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại đầu tư ở Việt Nam…

Thời điểm này, theo lời của Giáo sư Tạ Văn Tài, phía chính phủ Việt Nam, mà điển hình là một vài lãnh đạo cao cấp lúc đó cũng đã công nhận rằng cần phải trả lại số tài sản của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

“Tức là ổng có một phần cái chính nghĩa mà chính Việt Nam hồi đó công nhận do lời khuyến cáo của các Thủ tướng Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thị Bình chống lại các cường hào ác bá địa phương. Nhưng sau 7 năm không thấy thực hiện cái thoả ước ký tại Singapore nên ổng mới kiện lại.”

Trong một lần trả lời RFA những vấn đề liên quan đến vụ kiện, Giáo sư Nguyễn Vi Khải – thành viên Ban nghiên cứu, cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó, hiện là Viện phó Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) cho biết.

“Thủ tướng có văn bản gửi xuống cho các ngành an ninh, Bộ trưởng công an lúc đó là ông Lê Minh Hương, để xem xét sự việc và tìm nguyên nhân giải quyết theo luật pháp. Khoảng hai lần Thủ tướng yêu cầu Bộ Công An giải trình.”

Tuy nhiên những cam kết không được phía Việt Nam thực hiện nên đến năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định kiện Việt Nam lại lần nữa. Và lần này ông thuê Hãng luật Hoa Kỳ King & Spalding LLP cãi cho ông.

“Có đại diện ngoại giao Việt Nam nói chuyện với tôi. Tôi nói rằng muốn giữ thanh danh của chính phủ để quyến rũ tiếp tục giới đầu tư, thì nên giải quyết vụ Trịnh Vĩnh Bình một cách thoả đáng, nhất là theo thoả hiệp đã ký ở Singapore. Chính tôi đã nói với họ như vậy.” – GS Tạ Văn Tài

‘Chưa thể nói là thắng kiện’

Hôm 27 tháng 8, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và video của ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi trụ sở Tòa Trọng Tài Quốc Tế, tại 112, đường Kleber, Quận XVI, Paris với gương mặt rạng rỡ và hai tay đưa cao dấu hiệu chiến thắng. “Vụ án thế kỷ” được nhiều người nhận định phần thắng nghiêng về phía doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

Tuy nhiên, Giáo sư luật Tạ Văn Tài không nghĩ như thế. Ông có cách phân tích dựa theo cơ sở luật pháp của Toà Trọng tài Quốc tế.

“Đồng bào ở hải ngoại suy đoán mà thôi rằng chiến thắng rồi thì tôi nghĩ là hơi vội vàng, vì có thể ông ấy đang hào hứng giơ tay thôi. Mà theo thủ tục trọng tài thì hai bên không được nói gì để còn đi đến thoả hiệp.

Trọng tài nghĩa là họ đâu có xử án theo kiểu toà án, mà họ nghe 1 bên xong rồi họ nghe bên kia, nhiều khi là mỗi người 1 phòng, rồi họ tìm cách họ hoà giải.

Nếu không hoà giải được lúc ấy họ mới đưa ra một bản án trọng tài.

Thế thì tôi nghĩ rằng nó chưa xong đâu, vì theo nguồn tin tôi biết, các bên còn phải nộp hồ sơ thêm. Mà nộp hồ sơ thêm nghĩa là chưa có bản án.”

“Tôi nghĩ rằng nó chưa xong đâu, vì theo nguồn tin tôi biết, các bên còn phải nộp hồ sơ thêm. Mà nộp hồ sơ thêm nghĩa là chưa có bản án.” – GS Tạ Văn Tài

Về phía chính phủ Việt Nam, cho đến chiều ngày 30 tháng 8, tại buổi họp báo chính phủ thường niên, Việt Nam lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận về vụ kiện.

Bộ Trưởng-Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Phó Thủ tướng Mai Tiến Dũng, trả lời Báo Tuổi Trẻ trong nước rằng Việt Nam đang chờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1 tỷ 250 triệu đô la.

“Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh rất bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Hiện nay tòa án quốc tế đang xem xét, với việc tranh chấp, vi phạm điều luật. Như các báo đều biết, vì vấn đề bảo hộ đầu tư nên một địa phương, một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết, không thực hiện đúng điều luật thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện Chính phủ. Vậy cho nên hiện nay vấn đề này tòa án đang xem xét, chúng ta phải đợi”.

