VÌ SAO CHIẾN DỊCH “VÁN BÀI LẬT NGỬA” CỦA TÔ LÂM KHIẾN TÔNG TRỌNG VÀ HUỆ VƯƠNG THẤT KINH?

1
196
   

Hoài Nam Trần

Trà My

Việc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ sang thăm Trung Quốc, ngay sáng 8/4 đã gặp mặt Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, đang là tâm điểm trên các diễn đàn chính trị của người Việt.

Tại Bắc Kinh, ông Vương Đình Huệ khẳng định, việc “phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu”. Do đó, ông Huệ đã được ông Tập Cận Bình và ông Vương Hỗ Ninh – người ở vị trí thứ 4 trong Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn được mệnh danh là “bộ não” của ông Tập, đón tiếp nồng nhiệt, cùng những lời ca ngợi về “tình đồng chí” đặc biệt.

VietnamNet onlie tường thuật, tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình đã gửi lời thăm hỏi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Giới quan sát khẳng định, có thể nói, ông Vương Đình Huệ đã giành được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo Trung Nam Hải.

Trên mạng xã hội, có nhiều bình luận khác nhau về những hoạt động và phát biểu của ông Vương Đình Huệ, trong thời gian ở Bắc Kinh. Đa số ý kiến thống nhất rằng, mục đích tối cao cho chuyến đi của ông Huệ, không ngoài việc “mua” lấy sự che chở của Trung Nam Hải, đối với Tổng Trọng và phe Nghệ Tĩnh, để tránh đòn trừng phạt của Tô Lâm.

Facebooker Lang Giao đưa ra nhận định, “Tô Lâm đã cho thấy dã tâm của mình không nhỏ, và đương nhiên, Vương Đình Huệ nhìn thấy và như ngồi trên đống lửa. Buộc Huệ phải đi nước cờ tiếp theo, đó là phải qua gặp thiên triều để tỏ lòng thuần phục. Huệ đưa ra những hứa hẹn, để thiên triều hiểu được sự cẩn cẩn trung thành của mình”.

Facebooker Linh Linh đánh giá, “sau việc cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị hạ bệ một cách nhanh chóng, có vẻ như, chính quyền Việc Nam cần phải qua Trung Quốc để báo cáo tình hình trong nước, và xin chỉ đạo về những công tác tiếp theo. Nhẽ ra là ông Trọng phải đích thân qua, nhưng giờ ông Trọng đi lại khó khăn quá rồi, thế là nhiệm vụ được giao cho ông Huệ”.

Công luận đánh giá, những bất ổn của chính trường Việt Nam cho thấy, sự đấu đá giữa các phe phái trong nội bộ Đảng đã đến hồi tàn khốc, các bên thậm chí có thể “thịt” lẫn nhau. Sự rối ren và bất ổn này có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, và mức độ khủng hoảng ngày càng trầm trọng.

Trong bối cảnh này, nhà báo Nguyễn Hải Phú đã đưa ra một bình luận đáng chú ý, rằng “Cuối cùng thì lò cũng bắt đầu chuyển về Nghệ Tĩnh, để thể hiện không có vùng né: Thuận An Group – Tập đoàn xứ Nghệ lớn nhanh như thổi. Trúng thầu nhiều dự án, giống Phúc Sơn đã bị sờ”.

Theo nhà báo, nhiều nguồn thạo tin tiết lộ, gần đây, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn Thuận An Group, một sân sau của phe Nghệ An, đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra C03 của Bộ Công an bắt giữ.

Cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị Bộ trưởng Công an Tô Lâm hạ bệ nhanh chóng, chỉ trong vòng 17 ngày, vì nhận hối lộ từ Tập đoàn Phúc Sơn. Điều này đã khiến phe Nghệ Tĩnh nói chung và ông “trùm” Vương Đình Huệ nói riêng cảm thấy run sợ, vì ông Huệ là đích nhắm tiếp theo của Tô Lâm.

Kể từ sau Đại hội 12, sau khi thanh trừng phe cánh của cựu Thủ tướng Ba Dũng, phe Nghệ Tĩnh đã thâu tóm hầu hết các vị trí quyền lực quan trọng trong bộ máy của Đảng, với sự tiếp tay của Tổng Trọng. Các trường hợp: Phan Đình Trạc ngồi ghế Trưởng ban Nội chính Trung ương; Trần Cẩm Tú ngồi ghế Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương… được chuẩn bị để sẵn sàng loại bỏ bất kỳ ai chống lại Tổng Bí thư.

Đó là chưa kể tới việc, các bộ chủ chốt nhiều quyền lực trong Chính phủ, như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường… cũng đều do nhân sự của phe Nghệ Tĩnh quản lý. Ngược lại, những sai phạm của lãnh đạo phe Nghệ Tĩnh thường được bỏ qua, và không bị xử lý.

Trong bối cảnh cuộc đấu quyền lực giữa phe cánh Tổng Trọng với phe Tô Lâm vào hồi gay gắt, quyền lực của Bộ trưởng Công an mạnh đến mức sẵn sàng bắt giữ các cán bộ cấp cao trong danh sách nhân sự do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý, theo lối “tiền trảm, hậu tấu”.

Theo giới phân tích, việc nỗ lực điều tra các sai phạm của giàn lãnh đạo phe Nghệ Tĩnh là một chủ trương hợp lý, trên tinh thần không có vùng cấm. Tuy nhiên, dường như, Bộ trưởng Tô Lâm muốn chứng minh sự thiên vị và bất bình đẳng trong kỷ luật Đảng của Tổng Trọng, nhằm hạ uy tín và tiến tới hạ bệ Tổng Bí thư.

Phải chăng, tiến trình hạ bệ Tổng Trọng và phe Nghệ An đã chính thức bắt đầu, trong bản giao hưởng mang tên “ván bài lật ngửa”, mà theo giới thạo tin, thì đến cỡ như Tổng Trọng cũng chưa chắc đã được yên, chứ nói gì đến Huệ Vương./.

Advertisement
   

1 COMMENT

  1. Your blog is a true hidden gem on the internet. Your thoughtful analysis and in-depth commentary set you apart from the crowd. Keep up the excellent work!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here