Về vụ án Nguyễn Văn Chưởng (Phần 4)

0
36

Hậu cung đình

 Tôi không khẳng định Nguyễn Văn Chưởng vô tội, loạt bài viết của tôi về vụ án này chỉ dựa trên những căn cứ mà công an cung cấp cho báo chí. 

Tôi chỉ đưa ra cái nhìn của mình về tội danh giết người cướp cuả có tính toán mà toà quy kết cho nhóm  Chưởng, Trung, Hoàng.

Ở phần trước tôi đã phân tích về vũ khí, hiện trường, phương thức…cho thấy nhận định ban đầu của cơ quan điều tra khi mới nhìn hiện trường đã cho rằng đây là vụ án giết người cướp của là có tính áp đặt, khiên cưỡng. 

Một vấn đề cần đặt lại vấn đề liệu có phải thiếu tá Nguyễn Văn Sinh đi tuần không ?

Chỉ huy trực công an phường hôm đó là ai, kế hoạch đi tuần như thế nào, phân công ra sao, quy định mang vũ khí, sắc phục gì, địa điểm chốt, giới hạn của tổ tuần tra ? Những điều này phải có trong nhật ký hoặc sổ công tác.

Đến giờ chúng ta vẫn chưa biết bên trong áo mưa thiếu tá  Sinh có mặc cảnh phục hay không ?

Thượng sĩ Quang có mang súng không, nếu mang thì mang loại súng gì ?

Nếu anh Sinh mang súng, anh Quang không mang, hoặc anh Quang có mang súng đi nữa. Thì để đồng đội của mình ở lại một mình, liệu có nguy hiểm gì cho đồng đội mình không, hoặc có vấn đề tiêu cực nào thì có kiểm soát được không?

Việc anh Sinh để lại chốt thượng sĩ Quang và đi tuần một mình liệu có đúng không ? Hoàn toàn không đúng, vì đúng cái từ gọi là tổ tuần tra, canh gác thì phải đi cả hai người. Nếu đi cả hai người thì vụ án đã không xảy ra.

Rất nhiều khả năng là anh Sinh không đi tuần, có khi chỉ hết phiên trực ở đồn, anh về đi đến quán cà phê Thiên Thần kia thư giãn kia để giải quyết việc cá nhân.

Việc cá nhân ở đây có thể là tiền bảo kê, có thể là anh Sinh cậy thế công an muốn cô Phương Tây 19 tuổi phải phục vụ thư giãn cho mình.

Khả năng do công an thanh toán nhau loại trừ, bởi các đối tượng dùng dao bài chém kiểu vô tội vạ như thế không thể là sát thủ trong những vụ thanh toán lấy mạng bịt đầu mối. Khả năng này cũng vô lý như khả năng giết người cướp của.

Căn cứ theo những gì mà công an cung cấp cho báo chí, các tình tiết và chứng cứ cho thấy đây hoàn toàn là vụ giải quyết mâu thuẫn bột phát.

Một điều kỳ lạ là công an nói nhóm tội phạm có bàn bạc. Nhưng không hề thấy họ đưa một lời nói nào của Chưởng. Ít nhất khi đi chúng phải nói với nhau là tìm đối tượng ở địa điểm nào, sẽ cầm dao kề cổ doạ, khám đồ lục lọi. Hoặc khi chúng thấy thiếu tá Sinh, chúng phải có đứa nói như 

– đây rồi, thịt thằng này luôn.

Đằng này 3 thằng im lặng đi trong đêm mưa tìm mồi, gặp con mồi chả thằng nào nói thằng nào câu nào, ùa tới rút dao chém tới tấp con mồi.

Đấy là điều không thể xảy ra trong thực tế. 

Vì chỉ lấy căn cứ theo công an cung cấp, cho nên tôi không khẳng định là Chưởng không tham gia, bị oan. Tôi không liệt kê những lời khai của nhân chứng về bằng chứng ngoại phạm của Nguyễn Văn Chưởng.

Bám sát những tình tiết công an cung cấp, cho thấy hoàn toàn đây không phải là vụ giết người cướp của.

Nếu chỉ là mâu thuẫn về tiền và gái, nạn nhân Sinh tuỳ tiện mang súng đi giải quyết việc cá nhân, thì cái chết của anh có một phần nguyên nhân do chính anh gây ra.

Từ những tình tiết do công an cung cấp,  tôi phải nhắc nhiều lần, để mọi người cho thấy tôi đang dựa trên những lời kết tội của công an chứ không dùng đến những bằng chứng khác. 

Tội danh giết người cướp có chủ mưu hoàn toàn là không đúng.

Toà tuyên án tử hình Nguyễn Văn Chưởng theo tội danh không đúng, vậy mức án tử hình này đối với Nguyễn Văn Chưởng nhất định phải bãi bỏ ngay bây giờ. Không cần phải bị cáo hoặc gia đình làm đơn xin. Vì nếu gia đình xin làm đơn miễn án tử hình, trong khi họ đang kêu oan, sẽ thành nhận tội và làm cái cớ cho những kẻ muốn trốn trách nhiệm có cơ hội kết thúc cuộc đời Chưởng để phi tang những sai sót trong quá trình điều tra tố tụng.

 Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có quyền xem xét và quyết định miễn án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng.

Khi án tử hình đã được huỷ bỏ, những gì sau đó có thể bàn tính tiếp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here