Nhân Tuấn Trương
Báo đăng ý kiến của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về “Sài gòn hòn ngọc chiếu sáng Biển Đông”.
Theo tôi, chắc đây là sự “lỡ lời”, làm gì Sài gòn có thể “chiếu sáng Biển Đông” ?
Mười triệu dân Sài gòn, mỗi người cầm một cây đèn 2.000 watts rọi hết cỡ thì nhiều lắm chiếu tới… Vũng Tàu. Nhưng chữ “Biển Đông” không thể vọt ra từ miệng ông thủ tướng một cách vô thức như vậy.
Biển Đông từ nhiều năm nay đã là vấn đề lớn của đất nước. Ít ra từ khi TQ đặt giàn khoan 981 trên thềm lục địa của VN vào tháng năm năm 2014.
Biển Đông đang “ám ảnh” ông Phúc ?
Nghe nói trong nước đang (hay sắp) có cuộc hội thảo về Biển Đông do học giả quốc tế Bill Hayton làm diễn giả. Trong khi bộ “Qui tắc ứng xử ở Biển Đông – COC” hiện đang được các bên TQ và các nước ASEAN bàn thảo sắp đến hồi chung cuộc.
Chắc có điều gì “ức hiếp” cho VN lắm, bất lợi cho VN lắm trong đàm phán COC nên Biển Đông mới “ám ảnh” ông Phúc, ngay cả lúc đang nói về Sài gòn.
Theo tôi, vấn đề HS và TS như “ván đã đóng hòm” từ khi ông Đồng ký công hàm 1958 nhìn nhận chủ quyền của TQ ở hai quần đảo này. TQ chiếm cụm đảo phía tây Hoàng Sa vào tháng giêng năm 1974, trên tay VNCH qua một trận hải chiến bi hùng không cân sức, thực tế là những cây đinh đóng vào nắp hòm. Vấn đề là “chủ quyền của VN ở HS và TS” đã thực sự “chết” chưa ?
Trên quan điểm pháp lý và lịch sử, nhìn từ VNCH, Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của việt Nam. Tức là HS và TS, trên nguyên tắc, vẫn còn “sống”. Cho dầu trên thực tế HS (và một số đá ở TS) nằm trong tay TQ.
Nhưng từ 1975, sau khi chiếm được miền Nam, đảng và nhà nước CSVN toan tính “chôn sống” chủ quyền của VN tại HS và TS. Biết bao nhiêu thời cơ để VN kiện (và thắng) TQ trước một tòa án quốc tế, lãnh đạo CSVN đã bỏ trôi qua.
Quan tâm hàng đầu của đảng và nhà nước CSVN hiện nay là hạn chế hiệu lực biển ở HS và TS. Đàm phán COC, mặc dầu chưa ai biết nội dung ra sao, nhìn thái độ lúng túng của phía VN khi nói tới Biển Đông ta cũng có thể tiên đoán được nội dung.
TQ đòi HS và TS có hiệu lực bao nhiêu biển là VN thiệt hại bấy nhiêu.
ASEAN, một bên đàm phán bộ “Qui tắc ứng xử – COC” với TQ, thực chất là một tập hợp các nước không đồng nhất về đủ thứ. Từ chính trị cho tới văn hóa, văn minh, chủng tộc. Các nước cũng là đối thủ cạnh tranh với nhau về kinh tế. Cái vỏ bọc ASEAN, tức “chất keo” kết nối các nước, chỉ có hiệu quả làm cho các nước đừng “đánh nhau” mà thôi.
VN không có kí lô gram nào trong ASEAN.
VN không có uy tín về chính trị. Chế độ chính trị của VN hiện nay là đại diện cho một quá khứ kinh hoàng của chủ nghĩa quốc tế cộng sản đã sụp đổ. Về kinh tế, VN chỉ là “một gánh nặng” cho khối. Chính phủ VN đi đâu thì “giỡ nón ăn xin” tới đó. Người dân VN đi tới đâu người ta đề phòng xa lánh tới đó (vì trôm cắp, đỉ điếm, buôn lậu v.v…). Ngay cả Campuchia, Lào… trước kia là “đàn em” thân thiết với VN. Thì bây giờ hai nước này coi VN không ra cái gì.
VN là “con chiên ghẻ” trong khối ASEAN. Tổ chức này dung chứa VN đơn giản vì VN có khả năng “làm thối” tất cả.
Vì vậy VN “cô đơn” trong ASEAN. Tiếng nói của VN không có trọng lượng để thuyết phục các nước bảo vệ quyền lợi của mình trước sự lấn lướt của TQ.
May nhờ có Phi, một thành viên sáng lập của khối. Quyền lợi VN tương đồng với nước này (trong việc tranh chấp với TQ). Yêu sách của Phi cũng là yêu sách của VN.
