Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện trong lĩnh vực hợp tác năng lượng.

    0
    96
    Hợp đồng xây dựng nhà máy điện Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận có tổng mức đầu tư 5 tỷ USD, khi chính thức đi vào vận hành sẽ tạo ra nhu cầu nhập khẩu khí hóa lỏng LNG từ Mỹ lên tới gần 2 tỷ USD/năm.
       

    Một loạt các thỏa thuận đã được ký kết trong chuyến làm việc tại Mỹ diễn ra từ ngày 30/9 đến ngày 2/10 vừa qua của Bộ Công Thương Việt Nam.
    Ngay sau lễ ký kết, Việt Nam đã cấp phép cho công ty AES Corporation của Mỹ xây dựng nhà máy điện sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ 2 công suất 2,2 GW trị giá 5 tỷ USD tại tỉnh Bình Thuận. Dự án được thực hiện như một phần của hợp đồng 20 năm xây dựng và vận hành nhà máy điện này. Sản xuất điện thương mại của nhà máy sẽ bắt đầu vào năm 2024.
    Sơn Mỹ 2 dự kiến ​​sẽ tiêu thụ 0,6 triệu tấn LNG mỗi năm với số tiền 2 tỷ USD. Các nhà máy Sơn Mỹ 2 cùng với Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 3 tạo thành mạng điện có công suất 4.000MW.
    Tại Việt Nam, AES đã đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 công suất 1.240MW ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2015.
    Tháng trước Việt Nam đã phê duyệt khoản đầu tư của công ty Energy Capital Vietnam của Mỹ vào một dự án năng lượng LNG khác trị giá hơn 5 tỷ USD. Dự kiến ​​nhà máy điện công suất 3.200 MW này sẽ sử dụng LNG từ Hoa Kỳ và đưa vào vận hành vào năm 2025.
    Vào giữa tháng 9, một công ty khác của Mỹ là Fluefied Natural Gas Ltd (LNG Ltd) đã ký một thỏa thuận với Việt Nam về việc cung cấp cho tỉnh Bạc Liêu 2 triệu tấn LNG mỗi năm từ dự án Magnolia LNG LLC ở Louisiana. Theo thỏa thuận, LNG Ltd sẽ xây dựng tại Bạc Liêu một trạm tiếp nhận LNG và một nhà máy nhiệt điện công suất 3.200 MW và công ty này sẽ cung cấp khí đốt, trong khi Delta Offshore Energy sẽ sản xuất và bán điện. Việc xây dựng cả 2 nhà máy trên được hoàn thành vào năm 2023.
    Thật ra dự án Magnolia đã được lên kế hoạch cung cấp LNG cho Trung Quốc nhưng do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc LNG Ltd đã chuyển hướng hoạt động về Việt Nam.
    Đến năm 2030, gas sẽ chiếm khoảng 14% tổng sản lượng điện của Việt Nam. Đồng thời dự kiến Việt Nam sẽ sử dụng tới 22 tỷ mét khối LNG mỗi năm, một nửa trong số đó dự kiến sẽ được nhập khẩu từ Mỹ.
    Các dự án này rõ ràng nằm trong kế hoạch thiết lập chặt chẽ hơn mối quan hệ kinh tế Việt Mỹ. Một nhà kinh tế Mỹ khá tên tuổi một lần nói với tôi: “Cách thiết lập mối quan hệ chính trị tin cậy và bền vững tốt nhất là thông qua việc xây dựng mối quan hệ kinh tế sâu rộng và chặt chẽ”. Có lẽ kế hoạch này bắt đầu triển khai trên thực tế?
    Nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại, bằng cách nhập khẩu LNG từ Mỹ, Việt Nam vừa một phần cân bằng cán cân thương mại Việt – Mỹ né văng mảnh của chiến tranh thương mại Mỹ Trung, vừa giải quyết được vấn đề thiếu hụt năng lượng tương lai. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại chung và đòi hỏi Việt Nam mở thêm thị trường xuất khẩu để bù đắp nếu muốn tiếp tục nâng mức dự trữ ngoại hối.

    Advertisement
       

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here