Là tên bản phim tài liệu vừa được phát trên đài truyền hình ZDF của Đức hôm 28.1. Với độ dài 43 phút, Dirk Steffens (1967) – nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình và cũng là nhà sản xuất phim tài liệu nổi tiếng; đã cho thấy cảnh quan tuyệt đẹp và sự đa dạng động thực vật ở Việt Nam. Đặc biệt, không chỉ một số loài mới được phát hiện, mà còn cả những động vật lâu đời; như Chuột hang đá – một loài thú lai giữa sóc và lợn biển, đã tuyệt chủng từ cách đây 11 triệu năm!
—
Bản phim do ZDF phát sóng và đưa lên trang web của đài để mọi người xem đến 28.1.2021; sau đó thường là ra DVD bán trên Amazon. Phim hiện chỉ xem được ở Đức, Áo và Thụy Sĩ, bản quyền thuộc về ZDF. Một số anh chị ở Đức đã dịch ra tiếng Việt từ bản trên web!
——————————————————-
Phần do anh Cong Ho dịch
Trong một khu vừng rậm như vầy thì rất ồn, nhất là vào buổi sáng sớm. Cả ngàn loài thú la hét, kêu réo, thổi kèn, huýt sáo… và tán gẫu với nhau. Thật là khó mà có thể tìm thấy chúng bằng mắt, nhưng nếu nghe bằng tai thì dễ hơn.
Mới đầu nghe tưởng là một hệ thống báo động, nhưng thật ra là một khúc tình ca của một con vượn. Bình thường mấy con thú không nhởn nhơ như con này, mà là ở trên tít ngọn cây. Ngoài ra, trong thời kỳ phát triển, màu lông của chúng thường thay đổi. Vì vậy, cực kỳ khó mà nói đúng loài nào. Nhưng rồi các nhà nghiên cứu đã nảy ta ý tưởng: Họ để ý không chỉ ngoại hình, mà cả giọng tiếng của các loài thú. Vì cái này rất là đặc biệt.
Các cặp vượn thường hát song ca. Bắt đầu là con đực với màu lông đen. Sau đó, con cái có lông màu sáng, hoà giọng vào chung. Một tín hiệu đến đồng loại: “Đây là lãnh địa của chúng tôi”. Loài vượn sinh sống ở tầng cao nhất của rừng VN, trên ngọn cây. Chúng chẳng bao giờ đặt chân xuống đất bao giờ cả. Bởi vậy, chúng làm dấu vùng lãnh địa của mình bằng tín hiệu, như các nhà nghiên cứu phỏng đoán. Tiếng kêu của chúng còn làm tăng thêm mối quan hệ. Các cặp vượn thường sống chung thủy cả đời với nhau. Tiếng kêu của chúng có thể nghe được xa đến hai cây số, như là để cạnh tranh trong khu rừng rậm.
Mỗi loài vượn có một tiếng kêu đặc trưng riêng. Nếu thâu lại thì ta sẽ thấy một mẫu tần số nhất định. Vào năm 2010, lúc các nghiên cứu thu lại tiếng kêu của vượn và phát hiện rằng tần số này chưa bao giờ có trong kho dữ liệu. Đây là một dấu hiệu cho một loài mới được phát hiện. Thật thế, sau đó họ phát hiện loài vượn có chùm lông trên đầu và má vàng miền Bắc.
Thì ra lúc đầu người ta chỉ phát hiện chúng qua tiếng kêu, rồi mới nhìn thấy chúng!
Hiện nay người ta biết 6 loại vượn có chùm lông trên đầu ở VN. Và còn nhiều loài linh trưởng, như voọc mũi hếch (Tonkin-Stumpfnasen), hay voọc Panda (Panda- Langur). Hai loài này chỉ sống ở VN, không có ở khác trên thế giới. Tổng cộng ở VN có khoảng 25 loài khỉ, nhiều hơn bắt cứ nơi đâu tại vùng đất liền Đông Nam Á.