Chính phủ Việt Nam phải làm gì?

Theo dõi trên mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy trong vụ kiện thế kỷ này, vấn đề được nhiều người tranh luận nhất là chính phủ Việt Nam nên làm gì ngay lúc này để hình ảnh và uy tín về môi trường đầu tư của Việt Nam với thế giới sẽ không bị ảnh hưởng?

Giáo sư Tạ Văn Tài nói rằng chính một vị đại diện ngoại giao Việt Nam cũng đặt vấn đề này với ông và hỏi về phương cách giải quyết tốt nhất lúc này. Thuật lại câu trả lời của mình, ông cho biết.

“Có đại diện ngoại giao Việt Nam nói chuyện với tôi. Tôi nói rằng muốn giữ thanh danh của chính phủ để quyến rũ tiếp tục giới đầu tư, thì nên giải quyết vụ Trịnh Vĩnh Bình một cách thoả đáng, nhất là theo thoả hiệp đã ký ở Singapore. Chính tôi đã nói với họ như vậy.”

Rất nhiều phản ứng trong dư luận cho rằng Việt Nam đã và sẽ chịu một dư âm rất xấu đối với thương trường quốc tế. Một số khác đặt câu hỏi rằng liệu với Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC 2017 sắp diễn ra cuối năm nay, Việt Nam sẽ hội nhập kinh tế toàn cầu và nhận sự ủng hộ của cộng đồng thương mại quốc tế như thế nào?

Công nghiệp ô tô, một câu chuyện buồn.

0

Một chiếc xe Camry 2017 có giá từ nhà sản xuất là 26.991 USD. Sau khi cộng các khoản chi phí nhập khẩu về Việt Nam, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thì giá chiếc xe này đã nhảy lên đến 92.899 USD. Tại sao lại có sự vô lý đến kinh khủng như thế?

Phải nhìn nhận một thực tế đáng buồn là, để hiện thực hoá giấc mơ có một ngành công nghiệp ô tô, Chính phủ đã kiên trì bảo hộ cho các nhà sản xuất ô tô trong nước suốt 25 năm qua. Nhưng đến giờ, ước mơ vẫn chỉ là mơ ước.

Suy cho cùng, mọi sự phát triển đều phải vì mục tiêu người dân được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất nhưng giá cả phù hợp nhất. Việc bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô đã khiến người tiêu dùng Việt Nam lại phải trả một chi phí quá đắt đỏ. Giá xe ô tô ở Việt Nam đã bị đội nhiều lần. Thực sự vô cùng bất hợp lý khi người Việt thu nhập thấp mà giá xe cao gấp 2 lần Thái Lan, thậm chí gấp 3 lần người Mỹ. Điều vô lý này, nếu còn tồn tại, thì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng thất bại ở cái đích cuối cùng.

Suốt mấy chục năm qua, Chính phủ kiên trì bảo hộ cho nền sản xuất, đúng ra là lắp ráp ô tô trong nước bằng chính sách đánh thuế nhập khẩu cao ngất ngưởng. Kết quả của việc ban hành các chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp sản xuất ô tô nhưng lại không đi kèm một chương trình hành động với sự ràng buộc trách nhiệm của các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước đã dẫn đến tỉ lệ nội địa hoá quá thấp.

Cụ thể, đối với loại xe dưới 9 chỗ ngồi, mục tiêu tỉ lệ nội địa hoá vào năm 2005 – tức 12 năm trước – là 40% và năm 2010 là 60%. Thế nhưng đến giờ, thực tế mới chỉ đạt mức trung bình trong khoảng 7-10%. Đó là chưa kể, tỉ lệ 7-10% này lại chủ yếu là những linh kiện đơn giản, hàm lượng chất xám thấp.

Trong khi đó, nhìn sang các nước khu vực ASEAN, tỉ lệ nội địa hoá của họ đã ở mức 60-70%, riêng Thái Lan thậm chí đã đạt 80%. Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, công nghiệp ô tô của VN sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt, một cuộc cạnh tranh hoàn toàn không cân sức với ô tô đến từ các nước như Thái Lan, Malaysia… khi các cam kết hội nhập đã đến hạn phải thực thi.

