Mình thường xuyên thấy người Việt lẫn một số nhóm người Việt ở nước ngoài chỉ trích rằng đảng Cộng hòa là một đảng chống nhập cư, chống người di dân. Riêng đảng Dân chủ thì lại là một đảng ủng hộ di dân. Họ cho rằng đã là một người di dân thì không thể ủng hộ đảng Cộng hòa lẫn Trump.
Với tư cách là một người không liên can đến chính trị Hoa Kỳ nhưng tìm hiểu nền tư pháp quốc gia này nhiều năm, mình xin đưa ra một số thông tin để người đọc hiểu vì sao chính sách khuyến khích di dân lậu là một nước đi có tính toán về mặt pháp lý lẫn chính trị. Và vì sao một người nghiên cứu khoa học pháp lý trung lập như mình khó ủng hộ nỗ lực thao túng trên.
A. Hiểu về “DECENNIAL CENSUS ” và tỉ lệ đại diện trong Hạ Viện Hoa Kỳ
Trước khi nói về câu chuyện vì sao đảng Dân chủ lại có vẻ ủng hộ việc cho phép những người nhập cư lậu và bất hợp pháp tạm trú tại Hoa Kỳ và từ đó chờ các thủ tục hành chính, tư pháp khác nhau, chúng ta cần hiểu cách mà tỉ lệ đại diện cho từng bang trong Hạ viện Hoa Kỳ (và từ đó là số phiếu đại cử tri khi bầu cử Tổng thống) được tính.
Khác với Thượng viện Hoa Kỳ vốn có số ghế cố định cho mỗi tiểu bang (hai ghế Thượng nghị sĩ cho mỗi tiểu bang), Hạ viện Hoa Kỳ xác định số ghế dựa trên dân số mỗi tiểu bang. Hiểu đơn giản nhất có thể là dân số càng đông thì số ghế của tiểu bang đó trong Hạ viện càng cao và ngược lại.
Đây là một cuộc chơi về không (zero-sum game), bởi số ghế của Hạ viện Hoa Kỳ là cố định với 435 ghế (sửa lại từ 438 vì đánh máy nhầm – kể từ Permanent Apportionment Act 1929). Một tiểu bang càng có đông dân cư thì họ sẽ lấy đi ghế đại diện của tiểu bang có ít dân cư, và cùng lúc đó là số phiếu Đại cử tri.
Vậy người Mỹ đếm “dân cư” như thế nào?
Mỗi 10 năm, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ (US Bureau Census) sẽ có một cuộc điều tra dân số, gọi là “decennial census”. Thống kê dân số này sẽ được dùng để phân bổ số ghế Hạ viện mà chúng ta nói đến ở trên.
Vấn đề ở chỗ là, khi kiểm tra dân số, Bureau Census không chỉ đếm “công dân” (citizens), họ đếm tất cả thể nhân (“whole persons”).
Nói cách khác, Bureau Census tính tất cả cá nhân đang sống và làm việc tại một tiểu bang mà không quan tâm đến tư cách pháp lý của họ tại Hoa Kỳ (dù là công dân, du học sinh, lao động diện kỹ năng cao hay kể cả lao động di cư bất hợp pháp…).
Người đọc đọc có thể sẽ thấy hơi quái gở, nhưng đây là nền tảng thống kê dân số từ thời kỳ lập quốc của nhà nước này. Vẫn còn đang có nhiều tranh cãi và các nỗ lực pháp lý để cân nhắc lại, song chúng không phải là nội dung chủ yếu của bài viết.
B. “Bắt rồi thì thả thôi” – “CATCH AND RELEASE”
Đến đây, người xem có lẽ đã hiểu phần nào vấn đề và mục tiêu của chính sách kích thích các luồng di cư lậu, bất hợp pháp của một số nhóm chính trị gia Hoa Kỳ.
Bằng việc giảm bớt rào cản cho làn sóng di dân bất hợp pháp, tạo điều kiện để những nhóm này dễ dàng vào Hoa Kỳ, cùng nhiều thành trì Dân chủ tự nhận họ là “Sanctuary Cities”, các tiểu bang này có thể giữ lại một số lượng lớn những người nhập cư bất hợp pháp để tăng hoặc ít nhất là duy trì số ghế của họ tại Hạ viện lẫn số phiếu Đại cử tri của họ trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Hiển nhiên, nếu đưa thông tin này ra cho một số học giả, họ sẽ dẫn chứng rằng Census hồi năm 2020 cho thấy tiểu bang Texas vừa thêm ghế trong khi California mất một ghế. Nhưng cách nhìn này quên rằng đang có một làn sóng rời California khổng lồ của công dân Hoa Kỳ nói chung (và đi đến Texas), khiến tiểu bang này mất đi một lượng lớn dân cư hợp pháp. Hiện tượng này thường được gọi là “California Exodus” (chỉ giai đoạn 2022-2023 tiểu bang này đã mất gần 700,000 thể nhân).