Sự đa dạng này là nhờ lịch sử phát triển của rừng. Để ôm tròn cái cây cổ thụ này thì phải cần 12 người như tôi. Cây này, khoảng 700 năm tuổi, mọc trên cái gốc này. Thật là quá già! Nhưng điều đó không đáng gì so với với tuổi rừng. Ở trung Âu chúng ta, do thời kỳ băng hà, tuổi rừng chỉ khoảng 12.000 năm, nhưng rừng rậm ở VN lên đến 50 triệu năm. Đây là nguồn gốc cho sự đa dạng của các loài động thực vật sống ở đây. Rừng ở VN già hơn khoảng năm lần rừng nhiệt đới Amazona. Quá trình diễn ra như thế này … +
Trước đây khoảng 50 triệu năm, mảng lục địa Ấn Độ sát nhập vào mảng Á-Âu tạo ra dãy Himalaya. Cùng sức đẩy đó làm đất lục địa lớn dần, trên đó là VN bây giờ. Đặc biệt là tránh được băng hà và cái chết của nhiều loài. Riêng ở VN thì khí hậu lúc nào cũng nóng và ẩm. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự hình thành nhiều loài khác nhau.
Phong cảnh nứt nẻ bởi các thung lũng và sông ngòi đã tạo thêm sự giàu có các loài. Các dòng chảy rộng tạo nên hàng rào cản cho các loài không thể bơi và không thể bay được, như vượn và nhiều loài khỉ khác. Trong khi một số loài bị cách ly bởi sông ngòi, chúng có thể tự phát triển thành những loài khác. Qua nhiều triệu năm, do sự sống cách ly, hình thành nên một sự đa dạng đáng kinh ngạc của các chủng loại.
Ở VN, có khoảng 10% các loại rùa trên thế giới. Một vài loại trông thật buồn cười, như con rùa này. Mới nhìn thì tưởng là một con rùa bình thường, với cái vỏ mai dầy ở giữa, bốn cái chân và một cái đầu. Nhưng con này vào mùa lạnh chẳng cử động gì hết. Vào mùa hè thì di chuyển mỗi ngày khoảng 10 thước. Nhìn một con vật như thế này, không thể làm gì, mà chạy sau và đi săn mồi thì quý vị có thể nghĩ là nó làm nghề gì nào? Con rùa hộp châu Á này không phải loài ăn rau cỏ, nó đang đi kiếm mồi ăn. Con rùa này vừa chậm vừa nặng tai. Nạn nhân của nó, con trùng thì cũng chẳng nhanh gì hơn. Cuộc săn đuổi như thể là con báo đang săn con dê rừng.
Là biểu tượng của sự bền vững, sự bất biến, rùa được quý trong trong văn hoá VN và nó đã trở thành vị anh hùng trong một truyền thuyết VN. Tục truyền rằng rùa vàng xuất hiện, nổi lên mặt nước, trao kiếm mầu nhiệm giúp vua đánh đuổi giặc TQ ngoại xâm. Sau cuộc diễu hành chiến thắng, vị vua đi ra hồ để cám ơn trời phật. Rùa vàng hiện lên và đòi kiếm lại. Sau đó, rùa bơi xa ra biển Đông, đến tận Vịnh Hạ Long.
———-
(Phút thứ 10:30)
Câu chuyện Hoàn kiếm là biểu tượng của sự từ bỏ vũ khí khi thái bình. Tại Vịnh Hạ Long (VHL) rùa vàng đã tìm được nơi yên nghĩ cuối cùng trong một cái hang và hoá đá.