Phi đã thắng kiện TQ trong vụ Tòa Trọng Tài của UNCLOS (tại La Haye) tháng bẩy năm 2015. VN có lợi rất lớn nếu phán quyết này được tôn trọng.
Nhưng Phi “không ngu” gì để công lao kiện cáo của mình, kết quả để cho VN hưởng. Vì vậy TQ và Phi, bề ngoài cho thấy hai bên đồng thuận về nguyên tắc “bỏ qua phán quyết” của Tòa Trọng tài. Mục đích gạt VN ra rìa. Hai bên bàn tán trong nội bộ (về cách thực thi phán quyết).
Vì vậy kết quả của đàm phán “bộ qui tắc ứng xử COC” có thể đã làm cho ông Phúc “mất ngủ”. Bị ám ảnh đến đỗi khi nói tới Sài gòn cũng nhắc “Biển Đông” trong đó.
Vấn đề là đến nay ta không biết nội dung đàm phán COC lợi hại thế nào để có thể lên tiếng bài bác hay ủng hộ.
Mới đây học giả Carle Thayer khuyến cáo VN nên đi kiện TQ về Hoàng Sa. Điều này tôi cũng đã nói nhiều lần, thậm chí tôi lập cả một “hồ sơ” về lịch sử và pháp lý để VN một mặt có thể phản bác lại những lập luận của TQ trước các diễn đàn quốc tế, mặt khác nhằm kiện TQ ra trước Tòa quốc tế.
Nhưng có lẽ, như đã nói, “ván đã đóng hòm”. Ông Trọng đã ký kết với TQ gắn liền “vận mệnh” và “tiền đồ” của VN vào TQ. Dân tộc VN chỉ chờ ngày “đi chôn” các yêu sách chủ quyền của VN tại HS và TS. Bản qui tắc ứng xử COC sẽ là tờ khai tử.
Nói ra như vậy là “hơi sớm”, nhưng những ai có theo dõi lịch sử tranh chấp giữa VN và TQ về HS và TS sẽ thấy rằng điều tôi nói là có căn cứ.
Nền tảng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của VN tại HS và TS là nền tảng lịch sử và pháp lý của VNCH, thực thể chính trị đại diện miền nam đã cáo chung. Tất cả các tài liệu (lịch sử và pháp lý) của VN xuất bản hiện nay đều đặt trên nền tảng VNCH.
Vấn đề là ngày hôm nay, ta thấy tất cả những gì có liên hệ đến VNCH vẫn còn là điều cấm kỵ. Quan điểm của nhà nước VN, cũng là lập trường của đảng CSVN, VNCH là “ngụy”, là “tay sai đế quốc”.
Nhiều nhà tranh đấu đã bị bắt, bị bỏ tù vì tiếc nuối chế độ VNCH. Mới đây, có người đã bị “cắt cổ” chết trong đồn công an chỉ vì trong nhà người này có miếng vải màu vàng (giống lá cờ VNCH).
Anh làm gì có thể “kế thừa” ở một thực thể mà anh gọi là kẻ thù, là “ngụy” ? “Ngụy” có nghĩa là “không có thực”.
Không có việc “kế thừa” mà đơn thuần chỉ có “chiếm đoạt”.
TQ chiếm HS là chiếm của VNCH. VN hôm nay, nếu không đứng trên quan điểm của VNCH, thì làm gì có “tư cách” gì để lên tiếng yêu sách với TQ ?.
Ngoài ra, VN hôm nay, tiếp nối VNDCCH ngày trước, có nghĩa vụ phải thực thi những cam kết (đã ký với TQ), trong đó có công hàm 1958 nhìn nhận HS và TS là của TQ.
Phía TQ, ngoài các đảo thuộc Hoàng Sa mà họ đã xây dựng lên thành những căn cứ quân sự quan trọng. Ở Trường sa, với những hòn đá, có cái chìm có cái nổi, chiếm được của VN năm 1988, họ đã xây dựng lên thành những hòn đảo nhân tạo, có đủ thứ hạ tầng cơ sở quân sự không quân lẫn hải quân.
Thực ra các đảo nhân tạo này mới là những viên ngọc của TQ “chiếu sáng Biển Đông”. Nó chiếu tới đâu thì quyền lợi của TQ vươn ra tới đó.
Vấn đề lại càng khó khăn cho VN. Ông Trọng đầu năm 2017 đã ký thông cáo chung gắn liền “vận mệnh” và “tiền đồ” của VN vào TQ. Quyền lợi của CSVN và TQ vì vậy “tương đồng”.
Nhưng quyền lợi của dân tộc VN không tương đồng với quyền lợi của đảng CSVN. Dân tộc VN không hề có ý muốn (như ông Trọng) giao vận mệnh và tiền đồ của mình cho Bắc Kinh quyết định.
Vấn đề “dân tộc” VN là ai sao không thấy lên tiếng phản đối ?