Một số nghiên cứu chỉ ra nếu Califonia không dựa vào một số lượng nhập cư lậu, di dân bất hợp pháp khổng lồ và khó mà đong đếm chính xác, họ có thể mất nhiều ghế Hạ viện và phiếu Đại cử tri hơn nữa.
Điều tương tự cũng có thể mô tả New York – một trong những Sanctuary City điển hình.
Về mặt chính sách, chính quyền ông Biden và bà Harris suốt bốn năm qua có rất nhiều chương trình tạo động lực cho làn sóng nhập cư, vượt biên lậu, một trong những lý do chính chúng ta thấy hàng nghìn người Việt Nam đang bỏ hàng trăm triệu đến Mexico và đi dọc các đường biên giới tìm cơ hội vượt biên.
Ví dụ, chính quyền này xóa bỏ chính sách “Remain in Mexico” của chính quyền tiền nhiệm, giới hạn thẩm quyền của ICE, mở rộng các chương trình parole diện rộng, cũng nhưng loại bỏ nhiều công cụ trục xuất.
Đặc biệt nhất phải kể đến chính sách “Bắt rồi thì thả thôi” – “Catch and Release”.
Hiểu đơn giản là ngay cả khi xác định và bắt giữ đúng đối tượng nhập cư trái phép, chính sách này cho phép những người nhập cư trái phép tiếp tục làm việc tại Hoa Kỳ và chờ ngày được xét xử bởi hệ thống tòa án nhập cư.
Vấn đề là hệ thống tòa án nhập cư của Hoa Kỳ đang quá tải ở mức kỷ lục trong lịch sử với hơn 3 triệu hồ sơ cần phải xem xét (gọi là backlog, đã gấp ba lần lên kể từ khi Biden nắm quyền). Thời gian chờ ra tòa trung bình là từ 4 đến 6 năm, đôi khi thậm chí là 15 năm. Có hàng trăm ngàn buổi xét xử được ấn định diễn ra sau năm 2030, một mốc thời điểm quan trọng cho Census tiếp theo của Hoa Kỳ.
Nói cách khác, dù vượt biên bất hợp pháp, những người này tiếp tục có thể ở lại Hoa Kỳ hàng thập niên, từ đó đủ thời gian để ảnh hưởng đến decennial census mà chúng ta nói đến ở trên.
Mình biết là viết ra những bài thế này sẽ có nhiều bạn bè, anh chị phiền lòng, nhưng đây có lẽ là một vài điểm khó chịu khi phải theo dõi một người policy-centric như Trung.
Và những thảo luận trên là chưa kể đến rất nhiều các thuyết âm mưu cho rằng DNC đang cố tình mở rộng đường nhập cư bất hợp pháp nhằm giúp các tập đoàn, công ty lớn có được nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, tước đoạt quyền của người lao động hợp pháp tại Hoa Kỳ. Và thực tế là chỉ cần vài triệu người nhập cư bất hợp pháp nói trên được Đảng Dân chủ nhập tịch thành công thì Hoa Kỳ trở thành nhà nước “vĩnh viễn Xanh”.
Đã có nhiều phân tích chỉ ra chính sách nhập cư không kiểm soát này đã và đang tiếp tục cô lập nhiều nhóm cử tri tầng lớp lao động Hoa Kỳ, và vì sao cử tri Hoa Kỳ đang có xu hướng “rightward”, ngay cả tại California hay New York (nơi Trump có thêm 11 điểm phần trăm tỉ lệ cử tri).
Không nhìn thấy được điều đó, mà chỉ chăm chăm vào chỉ trích những người bầu cho Trump là “rac*st” hay “fasc*st”, con lắc sẽ còn chuyển về bên phải nhiều hơn nữa.
————
Bài viết của Nguyễn Quốc Tấn Trung nêu bật một cách tiếp cận chính sách và phân tích sâu về mối quan hệ giữa nhập cư, chính trị và dân chủ tại Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh các tranh cãi giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Dưới đây là một số nhận xét và phân tích về bài viết này:
Điểm mạnh của bài viết:
- Phân tích sâu sắc về hệ thống Census và phân bổ đại diện Hạ viện:
- Tác giả giải thích một cách chi tiết cách mà dân số và “decennial census” (điều tra dân số 10 năm) ảnh hưởng đến số ghế Hạ viện và phiếu Đại cử tri. Đây là một phần quan trọng trong nền dân chủ Hoa Kỳ mà không phải ai cũng hiểu rõ.