Hình tượng rùa trong văn hoá Việt rất quan trọng. Quan trọng đến độ được đưa vào trong giáo trình học ở trường. Tất nhiên là còn nhiều truyền thuyết tương tự. Những cái đảo ở Vịnh hạ Long là một ví dụ. Theo truyền thuyết thì chúng được hình thành lúc rồng nhả ra ngọc ngà châu báu. Thực tế thì ngọc ngà không quan trọng bằng sự đa dạng. Bản thân những hòn đảo này là châu báu. Khoảng 2.000 hòn đảo lớn nhỏ chen lấn, giành chỗ và cách ly với nhau. Nó tạo nên sự đa dạng của các loài. Trên đảo lớn Cát Bà có một loài khỉ đặc biệt chỉ có ở Việt Nam, voọc Cát Bà (hay còn gọi là voọc thân đen đầu vàng Cát Bà). Chúng chỉ sống trên một cái đảo này thôi và không ở đâu trên trái đất.
Sự hình thành cái thế giới rất đặc thù này đã lâu lắm rồi. Khi ta nhìn những cái đảo tách biệt này, với cạnh thẳng đứng, cứ tưởng như thể là sức mạnh địa chất nào đó đã tạo ra. Thật sự là không phải. Ngược lại, quá trình diễn ra chậm … rất chậm. Nhỏ giọt, nhỏ giọt.
VN nằm ở vùng gió mùa. Nước mưa có chứa a xít. Và đó là nguyên nhân hình thành các hòn đảo hình nón trong bức tranh sơn thủy của VN. A xít phân hủy đá vôi. Phần lớn nền móng của vùng này là đáy biển trước đây. Điều đó có nghĩa là đá nham thạch. Hàng triệu năm chồng chất. Tại chỗ nước tồn đọng, thúc đẩy quá trình nhanh hơn. Qua đó hình thành cái hình nón. Lúc nước biển dâng lên thì các hòn đá cách ly với nhau tạo ra Vịnh Hạ Long. Quá trình hình thành Vịnh HL rất là lâu, khoảng 20 triệu năm!
Thiên nhiên ở VN như cánh cửa mở ra trước mắt, đưa chúng ta trở về quá khứ. Trong rừng, một tàn tích còn sót lại bí ẩn đến giờ: con Tê Tê (hay con Trút). Tê tê là loài động vật có vú duy nhất có nhiều vẩy xếp như ngói ở trên thân. Chúng được tạo thành bởi giác chất (keratin), như móng tay chân. Hàng ngàn vẩy tạo thành cái mai bảo vệ chắc chắn. Lúc nguy hiểm, nó cuộn mình lại như trái banh. Cách này đã bảo vệ nó từ nhiều triệu năm. Loài thú có vẩy rất lạ lùng, hiếm. Lưỡi của nó dài hơn cơ thể, ướt và dính, nên có dùng để bắt kiến, mói, mọt … Con tê tê ăn khoảng 70 triệu côn trùng mỗi năm. Những mối quan hệ họ hàng của nó cũng lạ lùng. Ngay cả khi nhìn không giống, những họ hàng kế tiếp của loài Tê Tê là mãnh thú. Cả hai nhóm đã sống cách ly nhau khoảng 50 triệu năm….
———-
(Phút thứ 16:30)
Rằng rừng ở VN được bảo tồn lâu như vậy cũng có lý do, là vì đất nước di dân thưa thớt trong một thời gian dài.
Giữa thế kỷ 19, người Pháp khám phá vùng Đông Nam Á. Mục đích của họ là lập một chỗ mua bán mậu dịch ở bên Đông. Ở đây, họ xây nên một nước Pháp bé nhỏ cho họ. Vùng thuộc địa Đông Dương gồm VN, Lào và Campuchia ngày nay.
Những người di dân, bỏ quê kéo nhau đến đây với hy vọng có đời sống cao hơn. Phép lịch sự ở đây có một ý nghĩa hoàn toàn mới. Một nông trại ở Đông Dương, đối với nhiều người di dân, là một giấc mơ. Đối với thiên nhiên, thì ngược lại, nó hiện ra một thảm hoạ lớn đầu tiên. Người Pháp cho đào bới một phần lớn rừng. Đặc biệt lợi nhuận là trồng cao su. Đầu thế kỷ 20, nguyên liệu này rất cần cho sản xuất vỏ xe hơi. Công ty như Michelin nhập khẩu hằng năm 10 ngàn tấn cao su từ Đông Dương về quê hương. Trong vòng chưa đến 100 năm, những lãnh chúa mới đã gây hại cho sự phát triển bền vững của thiên nhiên. Đến cuối thời kỳ thuộc địa, những năm 50, phần lớn rừng đã bị phá hủy. Nó còn tồi tàn hơn nữa!
