
Cứu vãn những gì còn cứu được
Tác giả: Tobias Schulze (taz)
Bản dịch của Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21)
(DĐVN21) – Một dư luận viên của chính quyền Việt Nam đã từng quyết định tương lai của những người xin tị nạn. Điều này đã tạo nên nhiều câu hỏi, nghi vấn.
Có thể giao chìa khóa trại súc vật cho ông hàng thịt. Một người Dortmund cũng có thể làm huấn luyện viên cho đội bóng Schalke. Hoặc là người ta có thể để cho một dư luận viên của chính phủ VN quyết định tương lai của người xin tị nạn, như một câu chuyện đã xảy ra ở Sở Di trú Liên bang [Đức].
Một người – khi hành nghề phụ cho truyền thông Việt Nam ông ta chuyên đả kích nhà nước pháp quyền, nhân quyền và các nhà báo – làm việc cho Sở Di trú Liên bang suốt 26 năm qua. Ở đó ông ta quyết định số phận của những người đã bỏ trốn sang Ðức vì bất công, vì những sự chà đạp nhân quyền và báo chí bị kiểm duyệt. Sau vụ xì-căng-đan này các cơ quan chính quyền Ðức nay phải trả lời nhiều câu hỏi [liên quan] – và riêng Sở Di trú Liên bang phải sửa chữa, đền bù những thiệt hại đã xảy ra.
Mãi khi một chính trị gia lưu vong Việt Nam bị bắt cóc, vụ việc mới bị phơi bày ra ánh sáng
Câu chuyện chỉ bị đổ bể khi người đàn ông này viết trên một bài báo cho rằng vụ bắt cóc một chính trị gia lưu vong người Việt ở Berlin là không đáng kể. Sở Di trú Liên bang biết được vụ việc này không qua các cơ quan an ninh mà do sự phát giác của ký giả báo chí. Điều này có thể được giải thích như sau: nhân viên đó viết tên họ ông ta theo lối viết ở Việt Nam không giống như ở Ðức, ông ta cũng không bao giờ viết bài vở bằng tiếng Ðức, và nếu không có điều nghi ngờ cụ thể thì chủ lao động ít khi tìm hiểu xem nhân viên của mình làm gì trong giờ rảnh.

Các công sở không thể loại trừ 100% rằng họ đã thuê lầm người; các cơ quan cũng không thể nào nghi ngờ chung các nhân viên chỉ vì những người đó viết trên Facebook bằng ngoại ngữ [không phải Đức ngữ].
Nhưng các công sở chỉ có thể cho nhân viên làm việc trong những lãnh vực nhạy cảm sau khi cho kiểm tra, so sánh các dữ kiện cá nhân của nhân viên với kết quả kiểm tra của cảnh sát, sở bảo hiến [an ninh nội địa] và sở phản gián Đức. Việc này đã có làm chưa? Ðã có sự trùng hợp nào không? Và tại sao không?
Những trả lời của các câu hỏi trên có thể giúp cho Sở Di trú Liên bang có được những biện pháp thích hợp trong tương lai. Còn chuyện đã qua thì chỉ có thể cứu vãn những gì còn cứu vãn được. Sau vụ quân nhân Franco A của quân đội liên bang, một người có khuynh hướng cực hữu giả làm người tị nạn Syria được chấp thuận cho tị nạn, Sở Di trú Liên bang đã kiểm tra lại một số hồ sơ xin tị nạn trong số 2.000 đơn đã được chấp thuận. Tương tự như vậy Sở Liên bang nên cho lục ra xem xét lại các hồ sơ cũ: Họ phải kiểm tra lại tất cả những hồ sơ xin tỵ nạn mà người dư luận viên gốc Việt đã từ chối bác bỏ.
* Nguồn tiếng Đức: Retten, was zu retten ist, Tobias Schulze, taz 11.08.2017
Tâm Việt dịch
*********
https://www.taz.de/Kommentar-Propagandist-im-Bamf/!5433363/
Kommentar Propagandist im Bamf
Retten, was zu retten ist
Ein mutmaßlicher Propagandist der vietnamesischen Regierung hat über die Zukunft von Asylbewerbern entschieden. Das wirft viele Fragen auf.
Hier wird über die Zukunft von Asylbewerber*innen entschieden Foto: dpa
Man kann einem Metzger den Schlüssel zum Tierheim geben. Man kann einen Dortmunder zum Trainer auf Schalke machen. Oder man kann, wie offenbar im Bundesamt für Migration und Flüchtlinge (Bamf) geschehen, einen mutmaßlichen Propagandisten der vietnamesischen Regierung über die Zukunft von Asylbewerbern entscheiden lassen.
Ein Mann, der im Nebenjob in vietnamesischen Medien gegen den Rechtsstaat, Menschenrechte und Journalisten hetzt, arbeitet seit 26 Jahren für das Amt. Dort bestimmt er über das Schicksal von Menschen, die vor Unrecht, Menschenrechtsverletzungen und Pressezensur nach Deutschland geflohen sind. Nach diesem Skandal müssen deutsche Behörden jetzt Fragen beantworten – und das Bamf selbst muss den Schaden wiedergutmachen.
Aufgeflogen ist der Fall erst, als der Mann in einem Artikel die mutmaßliche Entführung eines vietnamesischen Expolitikers in Berlin kleinredete. Das Bamf erfuhr davon nicht durch Sicherheitsbehörden, sondern durch Journalisten. Dafür kann es Erklärungen geben: Der Mann schreibt seinen Namen in Vietnam anders als in Deutschland, auf Deutsch publizierte er nie, und ohne konkreten Verdacht geht es Arbeitgeber ohnehin selten an, was Mitarbeiter in ihrer Freizeit treiben.
Behörden können nicht zu hundert Prozent ausschließen, dass die Falschen bei ihnen anheuern; sie können Sachbearbeiter auch nicht unter Generalverdacht stellen, weil sie auf Facebook in fremden Sprachen schreiben.
Der Fall flog erst durch die Entführung eines vietnamesischen Expolitikers auf
Sie können Mitarbeiter in sensiblen Bereichen aber durch eine Sicherheitsüberprüfung schicken und ihre Daten mit Erkenntnissen von Polizei, Verfassungsschutz und BND abgleichen. Ist das in diesem Fall passiert? Gab es keine Treffer? Warum nicht?
Aus den Antworten könnte das Bamf möglicherweise Konsequenzen für die Zukunft ziehen. Für die Vergangenheit kann es nur noch retten, was zu retten ist. Nach dem Fall des mutmaßlich rechtsextremen Bundeswehrsoldaten Franco A., der als falscher Syrer Asyl erhalten hatte, überprüfte das Bamf noch einmal stichprobenartig 2.000 positive Asylentscheidungen. So wie damals sollte die Behörde jetzt alte Akten rausholen: Sie muss all die Fälle überprüfen, in denen der Propagandist aus Vietnam Asyl verwehrt hat.
Tobias Schulze
Redakteur Inland
Arbeitet seit 2013 für die taz und schreibt meistens über deutsche Außen- und Verteidigungspolitik. Hat davor Politikwissenschaft studiert und an der Deutschen Journalistenschule gelernt.