- Tác giả làm rõ cách “whole persons” (toàn bộ cá nhân, không kể tình trạng pháp lý) được tính vào Census và ảnh hưởng của nó đến quyền đại diện của các tiểu bang. Điều này cung cấp góc nhìn quan trọng về cách chính sách nhập cư, bao gồm nhập cư bất hợp pháp, có thể ảnh hưởng đến cấu trúc quyền lực chính trị.
- Liên hệ giữa chính sách nhập cư và các động lực chính trị:
- Tác giả lập luận rằng một số chính sách nhập cư của Đảng Dân chủ có thể mang tính toán chính trị nhằm tăng dân số và duy trì quyền lực thông qua số ghế Hạ viện và phiếu Đại cử tri. Lập luận này được hỗ trợ bằng ví dụ như hiện tượng “California Exodus” và tình trạng nhập cư bất hợp pháp tại các thành phố “Sanctuary Cities”.
- Tác giả cũng chỉ ra những thách thức của hệ thống nhập cư hiện tại, bao gồm tình trạng quá tải hồ sơ của tòa án nhập cư, dẫn đến việc người nhập cư bất hợp pháp có thể ở lại Hoa Kỳ trong nhiều năm.
- Cái nhìn từ góc độ pháp lý và chính sách:
- Tác giả nêu rõ rằng bài viết được viết từ quan điểm “policy-centric” (tập trung vào chính sách) thay vì thiên kiến chính trị, mang lại sự trung lập và logic hơn trong phân tích.
- Lập luận về sự bất mãn của tầng lớp lao động Hoa Kỳ trước chính sách nhập cư không kiểm soát cũng là một quan điểm đáng suy ngẫm.
Hạn chế và những điểm cần cân nhắc:
- Thiên kiến chống Đảng Dân chủ:
- Mặc dù bài viết tuyên bố trung lập, cách lập luận đôi lúc có xu hướng quy trách nhiệm lớn hơn cho Đảng Dân chủ trong việc khuyến khích nhập cư bất hợp pháp. Dù đây là một góc nhìn phổ biến, nhưng bài viết thiếu các bằng chứng cụ thể hoặc dẫn chứng rõ ràng cho một số lập luận, chẳng hạn như cáo buộc rằng Đảng Dân chủ cố tình tạo điều kiện nhập cư để tăng số phiếu cử tri.
- Phần kết luận về việc Hoa Kỳ có thể trở thành “nhà nước vĩnh viễn Xanh” (với ám chỉ rằng Đảng Dân chủ sẽ nắm quyền mãi mãi) mang tính suy đoán và cần thêm bằng chứng cụ thể.
- Sự đơn giản hóa các chính sách nhập cư:
- Các chính sách nhập cư của Hoa Kỳ rất phức tạp và không chỉ phục vụ mục đích chính trị. Chẳng hạn, “Catch and Release” không phải là chính sách mới mà đã tồn tại qua nhiều chính quyền, bao gồm cả thời kỳ Đảng Cộng hòa. Việc quy trách nhiệm hoàn toàn cho Đảng Dân chủ có thể chưa công bằng.
- Tác giả không đề cập đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến chính sách nhập cư, chẳng hạn như nhu cầu kinh tế hoặc áp lực từ các tổ chức nhân quyền.
- Thiếu các quan điểm đối lập:
- Bài viết không phân tích sâu lập luận từ phía Đảng Dân chủ hoặc các tổ chức ủng hộ nhập cư. Điều này có thể làm bài viết trở nên một chiều và không phản ánh đầy đủ bức tranh phức tạp.
- Thiếu dẫn chứng định lượng:
- Các con số như “hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp” hoặc “làn sóng vượt biên khổng lồ” cần có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy để tăng tính thuyết phục.
Nhận xét tổng thể:
Bài viết cung cấp một phân tích sắc sảo và mang tính thông tin cao về mối liên hệ giữa chính sách nhập cư và quyền lực chính trị tại Hoa Kỳ. Đây là một góc nhìn đáng để cân nhắc, đặc biệt khi nói về ảnh hưởng lâu dài của nhập cư bất hợp pháp đến Census và hệ thống đại diện. Tuy nhiên, bài viết cũng mang một số hạn chế về tính cân bằng và bằng chứng, đặc biệt là khi đưa ra các nhận định nhạy cảm về động cơ chính trị của Đảng Dân chủ.
Để bài viết trở nên thuyết phục hơn, cần bổ sung:
- Các dữ liệu và nghiên cứu cụ thể hỗ trợ các luận điểm.
- Các phân tích về lập luận từ cả hai phía (Dân chủ và Cộng hòa).
- Các yếu tố kinh tế và nhân đạo liên quan đến chính sách nhập cư.
Nhìn chung, đây là một bài viết đáng đọc cho những ai quan tâm đến chính trị và nhập cư tại Hoa Kỳ, nhưng cần đọc với sự cân nhắc và tìm hiểu thêm các nguồn khác để có góc nhìn đầy đủ và cân bằng hơn.