Khoảng 10 năm sau, VN trở thành kịch trường cho thảm hoạ môi trường chưa bao giờ có đến nay. Người Mỹ đã dùng trong chiến tranh VN khoảng 40 triệu tấn bom đạn, gần gấp đôi số lượng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vào ngày 8.3.1965 lính Mỹ đổ bộ Đà Nẵng, miền Trung VN. Họ cho rằng họ dễ dàng giải quyết xong xung đột giữa những nhà Tư Bản miền Nam và những người Cộng Sản bắc Việt. Họ muốn bảo vệ sự tự do của Tây phương từ Sài Gòn trở ra. Nhưng họ phải đối đầu với một vấn đề có tính quyết định. Họ không thể phát hiện ra kẻ thù trong rừng sâu.
Cho dù một quân đội lớn cỡ nào và không thể nào thua được, nếu quý vị không rõ với địa hình chiến đấu, thì sớm muộn gì cũng gặp khó khăn. Điều này đã xảy ra đối với người Mỹ ở đây trong rừng rậm. Và vì vậy, họ cũng đã tuyên chiến với rừng và đã tấn công với vũ khí hạng nặng. Ví dụ lộng lẫy cho cuộc chiến sinh thái học: Trong chiến tranh VN, người Mỹ đã thải hơn 70 tấn lít thuốc trừ cỏ dại. Họ muốn phá hủy lá cây dầy đặc và lôi kẻ thù ra khỏi hang. Những người lính gọi thuốc trừ cỏ dại là chất da cam- theo mầu của nhãn dán trên các thùng. Với những hậu quà gì mà họ đã gây ra, thì họ không hề biết.
Tác dụng lâu dài: Sau khi thải, cây trụi hết lá đến nhiều tháng trời. Chất độc màu da cam và bom đạn đã phác hoạ cảnh rừng sơ khai, tàn phá thiên nhiên quý báu. Trước chiến tranh, VN được bao phủ khắp nơi rừng nhiệt đới ẩm ướt. Sau đó, bức tranh đã thay đổi trầm trọng. Rừng già VN đã thu nhỏ trên phần còn lại tản mác. Tại nhiều vùng, nền đất bị nhiễm bởi chất độc màu da cam. Nhưng trên vùng cao nguyên nhiệt đới, những vùng đất trụi lá đã hồi sinh nhanh một cách kinh ngạc, thường trong vòng vài tháng, nhờ một loại cây thần kỳ: Cây tre. Đây là một những những loài cây lớn nhanh. Một bụi tre vẫn chưa là một cánh rừng đa dạng. Cho đến lúc đó phải còn vài chục năm. Nhưng cây tre là người mở đường.
(Phút thứ 23:10)
—————————
(Phút thứ 23:17)
Mất rừng ngày ấy đã tạo ra một loài thú ăn lá cây đặc biệt, ví dụ như khỉ Chà vá chân đỏ (hay là Voọc ngũ sắc). Chúng được đặt tên như vậy là nhờ bộ lông màu sặc sỡ. Tại vài vùng yên nghỉ của chúng, ngày nay vẫn còn tìm thấy vết tích của chất độc màu da cam. Người ta có thể tìm thấy chất độc này trong phân của chúng. Những nhà nghiên cứu cho rằng chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự sinh sản của các loài thú. Nhưng những hậu quả dường như vẫn chưa được nghiên cứu. Nhưng một điều chắc chắn rằng: Loài khỉ Chà vá đang bị đe doạ tiệt chủng!
(Phút thứ 24:00).