Nghĩa là, bắt đầu từ năm 2018, ô tô sản xuất ở khu vực ASEAN có tỉ lệ nội địa hoá từ 40% trở lên sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ở mức 0%. Ngành sản xuất ô tô của Việt Nam, dù là xe lắp ráp, không những mất hoàn toàn lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu, mà còn mất thị trường nội địa vào xe nhập khẩu đến từ các nước ASEAN.

Tôi không có hi vọng gì vào việc giá xe sẽ giảm vào năm 2018. Một mặt Chính phủ sẽ vẫn kiên trì bảo hộ cho công nghiệp ô tô vốn đã ì ạch quá nhiều năm nay thông qua công cụ thuế nội địa, một mặt xu hướng độc quyền phân phối xe, với những điều kiện ngặt nghèo đang được áp dụng, thì một chiếc xe giá rẻ có thể vẫn chỉ là giấc mơ của hàng triệu người dân nước Việt.

Nếu không có một sự đột phá trong chính sách và thực thi chính sách, nếu không có một thương hiệu ô tô Việt đủ mạnh làm đối trọng, thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục phải trả giá đắt cho ô tô và cân đối vĩ mô sẽ tiếp tục thiếu một cột trụ quan trọng là công nghiệp chế tạo mà ô tô là đỉnh cao của công nghiệp này.

Khi nào thì một dân tộc xem như đã mất nước?

0
Song Chi.

+Viết nhân ngày 2.9

Khi nào thì một dân tộc xem như đã mất nước?

Khi độc lập về chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải bị xâm phạm thường xuyên mà nhà cầm quyền của nước đó chả dám phản ứng gì.

Khi những người lãnh đạo cao nhất quỵ lụy, coi kẻ thù là thầy, là bạn, còn nhân dân lả kẻ thù.

Khi các quan chức từ trên xuống dưới bắt tay hợp tác với giặc, mở toang cửa cho giặc vào thuê đất dài hạn khắp nơi từ Nam ra Bắc, rước giặc vào nhà làm ăn, xả rác, gây ô nhiễm môi trường và gây ra đủ mọi tác hại lâu dài cho đất nước, dân tộc.

Khi các quan chức từ trên xuống dưới chỉ biết chạy theo chức tước và tiền, chỉ biết vơ vét, chụp giựt cho đầy túi tham, bất chấp hậu quả gây ra cho đất nước, nhân dân.

Khi người dân chỉ biết chịu đựng, và chỉ biết lo làm ăn để vun vén cho bản thân và gia đình, chuyện chính trị, chuyện lớn đã có nhà nước lo, chính phủ lo.

Khi những người có tài có tâm thật sự với nước với dân thì không được sử dụng hoặc tệ hơn, bị xách nhiễu, tống giam vào tù với những bản án bất công, man rợ chỉ vì dám lên tiếng nói sự thật, còn những kẻ bất tài, cơ hội, bán nước buôn dân thì lại chiếm lấy những chỗ ngồi cao nhất để tiếp tục vơ vét và phá hoại.

Khi trí thức, nghệ sĩ cũng chỉ lo kèn cựa nhau cái danh hão, cái bổng lộc, hoặc khúm núm xum xoe dùng ngòi bút, tiếng hát, nét vẽ…để phục vụ nhà cầm quyền, còn giới trẻ thì mãi ăn chơi, hưởng thụ, khóc cười với những “thần tượng” showbiz, bóng đá hay chuyện đời tư của giới biểu diễn…

Khi nỗi đau về mọi chuyện bất công, phi lý, trái tai gai mắt xảy ra hàng ngày chỉ còn đủ sức làm cho người ta xúc động trong giây lát rồi quên; khi nỗi nhục đất nước bị tụt hậu, thua kém xa các nước khác, hình ảnh đất nước cho tới người dân trong mắt thế giới chỉ toàn là tiêu cực, xấu xa, nhưng cũng chỉ đủ làm cho người ta phẫn nộ, tủi hổ trong giây lát rồi quên…

Khi đối với tất cả, Tổ Quốc không còn là giang sơn phải gìn giữ nâng niu, quê hương không còn là ngôi nhà chung phải vun đắp cho một tương lai chung. Trái lại, quê hương chỉ là cái quán trọ, là nơi ở tạm, còn tương lai lâu dài lại nằm ở một đất nước khác.