————//————-
Phần do anh Tho Nguyen dịch
24:07: Ở miền Bắc VN, các nhà khoa học của „Trung tâm cứu trợ các loài linh trưởng đang bị đe dọa“ (endangered primate rescue center), đang chiến đấu bảo vệ sự tồn vong của các giống khỉ này.
24:20: Ở đây người ta chăm lo cuộc sống của các giống khỉ đang bị đe dọa diệt vong ở Việt Nam và đáng tiếc là có quá nhiều loài khi đang bị như vậy.
– Chào Hạnh, bạn khỏe không?
– Cảm ơn anh.
Hạnh đang cho chú khỉ Bê-ô bú sữa. Beo là một chú khỉ sơ sinh trong số khoảng vài trăm chú khỉ Chà vá còn tồn tại ở Việt nam. Những chi khác của chúng còn bị đe dọa nặng nề hơn. Có loài chỉ còn 55 con. Có nghĩa là chúng đang đứng sát bờ vực của sự diệt chủng.
24:51:
– Thế nào, ngon miệng không?
Các chú khỉ mồ côi này được nuôi ở đây khoảng 4-5 năm và nếu mọi việc trôi chảy, chúng sẽ được thả về với chốn hoang dã. Nhưng những biện pháp như thế này không thê cứu chúng khỏi nạn diệt chủng. Chúng chỉ là những giọt nước nhỏ lên một tảng đá khô, nóng bỏng. Dù sao việc này cũng là tốt, vì nó tạo ra lời kêu gọi, một sự khởi đầu.
25:13
– Bê-Ô, hôm nay mày đói lắm nhỉ, sắp uống hết bình sữa rồi nhỉ
25:24: Ở đây người ta giành dật cuộc sống của từng chú hài nhi mồ côi, để bảo vệ sự đa dạng của các giống khỉ ở VN.
25:38 Cho đến nay, người ta chưa thể biết được hết sự đa dạng sinh học ở nước này. Vì tình hình chính trị, cho đến giữa những năm 80, Việt nam vẫn là vùng cấm cho các nhà khoa học.
25:55:Khi những nhóm nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào những khu rừng còn sống sót, họ kinh ngạc vì còn rất nhiều sinh vật đã sống sót qua chiến tranh.
26:10 Năm 1989, các nhà khoa học phát hiện trong rừng quốc gia Cát Tiên một bất ngờ lớn. Họ tìm thấy dấu vết của một loài thú đã bị coi là tiệt chủng từ lâu. Người Việt gọi là Tê giác rừng.
26:31 Trước kia chúng sống rất nhiều ở đây. Dựa vào các dấu vết tim thấy với kích thước khác nhau. Họ cho là còn 15 con Tê giác đang sống.
26:46: Từ đó, một cuộc tìm kiếm khó khăn được phát động. Tìm vài con thú trong một diện tích rừng già như vậy quả là mò kim đáy bể. Nhưng các nhà nghiên cứu không bỏ cuộc, họ tìm kiếm cả chục năm trời.
27:04: Năm 1992 bỗng xuất hiện một tia hy vọng từ một loài động vật khác. Camera trong rừng cung cấp bức ảnh của một loài nai rừng có tên là Saola. Một điều kỳ diệu của khoa học, một trong những phát hiện lớn nhất của thời hiện đại. Từ hơn 50 năm qua chẳng ở đâu tìm ra một loại đông vật có vú mới như vậy..
Các nhà khoa học sử dụng camera lắp ở những nơi mà họ nghi ngờ thú hay đến, với hy vọng chụp đươc ảnh tê giác. Lòng kiên nhẫn của họ bị thử thách nghiêm trọng.
27:51 Năm 2005, bức ảnh đầu tien về loại thú hiếm này xuất hiện. Nhưng cho đến thời điểm này, chẳng ai được mục kiến chú tê giác này bằng mắt.
28:08, Từ 2009, một phương pháp mới được đưa vào sử dụng. Họ phân tích 22 mẫu phân cuả tê giác.
28:28: Kết quả thật là buồn. Tất cả chúng đều xuất phát từ một con tê giác duy nhất.
28:34: Cuộc truy lùng kéo dài đến ngày 29.04.2010. Người ta tìm thấy xác một con tê giác còn nguyên vẹn, trừ cái sừng tê!
28:52: Chắc chắn là những kẻ săn trộm đã bán nó cho những nhà thuốc đông y để chế ra một loại thần dược được ca tụng ở châu Á. Quả là một trò điên, những chất này không hề có tác dụng với con người.
Nhưng đối với dã thú thì các vụ săn bắn này có tác dụng diệt chủng. Ngày nay ở có thể coi tê giác, hổ, báo và nhiều loài thú khác vĩnh viễn bị tuyệt chủng. Hầu hết các loại thú lớn đã biến mất khỏi rừng Việt nam. Việc buôn lậu thú rừng là một vấn đề khổng lồ ở đây. Việt Nam đã trở thành Hot-Spot (điểm nóng) của cuộc khủng hoảng động vật.
Phút 29:31
Một loại thú rừng lớn vẫn còn lẻ tẻ trong rừng Việt nam. Loại gấu đen châu Á. Các chú gấu có một khoảng lông trắng phía ngực, trông như hình mặt trăng hay như một chiếc Cravat. Vì vậy chúng có tên là Gấu trăng hay gấu ngựa. Mặc dù nặng tới 200 cân, nhưng gấu ngựa là bậc thầy về leo trèo. Chúng thường sống trên cây, được che chở bởi những tán lá. Chúng được luật pháp bảo vệ, cấm săn bắn cũng như cấm buôn bán nội tạng. Nhưng luật pháp chỉ bảo vệ muôn thú trên lý thuyết.
——//——
Phần do Lê Hương dịch.
Từ đây bắt đầu con phố mang tên phố gấu, nhưng có khi đúng hơn tôi nên gọi là con phố kinh hoàng. Ở đây có ít nhất nửa tá cửa hàng giam giữ gấu trong cũi. Nó được mang danh là vật nuôi trong nhà nhưng đấy chỉ là một sự lừa dối.
– Xin chào ! Chúng tôi có thể xem gấu được không ạ ? Việc xem gấu có được phép không ạ ?
– Có, chúng ta có thể đấy.
– Chúng ta có thể à ? Xin cảm ơn ạ.
Vì các con gấu trên khu phố này được trưng bày công khai nên tôi muốn được tận mắt nhìn nó.
– Khoảng 10 năm !
– Những con gấu này đã bị nhốt trong cũi được 10 năm à? Lí do mua gấu là gì ?
– Để lấy mật.
Trong nền y học cổ truyền Trung Hoa, mật gấu được sử dụng làm thuốc, ví dụ để chữa bệnh gan. Ở Việt Nam việc lấy mật gấu là bị cấm, nhưng luật phát vẫn có kẽ hở. Nghĩa là việc nuôi gấu như thú nuôi trong nhà lại không bị cấm. Và điều này được lợi dụng để ngụy trang. Bây giờ thì chúng tôi đã bị đuổi ra khỏi đây. Bà chủ vừa đến và đuổi chúng tôi. Bà ấy có quyền chủ nhà và chúng tôi không được phép mang các con gấu đi, nên chúng tôi đi thôi. Người phụ nữ đứng tuổi, người mà nói chuyện thân thiện với chúng tôi trước đó chỉ là người giúp việc, bởi vậy bà ấy rất cởi mở và tin tưởng chúng tôi. Nhưng ngay sau khi bà chủ đến, bà ta đã đuổi chúng tôi ngay lập tức. Thành thực mà nói, tôi thấy vui mừng khi ra khỏi đấy, vì tôi không thể chịu đựng hơn được khi nhìn sự thống khổ của lũ gấu.