Thì quốc gia ấy xem như đã mất, chỉ còn lại cái “vỏ” bên ngoài. Dân tộc ấy xem như đã lưu vong ngay trên chính quê hương mình.

Và đó chính là thành quả của đảng và nhà nước cộng sản sau 72 năm ngày 2.9 (2.9.1945-2.9.2017), ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tăng thuế hay tận thu?

0
Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-09-01

Dân chúng tại Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ trước đề xuất của Bộ Tài Chính về dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế, trong đó tăng thuế Giá trị gia tăng (VAT) từ 10 lên 12%. Dư luận lên tiếng phản đối chính sách tăng thuế mà mà họ cho rằng chính phủ sẽ áp dụng trong nay mai chẳng khác nào tận thu.

Tăng phù hợp thông lệ quốc tế?

Truyền thông quốc nội trong tháng 8, dẫn lời của Thứ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Thị Mai khẳng định dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế, bao gồm Luật thuế giá trị gia tăng (VAT), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên nhằm đảm bảo an toàn cho nền tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng như người dân cho rằng các đề xuất tăng thuế của Bộ Tài Chính như tăng thuế VAT từ 10 lên 12% hay áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng trà, cà phê hòa tan đóng gói kể từ đầu năm 2019 là không thuyết phục, thậm chí là phi lý, mặc dù Bộ Tài Chính lên tiếng việc tăng thuế như thế phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ Tài Chính dựa theo số liệu khảo sát mức sống dân cư Việt Nam của Tổng cục thống kê hồi năm 2014, cho thấy nhóm thu nhập thấp nhất dành gần 60% thu nhập để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục và Bộ Tài Chính nhận thấy các hàng hóa, dịch vụ này không chịu thuế VAT nên sẽ không ảnh hưởng đến chi tiêu của nhóm thu nhập thấp nhất trong xã hội. Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, thuộc Bộ Tài Chính, ông Phạm Đình Thi tuyên bố đề xuất tăng thuế VAT từ 10 lên 12% không gây ảnh hưởng đến người nghèo. Ông Phạm Đình Thi nói rằng các mặt hàng rau, thịt…không chịu thuế VAT nên thuế VAT dù có tăng bao nhiêu cũng không ảnh hưởng gì cả.

Cuối cùng của việc đánh thuế thì người dân là người trả số tiền thuế đó. Người tiêu thụ sản phẩm trên thị trường phải đón nhận mức giá đã bị đội thuế lên rồi. Họ phải chịu luôn. Theo tôi nghĩ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân-Một cư dân Sài Gòn

Phát biểu của ông Vụ trưởng Chính sách thuế gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng. Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải ở Sài Gòn chia sẻ với RFA rằng giới chức Bộ Tài Chính Việt Nam không có “tầm” lẫn không có “tâm”, điển hình qua ông Vụ trưởng Phạm Đình Thi. Vị giám đốc này đưa ra một ví dụ đơn giản về mặt hàng cá linh trong mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ, là món ăn quen thuộc của người dân nghèo, được vận chuyển lên Sài Gòn bán với mức giá cao hơn gấp đôi do phải chịu nhiều thứ thuế, phí:

“Một sản phẩm từ miền Tây, chẳng hạn như mặt hàng cá linh. Cá linh mùa nước nổi hiện giờ đang nhiều, bán ở miền Tây mức giá 30 ngàn/kg. Khi chở lên thành phố thì giá cả đội lên khoảng 50 ngàn/kg và bán ra đến thị trường ở mức giá ít nhất là 70-80 ngàn/kg. Tất cả là do cộng dồn nhiều chi phí, thuế má.”

Một số các doanh nghiệp mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết tất cả mức thuế mà họ phải đóng sẽ tính vào giá thành của hàng hóa lẫn dịch vụ và nghiễm nhiên khách hàng phải chi trả tiền thuế đó.