Người ta không thể hình dung nổi, lũ gấu phải chịu đau khổ thế nào khi bị nhốt quá lâu trong cũi. Nhưng mà chuyện này cũng bắt đầu có hy vọng rồi, thậm chí sau này còn có thể có một kết cục tốt. Nơi này được gọi là Trung tâm cứu hộ gấu thuộc Tổ chức bảo vệ động vật châu Á. Ở đây người ta chăm sóc các con gấu được giải cứu từ các lò nuôi nhốt và chuẩn bị cho chúng một cuộc sống dễ chịu nhất có thể cho quãng đời còn lại của chúng. Một phần trong đó là họ làm cho các con gấu được vận động. Vì vậy tôi đang đi giấu đồ ăn của chúng.
– Ăn nào !
Trong trung tâm cứu hộ có tổng cộng 176 con gấu ngựa được chăm sóc. Tất cả đều được giải thoát từ các lò nuôi nhốt. Thật tiếc là những con gấu này không thể thích nghi lại với cuộc sống hoang dã. Qua thời gian giam cầm và bị hành hạ quá lâu, những con gấu này đã bị tổn thương trầm trọng về tinh thần hoặc thể xác, thậm chí cả hai. Điều tốt nhất người ta còn có thể làm: Chăm sóc chúng một cách tốt nhất có thể.
Hiện tại vẫn còn hy vọng cho 1200 con gấu ngựa khác vẫn còn bị nhốt trong các lò nuôi lấy mật. Tổ chức bảo vệ động vật châu Á đã ra quyết định cùng với chính phủ Việt Nam, chậm nhất là đến năm 2023 sẽ đóng cửa tất cả các lò nuôi gấu tư nhân lấy mật. Mong rằng sẽ được như vậy.
Trải qua lịch sử thăng trầm cùng nhiều áp lực lên thiên nhiên, thật là một điều kì diệu khi thiên nhiên Việt Nam vẫn còn giữ được sự đa dạng. Cho đến nay không có một nơi nào khác có nhiều điều mới để khám phá như ở Việt Nam. Địa hình nứt nẻ, chia cắt là một lí do dẫn đến có nhiều vùng khó tiếp cận, cả phía trên cũng như phía dưới mặt đất. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở miền trung Việt Nam. Xung quanh khu vực này có hơn 300 hang động đã được phát hiện. Và đấy chưa phải là tất cả. Đáy biển trước đây giờ trở thành cánh cửa đưa Việt Nam xuống thế giới dưới lòng đất.
Mặt đất nơi tôi đang đứng rất đặc biệt. Một cao nguyên đá vôi khổng lồ với 400 triệu tuổi, đạt độ sâu đến 1000 mét.
——//————
Phần do Huyền Trang dịch.
“Chỗ tôi đang đứng đây khá là đặc biệt. Một cái động đá vôi khổng lồ có độ tuổi lên tới 400 triệu năm và có độ sâu tới cả ngàn mét. „Những thanh âm huyền bí“. Tất cả những thứ ở đây chủ yếu là tập hợp từ rác thải sinh học, như xác động vật vỏ mai, động vật giáp xác và những loài tương tự. Vỏ các động vật này chìm xuống đáy biển, rồi cùng với thời gian chất chồng thêm cao lên, và tới một ngày chúng đơn giản là hóa thạch.
Dọc theo những tầng lớp đá vôi đồ sộ ấy thường có những vết nứt địa chấn kéo dài. Cứ khi trời mưa to, nước mưa chảy qua các khe nứt làm mài mòn dần các lớp đá. Và thế là cùng với thời gian, từ những vết nứt này mà hình thành nên những hang động lớn. Một trong số những hang động như thế có độ lớn đến mức khó tin. „Những âm thanh huyền bí“.
Chuyện bắt đầu thế này. Có một người Việt nam trong một lần trú chân tại cửa hang tránh bão đã nhận thấy một điều gì đó khác thường: ông nghe thấy tiếng nước chảy cuồn cuộn và cảm nhận luồng gió thổi ra rất mạnh. Gió mạnh là dấu hiệu cho thấy hang đặc biệt dài. Mãi tới năm 2009, một đoàn nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu khám phá hang này.