Về phía dân chúng, không ít người nói với chúng tôi rằng chỉ cần nghe thông tin Chính phủ cho tăng thuế thì không cần biết thuế nào sẽ tăng, nhưng cuối cùng người dân là đối tượng chi trả thuế:

“Cuối cùng của việc đánh thuế thì người dân là người trả số tiền thuế đó. Người tiêu thụ sản phẩm trên thị trường phải đón nhận mức giá đã bị đội thuế lên rồi. Họ phải chịu luôn. Theo tôi nghĩ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân.”

Vì sao phản đối?

HangHoaNewYear.jpg
Quang cảnh mua bán tại một cửa hàng dịp Tết Đinh Dậu. Photo: AFP

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong một bài viết của bà được trang Theleader.vn đăng tải vào hôm 27 tháng 8, cho biết Bộ Tài Chính đã gửi giấy mời hỏa tốc để bà đến tham dự buổi họp của Bộ hồi trung tuần tháng 8 vừa qua cùng một số chuyên gia tài chính liên quan đến dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế, đang được Bộ Tài Chính hoàn tất để trình Chính phủ và Quốc hội.

Tại buổi họp vừa nêu, bà Phạm Chi Lan nêu vấn đề ngân sách nhà nước luôn bội chi, nợ công đang tăng rất cao, đe dọa đến an toàn tài chính quốc gia nhưng nữ chuyên gia kinh tế nhấn mạnh nếu Nhà nước không giải quyết qua việc giảm chi mà chỉ tập trung tăng thu của dân để đảm bảo ngân sách là không công bằng với dân. Một trong những yếu tố quan trọng mà Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề nghị Bộ Tài Chính cần làm rõ là ai được lợi và ai bị thua thiệt trong chi phí và lợi ích từ việc điều chỉnh 5 loại thuế này. Bà Phạm Chi Lan còn quả quyết tốt nhất là Bộ Tài Chính không nên tăng thuế VAT vì theo bà mức thuế VAT hiện nay đã đủ cao và đóng góp rất lớn cho ngân sách, ở mức 27%.

Lý giải về các đề xuất tăng thuế của Bộ Tài Chính trong thời gian qua, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đưa ra lập luận của ông với RFA trước sự lo lắng của dư luận đối với các loại thuế như thuế tài sản, tăng thuế bảo vệ môi trường, tăng thuế VAT…rằng Nhà nước đang tìm mọi cách để bù vào ngân sách bị thiếu hụt nghiêm trọng:

Ngân sách trung ương đang trong cơn ‘quẩn cực’, có thể năm nay vẫn bội chi tiếp tục từ 5, 5-6% GDP nhưng nguồn thu ngày càng giảm. Và nếu với tiến độ thu như thế này, từ đầu năm 2017 cho đến nay thì năm nay có thể hụt thu lên đến 11% so với dự toán đầu năm. Đây là con số rất cao. Do vậy, chính quyền đang phải tìm mọi cách để thu thuế của dân-TS. Phạm Chí Dũng

“Ngân sách trung ương đang trong cơn ‘quẩn cực’, có thể năm nay vẫn bội chi tiếp tục từ 5, 5-6% GDP nhưng nguồn thu ngày càng giảm. Và nếu với tiến độ thu như thế này, từ đầu năm 2017 cho đến nay thì năm nay có thể hụt thu lên đến 11% so với dự toán đầu năm. Đây là con số rất cao. Do vậy, chính quyền đang phải tìm mọi cách để thu thuế của dân.”

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận mặc dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào ngày 30 tháng 8 nói rằng trước mắt chưa đề cập đến việc tăng các loại thuế, phí, lệ phí ảnh hưởng đến doanh nghiệp, thế nhưng cả doanh nghiệp và người dân bày tỏ sự bất mãn tột độ đối với Chính phủ về chính sách thuế trong bối cảnh kinh tế tài chính của quốc gia.

Cộng đồng cư dân mạng so sánh chính sách thuế hiện hành không khác gì thời thực dân Pháp, như ông Hồ Chí Minh nêu lên trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập rằng “Về kinh tế, chúngbóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn…Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.” Còn một số các doanh nghiệp lẫn người dân mà Đài RFA trao đổi liên quan đến dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế đều bức xúc vì theo họ  sớm muộn gì thuế cũng sẽ tăng và “Nói chung ảnh hưởng đến đời sống mà tất cả là người dân khổ.”