Đâu phải là không nguy hiểm. Ngay đầu hang đã phải tụt sâu xuống 80m. Mà chạy dọc theo Hang là một con sông ngầm lớn, vì vậy mà Hang có tên là Hang Sơn Đòong (Hang núi có dòng sông chảy qua). Gặp thời tiết mưa bất thường, mực nước có thể dâng cao và đoàn thám hiểm biết rõ họ có thể gặp rủi ro. Càng đi sâu vào bên trong thì lòng hang càng rộng ra. Biết đâu đoàn thám hiểm lại tìm ra hang động lớn nhất thế giới thì sao.
Lối đi rộng và cao đến nỗi có thể đặt được cả tượng Nữ Thần Tự Do vào đó. Họ đã đi mò mẫm nhiều ngày trong bóng tối, cho tới khi bắt gặp một nguồn ánh sáng từ phía xa. Ở giữa Hang động này đang có sự sống: một Rừng già nằm sâu 400m dưới lòng đất. Cây cối hầu như giống với trên mặt đất, nhưng chúng mọc cao hơn, hướng về phía ánh sáng mặt trời. Cả một thế giới động, thực vật tách biệt chưa từng có ai phát hiện ra. Những nhà thám hiểm đặt tên cho nơi này là Vượn Địa đàng.
Sự hình thành vườn Địa đàng này là một sự ngẫu nhiên. Tầng đá vôi khổng lồ nhô lên từ đáy biển ở tại vị trí này khá là hẹp. Do vậy mà tới một ngày nóc Hang đã được tạo ra. Lớp thực vật và động vật sập đổ chìm xuống phía dưới, tạo nên một thiên đường nhỏ ngay chính giữa Hang Sơn Đòong.
Ngoài khu rừng rậm ở chính giữa hang ra thì lối đi trong hang còn dẫn Thế giới ngầm kéo dài tiếp tục. Chỉ riêng Lối đi chính đã kéo dài 5km và nếu tính cả khoảng không gian của lối đi này thì rất lớn, tới 90m bề rộng và 200m chiều cao. Hang Sơn Đòong thực tế có một lối đi xuyên qua Hang lớn nhất thế giới, lớn tới mức mà ở đây có cả Gió và Mây. Hang có khí hậu riêng của nó.
Dường như thật khó tin, một cái Hang với nhiều điều đặc biệt như vậy lại ẩn mình được lâu tới vậy. Ngay cả Động, Thực vật sinh sống trong thế giới ngầm này tại Việt nam vẫn còn chưa được nghiên cứu tới. Một động vật khá nhút nhát trong hang đã được đoàn thám hiểm tìm thấy. Và nó đã làm các nhà nghiên cứu không khỏi ngạc nhiên.
Ở Việt nam người ta không chỉ phát hiện ra những loài động vật mới, mà còn có thể tìm thấy cả những động vật lâu đời. Chuột hang đá là một ví dụ. Trông nó giống loài thú lai thú vị giữa sóc và lợn biển. Và giống chuột hang đá này, con người thực sự tin chúng đã tuyệt chủng từ cách đây 11 triệu năm. Nhưng rồi các nhà nghiên cứu sau một thời gian lại phát hiện ra một cặp đại diện còn sống, hồi sinh từ cõi chết, có thể nói như vậy.
Và đây chính là Việt nam. Chào tạm biệt và chúc các bạn thấy thú vị!.”
—
– Trong hơn 10 năm qua, anh Dirk Steffens đã thám hiểm và thực hiện nhiều phim tài liệu ở 120 quốc gia; đoạt được nhiều giải thưởng lớn và trở thành đại sứ của Đức tại WWF. Nhưng, ảnh vẫn phải khẳng định: cho đến nay không một nơi nào khác trên thế giới có nhiều điều mới để khám phá như ở Việt Nam! Tuy nhiên, vẫn phải xem hết phim mới hiểu trọn nghĩa đen lẫn bóng của cái tựa, ha